LAO ĐỘNG LÀ TỰ DO…

Xuân Sương

 

Cracovie hay Krakov, Kraków, là thành phố cổ xưa nhất và quan trọng nhất của Ba Lan, có từ thế kỷ VII, từng là thủ đô, trước Varsovie. Với số dân chưa tới 800 ngh́n, nó là thành phố lớn thứ hai và thường được coi là trung tâm thực sự của xứ sở này với truyền thống và quá khứ huy hoàng cả ngh́n năm, cũng là tâm điểm văn hóa và khoa học. Nơi đây, Karol Wojtyla đă từng là Giám mục rồi Tổng giám mục của thành phố, trước khi thành Giáo hoàng Jean Paul II vào năm 1978. Cùng năm đó, Cracovie được Unesco ghi tên vào Di sản thế giới, rồi năm 2000 là Thủ đô Âu châu về văn hóa.

Thành phố trí tuệ là thế nhưng cũng là sân khấu bi thảm khó lường nhất vào những năm bị Đức chiếm đóng : từ 1939 đến 1945, 90% dân Do Thái đă bị Quốc xă sát hại. Các nhà sử học đưa ra con số tối thiểu là hơn 2 triệu sinh linh, nhưng chính xác kể cả những cái chết vô danh th́ tới hơn 4 triệu. Số người sống sót hiếm hoi lại khổ sở v́ cuộc tàn sát ngày 11-8-1945 và bị sách nhiễu dài dài sau đó. Hiện tại chỉ có khoảng mấy trăm người sống rải rác, cố ư không tụ họp thành cộng đồng như trước.



Trại Auschwitz

 

Chúng tôi bước qua cổng sắt mang hàng chữ “Lao động là tự do” bằng tiếng Đức, Arbeit macht frei, do Heinrich Himmler dựng lên ngày 27-4-1941. Đây là những từ tiêu biểu cho con đường thánh giá của tù nhân. Nhưng chỉ là bản sao, v́ chính bản đă từng bị một thanh niên tân-nazi đánh cắp năm 2009, và được lưu giữ trong viện bảo tàng sau khi t́m thấy lại.

arbeit

 

Nếu tiêu đề «Arbeit macht frei» đến từ quyển tiểu thuyết của Lorenz Diefenbach vào cuối thế kỷ 19 là một biểu tượng tốt đẹp, kể chuyện một tay chơi và một kẻ gian dối t́m được con đường chính trực nhờ làm việc đều đặn, th́ về sau giới cực hữu cố t́nh biến nó thành khẩu hiệu mang âm hưởng xấu xa độc ác, mà chính quyền Nazi không ngần ngại áp dụng tối đa.

Dừng chân trước dăy nhà biển số 24, cô hướng dẫn nói đây là nơi mà tù nam tốt, gương mẫu, được “hưởng ân huệ”, là được một số nữ tù “phục vụ”. Có người đặt câu hỏi không thể trả lời là lúc đó, tâm trạng nữ tù như thế nào, có sẵn ḷng an ủi bạn tù nam hay không. Ǵ th́ ǵ, tâm trạng con tù đâu phải là điều Nazi lưu ư.

Các dăy nhà gạch màu nâu đỏ, được xây dựng năm 1940 từ bàn tay những người tù Do Thái đầu tiên, chứa đựng những vật thể b́nh thường nhưng mang di tích tinh thần đau đớn bất thường nhất của nhân loại. Hằng hà va ly, giày, bàn chải răng, lược, bín tóc, mắt kíếng, hộp đựng xi đánh giày… nằm bên kia khung kính gây lạnh xương sống cho khách tham quan. Có thể thấy trước mắt những con người bị trấn lột các thứ thân quen ấy để bước vào pḥng ngạt hoặc áp lưng vào tường chờ đạn.

giay

 

Những tấm h́nh thân thể chỉ c̣n da bọc xương gây cho ḿnh cảm giác tội lỗi được no đủ. Cái bàn dài lạnh lùng với nhiều chiếc ghế nơi hỏi cung; mớ rơm khô chểnh mảng trên nền đất đă thường ẩm ướt v́ những cơn tiêu chảy của tù nhân; giường nhiều tầng; dăy bồn cầu cáu bẩn… Và ngoài những thứ đó, giữa hai dăy nhà số 10- 11 là bức tường được dựng lại, kỷ niệm “bức tường chết chóc” xưa kia, nơi tù nhân đứng chờ hứng đạn. Du khách trân trọng đặt lên mặt đất vài cánh hoa, vài ngọn đèn cầy…

