ĐỨA BÉ
Alberto Moravia
Khi người đàn bà trong ban cứu tế thành phố Rome mang tiền tới cho, cả bà ta cũng hỏi sao chúng tôi sinh chi nhiều con thế. Vợ tôi hôm ấy bẵn tính, dấm dẳn nói hụych toẹt :
- Nếu có tiền, chiều chiều chúng tôi cũng sẽ đi xi-nê... mà v́ không có nên đi ngủ sớm. Vậy là có con.
Nghe những lời đó th́ bà ta mím môi, kiểu cách bỏ đi. Tôi trách nhà tôi, bởi sự thật không phải lúc nào nói ra cũng tốt, và c̣n phải biết ḿnh đang nói chuyện với ai chứ.
Khi c̣n trẻ và chưa lập gia đ́nh, tôi thường giải trí bằng cách đọc mục tin tức của Rome trong báo, kể đủ loại bất hạnh có thể xảy tới cho con người : trộm cắp, sát nhân, tự tử, tai nạn giao thông, vân vân. Và giữa những tai ương này, điều duy nhất tôi cho là không thể nào chịu để xảy đến cho ḿnh, là trở thành cái mà nhà báo gọi là « trường hợp đáng thương », tức là một người gợi lên ḷng thương hại của kẻ khác không v́ một bất hạnh ǵ đặc biệt, mà chỉ v́ sự hiện hữu của ḿnh thôi ! Tôi vừa nói là hồi đó c̣n trẻ, và chưa hiểu thế nào là nuôi nấng một gia đ́nh đông đúc. Nhưng bây giờ, tôi nhận thấy một cách hăi hùng rằng từ từ, tôi biến thành một trong những « trường hợp đáng thương » đó. Ví dụ tôi đọc thấy : « Họ sống trong sự khốn cùng đen tối nhất »... Vậy mà hiện tại tôi đang sống trong cảnh tăm tối khốn cùng nhất. Hay là : « Họ ở trong cái nhà chỉ có tên gọi là nhà ». Vậy mà tôi sống ở Tormarancio, với vợ và sáu con, trong một căn pḥng chỉ rộng bằng tấm nệm, và khi trời mưa th́ nước chảy đầy pḥng như trên bến Ripetto. Tôi c̣n đọc thấy : « Khi người đàn bà bất hạnh biết ḿnh có bầu, bà ta vội lấy một quyết định tội lỗi là hủy diệt cái quả của t́nh yêu đó đi »... Vậy mà quyết định này, vợ chồng tôi cùng đồng ḷng, khi khám phá ra rằng vợ tôi có bầu lần thứ bảy. Tóm lại, chúng tôi định là khi thời tiết cho phép, sẽ mang đứa bé bỏ trong một nhà thờ, trông nhờ vào ḷng hảo tâm của người nào bắt gặp nó đầu tiên.
Như mọi lần, nhờ các bà trong ban cứu tế ấy, vợ tôi đi sinh ở bịnh viện, vàø khi lấy lại sức th́ trở về Tormarancio với đứa bé. Bước vào căn pḥng của chúng tôi, vợ tôi nói :
- Nhà biết không, mặc dầu bịnh viện luôn luôn là bịnh viện, tui sẵn ḷng ở lại đó hơn là về đây.
Với những lời đó, đứa bé làm như hiểu được, bèn tấn công bằng những tiếng ré thủng màng nhĩ. Một thằng lỏi khỏe phổi ra ǵ, và giọng nó tốt đến nỗi ban đêm thức giấc và bắt đầu mè nheo th́ không ai trong chúng tôi ngủ lại được.
Vào tháng năm thời tiết bắt đầu ấm áp có thể ở ngoài mà không cần măng tô, chúng tôi đi Rome. Vợï tôi ôm chặt đứa bé vào ngực, ních cho nó đầy giẻ rách như thể sắp bỏ nó giữa đống tuyết. Và khi tới thành phố, chắc là để giấu nỗi đau ḷng, vợ tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt, hổn hển đứt hơi, tóc tai bay trong gió, mắt lộn tṛng. Khi th́ bả nói về các nhà thờ khác nhau mà chúng tôi có thể bỏ đứa bé lại đó, giải thích rằng phải là một nhà thờ thường có nhiều người giàu có tới lui - bởi v́ nếu đứa bé rơi vào tay người nghèo như chúng tôi th́ tốt nhất là cứ giữ nó lại. Khi th́ bả nói rằng phải là nhà thờ hiến cho Đức Bà, bởi v́ Thánh Mẫu cũng từng có một đứa con trai nên có thể hiểu được một số chuyện và sẽ nhận lời cầu xin của bả...
