HayNgoiXuongDay

                     

Hăy ngồi xuống đây, trời trưa nắng...

 

                                          

 

Mai Ninh

 

Bolsa, hơn mười một giờ trưa, nơi chiếc bàn dài kê ngay trên vỉa hè một quán cà-phê, ồn ào tiếng chuyện tṛ giữa những con người văn nghệ, có lạ có quen. Bỗng dưng trong bầu nắng chan hoà tới chói mắt, xuất hiện một dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Khuôn mặt rạm nâu dẫu chưa tiếp xúc bao giờ vẫn thấy như đă có lần quen biết. Hoá ra đấy là người viết nhạc và cả là ca sĩ từng làm ḿnh xúc động qua lời hát và ḍng nhạc của anh ta vào những năm tháng c̣n biết yêu thương những điều lăng mạn. Không cần ai giới thiệu cũng nhận ra, nét mặt bên ngoài hiền lành chân chất hơn tấm ảnh chân dung đă được Khánh Trường vẽ và in trên b́a một tập nhạc Lê Uyên Phương. Nhưng chính trên bức hoạ này, loài thú đau thương đắm đuối trong vũng lầy hiện lên mạnh mẽ, cô đơn và trầm thống.

    Đấy là mùa hè trước, đă qua và xa nhưng lại rất gần. Mọi người quanh chiếc bàn nhựa chông chênh vẫn tiếp tục tranh căi về một chữ ‘‘sẩn’’ vừa hiện h́nh trên một tập thơ gây nên vài dấu hỏi. Anh đến cạnh bàn, đứng đấy, càng nhỏ hơn trong chiếc T-shirt rộng. Người cạnh tôi nhắc : Ngồi xuống chơi. Anh loay hoay t́m một chiếc ghế. Giá chẳng đông người, tôi đă buột ra câu hát hết sức quen thuộc. Hăy ngồi xuống đây, trên lưng cuộc đời, thách đố thương đau. Can đảm thay sự thách đố này, lẫn thêm chút ǵ kiêu ngạo. Cho nên, dù anh ngồi trên chiếc ghế đẩu cập kênh, dù dưới mái tóc cháy thiêu trong nắng là hai con mắt hiền từ, tôi vẫn thấy nhập nhoà những nét vẽ man dại. Vẫn lẫn lộn với h́nh ảnh từng sợi tóc cong thô ánh bạc, đầy cá tính mà KT đă uốn rải trên vầng trán màu thạch cao với rèm mi xám, chụp xuống cuộc đời. Nền đằng sau là những nhành cây nâu mỏng của một thứ vườn khô.

    Không khí chẳng ồn hơn cũng không lặng hơn từ khi anh đến. Sự có mặt b́nh thường như hằng ngày anh đều qua đấy. Tôi hơi ngạc nhiên, trước đó đă nghe nói : độ sau này anh ít đến chốn thị phi. Một số lưu dân trong giới nghệ thuật đă chọn cách sống tách rời ở ẩn, v́ nhiều lư do, nhưng h́nh như đa phần vẫn cần những gặp gỡ tụ hội. Ngạc nhiên rồi tự cười ḿnh, sao lạ. Người ta có thể đến ngồi ở một quán cà-phê để ‘‘không nghĩ ǵ cả, không muốn ǵ cả. Ngồi ở đó và chừng như cả vũ trụ ch́m trong cái im lặng khủng khiếp...để nh́n thấy sự di động chung quanh, đông đảo, vội vàng, ngơ ngác, nhưng không nghe ra âm thanh, tiếng động đến từ đó...Như một người đang làm nhạc phim, nh́n sự việc chuyển động chung quanh nhưng nghe những âm thanh trong đầu. Theo dơi những âm thanh đó và xúc động với cái năo nề, cái bất nhất, cái rời rạc của chuỗi âm thanh đang có...’’*. Từng ḍng suy nghĩ tiếp tục lan đi trong cơn nắng vẫn trắng rang trên nền xi-măng khô khốc của sân đậu xe trước mặt. Những suy tư không của tôi mà thuộc về người đàn ông thu nhỏ ngồi bên kia chiếc bàn, tay đang lật giở vài trang nhạc viết tay hay bản nháp một lời ca. ‘‘Âm nhạc đang làm ǵ cuộc đời anh ta ?’’*, tôi chỉ lập lại cho ḿnh câu hỏi đă một lần bắt gặp trên thành phố không có mây của anh.      

