CHUYỆN NỢ NẦN THẾ KỶ…

 

Từ đầu tháng 7, truyền thông Pháp rộn ràng chuyện Hy Lạp cùng các nhà tài trợ Âu châu, khiến nhớ một sáng ở Việt Nam, hàng chữ đỏ trên cửa kéo nhà đối diện dội vào mắt: Ty, mày vay phải trả

Đó là quan niệm của Đức, có vay phải trả, có luật phải tuân. Nhưng nói về nước này, Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đă từng chĩa ngón giữa lên trời, dấu hiệu thô tục đấy. V́ vậy trước khi họp với hội đồng chủ nợ, phải từ chức đi, chớ chú đă gọi họ là đám khủng bố th́ bố bảo cũng chẳng ai rỉ cho nước chú xu nào nữa. C̣n đối với dân tộc Socrate-Platon th́ chú là anh hùng, như tay lăng tử, cưỡi mô tô, sơ mi bỏ ngoài quần hay T-shirt, túi lủng lẳng trên vai, sọ không cần lược. Và giới truyền thông rất khoái.

Thủ tướng Alexis Tsipras mới lạ hơn nữa. Nhất là vợ dại trong nhà, nh́ là nhà dột, thứ ba nợ đ̣i, ấy vậy mà dù kế nghiệp một đám tiền nhiệm (dại) từng liều chơi kế toán khống, dù mái nhà Hy Lạp nước dột ào ào, dù nợ cao hơn cả Chúa Chổm, phải đi khất và xin thêm tiền, mà mặt mày cứ phơi phới như đi gặp gái. Chẳng biết chú có hiểu nợ… tổ tông từ 1932 đến nay là ǵ không, có hiểu hơn 320 tỉ ơ-rô là bao nhiêu không. Ban đầu cũng thương, tội nghiệp cái mặt non choẹt mới chấp chính nửa năm mà phải đối đầu với các cụ già gân về toàn những vấn đề hóc búa, nhưng thét cũng bực. Ai đời mọi người có vẻ căng thẳng th́ chú cứ phởn phơ, bước tới micàrô báo chí thảnh thơi điệu đàng như dân đóng phim chuyện nghiệp.

Dư luận

Và chuyện ǵ mà chẳng có phe binh phe chống. Phe ác cảm nói chẳng biết chú giở tṛ ǵ, muốn cái ǵ. Chú muốn tiền. Chú muốn xóa bớt nợ v́ trong túi chính phủ chú nắm chẳng có xu nào, và muốn thiên hạ cứ tiếp tục châm tiền vô nhà băng cho chú. Có người kể là dân Hy Lạp đổ thừa rằng nước họ vào ngơ cụt như ngày nay là tại cộng đồng Âu châu. Cũng hay, cái xứ ǵ mà địa bạ không có, luật lệ thuế má lạ lùng, mức thuế người nghèo tăng 337% trong khi nhà giàu chỉ tăng 9%, nhà thờ và giới đóng tàu lăn trên vàng, chẳng phải đóng xu thuế nào. Ông Onassis chồng sau của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Jacky Kennedy là một.

Thống kê th́ cứ tướng lên, lỗ nói lời, nhập nói xuất, chi nói thu… Cách sinh họat của đất nước này hơi bị lạ. Vậy nên cuối cùng, chấp nhận các đề nghị cho là “đau đớn” của Tsipras với các chủ nợ, có hứa là Viện thống kê sẽ độc lập. Sau 16 tiếng đàm phán dài ngoằng, mặt mày chú mới hết phởn phơ, cũng tội. Chẳng ǵ khổ nhục bằng khất nợ, xin tiền. Mà “nợ tổ tông”, cùng lắm là trước đây chú đă ít nhiều được hưởng mức lương tăng 126%, xài đă tay, rồi bây giờ phải khăn gói đi vào… hang cọp.

Vậy mà chú đă vụng về tổ chức trưng cầu dân ư mặc dù Tổng Pháp Hollande khuyên đừng. Rồi hí hửng với kết quả là KHÔNG xếp vế trước những đ̣i hỏi cải tổ do các chủ nợ vẽ voi, khiến vai tṛ Hollande gay go hơn. Hollande bảo Hăy giúp tớ để tớ giúp cậu.

