BÀ GÓA
« Kwabu », Hwang Sun-Won, 1953.
Bà Hàn rất hănh diện là trong đời, không một người đàn ông nào sờ được vào thân thể bà, dù chỉ là một lọn tóc.
Hồi mười lăm tuổi - cái tuổi hăy c̣n vô tư - bà đă được hứa hôn với con trai cả cụ Kim, bậc danh giá trong làng. Trước lễ cưới ít lâu, người con trai té cây chết. Cụ Hàn bố, cứ nhắc nhở là « trung thần bất sự nhị quân », tôi trung không thờ hai chúa, cho nên « tiết phụ bất ṭng nhị phu », gái tiết không thờ hai chồng : kết luận, cụ ra lệnh con để tang chồng ba năm tṛn. Măn tang, cụ gửi con về nhà chồng dĩ nhiên chẳng c̣n chồng nữa. Cô gái lớn lên và già ở đó, goá bụa và trinh trắng, đầy phẩm hạnh, ṃn nhẵn với thời gian như viên sỏi bị nước mài dũa, cho đến năm vào tuổi bảy mươi.
Từ khi nào chỉ có trời mới biết, bà Hàn coi đàn ông là đồ vật bẩn thỉu. Bây giờ cũng vậy, tuy đă thất tuần, bà rất nhạy cảm trước mùi đàn ông và bày tỏ vẻ ghê tởm bằng cách nhíu mày. Ai mà có mùi mồ hôi th́ được bà mời tránh xa, khỏi phải màu mè.
Bà cũng không thích trẻ con, có lẽ tại thói quen lâu ngày của cuộc đời đơn độc. Từ lâu, bà con trong họ đă vận động thu xếp để bà nuôi một trong những đứa cháu, nhưng bà không nhận.
Trẻ nhỏ - tụi nó đánh hơi thần kỳ - cũng không ưa ǵ « bà cô » thiếu ngọt ngào này. Một hôm, mấy đứa cháu gái đ̣i bà kể chuyện...
- Ngày xưa, có nhiều chuyện ghê gớm xảy ra...
- Chuyện ǵ vậy bà ?
- Ban đêm, họ bắt cóc mấy bà goá.
- Thiệt hả bà ? Mà ai bắt cóc họ vậy ?
- Mấy tụi lưu manh...
- Mà tại sao chớ ?
- Để hiếp họ.
- « Hiếp » là ǵ bà ?
- À cái đó, tụi con không cần biết, tụi con... Ban đêm bà rất sợ, bà run...
- Bà ? Mà tại sao lại là bà ?
- Bởi v́ họ ưa bắt cóc những cô xinh xắn.
- Nhưng bà là bà cô già mà ?
- Thời đó bà rất xinh. Bà phải bôi lọ lên cho thành xấu xí đi.
- Thiệt hả bà ?
Bà lại kể cùng câu chuyện này cho các cháu gái trong dịp khác. Mới đầu th́ chúng c̣n hỏi tới hỏi lui v́ ṭ ṃ. Nhưng rồi cứ nghe hoài một chuyện, thét chúng nản, cảm thấy bị bà dùng làm thính giả bất đắc dĩ, chán ngắt, nên t́m cách tránh.
Bà Hàn than phiền là tụi con gái thời nay đứa nào cũng xảo trá vô dụng, rồi rút về pḥng nằm dài. Pḥng bà luôn luôn ngăn nắp. Bà thường trực tự lau chùi dẫu t́m ra người làm không khó khăn ǵ. V́ sống một ḿnh, bà bị ám ảnh về mục vệ sinh ngăn nắp, cho chính bà và người chung quanh.
Toàn thị tộc họ Hàn kính trọng bà, niềm kính trọng lớn theo đối với những người có tuổi. Bà là người lớn tuổi nhất trong họ, lại nữa bà là con cháu của chi phái cả họ Hàn.
