Về Việt Nam

 

SINH HOẠT VIỆT NAM

 

 

Càng ngày càng nhiều người Việt ở xứ khác về quê, nhất là các cụ hưu. Sợ mùa lạnh Âu Mỹ, đi hưởng nắng ấm th́ quê hương là nơi lư tưởng nhất - dĩ nhiên không đề cập đến quan điểm chính trị.

 

Việt Nam được xem là một nước trẻ, năng động, số người làm việc là 40%. Trừ sinh hoạt tính cách gia đ́nh và công sở, hầu hết các dịch vụ như du lịch, nhà hàng, siêu thị, tiệm sách… toàn do thanh niên đảm nhiệm. Trước kia nhiều người ngạc nhiên than phiền sao thanh niên hỗn láo quá, nhưng bây giờ chuyện đó hầu như không c̣n, phần đông đều tử tế nhă nhặn. Với thời buổi kinh tế thị trường, nhân viên phải biết giữ nụ cười và cách đón khách và nói chung thiên hạ cũng học được cung cách xă giao.

 

Mốt các cô :

 

Mỗi lần về VN, lại khám phá ra các cô Sài g̣n có mốt khác nhau. Vào thời mới sau 75 th́ khắp nước bà ba quần đen, không nghèo nàn cũng cố làm vẻ nghèo nàn, nếu khác đi sẽ bị nhóm thanh niên tay mang băng đỏ xởn tóc cắt quần, cho là “không văn hóa”.

 

Sau đổi mới, vào những năm 90 th́ mọi người bắt đầu thở ra hỉ hả, lúc này con rồng Trung quốc thức dậy vẫy đuôi quẹt một cái sang Việt Nam, các cô vận toàn kiểu Tàu, áo xẩm la liệt vừa treo cửa hàng vừa nhởn nhơ bát phố. Bắt đầu thiên niên kỷ mới th́ phim bộ Đại Hàn tràn ngập màn ảnh nhỏ. Cả hai ba trăm tập, người ta xem mê man, thuộc làu cả rồi vẫn c̣n xem lại. Có phim Việt Nam nào lôi cuốn như vậy đâu. Nếu trước kia đi tiệm uốn tóc cho quăn th́ bây giờ các cô phải duỗi tóc thật thẳng dù tóc tự nhiên chẳng quắn, cật lực cho giống các cô trong phim. Một bà dặn con bên Pháp mua cho mẹ cây son “màu đỏ Đại Hàn”. Chỉ biết loại phim bộ này, nhiều người có dịp đi ngoại quốc và xem các phim chiếu rạp, ngạc nhiên ủa, Đại Hàn mà có phim hay vậy sao. Những năm đó phim ảnh xứ sở này lên ngôi, thường đứng đầu bảng các cuộc liên hoan phim Á châu và được các nước Âu Mỹ đánh giá rất cao. Ḿnh th́ chỉ nhập cảng loại rẻ tiền cốt đông khán giả, không chất lượng.

 

Mặc dầu sau đó phim Đại Hàn bị chê là sướt mướt quá, phim Tàu đánh đấm vui hơn, các cô cũng tiếp tục mốt áo yếm chỉ che phía trước, lưng ơ hờ tṛng tréo vài sợi dây, cùng lúc quần hở rốn phô bày cả lớp lót bên trong, trên hở dưới hở. Tóc nhuộm vàng hơn tài tử xi nê. Nhiều bà sồn sồn, mắt đen mũi tẹt mà tóc như râu ngô cháy. Nhưng mốt là mốt, cứ nhắm mắt chạy theo. Hiện giờ gần cuối năm 2008, các cô bận quần sóc hoặc váy thật ngắn, vừa khuất hai mông,  mang giày rất cao, gót rất nhọn, lộp cộp lộp cộp. Cho nên từ sau lưng khó phân biệt được gái VN hay ngoại quốc v́ phần đông con gái bây giờ cao ráo và tóc nâu hoặc tóc vàng đậm. Vài chục năm nay th́ khỏi nói thế nào là có hay vô văn hóa. Cũng chẳng biết văn hóa có hay không và cư trú chỗ nào. Ǵ chớ nhập cảng và thi hành cái “ngoài da” th́ chúng ta tương đối khá nhanh. May là chỉ một số cô số bà ăn xổi ở th́ kiểu này.