Ấy vậy rồi mấy ngày sau, cũng chú, trước hăm dọa Grexit, lại chấp nhận các đề nghị đó, c̣n tệ hơn, và dân xứ chú biểu t́nh phản đối, bảo chú phản bội tiếng KHÔNG mà họ đă bầu. Người th́ nói ǵ th́ ǵ, cho ngă ngũ đi chớ mệt mỏi lắm rồi, và phải mang chút đỉnh chớ cấm về tay không. Trở cờ nhanh quá chủ nợ lại đâm nghi ngờ, bảo chú này là người không thể kiểm sóat, khó tin. Chữ TÍN trở nên mấu chốt cho cuộc đàm phán dông dài rối rắm. Khổng Tử th́ chữ Tín muôn đời xếp hạng 5, chứ chủ nợ Âu châu lúc này th́ hạng nhất.

Tại Pháp

Nghe chuyện kinh tế đă như vịt nghe sấm, kinh tế cộng thêm chính trị nữa th́ vịt vừa nghe sấm nghe mưa lẫn… nhạc Ráp. Khác với Ty, mày vay phải trả, th́ trường hợp ngoại lệ, nhà nước không những đ̣i xóa bớt nợ mà c̣n đ̣i mượn thêm để đối đầu với món vừa đáo hạn! Phe hữu Pháp th́ muốn cho Hy Lạp bước chân ra khỏi cộng đồng Âu châu, rằng Hy Lạp cần Âu châu chớ Âu châu đâu cần Hy Lạp. C̣n phe tả mà người năng nổ nhất là Tổng Hollande th́ nói Âu châu không thể thiếu Hy, rằng nếu bỏ Hy ra th́ cả Âu châu chao đảo, rằng không thể quan niệm Âu châu mà không có Hy. Bố biết tin ai. Bởi v́ ăn phô mai uống rượu vang hằng ngày nên miệng lưỡi ai cũng dẻo quẹo ăn nói hay ho, tự tin, lư sự, thuyết phục, đầy rẫy chi tiết hấp dẫn.

Ngay từ đầu Đức đă không muốn cho Hy Lạp vào, Pháp nhất định thuyết phục bằng được. Đầu têu vụ này là cựu Tổng Giscard d’Estaing, với quan niệm lăng mạn chỉ riêng Tây mới có, là chẳng lẽ để xứ sở của Plato… đá bóng giải hạng hai, chẳng lẽ để Plato ở pḥng chờ nhỏ xíu. Rồi bây giờ cụ không ở pḥng chờ mà bị tụt xuống hố sâu, bèn động năo đề nghị cụ ra ngoài dạo cảnh 5 năm, sau đó nếu dân cụ biết nghiêm chỉnh làm ăn th́ mở cửa mời cụ lại vào. Cựu Tổng Sarkozy th́ nói khi bỏ phiếu KHÔNG là Hy Lạp đă tự rút chân ra rồi. Về sau c̣n cho Tsipras là kẻ nói dối. Phần mợ Marine Le Pen th́ mỉa, hỏi có thể bỏ Hy Lạp ra không, mợ cười khẩy Ủa, tui tưởng là đời đời chớ ? Bởi mợ mà lên ngai th́ rút khỏi “cái h́nh thức làm mất độc lập tự chủ của nước Pháp” gọi là Cộng đồng Âu châu này ngay.

Hy Lạp

Về phương diện địa-chính trị th́ nhà bác Hy là cổng gác cho cả Âu châu, là ngơ duy nhất các anh Ả rập muốn sờ được chân các cô đầm th́ phải bước qua xác hai cụ Platon-Socrate. Bác Hy lại cạnh tranh ác liệt với bác Thổ, bên kia có ǵ th́ ḿnh có nấy hoặc hơn. Trong khi chỉ 11 triệu dân mà đứng thứ 3 trên thế giới (sau Tàu và Ấn Độ) về mức thiết bị quân sự. Mà mua của Pháp, Đức và Mỹ chớ ai. Vậy sao Đức vẫn cứng cựa, lại làm sẵn con đường chỉ lối ra cửa cho bác Hy? Bởi v́ ngoài nguyên lư Ty, mày vay phải trả, từ 2009 Hy Lạp bắt đầu muốn xét lại chuyện sắm vũ khí, chê chất lượng một số sản phẩm quân sự Đức, và chuyện trả tiền hơi trục trặc. Đức x́ khói. Thiên hạ cho rằng nếu Pháp ở địa vị Đức th́ cũng cư xử vậy thôi. Rồi thiên hạ chê là Đức được xóa nợ sau Thế chiến thứ 2, mà giờ nhất định làm khó Hy Lạp, nhưng có lẽ t́nh trạng kinh tế chính trị hồi đó và bây giờ rất khác. Bà Merkel bị quốc hội theo dơi từng bước, bà mà dễ dăi với Tsipras th́ dám… ăn đ̣n của đồng bào. Chà, chính trị luôn luôn nặng như ch́ mà sao ai cũng ham.

