NHA TRANG NGÀY VỀ...
Hầu như bất kỳ ai cũng yêu thích Nha Trang. Chẳng những được Unesco xếp hạng là một trong 29 băi biển đẹp nhất thế giới, khí hậu trong lành thoáng mát, mà con người nơi đây cũng nằm trong số ít miền c̣n hiền hoà chơn chất. Bác sĩ Yersin đă từng tuyên bố sống ở Nha Trang có thể thọ thêm 10 năm. Giờ th́ chẳng tinh khiết như xưa, cứ cho là thêm 5 năm cũng tốt lắm rồi. Gái đẹp Nha Trang không thấy nhiều và chẳng mấy ai ăn diện trừ vài thành phần giới hạn, các cô chiêu đăi trong cà phê hoặc tiếp viên chào mời bia quán nhậu.
Nhiều người Việt hải ngoại từ lâu không về, thường phát thanh những điều “nghe nói rằng”…, như “băi biển Nha Trang đầy phân chó phân người”. Những vị này chắc quên béng lời tân trang bài Nối Ṿng Tay Lớn của Trịnh Công Sơn “Từ bắc vô Nam tay cầm cái cây, tay kia cầm sợi dây đi bắt con cầy...”. Cầy tơ cầy lăo đều đă cặp nách củ riềng tách tành tạch sau tháng 4-75 kéo dài đến những năm 80. Bây giờ dù quán Cờ Tây vẫn nhan nhăn nhưng trong nhiều gia đ́nh dân Mực-Vằn-Vện hết thời lao động cực lực vinh quang “dọn sạch” chất ǵ ǵ trẻ con thải ra. Thời buổi chó cao cấp, con Phốc con Pékinois, ngay cả Bulldog..., chỉ cần trời phe phẩy gió là bà chủ khoác áo choàng cho cô cậu cẩu, đèo trên “Mơ 2” hay chễm chệ xe hơi ra băi hóng mát. Rồi bà chủ tí toáy máy h́nh số, chớp nháy mỗi lần cục cưng ngúng nguẩy đuôi, lúc lắc đầu với ṿng dây chuyền hay cái nơ lung linh trên tóc. Thế th́ đố t́m thấy phân của nó, chắc chắn bà chủ đă dạy cẩu từ thuở bơ vơ mới về, đi lúc nào tại địa điểm nào, nếu không th́ thượng xe hơi hay Mơ 1 Mơ 2 sao được. Phân người lại càng là sản phẩm quư hiếm. Ngay Tây ba lô cũng không bừa băi cặn bă, bởi các quán dọc bờ ly nước ngon lành khoảng 1 đô, không uống nước cũng có thể tha hồ dùng pḥng vệ sinh, làm bậy ǵ được lúc nào cũng có người, sau 18 giờ là đèn rực rỡ - trừ phi có người tha thẩn … “ḿnh tôi trên băi khuya”. Mà thế th́ chỉ du khách điên điên ưa cho phần thực phẩm chế biến phiêu lưu với ma quỷ. Tóm lại băi Nha Trang vẫn “ là miền quê hương cát trắng”, chỉ khác là nhiều người nhận xét cát không trắng như xưa.
Giống khắp nơi, giá sinh hoạt Nha trang mỗi ngày một mắc mỏ và bất kỳ mặt tiền hay hẻm to hẻm nhỏ luôn luôn có xây cất sửa chữa, và cũng c̣n khối người bươi thùng rác. Nhà nhà càng lúc càng khang trang, nhiều đường phố lát gạch lại sạch sẽ, người dân biết lưu ư giới hạn khoảng vỉa hè được dùng. Nha Trang cũng là một trong những nơi hiếm hoi biết tôn trọng đèn xanh đỏ, dĩ nhiên quẹo ẩu vẫn c̣n. Lạ, quẹo mà lướt hướng bộ hành đi tới, sao không lướt sau lưng? Thấy xe hơi tấp vào hè, sao vẫn cố chen qua để bị tai nạn? Và sao xe to không biết coi xe nhỏ như đứa em nên nhường nhịn?
