ParisSaigon

 

Paris-Sài g̣n cách nhau 6 tiếng…

 

Sau đám cưới tôi vài tuần th́ Thầy phải vào bịnh viện B́nh Dân mổ, bướu bàng quang. Vào viện nuôi cha, tôi chưa ư thức là cha ḿnh đă cố vượt những cơn đau bí tiểu để vui cười tiếp khách.

 

May quá, bướu lành. Mổ xong, cha con tôi chờ nghe tiếng đánh rắm v́ bác sĩ và y tá cho đó là triệu chứng tốt sau khi giải phẫu. Chiều hôm sau nó đến, cha con tôi hoan hỉ trong khi các bịnh nhân khác vẫn c̣n chờ đợi. Một ông đi cầu, v́ tư thế ngồi cầu bệt khiến vết mổ nứt ra, ḷi ruột. Sợ quá, tôi mua cái bô, lượm gạch rải rác trong bịnh viện, t́m góc khuất kê lên cho Thầy ngồi thoải mái, đứng canh bên cạnh. Cơm th́, lạ, sao tôi c̣n h́nh dung gương mặt xanh xao của Thầy mà chẳng nhớ các bữa ăn. Cô tôi nấu đem vào hay ăn cơm bịnh viện? Chịu. Tối, tôi nằm từ đầu gối Thầy trở xuống, hai chân ḷi ra ngoài kê trên ghế.

 

Dạo đó trời hơi se lạnh, chiếc áo vét màu vàng thường trên vai nên cả bịnh nhân và người nuôi cùng khu gọi tôi là “cô áo vàng”. Ngoài chuyện sáng tạo bồn cầu ngồi, không biết cô áo vàng đă săn sóc thế nào mà khi về nhà, Thầy nói riêng với Mẹ  “Hơn ba mươi năm mới thấy nó có dịp tỏ ḷng hiếu thảo. Cả ngàn đứa chưa chắc t́m được một”. Mẹ xúc động lắm.

 

Hoan hỉ với niềm vui “hồi sinh”, mỗi lần tiểu Thầy thích ḍng nước rơi thẳng giữa bồn cầu, tiếng nước reo ồn ào bao lâu nay rất thiếu, đối với cha tôi như một chiến thắng huy hoàng, và thường nói như khoe rằng nước tiểu ra thông suốt mạnh mẽ. Điều này kéo dài được khoảng hai năm.

 

Rồi tôi đi Pháp. Về sau Thầy thường mệt. Đến lúc rặn vẫn không ra, qua bác sĩ T. cạnh nhà đặt ống dẫn tiểu. Thương Cu anh Cu em, cháu nội ngoại của Thầy Mẹ, tan học về vẫn kiên nhẫn đứng cầm ống nh́n từng giọt nước tiểu uể oải chảy ra th́ mừng, bảo thế nào cũng không chịu chạy đi chơi. Bác sĩ T.  rất giỏi nhưng ăn nói không ngọt ngào thường khiến bịnh nhân hoảng, như: Bịnh bác hết thuốc chữa rồi. Ông bác sĩ ngoài Bắc mới vào th́: Bác khỏe mạnh mà, ngoài 70 bác c̣n chiến đấu. Đúng vậy, năm 72 tuổi cha tôi chiến đấu với tử thần, phải vào Sài g̣n tái khám v́ bướu trở lại, càng lúc càng bí tiểu bàng quang đau thốn. Nhận được tin, không thấy giữa phố Paris quận 13 đông người qua lại, tôi đứng khựng giữa đường nước mắt trào ra, đặt tay lên đầu khấn : “Lạy Trời, con đứng giữa đường xin Trời cứu Thầy con tai qua nạn khỏi”.

 

Nghĩ một cách ngây thơ là có thể giữ cha ḿnh bằng t́nh yêu, về nhà tôi nói với chồng cho phép em cạo đầu cầu nguyện cho Thầy. Biết tôi rất thương cha, anh không trả lời ngay, c̣n nhớ mắt anh chớp lia bối rối. Suy nghĩ một đêm, sáng hôm sau anh giải thích rằng chuyện cạo đầu chỉ là cái cớ xă hội để chứng tỏ ḷng hiếu thảo, ví dụ … Ǵ ǵ nữa tôi quên. Nhưng hiểu là có nhỏ vợ đầu cạo trắng hếu cũng kỳ cục lắm, tôi không nhắc đến nữa. Hỏi thăm anh bạn bác sĩ, anh bảo đừng mua thuốc men ǵ v́ chắc chắn thuốc không chữa được. Chị bạn kể bà cô chị trong thời gian dài cứ la hét mỗi năm phút v́ đau đớn, đánh thức cả phố. Tôi lo sợ cha ḿnh cũng bị cùng cảnh ngộ.