Sự liến thoắng này làm tôi mệt và bị khích động dữ dội. Lại nữa là tôi không hănh diện ǵ và không thích việc ḿnh đang phải làm chút nào. Nhưng tôi không hé môi, tự nhủ thầm là phải giữ cái đầu thật lạnh, chứng tỏ ḿnh trầm tĩnh và giúp vợ can đảm.
Tôi đưa ra vài nhận xét, với mục đích chính là cắt đứt cái tṛ tràng giang đại hải ấy, nói :
- Tôi có ư này... nếu ḿnh bỏ nó ở nhà thờ Thánh Pierre ?
Nhà tôi lưỡng lự một chút rồi nói :
- Cái nhà thờ đó thênh thang như là quân trường... dám không ai trông thấy thằng bé lắm... Không, tui muốn thử cái nhà thờ nhỏ khu Condotti. Ở đó toàn là tiệm hàng rất đẹp... biết bao nhiêu người giàu có tới lui... chỗ đó tốt đấy...
Chúng tôi đi xe buưt, và v́ có hành khách khác, nhà tôi im. Thỉnh thoảng bả c̣n quấn đứa bé trong chăn chặt hơn, hay cẩn trọng giở hé ra nh́n mặt nó. Thằng bé ngủ, khuôn mặt xinh xắn trắng hồng vùi trong đống tă lót. Quần áo nó tồi tàn như chúng tôi, chỉ có vẻ đàng hoàng ở đôi găng tay len xanh nhạt tḥ ra ngoài nên cứ thể như nó muốn khoe.
Chúng tôi xuống đại lộ Goldoni và tức th́ vợ tôi bắt đầu cà kê dê ngỗng. Bả dừng lại trước một tiệm kim hoàn, chỉ cho tôi xem những món bày trên tấm nhung đỏ trong tủ và nói :
- Nh́n mấy món đẹp quá nè ... người ta đến khu này chỉ để mua nữ trang và bao nhiêu thứ sang trọng khác... người nghèo như tụi ḿnh th́ đừng có mạo hiểm vào đấy... họ th́ giữa tiệm này tiệm kia lại vào nhà thờ cầu nguyện một lát... họ đầy ḷng từ thiện... một trong bọn họ sẽ trông thấy thằng bé và đem nó đi.
Nhà tôi vừa nói vừa nh́n đồ nữ trang, ép chặt thằng bé vào ngực, mày nhíu lại như thể nói với chính ḿnh, và tôi không dám hó hé ǵ. Chúng tôi vào nhà thờ : nó nhỏ xíu, tượng dát đá hoa giả màu vàng, ngoài bàn thờ lớn ra c̣n có rất nhiều bệ nguyện. Nhà tôi liền tuyên bố là nó hoàn toàn khác với h́nh ảnh nhà tôi nghĩ, và rằng bả không hài ḷng về nó chút nào. Vậy mà bả cũng chấm tay vào nước phép và làm dấu thánh giá. Rồi, với đứa bé trong tay, nhà tôi đi chầm chậm một ṿng quanh nhà thờ với vẻ bất măn nghi ngại. Từ ṿm nóc đổ xuống một luồng ánh sáng lạnh nhưng sống động, xuyên qua lớp kính màu. Vợ tôi đi từ bệ nguyện này đến bệ nguyện khác, thám thính hết mọi thứ, ghế, bàn thờ, tranh ảnh, coi thử có tiện bỏ đứa bé lại đây không - c̣n tôi th́ lẽo đẽo theo sau cách một quăng, vừa nh́n chừng cửa ra vào. Một cô gái cao lớn ăn vận toàn đỏ, tóc vàng óng bước vô. Hơi vướng v́ cái rốp chật bó, cô ta quỳ gối và sau vài giây cầu nguyện, cô làm dấu rồi bỏ đi ra, không thèm nh́n chúng tôi lấy một cái. Theo dơi mọi cử chỉ đó, vợ tôi th́nh ĺnh nói :
- Không, nhất quyết là không... những người tới đây đều như cái cô đó hết, ai cũng vội vă đi chơi và la cà trong các cửa hàng... ḿnh đi thôi !
Và vừa nói, vợ tôi bước ra khỏi nhà thờ.