Người ta cho rằng thảm trạng của Hy Lạp là do lỗi lầm của các ông lớn tiền nhiệm muốn dân tin rằng vấn đề phát triển của họ có thể t́m vốn từ ngoại quốc nên cứ dối trá: sống vượt khả năng quá lâu, trên lưng người khác, làm sao không sập tiệm, làm sao trở đầu đây? Chỗ này xin mở cái ngoặc : lạ, mỗi ngày rút nhà băng được 60 ơ-rô, là một tháng 1800 ơ-rô (1 Euro=340,750 Drachme, c̣n yếu hơn tiền Việt nam), mà chẳng đủ xài sao ? Đời sống bên Tây đắt đỏ hơn nhiều, mà biết bao gia đ́nh Pháp lương ít hơn 1800 ? Thảo nào một nhà kinh tế nói: châm 85 tỉ Euros cho Hy Lạp tương đương châm 3000 tỉ cho Pháp.

Từ năm ngóai, Hy Lạp đă rao bán nhiều tài sản quốc gia, và anh Ba đă nhảy vô rồi, cựu Thủ tướng Antonis Samaras đă trải thám đỏ cho Li Keqiang để chờ hơn 6 tỉ euros đầu tư. Bây giờ các con nợ c̣n buộc Hy Lạp bán nhanh bán gấp cho ngày 15-7 này có 50 tỉ ! Kẹt chứ.

Nhiều người cho đây là sự sỉ nhục Hy Lạp, nhưng Hollande cho rằng nếu bỏ Hy Lạp ra khỏi khối Âu châu mới là sỉ nhục họ.

Chắc Tsipras đă thấm đ̣n hội chợ về chữ Tín, chắc hiểu “nợ tổ tông” là ǵ rồi. C̣n thêm nỗi lo phải gồng người thuyết phục dân chúng chịu khó vào khuôn vào phép và chịu đ̣n phe phản đối. Bà Merkel (trước vụ này được cộng đồng Âu châu ái mộ hơn Hollande), cũng phải ra sức trấn an dân Đức về “niềm tin hy Lạp” mới. Chỉ riêng Hollande mở cờ trong bụng. Điểm ông được tăng lên 28 thay v́ 23. Truyền thông cho rằng đây là chiến thắng cho ông về 2 mặt : ngọai giao quốc tế; và nội bộ th́ chưa bao giờ các kiểu phe tả cùng với phe Xanh, lại đồng ḷng tô điểm cho đóa hoa hồng Xă hội của ông đến vậy. Dù chưa đủ chiếu chăn cho ông tiếp tục nằm trong Điện Élysée năm 2017, nhưng cũng là chiếc gối cho ông áp đầu tủm tỉm.

Trong cuộc phỏng vấn thường lệ sau buổi diễu hành ngày Quốc khánh, về đề tài này, ông lặp lại như đă từng nói, rằng sẽ không tái tranh cử nếu số thất nghiệp không giảm, bởi v́ nếu không có kết quả tốt th́ làm sao dân Pháp đặt niềm tin vào tôi thêm 5 năm nữa. Nhưng cũng tḥng một câu… tự sướng Hy vọng các bạn biết rồi, là có những vị tổng thống cũng táo bạo như tôi… Và không quên khen Thủ tướng Valls một phát, gần nhất là diễn văn thuyết phục Quốc hội ủng hộ Hy Lạp. Bữa đó nh́n Valls mà muốn hụt hơi : lúc hùng hồn, thuyết phục, lúc có hơi thơ mềm mại, ngọt ngào, lúc có hơi hướm du dương êm ả… lại cũng là tinh thần lăng mạn kiểu Tây, khơi gợi ư thức và ḷng mẫn cảm của dân...

Về nhà với “tội” phản bội dân chúng, Thủ tướng Hy Lạp nói đường cùng th́ kư thỏa thuận chớ cũng chẳng tin tưởng, thành ra chuyện Tsipras sẽ c̣n nhiều tập…, nhà tôi sẽ c̣n dịp hễ thấy Tsipras xuất hiện th́ tặng quà cho bà Merkel bằng cách réo hoài : Tsiii, mày vay phải trả !

 

Xuân Sương

Tháng 7-2015