Tuy đă già nhưng tuổi tác không đánh dấu mấy trên mặt bà. Tầm vóc bề thế của bà làm người ta không chú ư mấy đến lời bà phàn nàn. Thời son trẻ chắc bà không có cái đẹp tế nhị và mong manh. Và thường như ở những người đàn bà không hề sinh nở, lưng bà không c̣ng, mắt không xếp nếp, mũi và tai vẫn giữ được vẻ thanh tú. Vết nhăn trên mặt không sâu lắm và gân bàn tay hăy c̣n mềm mại.
Khi buồn chán, bà thường đi thăm cô em dâu họ xa ở làng dưới.
Cô « em dâu » này, bà Phúc, cũng goá nhưng không c̣n trinh. Hồi mười bảy tuổi bà đă có chồng, là em bà con của bà Hàn. Người chồng mới mười hai tuổi. Hai năm sau, ông chết v́ bệnh dịch.
Người đàn bà goá sống với bố mẹ chồng trong gần hai mươi năm trời. Khi ông bố chồng trút hơi thở cuối cùng, bà cất một túp nhà tranh ở làng dưới để canh tác đất đai. Mặc dù trẻ hơn bà Hàn bốn năm tuổi, nhưng trông bà Phúc lại già hơn chị họ. Nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt da màu đồng và tay gân guốc như đàn ông.
Khi bà Hàn ở nhà bà Phúc và bà này muốn cắt trái bí, bà Hàn cầm phụ một tay. Hay khi bà Phúc ngồi vào xa bắt đầu kéo sợï, bà Hàn giúp quấn chỉ vào trục. Và nếu bà Phúc mỏi muốn nằm nghỉ th́ bà chị họ cũng nằm bên cạnh chốc lát. Bà Hàn chẳng bao giờ quên tự hỏi tại sao cô em dâu họ mặc dầu chỉ có một thân một ḿnh, chẳng phải lo cho ai, lại có thể để căn pḥng bừa bộn đến thế.
Một hôm bà Hàn ghé thăm bà Phúc, nằm lại chơi một lát, và dầu trời không lạnh, bà cũng bị cảm. Gia đ́nh cho người đi hốt thuốc Tàu ở ông lang cách đấy hai cây số.
Khi một trong những người cháu vào pḥng bà với ấm thuốc trên tay, bà nói bất ngờ :
- Khi thím chết, mày chôn thím trên núi của tổ tiên nhé !
- Sao thím nói gở vậy ? Uống hết thuốc này là thím khoẻ liền mà.
Anh ta trả lời mà trong đầu th́ nghĩ đúng rồi, một người già cỡ đó th́ cũng như cái đèn sẽ tắt khi hết dầu thôi. Vậy th́ tốt hơn hết là nhân cơ hội thuận tiện này phải hỏi ư kiến bà để giải quyết vấn đề cho xong :
- Khi thím mất, nếu mai táng thím cùng trong mộ chú con, thím nghĩ sao ? Ai cũng cho là vị trí mộ phần chú rất lư tưởng.
Bà Hàn tức th́ chĩa cho thằng cháu cái nh́n nẩy lửa :
- Không bao giờ ! Tao biết đó là chồng tao, nhưng tao không muốn nằm cạnh ông ấy. Tại sao chết rồi tao lại đi gần một thằng đàn ông trong khi tao sống trinh tiết trong gần bảy chục năm trời ? Xương cốt ổng hẳn đă mục rữa rồi, không c̣n dấu vết ǵ. Trời đất, mộ của một thằng đàn ông ! Khiếp quá ! Tao không bao giờ muốn nghe nói chuyện đó nữa, mày hiểu chưa ?
Mặt bà đỏ rực lên như mặt con gái, không chỉ v́ cơn sốt. Rồi bất chợt giật nẩy ḿnh, bà la lên :
- Cút khỏi đây ngay ! Mày có cái ǵ hôi ŕnh vậy ? Tụi đàn ông bây giống nhau quá, đứa nào cũng thối ! À cái mùi này ! Thật chịu không nổi !...
