NGƯỜI VIỆT BIỂN HỒ
Du khách
đi thăm Cao Miên thường đến Biển
Hồ. Ai cũng bảo mấy thuở mới đi và
chưa chắc sẽ đi lần nữa, chẳng lẽ
chỉ nghe qua sách vở. V́ vậy dù tour không có mục này,
du khách sẵn sàng trả 20 USD ngao du một chuyến, vào
giờ giấc trái khoái là sau bữa ăn trưa khi
đến Phnom Penh, và về kịp giờ trước khi
viếng hoàng cung cùng vài nơi khác.
Từ thủ đô đến bến sông khoảng nửa giờ. Vào thời điểm cháy da như vậy mà con nít đen trùi trũi như cột nhà cháy, quắt queo rắn rỏi như cây củi đước bềnh bồng trên sông nhiều ghe nhỏ đi vớt dọc theo bờ, nhốn nháo cạnh mép nước hoặc nhào lặn tắm táp cười đùa như dưới trời xuân. Dọc hai bên đường khu này là dăy nhà sàn, không, cḥi sàn th́ đúng hơn, lợp lá hoặc vách lá, lợp tôn hoặc vách tôn, cực kỳ sơ sài. Nhưng bên trong cái cḥi nhỏ xíu xiêu vẹo đó sống ít nhất năm bảy người. Thuyền trôi trên ḍng nước trộn phù sa vàng đục sền sệt như bột khuấy. Hai bên bờ là khu rừng rậm toàn cây nhỏ, không biết bên trong có cổ thụ hay không. Mùa nước nổi từ tháng 5 đến tháng 12, Biển Hồ tràn lan dâng ngập ngọn cây, cá tràn đầy rừng, lá cây cũng là một loại thức ăn cho chúng. Khi nước rút chúng định cư vào những hốc nước, bắt dễ dàng, có nhiều con cá lóc trên chục kư. Khu rừng này cũng là nơi người Việt sống quanh Biển Hồ chôn người chết. Mùa khô chôn ngay vào đất, mùa nước nổi th́ treo quan tài lên cây chờ nước xuống.
Trên sông, dập dềnh dăy nhà người Việt, người Chăm. Gần bờ sông có một nhà thờ, trường học và “sân banh” bao kín lưới. Tới nơi hồ gặp biển là 2 km, không c̣n băi bờ ǵ nữa, mênh mông những nước. Nơi đây cũng có nhiều dăy nhà người Việt, một nhà thờ và một trường học. Thuyền dừng lại nhà hàng duy nhất vô số thuyền con bao quanh, người lớn con nít lao nhao xin “ít đồng”. Trong 20 USD có mục nhà hàng dọn thức uống và tôm Biển Hồ, nhỏ nhưng rất thơm rất ngọt. Du khách ngồi nhâm nhi tôm uống bia lạnh trong bóng mát, ngoài kia dưới nắng chang chang bao cặp mắt nh́n lên hau háu. Không phải họ thèm tôm tép, lạ lùng ǵ với họ đâu. Nhưng họ chờ đợi. Đó là thói quen. Khó nuốt trôi, du khách bàn nhau mua ḿ gói tặng bà con. Phát thế nào cho ổn, ngay bây giờ hay để chủ nhà hàng sẽ chia cho họ? Có lẽ phát ngay cho bà con vui. Khi mấy thùng ḿ khui ra, dù đă yêu cầu cứ b́nh tĩnh v́ mọi người đều sẽ có, nhưng nhốn nháo đă bắt đầu. Làm sao b́nh tĩnh được. Hướng dẫn viên cảnh cáo coi chừng thiên hạ giành giật làm ḿnh té xuống sông như chơi. Người ta réo gọi khắp nơi, con chưa được nè cô chú. Đầu này vừa lănh xong là chèo thuyền ṿng đến đầu chưa phát. Rồi người ta ào lên sân nhà hàng. Ai cũng “chưa có”. Loạn. Trẻ con nhào vào chụp khi níu kéo làm thùng ḿ đổ. Những thân h́nh đen bóng, những cặp mắt lau láu quỳn quỵt. Vừa thương vừa buồn. Phía bên kia một du khách có vẻ kinh nghiệm, đă mua sẵn từ phố nhiều thùng ḿ, bị giành giật đến nỗi anh ta lẫy, cau có bỏ đi chỗ khác để mặc người nhà hàng chia tiếp. Hầu như không có đàn ông, chỉ toàn đàn bà, người già và con nít, rất nhiều con nít. Có chị hai con, một đứa gần hai tuổi và một đứa hai tháng, dưới mui ghe thấp lè tè chật hẹp che bằng ni lông của bao gạo, chiếc vơng nhỏ xíu đong đưa bé sơ sinh, đứa lớn nằm bên ngoài dưới nắng chang chang khắc nghiệt xứ Chùa tháp.