    Thật sự, tôi muốn nh́n thấy người nhạc sĩ này trong những giọt mưa hơn là trong nắng cháy. Tôi muốn gặp anh trong một quán nhạc mà ṿm ánh đèn tṛn dường như chỉ cố t́nh chiếu sáng người đàn bà rạng rỡ hát chung với anh, để khuôn mặt anh càng ch́m đắm hơn trong mờ tối, đến nỗi tôi cứ nghĩ chưa bao giờ biết mặt. Trong không khí nóng hốt buổi trưa này, mọi liên tưởng về những điều lăng mạn bị cưỡng bức. Tôi khó ḷng níu kéo h́nh ảnh đôi song ca đă dính liền thật thân thuộc với thời tôi tuổi trẻ. Một thứ tuổi trẻ của chiến tranh, được nó nuôi dưỡng và tàn phá, bị nó cướp mất bao nhiêu tin yêu hồn nhiên nhưng đồng thời ban tặng những ước mơ vừa thơ mộng vừa thôi thúc. Từ đó, chiến tranh như chất xúc tác làm thăng hoa t́nh yêu lẫn dâng hiến cho nó độ thiêu cháy huỷ diệt của chất cường toan. Vào những ngày tháng mà người Sàig̣n xót xa trong các bài hát về thân phận, trôi nổi theo những bản nhạc t́nh, th́ t́nh ca của anh mang tính chất cá biệt. Nếu t́nh ca Trịnh Công Sơn ray rứt buồn hay mênh mang sương khói, th́ t́nh ca anh là đam mê ngây ngất và hoang dại của loài thú yêu nhau trần truồng. Nó cũng là nỗi thao thức, ngao ngán trước cái lêu bêu thân phận cuộc đời cỏ rác.

    Nhiều bài viết của anh trong cung trưởng, nhưng chẳng hiểu sao, ít nhất vào những năm tháng tôi c̣n nghe nhiều nhạc t́nh anh, tôi cứ mải miết nghe ra âm thanh một cung thứ ngang ngang, mềm mại như tiếng thở dài, dù cũng có lúc bị ngắt đi, nấc lên thành tiếng kêu đau đớn và dồn dập. Phải chăng cách hát song ca và hát bè của Lê Uyên và Phương đă đem đến cho tôi cảm giác ấy ? Tôi luôn luôn thích nghe hát song ca v́ sự giàu có trong âm thanh và v́ h́nh ảnh giao cảm đồng điệu quận quyến, một khi cặp song ca nam nữ biết cách tŕnh diễn. Không có ǵ tước đoạt, đối ngược nhưng lại thu hút hơn khi dùng h́nh ảnh hạnh phúc này để diễn tả những cô đơn, chia ĺa, bất hạnh của t́nh yêu. Sau này, bẵng đi nhiều năm, tôi ít có dịp nghe nhạc anh, hay nhạc Việt nói chung. Bỗng một hôm nhận được món quà từ nơi xa. Trong gói sách có tập nhạc LUP. Chỉ cần ngồi lại mở nắp đàn ra, gơ lên phím vài nốt, âm thanh ấy, h́nh ảnh ấy tràn về, xao động cả một buổi chiều nắng mềm xanh lá, mở ra cả một quá khứ mà đôi lần ḿnh đă muốn cất đi trong một ngăn tủ đời.

 

    Ngồi đây, Bolsa. Không c̣n không khí mù mờ của quán nhạc với đèn màu hay sân khấu của các sân trường đại học năm xưa. Bạch nhật thanh thiên, hiện rơ người nhạc sĩ mộc mạc điềm đạm. Mọi người đă chán nói thơ, quay sang nhạc. Cặp mắt anh đang b́nh thản thoắt linh động hẳn. Với giọng nhỏ nhẹ, âm hưởng chút đồi núi cao nguyên, anh hào hứng nói về bốn mươi bài thơ của các tác giả trong và ngoài nước đă phổ nhạc đang muốn in, đang muốn phát hành. Về đĩa CD sắp ra và dự định lưu diễn từ tiểu bang này sang nơi khác. Tôi ngồi yên nghe, nhủ thầm : Đấy, ước mơ của người du ca, của người đem âm nhạc đi hát những bài thơ. Tôi chạnh nghĩ đến anh Sơn - những lần gặp/thăm trong mưa chiều sầm sập hay sương khuya bắt đầu thở xuống bờ vai - ngồi ở đó, nơi này nơi kia, thời gian không gian ấy bây giờ càng trở thành bất định, và nh́n anh cầm lên cây đàn, hát chính thơ anh.

    Tụ nhiên tôi ngẫm nghĩ, không hiểu trong bối cảnh, trong đời sống đă cướp mất mộng mơ lăng mạn để thay thế bằng những điều vô cùng thực tế, trong cuộc chạy đua hụt hơi nhà to xe lớn này, một người như anh mà tôi xem là “chantre”, chuyên hát nhạc lễ cho một thứ “tôn giáo”, chờ đợi ǵ ở người nghe ? Và người nghe c̣n nghe nữa không, nghe ra những ǵ từ ḷng kẻ “hát dạo”? Cả bọn đứng lên, từ giă bàn cà-phê đầy nắng. Chỉ c̣n anh ngồi lại. Tôi vẫn chưa nói với anh một câu nào ngoài cái gật đầu chào khi anh mới đến.