Tay bà làm dấu đuổi anh ta ra, mũi bà nhăn lại. Và không đợi ǵ thêm, bà quay lưng.
Sau ba ngày, bà Hàn có thể rời khỏi giường bệnh.
Hôm đó là một ngày xuân êm ả. Bà đi thăm cô em dâu. Bà ăn bận ấm áp, khoác áo choàng. Đây là lần ra ngoài đầu tiên từ khi bị cảm.
Đốt lửa trong bếp và quét nền đất xong, bà Phúc đặt bà Hàn nằm chỗ ấm nhất trong pḥng.
- Dạo sau này h́nh như chị bị bệnh hả ?
- Ừ, bệnh ba ngày. Liền sau lần cuối ghé đây.
- Thường th́ chị mạnh khỏe mà...
- À không, cũng chẳng c̣n bao lâu nữa đâu.
- Để chị coi, chị c̣n thọ hơn em.
- Mà sống lâu như vậy làm chi ? Từ đây tới đó c̣n vui thú ǵ nữa ? Nếu chết th́ tôi cũng không có ǵ tiếc rẻ cả...
- Dầu sao, cả đời chị chẳng bao giờ có ǵ lo âu đau buồn cả.
- Đúng vậy, cả đời tôi không biết xấu hổ là ǵ.
Bà Phúc tiếp tục xe sợi :
- Một bà goá, mất chồng khi c̣n trẻ mà sống như chị quả là ngoại lệ.
Bà Phúc ngừng tay chốc lát, vẻ mơ màng.
- Nhưng chị biết không, có một trường hợp khác xa của chị.
Bà vừa nói vừa hướng mắt về phía bà Hàn.
Đất dưới gối vừa được quét sạch. Vậy mà bà Hàn khám phá ra có ít bụi, bà thổi đi, có vẻ phật ư. Cái nh́n của bà lướt từ những trái bầu trái bí chất đống trong góc tới đống giẻ rách rải rác trên chỗ đất ít được sưởi ấm. Làm sao nó có thể để căn pḥng trong t́nh trạng như vầy khi mà nó chỉ một ḿnh ?
Bà Phúc ngần ngừ như thể kể câu chuyện này là không phải, nhưng rồi cũng thốt ra :
Trong đời này, có một bà goá khác... Bà đă kết hôn với một cậu con trai, thực tế chỉ là một thằng bé con. Cậu chồng bé con của cô c̣n đi học, học chữ Tàu cổ. Cậu viết chữ rất đẹp. Cô ta thích chữ viết của chồng hơn là chính anh chồng. Đối với cô, niềm vui duy nhất của cuộc hôn nhân là cất giữ cẩn thận những chữ viết của chồng.
Mùa hè sau ngày cưới hai năm, cơn dịch thương hàn làm chết nhiều người ở các làng trong vùng. Người chồng cũng không thoát khỏi. Cậu ta chết sau mười ngày bị sốt. Người vợ cố hết sức để cứu chồng : ngay cả chặt một ngón tay cho chồng uống máu tươi theo lời khuyên của các cụ. Nhưng mọi cố gắng đều vô ích. Cô mang tang chồng trong ba năm. Thỉnh thoảng đem những chữ chồng viết ra vừa lặng lẽ ngắm nghía vừa chua xót nghĩ tới thân phận ḿnh.
Bố mẹ chồng cô là điền chủ khá giàu. Để giúp họ, cô làm lụng cực nhọc, ở nhà cũng như ngoài đồng.
Một năm trời đại hạn, mọi người trong gia đ́nh đều phải góp hết sức ḿnh để ngày đêm tưới nước cho đám ruộng gần con suối cạnh làng.