Chúng tôi ngược lên gần hết Corso, bước rất nhanh, vợ đi trước, tôi theo sau, và ngang tới quảng trường Venise, chúng tôi vào một nhà thờ khác. Nhà thờ này lớn hơn cái trước nhiều, một phần ch́m trong bóng râm, đầy màn trướng xếp nếp, đồ mạ vàng và ḥm thánh tích đựng những quả tim bằng bạc sáng lấp lánh trong bóng tối. Có rất đông người và chỉ một cái nh́n thoáng qua cũng đủ biết là họ thuộc thành phần khá giả. Các bà đội mũ, các ông ăn bận chỉnh tề. Một ông linh mục đang giảng đạo, vung vẩy hai tay trên giảng đài. Thiên hạ đứng, dán mắt vào ông ta và tôi nghĩ là rất thuận tiện bởi không ai để ư chúng tôi. Tôi nói nhỏ với vợï :
- Ḿnh thử bỏ nó ở đây ?
Nhà tôi ra dấu đồng ư. Chúng tôi đi tới một bệ nguyện bên hông, rất tối. Không có ma nào và có thể nói là không trông thấy ǵ ở đó hết. Vợ tôi che mặt đứa bé bằng một vạt chăn và đặt nó trên ghế như thể đặt một cái gói cồng kềnh cho rảnh tay. Rồi bả quỳ xuống cầu nguyện rất lâu, úp mặt vào ḷng bàn tay. Tôi th́ không biết làm ǵ, nh́n vớ vẩn vào hàng trăm con tim bạc đủ cỡ phủ kín tường. Cuối cùng vợ tôi đứng lên với vẻ căng thẳng, làm dấu rồi từ từ rời bệ nguyện. Tôi theo sau cách một quăng. Lúc đó ông cha đạo kêu to lên : « Và Chúa hỏi : Pierre, con đi đâu đấy ? ». Tôi rùng ḿnh với cảm tưởng ông đang hỏi ḿnh. Nhưng khi vợ tôi sắp vén tấm trướng cửa, một giọng nói làm cả hai chúng tôi giật nẩy người :
- Này bà, bà bỏ quên cái gói ǵ trên ghế.
Một bà vận toàn đen, một trong những kẻ mê đạo suốt ngày tiêu th́ giờ trong các nhà thờ và kho đồ lễ. Vợ tôi nói :
- Aø vâng đúng rồi, cám ơn... tôi quên mất.
Chúng tôi lấy lại cục nợ và ra khỏi thánh địa, dở sống dở chết.
Ra tới ngoài, bằng giọng của môït kẻ bán hàng muốn tống bôi lôi khứ món hàng đi mà không t́m ra người mua, vợ tôi nói :
- Chẳng ai thèm nó cả, tội nghiệp thằng bé của tôi !
Rồi bả bắt đầu chạy lon ton với những bước chân giật giật từng cơn không bén đất.
Chúng tôi đổ ra quảng trường Saints-Apôtres. Nhà thờ mở cửa, khi vào thấy nó rộng mênh mông và tối, vợ tôi thầm th́ : « Ở đây tốt đấy ». Bằng một bước cả quyết, vợ tôi tiến tới bệ nguyện cạnh bên, đặt đứa bé xuống băng, rồi làm như bị đất nung chân, bả không làm dấu, không cầu nguyện, không đặt ngay cả một cái hôn lên trán thằng bé, bước vội ra cửa. Nhưng vừa đi được vài bước th́ trong nhà thờ dội lên tiếng khóc tuyệt vọng : đă tới giờ thằng bé đ̣i bú, nó đói. Với tiếng ré chát chúa đó, vợ tôi mất b́nh tĩnh. Trước tiên nhà tôi chạy ra cửa, rồi chạy ngược trở lại, rồi không cần biết ḿnh đang ở đâu, bả ngồi xuống ghế bồng đứa bé lên và mở cúc áo ra cho nó bú. Vợ tôi vừa mới móc vú ra là thằng bé bám riết với cả hai tay như con sói con, ư hử im lặng. Đúng lúc ấy một giọng giận dữ la lên :
- Không bao giờ được làm mấy tṛ đó trong nhà Chúa... ra ngay... ra ngay... đi ra đường mà làm !
Trời đất, ông giữ nhà thờ, một ông già nhỏ bé với cḥm râu cằm trắng và giọng nói to hơn thân h́nh. Vợ tôi vừa đứng lên vừa nói, hai tay khép vội ngực áo và đầu thằng bé :
- Vậy mà trong tranh Thánh Mẫu luôn luôn cho con bú.
Ông ta la lên :
- Mày dám so sánh với Đức Mẹ hả ? Đồ mất dạy !
Chán quá, chúng tôi ra ngồi trong cái vườn nhỏ ở quảng trường Venise, vợ tôi cho con bú tiếp cho tới khi nó no nê ngủ lại.