 

Cũng may, bấy giờ chị tôi đă dọn vào Sài g̣n. Người ta mổ cho Thầy. Y tá gọi thân nhân, chị tôi tưởng bị ǵ, xỉu. Họ vội vàng cứu tỉnh, bảo chỉ là cầm cái mẫu đi pḥng khác xét nghiệm thôi. Nhưng chị tôi xỉu cũng đúng rồi, v́ lần này là bướu ác. Tuần sau, bác sĩ nói “Chị lo đưa cụ về quê, nó lan nhanh quá”. Anh rể tôi đưa Thầy đi. Thời 85 xe cộ rất cũ kỹ và khó khăn, chắc chắn đoạn đường Sài g̣n-Quảng Ngăi đối với người mới mổ lao đao dài vô tận. Tội Thầy tôi quá. Điều an ḷng duy nhất: cha ḿnh không bị đau đớn hành hạ. Về nhà, trong ba ngày Thầy tỉnh táo tiếp bạn bè bà con, bảo đem gia phả đọc cho nghe, thêm vào những chỗ thiếu. Cuối cùng bảo Mẹ “Bà lo mua quan tài đi”. Dĩ nhiên Mẹ càu nhàu, đang tỉnh táo sao ông nói ǵ bậy bạ. “Bà cứ nghe tui đi mà”. Và trong khi chị dâu tôi đi mua thuốc tiêm cho khỏe, Thầy bảo con Linh  “Giặt khăn cho nội lau mặt”. Lau vừa xong chiếc khăn rớt xuống. Mọi thứ bất động.

 

… Giữa khu đất trọc bao la cằn cỗi vài loại cây dại,  mọc lên một vơ đài xi măng khô khan, thô ráp, không một bóng người. Tôi và cô bạn đi ngang. Bỗng nhiên xuất hiện anh cùng quê Thu Xà đứng trên vơ đài gọi “Nè, ông cụ mất rồi đó nghe”. Tôi căi đâu có, có th́ tôi phải biết chớ. “Nhà giấu mày đó, ông cụ chết rồi”. Chợt có tiếng lao xao, tôi quay lại thấy bốn người mặc vét tông đen, cà vạt chỉnh tề mà đi chân trần, khiêng Thầy bận áo dài the khăn đóng, cũng chân trần. Họ bước trên tấm ván kê ba bậc cấp dẫn lên vơ đài, cứ tuột xuống, lại bước lên. Tôi vội chạy đến đỡ phần bụng Thầy, quát: phải khiêng ông cụ như vầy chớ! Rồi giật ḿnh dậy. Tôi lay chồng, khóc: “Thầy chết rồi”. Nhà tôi bảo tại em lo quá nên mơ vậy thôi, không tin em cứ ghi ngày tháng đi. Tôi bật đèn ghi chép.

 

Tuần sau được điện tín do anh rể gửi. Đến phiên tôi xỉu. Hơn hai tuần sau nhận được thư chị tôi: mua vé xe không được, Bốn về rất trễ, tang lễ đă từ buổi sáng. Sáng hôm sau 10 giờ lên đến mộ, Bốn khấn “Thầy cho con can đảm báo tin cho em”. Tôi dở chỗ ghi chép: thư viết cùng ngày, cơn mơ báo tin vào lúc 3 giờ 55 sáng. Chả là Paris-Sài g̣n cách nhau 6 tiếng…

 

Mất cha, tôi hằn học gọi các đấng tối cao… hạch sách tại sao.

 

Giờ, gần ba mươi năm sau, tôi vẫn không hiểu đă làm ǵ đáng được cha ḿnh rưng rưng đến thế, và vẫn mong ước hăo huyền phải chi cha mẹ ḿnh c̣n sống…

 

Xuân Sương

Paris-NT, avril 2009