Một bữa khuya, người goá phụ trẻ chợt thức giấc. Cô nghe có tiếng động, h́nh như có người mở cửa pḥng. Cô nằm bất động, câm lặng trong bóng tối. Cô cảm nhận rất gần hơi thở khan khản đàn ông. Cô thử ngồi lên : một sức mạnh đè lên ngực cô, sức nặng của hai bàn tay trai tráng. Cô muốn la lên nhưng có cái ǵ làm cô ngừng ngay lại : đó là mùi nước bùn, đến từ thân thể một người vừa tắm sông. Người goá phụ trẻ cảm thấy không c̣n sức lực.
Không nghi ngờ ǵ nữa, đích thị là anh ta rồi ! Từ mùa xuân, nông trại bố mẹ chồng có thêm hai cánh tay giúp sức của một người bà con xa. Mồ côi từ nhỏ, anh ta đi đó đây khắp các vùng xa xôi rồi trở về cố quận. Dù sao nông trại cũng cần người, cậu em trai chồng không thể kham nổi mọi việc một ḿnh. Vậy là họ thuê anh.
Anh có dáng dấp dong dỏng cao, mũi rơ nét. Tánh t́nh trầm mặc ít lời, không bao giờ dính vào những cuộc tṛ chuyện tầm phào. Người ta nói anh đă từng làm tá điền ở nông trại nào đó trong một thời gian, nhưng v́ không hạp với chủ, anh đă bỏ ông ta giữa ruộng trong một ngày đẹp trời rồi ra đi không thèm nhận tiền, dù là lương của rất nhiều năm.
Thỉnh thoảng cô và anh t́nh cờ gặp nhau, ví dụ trong sân, cái nh́n của người goá phụ trẻ bắt gặp cái nh́n của người đàn ông. Một cái nh́n rắn rỏi như chưa bao giờ cô có thể nh́n thấy trong mắt cậu chồng quá cố. Con tim goá phụ rộn ràng và mặt cô nóng bừng.
Mấy hôm nay người đàn ông rất bận bịu, cùng làm với ông bố chồng công việc dẫn thủy. Đêm đó cũng vậy, anh ta cũng phải lao dịch.
Dưới thân thể của người đàn ông có mùi nước bùn, cô ráng suy nghĩ... Nếu cô chết đi, mọi việc sẽ tự dàn xếp trong chốc lát.
Cô sẽ tự tử, ừ, cô muốn làm thế lắm. Trầm ḿnh, hay treo cổ ? Tốt hơn hết là nuốt chất sút hóa học dùng để rửa chén.
Sáng hôm sau, vào kho chứa đồ, cô dở nắp đậy cái b́nh vẫn đựng sút ra. Nó trống rỗng. Cô trực nhớ là mẹ chồng đă cho bà hàng xóm mượn hôm qua hôm kia ǵ đó. Vậy là phải chờ tới lần họp chợ tới.
Đêm sau, cô khoá pḥng ḿnh bên trong. Dĩ nhiên là giấc ngủ không đến. Cô cố vểnh tai nghe từng tiếng động, không đừng được. Và cô giật thót người khi những con chim đêm tới đậu trên mái trước.
Cuối cùng cô giải quyết bằng cách bỏ móc khoá cửa ra. Nếu vạn nhất người ta tới và cửa bị khoá th́ tiếng động của cái móc sẽ làm ồn đến tận pḥng bố mẹ chồng. Điều đó c̣n nguy hơn nữa !
Ngày đông chợ, bà hàng xóm trả lại chất sút đă mượn. Cô nấu hết chăn màn trong nhà và giật ḿnh nhận ra là không biết từ bao giờ, cô cứ mang tâm trạng chờ đêm xuống.
Khi nhựa xuân tràn trề trên các cây liễu gần con suối trước nhà, ṿng eo của người goá trẻ tṛn trịa trông thấy. Cô siết chặt thắt lưng thêm chút nữa.
Một hôm trong bóng đêm, người đàn ông th́ thầm :
- Ḿnh đi khỏi đây đi, đi lập nghiệp chỗ khác. Ở những tỉnh mà hợp tác xă lo việc dẫn thủy, đời sống dễ dăi hơn nhiều. Ở đây khi th́ nước nhiều quá, khi lại không đủ.
