KHẤP TỐ NHƯ

DSC02131

(Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người xă Tiên Điền)

 

Nghe đâu mấy năm trước, sau khi bị ban giám khảo khảo, một cô thí sinh hoa hậu hỏi bạn: “Nguyễn Du là ai mà năm ngoái mấy thằng chả hỏi tao rồi, năm nay hỏi nữa hả mày?”. Bởi vậy nên năm ngoái rớt rồi, năm nay tiếp tục không đậu. Hèn chi trước khi nhắm mắt cụ Nguyễn có lư phân vân:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Là đúng rồi. Chưa ba trăm năm đă vậy, hơn ba trăm năm th́ c̣n ai biết cụ Tiên Điền là ṇi giống dân nào mà băn khoăn nhỏ lệ.

                               

                                                X

 

Nhớ miền trung t́m Nguyễn Du tôi khát


Sóng Nam Đài trằn trọc cát Thanh Hiên


Ngàn Hống thở hồng trần bay lục bát


Thúy Kiều ơi bầm nát gió Tiên Điền (*)

 

Thư cháu viết :

… Ở Huế dài ngày rất chán, nhất là nếu không có người thân. Vả lại, mộ cụ Tiên Điền th́ ở Hà Tĩnh (làng Tiên Điền  - Hà Tĩnh là quê của cụ), nơi này cách Huế khá xa (h́nh như khoảng 170-200km). Từ Huế đến đó, 5 dượng phải qua sông Bến Hải (vĩ tuyến 17 – cái “gai” của lịch sử VN cận đại – nguồn cảm hứng của ông Lam Phương trong “chuyến đ̣ vĩ tuyến”, nhưng chắc chắn cũng không c̣n h́nh ảnh “đ̣ em trong đêm khuya sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến” nữa hehehe), …  rồi phải qua đèo Ngang (dĩ nhiên sẽ không c̣n cái cảm giác “một mảnh t́nh riêng ta với ta” nữa).  Nói chung, cái đoạn “con đường cái quan” này có vẻ thê lương và đơn điệu. Mộ cụ Du đẹp, trang trọng, nhưng không c̣n phảng phất một chút “Kiều” nào, ngoại trừ cái cảm giác “trăm năm c̣n có ǵ đâu” (ô hô).

 

Cách thành phố Vinh khoảng 10 cây số, đường đến mộ cụ Nguyễn có nhiều bảng chỉ dẫn rơ ràng rất dễ t́m, giữa bao la xứ Đồng Cùng. Trước khi có cảm giác “trăm năm c̣n có ǵ đâu” du khách đă bước vào “Khu lưu niệm” có tường thành bao bọc, đảo mắt một ṿng nh́n toàn cảnh tinh tươm nghiêm chỉnh. Vào bên trong với bức tường thấp có cây cỏ cắt tiả công phu, du khách chiêm ngưỡng cụ Tiên Điền nho phong tao nhă trong bộ khăn đóng áo dài truyền thống, tay bút lông, thần thái uy nghi thanh thản dơi mắt ra xa. Tượng đồng cao 1m5 ngồi trên bệ cao 2m5 gắn chữ : “Đại thi hào Nguyễn Du, 1765-1820”. Hai trăm năm sau ngày chào đời, cụ được UNESCO tuyên dương Danh nhân Văn hoá Thế giới. Cũng từ đó, Bộ Văn hoá thông tin và tỉnh Hà tĩnh mới quan tâm nhiều đến việc bảo tồn di tích c̣n lại, thành lập khu lưu niệm này phục vụ khách tham quan và nhà nghiên cứu. 