 

Lại có mốt các cô choai choai mang kính giăn tṛng, mang vào là mắt nở to như mắt nai, bất kể hậu quả, mà hiện tại báo chí lên tiếng là rất nguy hiểm v́ dễ bị nhiễm trùng và có thể bị mù. Thay v́ theo mốt  làm mắt to cho người khác nh́n, th́ ḿnh mở to mắt ra nh́n người khác, sẽ thấy cái ta khác họ. Bởi v́ đành rằng luôn luôn có ngoại lệ, nhưng phần lớn sinh viên hay các “nhà” nọ nhà kia của chúng ta ra ngoại quốc có tư cách rất đáng ngại, cứ tưởng ta là cái rốn của vũ trụ, là đỉnh cao trí tuệ lắm rồi. Khổ, mỗi lần ai ra khỏi nước là một cách “đại diện Việt Nam”!

 

Bệnh viện ngoại:

 

Ở Sài g̣n có bịnh viện Việt-Pháp, Hà nội có bịnh viện Việt-Đức. Người Việt nước ngoài về thường tin cậy vào các bịnh viện này. Bản thân người viết may mắn chưa có dịp cần đến, nhưng xin ghi ra đây những điều nghe được, toàn là tai nghe chớ không mắt thấy, và từ miệng những người bạn đáng tin cậy. Không b́nh luận:

 

Bịnh viện Việt-Pháp:

Anh bạn bay từ Pháp về, một bên hông bụng cứ đau buốt. Về nhà, bà con đưa vào bịnh viện Việt-Pháp. Bác sĩ Tây bảo phải mổ gấp (v́ bị ǵ ǵ đó), anh nói vậy th́ cho tôi về Pháp. Ông bác sĩ có vẻ dỗi : bộ anh không tin tưởng chúng tôi hả. Câu hỏi khiến anh  e ngại, chần chờ không quyết định. Một lát sau bác sĩ Việt Nam vào, hăy c̣n trẻ, xoa xoa nắn nắn, phán: chẳng có ǵ cả, chỉ là các bắp thịt căng thẳng khiến anh đau thôi, uống thuốc giảm đau vài hôm sẽ hết. Anh theo lời. Và bụng anh vẫn nguyên vẹn b́nh yên. 

Một ông Tây vợ Việt đau ǵ đó, vào khám bịnh, họ bắt mổ. Đè ông ra mổ và bắt ở đó ba tuần, tính tiền cả thảy 80000 euros (tám chục ngàn euros), v́ biết dân Tây có bảo hiểm xă hội cao. Ông xin về, họ nhất định không cho. Cuối cùng ông bạn (người kể chuyện này) bày bà vợ: thôi th́ phải dùng chước tay chân thôi. Chị biểu hai đứa cháu to xác của chị vào đem anh ra, nói dượng tao muốn chết th́ chết ở nhà, đứa nào ngăn cản th́ cứ thoi nó. Và gia đ́nh dùng chước ấy để “giải cứu” bịnh nhân.

Khi người viết bài này lấy làm lạ lùng kể câu chuyện trên cho một cô bạn nghe, cô bảo sao lạ vậy chị, cô giáo em ông chồng Tây bị (ǵ ǵ đó), vào khám xong vài giờ sau khỏe, họ cho ra về mà.

 

Bịnh viện Việt-Đức th́ nghe một trường hợp: trị hoài không hết, thân nhân đưa con bịnh về tính chờ chết ở nhà. Trong khi chưa chết th́ xài tạm bịnh viện Huế: gia đ́nh vui mừng tiết kiệm được bữa cơm cúng không biết bao nhiêu năm nữa!

 

Thiên hạ kháo nhau bác sĩ chuyên khoa giỏi th́ muốn có cái hẹn với họ phải chờ cả mấy tháng, ai chạy qua VN làm việc? có thể thỉnh thoảng họ qua dạy giúp 1 tuần là cùng. Cho nên suy ra bác sĩ trường kỳ kháng chiến ở VN là bác sĩ dở. Và trường hợp cùng hai ông Tây, ông thả ông giam, chỉ v́ khác nhau là một ông bị mổ có lư do nằm viện, nằm lâu ly th́ bịnh viện mới thâu vào nhiều... Ở tỉnh nhỏ th́ hỏi địa chỉ bác sĩ nào tốt, bạn bè không dám giới thiệu, nguyên văn nói là sợ trâu lành thành trâu què. Thường là thiên hạ tự chữa, mấy bịnh thông thường ho đàm cảm mạo cứ ra tiệm thuốc tây khai, người bán thoải mái “bốc thuốc”, có khi cả chục món, không trúng ngang cũng trúng dọc. Luôn luôn chỉ bán cho 2 ngày, kể cả trụ sinh, “ở đây nếu bán cho 5 ngày là bị chửi đó cô”.

 

Nhiều thứ lắm sẽ viết tiếp.