Có
khoảng trên dưới 6000 người Việt sinh
sống quanh Biển Hồ, con số không thể nào chính
xác. Từ thời vua Tự Đức cấm Thiên Chúa giáo,
phần đông chạy qua Cao Miên, ban đầu làm “bạn
biển”, tức nghề đánh cá thuê, từ 10 đến
70 tuổi đều thành thạo xẻ cá ướp muối
rất cực khổ. Chả thế mà có câu Biển
Hồ cực lắm ai ơi, trai thời bạn biển
gái thời tào kê. Qua nhiều thế hệ quen sống
lênh đênh, họ lập làng xóm trên mặt nước,
không ai có được mảnh đất trồng vài
cộng lúa. Vào những năm 70 dưới thời Lon Nol,
nạn cắp-duồn tàn ác đă xảy ra, xác
người ḿnh trôi từ ḍng Tông Lê Sáp-Mékong đổ
về, chính phủ Nam Việt Nam đă phải qua Cao miên chở
đồng bào hồi hương. Rồi những năm
sau lại đến Pol Pot tàn hại, thoát được
chúng là mừng, lo làm mà măi vẫn chẳng đủ ăn.
Từ thời mở ngơ du khách tới lui, ngoài nghề
đánh cá người Việt nơi đây kiêm thêm bán quà
bánh vặt. Thuyền con bám theo thuyền khách chào mời.
Chẳng màng mấy món quà này lại thấy tội
nghiệp nên khách thường cho chút tiền. Ḷng hảo
tâm đó vô t́nh tạo ra thói quen, biết là mỗi thứ 5
du khách từ Việt Nam qua, mỗi thứ 6 họ chèo
thuyền đến nhà hàng này chờ quà cáp. Kế
hoạch ăn xin thành h́nh, nhiều khi gây xáo trộn không ít
nên hướng dẫn viên thỉnh thoảng bị công an
Campuchia phạt v́ không quản lư được. Tuy
vậy giữa bao người nghèo thật sự, có
người đi xuồng máy - th́ đâu phải mạt
rệp cần đi xin? Nhưng bỏ món quà trên trời
rơi xuống chắc tiếc. Du khách chụp h́nh lia
lịa một phần của máu mủ rồng tiên. Nhà
nước Cao Miên cũng chẳng ngăn cấm hay giúp
đỡ ǵ, và đất nước ta chắc quên
bẵng rồi, họ tự bương chải mưu
sinh bằng cách nào có thể.
Tất cả trẻ con ở Biển Hồ đều nói được hai thứ tiếng Việt-Miên, nhưng không biết viết. Khu này “Trường học Việt Nam” do ông Vơ Văn Đầy tức Sáu Đầy sáng lập, có tất cả 190 em, lớp một, hai và bốn, do hai thầy dạy miễn phí. Hầu như chuyến tàu du khách nào cũng ghé thăm, và đó cũng là một nguồn lợi tức.
Phần 50 cái trứng Âu Cơ ấy sống vật vờ như những cây củi đước, ở xứ người chẳng ra sao mà về quê hương chẳng được. Có người bảo đón mỗi ngày thứ 6 đi chờ quà là thói quen xấu, cũng có người quay đi không dám nh́n những gương mặt nám nắng khắc khổ…Chẳng ai muốn nghèo. Chẳng ai muốn bị đời xua đuổi.
Thuyền ra về. Đi thăm hoàng cung lộng lẫy những khối vàng ṛng mà ḷng th́ đen ng̣m c̣n nổi trôi đâu ngoài bến nước…
Xuân Sương
Mars 2009