Cô im lặng, vùi trong bóng tối. Nhưng trong thâm tâm cô đă lấy quyết định rồi. Điều ǵ tốt cho anh ấy cũng sẽ tốt cho cô, và cái xấu cũng vậy.
Họ chọn đêm cuối cùng của tháng, một đêm không trăng. Người đàn ông đi trước và chờ cô ở chân đê, phía ngoài làng. Cô chờ đến tiếng gà gáy lần thứ hai mới rón rén bước ra khỏi pḥng.
Cô bước xuống bực đá ngạch cửa. Rồi với những bước chân chó sói, trong sân, cô hướng về phía cổng. Nhưng th́nh ĺnh cô khựng lại.
Giọng ông bố chồng trầm trầm và nghiêm khắc từ pḥng chính vẳng đến tận chỗ cô :
- Bà đừng xía vào. Tôi cũng đă nhận thấy ít lâu nay rồi.
Mẹ chồng đáp lại nhưng cô nghe không rơ. Giọng đàn ông nói tiếp :
- Dù ǵ đi nữa th́ bà cũng im đi ! Nếu không tôi sẽ lấy ŕu chẻ vỡ sọ nó ra. Cứ để mặc tôi làm !
Bỗng chốc người goá trẻ cảm thấy lương tâm thức dậy. Cô tự nhủ cô không có quyền bỏ đi t́m hạnh phúc cho riêng ḿnh. Phải chờ tự bố chồng quyết định lấy. Phải không ?
Cô trở về pḥng và cảm thấy chưa bao giờ ḷng ḿnh thanh thản đến thế. Anh ấy cứ đi đi. Ừ, trong tận cùng thâm tâm, cô hy vọng là chờ lâu quá, người đàn ông sẽ chán nản bỏ đi một ḿnh.
Nhưng người đàn ông quay về trước khi trời sáng. Anh hổn hển hỏi cô chuyện ǵ đă xảy ra. Anh tưởng là cô bị ông bố chồng giữ lại. Anh đặt xuống ḥn đá to mà anh đă chuẩn bị để chống cự với ông, nếu cần. Vừa sung sướng v́ anh trở lại, vừa kinh hoàng, cô khóc gập người, cố gh́m tiếng nấc.
Ngày hôm sau, lợi dụng lúc nghỉ tay, ông bố chồng dặn cô là từ nay thôi đừng ra giếng lấy nước nữa. Ông nói với giọng hết sức dịu dàng làm cô càng khiếp. Cô thích nghe cái câu mà cô đă t́nh cờ nghe được đêm trước hơn.
Đầu mùa hè, cô khai hoa nở nhụy. May quá vào nửa đêm, chỉ có vầng trăng lưỡi liềm treo trên trời.
Cô sinh nở không khó khăn ǵ, trên lớp rơm, và tự ḿnh cắt lấy cuống rốn.
Người đàn ông đi vào. Anh dang tay về phía đứa bé hăy c̣n dính đầy máu và cựa quậy tứ tung dưới ngọn đèn leo lét. Người goá phụ trẻ bất chợt đưa tay ngăn cản anh. Đứa bé này, nhất định phải vất nó trong góc núi nào đó hoặc bên bờ suối. Họ đă đồng ư với nhau như thế rồi, mặc dầu chưa bao giờ thốt ra tiếng nào. Nhưng cô muốn giữ đứa bé sống, ít nhất cho tới khi bắt buộc phải bỏ rơi nó.
Người đàn ông bắt đầu bọc nó trong rơm, vẻ khó khăn. Cô bèn nảy ra một ư : cô mở tủ lấy ra một đống giấy - những tờ giấy nháp của cậu chồng quá cố. Cô không tỏ vẻ tiếc rẻ ǵ, ngược lại c̣n cảm thấy biết ơn : may sao có giấy này để bọc đứa bé sơ sinh !
Người đàn ông ra khỏi pḥng, đứa bé trên tay.