 

    Mùa hè rong chơi rồi cũng qua. Ngày tháng bay vùn vụt trên bao chiếc lá phút chốc vàng úa, đỏ ối rồi tung đi trong cuộc sống. Không ngờ, một mùa hè khác lại đến với nắng mở đầu chiếu sáng từng đọt cây xanh. Tôi chợt nhận được mấy ḍng thư viết về cơn đau của người nhạc sĩ có lớp vỏ mềm mỏng phủ che một trái tim nóng bỏng, cương cường. Thư buồn dự báo anh sắp về gần hơn với mặt đất, nơi mà anh đă viết trong tâm sự gửi người bạn gái Thụy Sĩ : “Mặt đất có thể là thiên đường hay địa ngục. Điều thảm hoạ đang đến với một số người th́ đối với một số người khác chỉ là những điều được nghe nói đến ở đâu đó thôi. Cũng có những điều chẳng dính líu ǵ đến ta hôm nay, ngày mai bỗng trở thành cái sống, cái chết của ta *. Vâng, vô t́nh, thờ ơ sao khi mất mát khổ đau đó chưa thực sự chạm đến những của cải tinh thần hay vật chất của chính ḿnh. Định nghĩa về tác phẩm nghệ thuật, qua tâm trạng trăn trở của anh, đă trở thành một lời cảnh cáo : ‘‘những ǵ xảy ra cho tôi hôm nay, có thể lắm, nó sẽ xảy đến cho anh ngày mai – nếu nhận thức được điều này , con người sẽ hành động với sự cảm thông và giải quyết những vấn đề của ḿnh trên căn bản đó. Lời cảnh cáo. Sự cảm thông. Phải chăng là những tiêu đề chính của nghệ thuật?’’*. Trước thân phận lưu đày của dân tộc Do Thái, anh cho rằng những người Thụy Sĩ hiền hoà, trăm năm xem chuyện con người bị huỷ diệt như chuyện thần thoại cổ tích, đều lư luận rằng: “Các anh đáng được đối xử bằng ḷng nhân đạo, nhưng những thống khổ của các anh rất xa lạ đối với chúng tôi. Tôi hiểu các anh là những người bất hạnh, nhưng tôi không đau cái nỗi bất hạnh của anh, bởi tôi không hiểu nó là ǵ cho đến khi chính tôi là nạn nhân của nỗi bất hạnh đó*.

    Tôi nhớ buổi chiều ngồi đọc những ḍng chữ anh gửi gắm trong tập truyện ‘‘Không Có Mây Trên Thành Phố Los-Angeles’’, vừa cảm thông suy tư ấy vừa ngậm ngùi trước ḷng tin phát xuất từ trái tim chân thật đến tưởng chừng có lúc thơ ngây của anh. Điều anh tin quá giản dị, có biết bao sự vật hay sự kiện trên mặt đất này mang nhiều lớp vỏ. Lớp vỏ của xứ Thụy Sĩ yên b́nh như một vùng đất bất khả xâm phạm, mà những tên độc tài hiếu sát trên thế giới vẫn c̣n đủ sáng suốt (như anh đă viết) để giữ ǵn làm nơi ngồi xuống nói chuyện, thuơng thuyết quyền lợi với nhau sau khi đă châm ng̣i cho các ḷ thuốc súng ở khắp nơi, có thể che đậy những ǵ ? Sau khi đă lột lớp vỏ hồng mềm mượt, liệu người ta có thể phát hiện ra cái hột bên trong, tự lâu rồi, ươm mầm gieo giống thảm hoạ ? Bởi anh biết đâu, mảnh đất vốn an b́nh ấy trong mắt con người thường dân chúng ta là một trong các quốc gia mua bán chuyển giao và cung cấp vũ khí nhiều nhất cho những cuộc chiến tranh trên mặt đất này. Đấy cũng là thảm kịch, là thứ mà anh đă gọi là tṛ múa rối, là sân khấu của những màn kịch với đủ hoạt cảnh : hoà b́nh, chiến tranh, t́nh yêu, thù hận...

Ta biết rằng đă hơn một lần

đă rung động bằng trái tim thơ ngây*

    Phải chăng đó là một mảnh tin yêu màu xanh phát sinh từ tâm hồn hướng về cái thiện và mỹ của người nghệ sĩ muốn đem đến cho cuộc đời một thông điệp nhỏ về sự cảm thông, hay một lời cảnh cáo : ‘‘Người ta hiểu thế nào về bức Guernica của Picasso? Học được điều ǵ trong Docteur Jivago?...Nếu chỉ để khen chúng, chê chúng rồi xếp chúng qua một bên và quên chúng đi th́ tốt hơn đừng nên biết đến sự có mặt của những tác phẩm đó...*. Thông điệp ấy truyền đi được tới ai và đến đâu, chắc anh xem như một điều nói ra chỉ để toại ḷng ḿnh.

     C̣n lại với tôi, măi măi anh là người hát dạo, là kẻ đă đến đây để “rong chơi trong cuộc đời này”. Dù theo ḍng nhạc anh, tôi cảm thấy : dường như có lần, anh đă đi tới tận cùng con đường trần và đă mỏi, nhưng âm thanh anh c̣n hát lên lời gọi kêu độ lượng đến ngậm ngùi. Hăy ngồi xuống đây. Bên con vực này. Ngó xuống thương đau.

 

Mai Ninh

tháng bảy 99.    

* Trích trong ‘‘Không Có Mây Trên Thành Phố Los-Angeles’’, tập truyện và tuỳ bút của Lê Uyên Phương, nxb Tân Thư, Hoa Kỳ, 1990.