Bây giờ đêm xuống rồi, các nhà thờ đều đóng cửa, chúng tôi mệt lử và đầu óc mê muội không nảy sinh được một điều ǵ nữa. Với ư nghĩ đă phiền phức nhiều để làm cái việc đáng lẽ không nên làm, tôi cảm thấy tuyệt vọng, bảo :
- Này, khuya rồi và tui không chịu nổi nữa... ḿnh phải quyết định đi thôi !
Vợ tôi trả lời với giọng chua chát :
- Nhưng nó là giọt máu của ông !... và ông muốn bỏ nó như vậy hả, trong một góc, như người ta để một chéo giấy đựng đồ ḷng cho mèo vậy !
- Tất nhiên là không, nhưng có những việc người ta có thể làm tức khắc không đắn đo hay là không bao giờ làm cả.
- Thực t́nh là ông sợ tui đổi ư đem nó về nhà trở lại chớ ǵ... đàn ông các ông, toàn là những thằng hèn !
Tôi hiểu không phải là lúc nói ngược lại nên trả lời một cách khá ung dung :
- Tui hiểu bà. Nhưng nên biết là dù có việc ǵ không hay xảy ra cho nó đi nữa th́ cũng c̣n tốt hơn là lớn lên ở Tormarancio, trong một căn pḥng không cầu tiêu, không nhà bếp, giữa bao nhiêu vi trùng mùa đông và ruồi muỗi mùa hè.
Và lần này th́ vợ tôi không trả lời.
Không biết đi đâu, chúng tôi lấy quốc lộ ngược lên hướng tháp Néron. Tôi để ư thấy xa hơn một chút có con đường dốc nhỏ, hoàn toàn vắng vẻ, trừ một chiếc xe hơi xám cửa đóng, đậu trước cổng nhà. Tôi nảy ra một ư, tới thẳng chiếc xe vặn cái nắm tay : cửa mở. Tôi bảo vợ :
- Nhanh lên, lúc này được rồi. Đặt nó lên ghế sau.
Nhà tôi vâng lời đặt đứa bé lên ghế và tôi đóng cửa lại. Mọi việc xảy ra chớp nhoáng trong ṿng vài giây đồng hồ không ai trông thấy. Rồi tôi nắm cánh tay vợ, chúng tôi chạy tránh xuống quảng trường Quirinal.
Quảng trường vắng vẻ tối om, thưa thớt vài ngọn đèn đường chiếu sáng dưới ṿm các dinh thự, và bên trên dăy lan can là ánh sáng của Rome lấp lánh trong đêm. Vợ tôi bước tới ṿi nước dưới cột tháp, ngồi xuống băng ghế, rồi thốt nhiên bật khóc, lưng quay lại tôi như thể bả chỉ một ḿnh. Tôi hỏi :
- Chuyện ǵ vậy ?
Nhà tôi trả lời :
- Bây giờ bỏ nó rồi th́ tui nhớ nó quá... tui thấy thiêu thiếu cái ǵ ở đây, chỗ ngực mà nó bấu vào đây này.
Tôi nói không chủ định :
- Ô, th́ cũng dễ hiểu thôi... nhưng rồi sẽ qua đi.
Vợ tôi nhún vai, cứ khóc. Rồi th́nh ĺnh mắt nhà tôi ráo hoảnh như gió trời thổi khô nước mưa, bả đứng lên giận dữ chỉ cho tôi một trong những lâu đài :
- Bây giờ tui biết phải đi đâu rồi, tui đi gặp ông vua và sẽ kể hết.
Tôi nắm tay nhà tôi la lên :
- Đứng yên ! bà điên sao chớ... bà biết thừa là không c̣n vua nữa mà !
- Tui đếch cần, tui sẽ nói với người thay thế ổng... chắc chắn là phải có ai chớ !
Nhà tôi sắp chạy tới cổng ra vào và chỉ có trời mới biết chuyện khủng khiếp ǵ sẽ xảy ra, th́ đùng một cái, ngoài dự tính, tôi buột miệng :
- Này bà, tui suy nghĩ lại rồi... ḿnh quay tới chiếc xe lấy lại thằng nhỏ... chớ ǵ nữa, ḿnh sẽ giữ nó... thêm bớt một miệng th́ nhằm nḥ ǵ...
Điều đó đương nhiên là ư muốn chính của vợ tôi, nó xoá liền cái ư nghĩ muốn nói chuyện với vua.
- Nhưng liệu nó c̣n đó không ?