Với dự án phát triển cũng là cái hay và cái dở cho thành phố Nha trang. Đáng lo là môi trường thiên nhiên ảnh hưởng hiện tại và tương lai đang bị đe doạ trầm trọng. Các đảo hầu như đă được dân kinh doanh chiếu cố một cách nguy hiểm cả rồi. Ngồi đảo này nh́n thấy đảo kia thợ thuyền đang đập gơ xây cất. Nhà kiểu cọ cho du khách mọc lên như nấm trên đảo, dĩ nhiên kèm theo dịch vụ và phế thải. Nhiều nhà hàng mở dọc bờ biển lấn ra mép nước cả chục mét. Môi trường thiên nhiên bị tận dụng cho nhu cầu giải trí của người thừa tiền bạc và thế lực. Mặc các nhà nghiên cứu thế giới cảnh báo, mặc cho hậu quả tai hại mà thế hệ tương lai sẽ chịu, các nhà thầu làm ăn chỉ thấy trước mắt là tiền, các ông bà to nếu thấy ǵ khác hẳn đă biết hạn chế giấy phép. Khổ là thời nay mỗi lần bút sa không chỉ một con gà bị cứa cổ nên việc hạ bút luôn luôn hấp dẫn. Cứ điệu này th́ chẳng c̣n bao năm nữa Nha trang cũng sẽ chẳng c̣n không khí trong lành.
Thành phố thức dậy từ 3 giờ sáng, người ta đạp xe hay cuốc bộ ra biển tập thể dục, khí công, hít thở, tắm biển. Trễ lắm khoảng 6 giờ dân địa phương biến hết, về đi làm hay tránh nắng. Thú vị là chiều tan trường, từng nhóm trẻ tung tăng bơi như rái; nhiều gia đ́nh hoặc bạn bè trải khăn trên cát nhâm nhi ăn uống hưởng gió hiu hiu. Cảnh tượng thật an lành. Nhưng sẽ thú vị hơn nếu thiên hạ chịu ư thức dọn sạch phần rác của ḿnh thay v́ dọn qua loa hay vất bừa băi, để cho băi biển thực sự là băi biển. Hiện giờ nó chỉ sạch vào buổi sáng khi xe cào rác đi qua. Bán hàng rong trên băi bị cấm. Cấm mà không cấm, đúng ra người bán chơi cút bắt với nhân viên nhà nước. Mấy ngày đầu xe đậu ngay kè băi hốt gánh hàng. Từ từ lơi, người bán cứ bán mắt láo liên, tay sẵn sàng ôm ṿ ôm thúng, chân sẵn sàng chạy. Như vậy lệnh cấm chẳng nghiêm mà rất phiền rất khổ cho người buôn gánh bán bưng. Một chiều trên băi, con bé bán đậu phộng nấu mời mua. Th́ mua, mời nó cùng ăn cho vui, mắt đảo quanh nó nhón vài trái ơ hờ nói con ăn hoài chán lắm. Và nó thi hành mục Chuyện đời tự kể, đă ba đời từ bà ngoại đến giờ đều ngày ngày bưng rổ đậu phộng rểu khắp nơi. Nghe kiểu này mà động ḷng th́ sẽ phải khóc cho tám mươi lăm phần trăm dân số. Cuối cùng nó bày tỏ ước mơ “Con mong được thằng Tây nào lấy, con sẽ bảo lănh cả nhà đi qua đó cho đỡ khổ”. Nó không biết Tây cũng khối kẻ nghèo. Và cái nghèo bên Tây th́ cũng muôn vàn cơ cực. Cái chắc chắn sung sướng hơn là người ta biết trân trọng thiên nhiên, chẳng ai hăm he mà con nít cũng không ngắt một cái hoa công cộng, và nhà nước càng lúc càng t́m cách tạo khoảng xanh cho dân chúng.
Với đà phát triển siêu tốc chỉ nhắm vào kinh tế, luật đào thải tự nhiên sẽ đẩy những người nghèo khó cách xa thành phố, sẽ không c̣n cảnh buôn gánh bán bưng với giấc mơ lấy được thằng Tây - cũng như chẳng cần phù phép ǵ, cây cối lá hoa sẽ tất tần tật trở thành bê tông cốt sắt.
Xuân Sương
Mars 2009