Người goá phụ trẻ nghe tiếng bước chân ở bực cửa nhà. Ông bố chồng ! Trong chớp mắt, cô thấy lưỡi ŕu loé sáng. Chính cô phải nhận nhát ŕu đó. Vội vàng xô mạnh cửa, cô lao ra đứng chắn giữa ông bố chồng và người đàn ông.
Với vẻ tự tin tuyệt vời, ông bố chồng đưa cho anh cái thư :
- Tới địa chỉ này. H́nh như là cháu tao vừa mới sinh mà đứa bé chết. Mày gửi đứa bé cho nó.
Giọng ông trầm tĩnh đáng nể, vậy mà tay cầm lá thư run bần bật dưới trăng.
Một ánh sáng sống động trong mắt người đàn ông. Cầm cái thư không nói lời nào, anh quay lưng bỏ đi.
- C̣n mày, vào ngủ đi con.
Lát sau cô nghe tiếng bố chồng tự tay khêu lửa trong ḷ.
Đêm đó ếch kêu ồm ộp vang rền trong cánh đồng trước nhà không ngớt.
Một tháng sau ông bố chồng nói với cô là ở dưới đó đứa bé mạnh khỏe, không thiếu sữa.
Vào khoảng đứa bé đầy năm, ông báo tin với con dâu là nghe đâu bố thằng bé đă lấy nó lại cách đó mấy hôm. Đêm đó, một vầng trăng lưỡi liềm lơ lửng trên trời và tiếng ếch vang rền suốt đêm trong đám ruộng trước nhà.
Hai mươi năm trôi qua. Bà mẹ chồng chết, rồi năm sau ông bố chồng chết theo. Mấy ngày trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông gọi con dâu đến bên đầu giường :
- Bố đă phạm tội nặng với con. Hồi đó bố chỉ nghĩ tới việc cứu văn danh dự gia đ́nh. Tiếp theo là bố ân hận... Nên bố đă nhờ người ḍ la tin tức cha thằng bé khắp nơi. Nhưng bố t́m không ra... Con sẽ đau khổ suốt đời c̣n lại...
Ông cố giữ hai mi khép chặt nhưng vô ích, nước mắt trào ra.
- Không đâu mà, bố !
Cô nghĩ là chính cô đă làm khổ ông bố già ghê gớm. Cô cúi xuống vùi đầu vào cạnh sườn ông cụ.
Để cho ông cụ máu, cô chặt đứt ngón nhẫn bàn tay mặt : muốn bố lành bịnh, đáng lẽ cô đă phải hiến hết máu ḿnh.
Sau cái chết của bố chồng, cô để căn nhà rộng răi cho em chồng, cất một căn nhà tranh ở làng dưới và ở đó.
Hè năm ngoái, một hôm đă trễ lắm rồi, sau khi nhổ hết mấy luống khoai cuối cùng, bà tính chuẩn bị bữa ăn tối th́ nghe tiếng gọi của một người lạ mặt. Sau cánh cửa đan mắt cáo, trong bóng râm buổi tối, một người đàn ông đứng tuổi hỏi bà có thể cho anh ta qua đêm không. V́ căn nhà nằm ngay lối vào làng, thỉnh thoảng khách đi đường xin vào tá túc.
Ăn tối xong, người khách không quên khen món canh khoai. Anh đốt một điếu thuốc rồi hỏi thăm bà Phúc nào đó có sống trong làng này không. Bà goá phụ cảm thấy tim ḿnh thót lên. Với bàn tay run rẩy, bà khêu thêm ngọn đèn. A cái mũi, cái sống mũi rơ nét này ! Không chủ ư, bà thổi tắt đèn đi.
Người khách tưởng là v́ tuổi tác, tai bà cụ nghễnh ngăng không nghe nên hỏi lại là bà cụ Phúc có sống trong làng này không. Giọng bà run run :
- Bà ấy chết lâu rồi.
- Cháu cũng nghĩ vậy.