Vừa nói vợ tôi vừa chạy tới con đường có chiếc xe hơi xám. Tôi trả lời :
- Dĩ nhiên là c̣n. Năy giờ chưa tới năm phút mà.
Chiếc xe c̣n đó thật. Nhưng đúng lúc vợ tôi mở cửa xe th́ một ông cỡ trung niên béo lùn với vẻ mặt rất hách dịch, xuất hiện ở cổng và la lên :
- Ngừng lại... ngừng lại... bà muốn lấy ǵ trong xe tôi đấy ?
Đang nhoài người vào xe ôm đứa bé, nhà tôi trả lời mà không quay đầu lại :
- Tui muốn lấy cái ǵ của tui !
Ông kia nhấn mạnh :
- Mà bà lấy cái ǵ ?... xe này là của tôi... bà hiểu không, nó là của tôi...
Phải nh́n thấy vợ tôi lúc đó : bả đứng thẳng lên và tấn công như vầy :
- Coi kià, ai lấy cái ǵ của ông ? Đừng sợ, không ai lấy ǵ của ông đâu... c̣n xe của ông đấy hả, coi nè, tui nhổ lên nó đấy, ông thấy chưa ?
Và bả nhổ thật lên cánh cửa. Ông kia ngẩn ra :
- Nhưng mà ḱa, cái gói ǵ đấy... ?
- Không phải gói ǵ cả, đây là con trai tui, ông nh́n nè...
Vừa nói nhà tôi vừa dở ḷi mặt thằng bé ra ch́a tới trước mặt ông ta, tiếp :
- Một thằng con trai xinh xắn như vầy, bộ ông cho là ông có thể đẻ ra một đứa như vậy với vợ ông hả... và đừng tưởng là đụng được tới tui, nếu không tui sẽ la lên gọi cảnh sát và nói là ông muốn bắt cóc con tui...
Tóm lại, nhà tôi nói đủ điều, tới nỗi mà, tội nghiệp ông đó, ổng đỏ mặt tía tai và mồm há hốc như thể bị xuất huyết năo.
Cuối cùng nhà tôi thong thả bỏ đi, con trong tay, trở lại chỗ tôi đang chờ ở cuối đường.
MIÊNG
Dịch theo bản tiếng Pháp của Claude Poncet :
« Le Bébé »,
Paris, Aout 1995
MORAVIA, Alberto (1907-1990)
Viết truyện, tiểu luận và làm thơ. Tên thật là Alberto Pincherle, có lẽ Alberto Moravia là văn sĩ nổi danh nhất trong các nhà văn Ư đương thời. Sinh tại Rome, ông bước vào văn học và nổi tiếng rất sớm : tập thơ đầu (« Dicioto liriche ») ra đời ở tuổi 16, và quyển tiểu thuyết đầu tay (« Les Indifférents ») năm ông mới 19 tuổi, báo hiệu một sự nghiệp lâu dài, với nhiều giai đoạn. Mười hai năm đầu, bị đánh dấu bởi bệnh lao xương và chủ nghĩa phát xít, tác phẩm của ông biểu hiện một thế giới quan khá tiêu cực, một sự thận trọng bắt buộc ; cũng trong thời kỳ này, mối ác cảm của chính quyền buộc ông phải lánh nạn trong vùng phụ cận Rome. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và thành phần nông dân, rốt cuộc, mang lại một kinh nghiệm phong phú cho giai đoạn sau. Khi chủ nghĩa phát xít chấm dứt cùng với bệnh lao, tác phẩm của ông cũng đồng thời được giải thoát khỏi những hạn chế của quan điểm trí thức tư sản lúc trước. Ông viết về nơi chôn nhao cắt rốn của ḿnh với cặp mắt của một nông dân thành phố. Từ thập niên 1960, cùng với sự khám phá ra những chân trời mới, về địa dư (Liên Xô, Ấn Độ, Phi Châu...) cũng như về nghệ thuật (điện ảnh, kịch nghệ), người « nông dân của Rome » cũng thoát xác thành nhà văn hiện thực và mạnh bạo của thế giới hiện đại, với tài phân tích tâm lư sắc bén và một khuynh hướng triết lư đậm nét. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng. Giai đoạn đầu : « La Belle vie », « L'amant malheureux », « L'Épidémie », « L'Espérance »... Giai đoạn giữa : « Agostino », « La Désobéissance », « La Belle romaine », « Le Conformiste », « La Ciociara »... Giai đoạn sau : « Le Mépris », « L'Ennui », « L'Automate », « L'Attention », « L'Homme »...