Qua quăng sân rộng sau lưng cụ là ba căn nhà khang trang h́nh chữ U, gian giữa là bảo tàng di vật ḍng họ Nguyễn với bút tích của cụ cùng nhiều tài liệu và hiện vật liên quan đến cuộc đời cụ và ông cha, chú thích cả tiếng Anh. Nhờ sự  bảo quản của con cháu ḍng họ Nguyễn, những vật dụng mà chúng ta được chiêm ngưỡng hôm nay khó gây cảm tưởng là chúng thuộc về những người sống đă hơn 300 năm trước. Vừa bước vào cửa, chữ Tâm vàng trên nền bảng đỏ đă lồ lộ trước mắt. Chữ “Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” của Tố Như.  Căn bên phải là pḥng họp, bên trái là pḥng tiếp khách, thư viện, có dăy tủ sách hơn ngh́n cuốn, chủ yếu do cá nhân tặng, sách nghiên cứu Truyện Kiều hay viết về Nguyễn Du. Và cụ mặc áo trắng ngồi tủm tỉm, tay cầm sách.

Sau khi ban quản lư tiếp trà nước giải thích chi tiết Khu lưu niệm, chúng tôi được đưa đi dạo trong khu vườn rộng thênh thang, nhiều cây to, chậu kiểng, hàng rào  được cắt tỉa chăm chút, với nhiều di tích. Khu lưu niệm này nằm trong quần thể khu di tích họ Nguyễn trải dài trên địa bàn toàn xă Tiên Điền - một họ tộc lớn đă sinh sống ở đây trên 400 năm, nổi tiếng Trâm anh thế phiệt. Rải rác từ bờ nam sông Lam đến xứ Đồng Cùng này trên khoảng 20 héc ta,  khu di tích họ Nguyễn bao gồm cả đền thờ Nguyễn Huệ (không phải vua Quang Trung), Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Cũng như nhiều vùng khác thuở ấy, khu vực này đă từng rậm rạp, ao chuôm śnh lầy, vắng vẻ hoang vu, nhờ công lao ḍng họ Nguyễn khai phá, xây dựng mà nên. Nơi đây cụ Nguyễn Du đă viết bộ trường thi bất hủ để lại cho hậu thế, tiếp tục giúp con dân để xứ Đồng Cùng nay trở thành địa chỉ du lịch văn hoá lôi cuốn khách tham quan.

Riêng Khu lưu niệm Nguyễn Du, vườn rộng khoảng 2 héc ta, lối đi lát gạch, bà con cứ nhắc nhau coi chừng trượt chân v́ có rêu, là một “công viên” thanh tịnh thú vị. Du khách đến đây phần đông v́ yêu quư mến mộ nhà thơ tiền bối nên thong dong thả bước với ḷng thành kính, với  cái tâm thanh thoát nhẹ nhàng. Nghe nói cụ nội Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh trên thông thiên văn dưới rành địa lư, biết sẽ có ba con trai tạo được nghiệp lớn nên trồng ba cây Muỗm (xoài), Rói (bị băo đánh ngả không c̣n), và cây Nóng (Bồ Lỗ) để ba ông con cột ngựa. Cây Muỗm và cây Nóng vẫn c̣n hiên ngang đứng, nay khoảng 300 tuổi.

Trên lối đi này, đầu tiên gặp là nhà thờ Nguyễn Du do Hội Khai Trí Tiến Đức quyên góp xây dựng năm 1940 mà du khách thường vào, kính cẩn đốt vài nén nhang viếng cụ, bên ngoài cửa có bảng đá khắc “Địa linh nhơn kiệt”. Bên trong giản dị, bàn thờ bằng đá vôi, bàn nhỏ đặt bút nghiên và bức hoành “Hồng Sơn thế phả”. Đi tiếp thấy Đàn tế và bia đá cụ Nguyễn Quỳnh, cũng đă trùng tu lại nền và làm mái che, kiểu  ngói lạ và đẹp. Sau đó là hai nhà Tư văn : Tư văn 1 trước kia gọi là Văn Thánh, thờ Khổng Tử, cũng là nơi thờ “Đạo học” của huyện Nghi Xuân. Tư văn 2 nằm đối diện, là nơi tao nhân mặc khách đến b́nh thơ văn, mà phải là “Phượng tŕ long bảng” tức từ Tú tài trở lên mới được. Trong vườn cũng c̣n nguyên vẹn Khánh đá  và Bia Trường Ninh (tương truyền dân Tiên Điền không sống quá 53 tuổi, dân chúng đem lễ vật cúng chùa xin thọ hơn tuổi đó), liên quan đến ḍng họ.