Anh thổi một hơi khói dài.
Bà goá thấy tiếc là đă tắt đèn nhưng lại không có can đảm thắp lại. Bà cũng thấy tiếc là đă trả lời như vậy. Bà có cảm tưởng mấy tiếng đó đă làm bà mất vĩnh viễn những ǵ quư báu nhất đối với bà. Nhưng lát sau bà lại nghĩ là thôi, như vậy tốt hơn. Kỷ niệm trong cơn hấp hối của bố chồng trở lại trong trí nhớ. « Bố đă phạm tội nặng với con. Hồi đó bố chỉ nghĩ cứu văn danh dự gia đ́nh. Con sẽ đau khổ suốt đời c̣n lại »... « Không đâu mà, bố ! »
Bà goá bước ra ngoài. Trăng lưỡi liềm sáng trên trời. Tiếng ếch ồm ộp vang rền vẳng lên từ các thửa ruộng.
Người khách theo bà ra sân như thể anh ta cũng vậy, cũng không muốn ngủ. Anh ngồi bên cạnh bà goá rất lâu, không nói ǵ.
- Khi ngồi như vầy, kỷ niệm với cha cháu lại trở về. Cha cháu có thói quen ngồi trong sân những đêm mà ếch kêu rền như đêm nay, tới nỗi khuya cũng không biết. Cháu cũng vậy, cháu cũng có thói quen đó hồi nào không hay.
- Cha cậu mất từ bao giờ ?
- Hôm nay là bảy ngày rồi. Trước khi mất, cha cháu cho biết là cháu có một người mẹ. Trước giờ cháu cứ tưởng cháu mất mẹ từ nhỏ. Cha cháu nói tên làng mẹ cháu ở, và tên mẹ cháu. Khi cái lễ thứ ba làm xong, cháu chạy thẳng tới đây. Mà mẹ cháu lại không c̣n trên đời nữa... C̣n bác, bác biết rơ mẹ cháu chớ ?
- Dĩ nhiên... tôi nghĩ..., bây giờ... trong làng này chắc c̣n tôi là người duy nhất biết bà cụ. Bốn chục năm rồi đấy ! Khi tôi nghĩ tới ngày đó... ngay cả hôm nay...
- ... Ngay cả hôm nay ?
Bà goá phải cố gắng lắm để tiếp :
- Bà ấy rất đáng yêu.
- T́m ngôi mộ có khó không bác ?
Bà cụ gật đầu trong bóng đêm :
- Dĩ nhiên... Bốn chục năm rồi... C̣n con cái, cậu có mấy con ?
- Cháu có ba trai hai gái. Thằng con lớn đă bắt đầu làm việc năm nay, cháu nghĩ vậy là cha cháu cũng sắp được nghỉ ngơi chút đỉnh. Vậy mà cha cháu lại mất rồi. Cha cháu chỉ có cháu và tự giết ḿnh bằng cách làm việc quần quật suốt đời.
Chỉ tới tảng sáng th́ bà cụ mới ngủ được, một giấc ngủ đầy mộng mị. Mấy đứa cháu nội đông đúc như đàn ếch trong cánh đồng trước nhà, chúng nhảy múa vui vẻ chung quanh bà và la hét thật to như đàn ếch. Bà nội thoát được khỏi chúng và đi trốn, mặc dù trong thâm tâm lại không muốn rời xa chúng chút nào. Bà khóc v́ mủi ḷng và hối tiếc.
Buổi sáng khi bà sửa soạn bữa điểm tâm th́ người khách trọ quét sân. Bà nài nỉ anh đừng làm nhưng anh cứ tiếp tục. Anh bảo là đó là việc anh làm mỗi ngày ở nhà, và anh không thể ngồi yên chẳng làm ǵ.
Rồi anh hỏi bà có muốn anh bỏ khoai nằm ở góc sân vào bao không. Anh lau từng cái một, gỡ đất c̣n dính rồi bỏ vào bao, xếp vào kho thóc. Bà không thể không nh́n, từ cửa bếp, người đàn ông bản tính tự tin này !