Tấm h́nh 4 đứa trẻ từng làm vật hy sinh cho các thí nghiệm y khoa của tên bác sĩ Mengele, mệnh danh là “bác sĩ của thần chết”, 4 bộ xương trần truồng, lỏng nhỏng, trái ngược với nét mặt hồn nhiên h́nh như đang cười mỉm, vô tư nh́n du khách ái ngại ngắm nghía ḿnh. Trên 200 ngh́n bộ xương như vậy, chỉ 700 c̣n sống sót.

bontre

 

Buổi chiều, cơn mưa nhỏ lắc rắc lên khu trại, lên du khách bàng hoàng đi từ dăy nhà nọ sang dăy kia để chứng kiến những điều cho đến bấy giờ chỉ nghe qua sách vở hay phim ảnh. Muốn chụp h́nh cũng thấy dường như bất kính. Cứ như thấy mồn một những con người không c̣n là người nữa đang vật vựa giữa sống chết, bị sỉ nhục, đọa đày, cùng khổ…

Dưới thời nước Pháp bị Đức thống trị, ngày 27 tháng 3 năm 1942, chuyến tàu đầu tiên từ Pháp chở dân Do Thái đến Auschwitz này, để rồi họ chịu cùng số phận như bao tù nhân khác, không c̣n là con người, không c̣n tên họ, không c̣n tóc, chỉ có con số mang trên bộ áo quần sọc xám. Đó là một vết nhơ trong lịch sử của đất nước mang tiếng bao dung, rộng lượng và nhân quyền. V́ vậy tháng 7 năm 1995, Tổng thống Jacques Chirac can đảm nhắc lại thời đen tối đó dưới quyền Thống chế Pétain, thay mặt quốc gia công khai nhận trách nhiệm và nói lên lời hối lỗi. 74 chuyến tàu mang 76 ngh́n người Do Thái rời nước Pháp để không bao giờ trở lại, là một gánh nặng tinh thần mà Pháp không thể quên.

Đây là trại lớn nhất do Nazi xây cất, cũng là trại hoạt động lâu dài nhất. Nó đứng lâu được nhờ cách tổ chức kỹ thuật có hiệu quả công nghiệp, giúp Nazi hn thiện được nhiều cách thức tiêu diệt tù nhânBầu trời ở đây cũng xanh, mây vẫn trắng, buổi chiều vẫn mang nét đẹp u buồn. Nhưng trong không khí âm hưởng của tháng ngày tai ương dường như vẫn c̣n bảng lảng…

 

Trại Birkenau

 

Để đáp ứng nhu cầu, Himmler cho xây thêm trại Auschwitz 2 đủ chứa 100 000 tù nhân, là Birkenau, cách trại kia 4 cây số. Hẳn chúng ta đă ít nhiều thấy qua phim ảnh hay sách báo cách nhồi nhét tù nhân lên những toa tàu mà chuyến đi có khi kéo dài cả chục ngày, không vệ sinh, không ăn uống. Trại này được dựng lên với chủ đích tàn sát tù nhân.

Chiếc cổng và đường sắt, vật vô tri đă tiếp đón năm 1944 đoàn tàu đầu tiên chở dân Do Thái từ Hung Gia Lợi chạy vào, hiện vẫn sừng sững trong chiều. Nó có tên “cổng vào cửa chết”, bước qua khỏi nó, vào trong kia là coi như kết thúc một đời. Những dăy nhà gạch hay ngay cả bằng gỗ từng chứng kiến bao cuộc đời tiêu vong nay vẫn c̣n nguyên vẹn, như các trang sách mở thách thức độc giả ghé mắt nh́n qua. Ở đây, người ta đă tổ chức một cuộc tàn sát dân Do Thái Âu châu rất có hệ thống. Dăy bồn cầu tiêu là một tảng xi măng dài, khoét lỗ tṛn. H́nh ảnh gợi nhớ phim Danh Sách của Schindler: để tránh bị bắt đưa vào ḷ thiêu, một bé trai đă chui trốn vào một trong các lỗ tṛn ấy! Mỗi ngơ ngách, mỗi vật dụng đều hàm chứa bao nỗi niềm, nói lên bao tâm sự, kể lể bao bất hạnh đời người.

Các ḷ thiêu hay pḥng gaz ngạt, được xây sâu ở cuối trại, đă bị phá hủy vào tháng 11 năm 1944 để xóa sạch dấu vết diệt chủng. Tiếp theo là “cuộc diễu hành chết chóc” vào đầu năm sau của gần 60 ngh́n tù nhân bị đẩy đến các trại tập trung khác về phía tây, như Dachau hay Bergen-Belsen (nơi mà Anne Frank đă trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 15, và để lại cuốn nhật kư vang danh thế giới).`

Một tuần sau, quân đội Nga giải phóng nơi đây, lúng túng khó khăn t́m cách giải quyết số tù nhân c̣n lại, toàn người già và bệnh tật.