Đặc biệt là Đ́nh làng chợ Trổ, được chuyển về năm 1965, hoàn toàn trống trải, ngoài cột kèo bằng gỗ mít trên 200 năm hăy c̣n vững chắc chưa bị mọt ăn. Mái hiên đỡ bằng những h́nh khắc mang tính cách thăng tiến cuộc đời. Ban đầu diễn tả cuộc sống c̣n thô sơ thôn dă, h́nh chạm khắc thú vật, cỏ cây. Giai đoạn sau là học tṛ kinh sử, để cuối cùng là cá hoá rồng, chứng tỏ cuộc sống đi lên nhờ học vấn.

 

Rồi đi thăm mộ Nguyễn Du đă được nhiều lần tôn tạo, cách đó chừng một cây số. Xe chạy đường làng qua cổng mang hàng chữ “Làng Văn hoá Tiên Điền” thấy thành tâm kính cẩn. Trước khi đi đă mua ít nhang đèn ở quầy cổng vào Khu lưu niệm, nơi cũng bán vài món quà nho nhỏ. Tới mộ mới thấy là dân ở đây không có máu kinh doanh, v́ mộ cụ Nguyễn có 3 cái chung mời rượu mà gần đấy tuyệt không có quán  hay cái sạp nhỏ nào, hay không được phép? Chị bạn có chai sâm banh đem về đám cưới “con gái” trong trại mồ côi do chị lập ra, nhưng dùng không được, chẳng phải v́ không nhằm “tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt”, cũng không phải sâm banh nên uống lạnh, mà chính v́ 3 cái chung hột mít th́ rót sâm banh sao được, đành thôi. Nhiều người mời cụ hút thuốc, đầu lọc hăy c̣n nằm trên các chân nhang. Cả nhóm đốt nhang và giữa trưa nắng gắt, nhà báo - nhà thơ Vũ Phán trang trọng ngâm một phần Văn tế thập loại chúng sinh tưởng niệm cụ Tiên Điền. Nghe mà nổi da gà. Chắc cụ cũng vui vui. Không ai khấp, nhưng ḷng nào ḷng chẳng thiết tha, cơi dương c̣n thế nữa là cơi âm…

Chúng tôi bái biệt cụ Tố Như, ḷng miên man nghĩ đến mấy câu thơ dân gian ca ngợi ḍng họ cụ :

  “Bao giờ ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.

Nhưng ngàn Hống vẫn bạt ngàn cây cối, sông Rum vẫn dạt dào nước chảy, chỉ có họ này hết quan v́ theo tiểu thuyết “Nguyễn Du” của Nguyễn Thế Quang (Hội nhà văn & Cty Phương Nam, 2010) th́ v́ không muốn con cháu mắc bịnh “c̣ng lưng”, cụ Nguyễn đă lập đàn xin tổ tiên xá tội, cho chuyển đổi long mạch để từ đó không con cháu nào ra làm quan nữa.  Chẳng rơ đây là dă hay chính sử. Dù sao, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du vẫn sống măi với thế gian, với người có chút quan tâm văn học nước nhà:

Đời nay đẹp gấp mấy lần thuở trước

Giở trang Kiều c̣n rung động ư thơ.

Thơ người măi sống cùng đất nước

Dù mai sau, dù có bao giờ…(**)

 

 

Xuân Sương

Paris Juillet, 2012

 

(*) Trần Mạnh Hảo

(**) Hoàng Trung Thông