Khi anh sắp từ giă, bà biếu anh hai trái bầu buộc vào nhau bằng một băng vải. Thoạt tiên anh từ chối : anh không thể nhận quà của người mà anh chưa cám ơn đủ đă cho anh tá túc qua đêm. Nhưng v́ bà cụ ép măi, nói là mấy trái bầu tốt nhất hái từ năm ngoái phải ăn cho hết, anh đành nhận.
Lúc anh bước qua cánh cửa đan mắt cáo, bà gọi :
- À này !
Từ tối qua, bà muốn biết anh ta cư ngụ ở đâu. Nhưng khi anh ngừng bước và quay về phía bà, bà chỉ tiến tới gần và vuốt nhẹ lên lưng anh như phủi bụi. Rồi bà sửa lại ve áo khoác của anh.
Bất chợt anh la lên và nắm lấy tay bà :
- Trời đất ! Cha cháu nói là mẹ cháu cũng có ngón nhẫn bàn tay trái bị cắt !
Bà cụ run rẩy toàn thân, lấy hết can đảm ch́a cho anh xem bàn tay kia.
- Ô, bác hy sinh luôn cả ngón nhẫn bàn tay phải... Hai tay bác cho thấy là đời sống bác thật không dễ chút nào !
Anh tự nhủ là nếu mẹ ḿnh c̣n sống, hẳn cụ giống hệt bà cụ này.
Người khách quay nh́n lại nhiều lần, ngay cả khi đă ra khỏi làng. Xa hơn, anh c̣n dừng trên khúc đường ngoằn ngoèo dẫn tới đèo, c̣n ngoái nh́n lại.
Bà goá không c̣n sức đứng vững nữa, phải tựa người vào hàng dậu...
- Chị à, vâng, c̣n có một bà goá trẻ khác, bà goá trẻ như vậy đó.
Hai bàn tay xe sợi - những bàn tay thiếu mất hai ngón - đơ ra một lát như bị đóng đinh.
Miệng hé mở, bà Hàn đă ngủ chỉ có trời mới biết tự lúc nào.
Dịch theo bản tiếng Pháp : « Une veuve »,
của Choi Mi-Kyung và Jean-Noel Juttet
Paris, Janvier 1998 - Aout 2000
HWANG Sun-Won (1915-2000)
Viết truyện, tiểu luận và làm thơ. Cùng với vài ba tác giả khác, Hwang Sun-Won được xem là cha đẻ của nền văn học Hàn Quốc hiện đại, và là tác giả đương đại duy nhất được đưa vào chương tŕnh giáo dục. Du học ở Nhật, ông làm quen với Anh ngữ và văn học Tây Phương tại đại học Waseda ; cũng tại đây, ông bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay. Sinh trưởng ở miền Bắc, ông đă chọn sống ở miền Nam khi đất nước chia đôi. Là nhân chứng của lịch sử Hàn Quốc, từ thời Nhật thuộc, qua cuộc chiến tranh Nam Bắc, cho đến công cuộc kỹ nghệ hoá ngày nay, ông không tha thiết mấy với những vấn đề tư tưởng hay lịch sử, mà chỉ chú trọng đến cuộc sống của thường dân, theo ông có lẽ là nạn nhân hơn là tác nhân của lịch sử. Xuất thân là nông dân, tác phẩm của ông là trí nhớ của đời sống nông thôn, là tâm hồn của một Hàn Quốc muôn thuở đang trên đường lột xác. Tác phẩm của ông phần lớn đă đượç dịch sang Anh văn, một số ít sang tiếng Pháp (« La Chienne de Moknomi », « Les Étoiles », « Le Vieux potier », « La Veuve », « L'Averse », « Ensemble », « Petite Ourse », « Le sacrifice du coq »...). Ông vừa tạ thế tại Séoul đêm 14 rạng 15-9-2000.