Phía bên ngoài trại, mùa này đồng lúa đang chín vàng và hoa dại vẫn vui vẻ đùa với gió chiều…

 

Khu Kazimierz



Lễ hội văn hóa Do Thái của Cracovie diễn ra ngay ở Kazimierz, cách thủ đô Varsovie chừng 120 km.

Nếu h́nh ảnh hai địa điểm trên không thay đổi nhiều và là nơi tưởng niệm, th́ khu Kazimierz (vốn là nơi một cộng đồng Do Thái quan trọng từ thế kỷ XVI từng sinh sống đến trước Thế chiến thứ II) đă hoàn toàn bị bỏ hoang suốt khoảng 50 năm sau khi Thế chiến thứ II chấm dứt. Nhờ cuốn phim độc đáoDanh Sách của Schindler do Steven Spielberg thực hiện tại chỗ, cả thành phố bừng sống dậy từ những năm 90. Một khu Do Thái không c̣n Do Thái nữa, nay là điểm lôi cuốn du khách tới tham quan, là khu sinh hoạt của nghệ sĩ và sinh viên.

Du khách đến nơi từng là phim trường và khám phá nhiều tiệm ăn nho nhỏ ấm cúng, cà phê rộn ràng, tiệm sách, hành lang nghệ thuật, cuộc sống về đêm… Cũng là một trong những nơi lưu niệm chính của cộng đồng Do Thái. Khu chợ nhỏ thân thiện buôn bán vật dụng làm quà, thực phẩm. Du khách trẻ ăn bánh ḿ thịt nướng, ngồi bệt xuống vỉa đường hân hoan thú vị…

stand an

Nằm về phía nam Kazimierz là ghetto do Quốc xă dựng lên từ tháng 3-1941, chất chồng khoảng 20 ngh́n dân Do Thái. Để tưởng nhớ, một nghệ sĩ đă đặt giữa quảng trường trung tâm nhiều chiếc ghế, mỗi ghế tượng trưng cho 1000 người bị nhốt tại đây trước khi bị đưa đến Auschwitz. http://www.diendan.org/sang-tac/lao-dong-la-tu-do../Tra%CC%A3i%20ta%CC%A3%CC%82p%20trung-5-D%C4%90_html_520944a3.png

Bảy nhà thờ đạo Do Thái ở Kazimierz phần lớn mở cho du khách hay dùng làm nơi triển lăm, chỉ có Remuh là nhà thờ cổ nhất thứ hai, xây vào năm 1556, là c̣n mở cho dân hành đạo. Vào đây, nam du khách được tặng Kippah màu rượu chát đặt trên đỉnh đầu. Trong khuôn viên là nghĩa trang xưa cổ nhất của Cracovie, và là một trong những nghĩa trang đầu tiên của châu Âu, ra đời từ năm 1535. Những ngôi mộ âm thầm đón nhận từ người viếng một vài viên sỏi, mỗi viên tượng trưng cho một đóa hoa. Đây là một trong những công tŕnh quư báu nhất của văn hóa Do Thái.

nghiatrang

*



Lịch sử đau buồn ấy dù đă sang trang, nhưng kỷ niệm vẫn c̣n nhức nhối. Nhiều tượng đài là dấu tích, quan trọng nhất là tượng đài những Người hùng của ghetto ở Varsovie, kỳ tích chiến đấu trong một chuyến đày ải của Nazi tháng 1 năm 1943 nhằm thanh toán bốn-năm chục ngh́n Do Thái.

Tại tượng đài này, trong chuyến công du Ba Lan đầu tiên của chính quyền Tây Đức, Thủ tướng Willy Brandt sau khi đặt ṿng hoa, đă lùi lại chiêm nghiệm vài giây rồi quỳ xuống bực thềm trước sự ngỡ ngàng của bao kư giả. Đó là ngày 7-12-1970, trong nghi lễ chính thức tưởng niệm dân Do Thái bị sát hại. Cử chỉ tượng trưng rất cao quư này dù gây nhiều tranh căi, năm sau đă mang lại cho ông giải Nobel ḥa b́nh, v́ nó biểu hiện sự ăn năn của người Đức đối với dân Do Thái, và cũng là bước quyết định trong sự ḥa giải giữa Đức với Ba Lan. H́nh ảnh này được ghi lại vào năm 2000 bằng một tấm bia gần đó.

Xuân Sương

Tháng 8-2015