TẾT QUÊ
Gần ba mươi năm xa quê hương, tết năm nay tôi có dịp đón xuân tại quê nhà, lại là ở nhà quê, nơi mà hầu hết các tục lệ cổ truyền vẫn c̣n tương đối giữ ǵn trân trọng. Quê tôi vẫn được vinh dự mang danh “khỉ ho c̣ gáy”, vùng đất miền Trung khô khan cằn cỗi, nằm vào chỗ địa h́nh eo hẹp nhất trên bản đồ chữ S. Vậy mà bây giờ cũng phát triển không kém nơi nào. Từ lâu đă cóc cần khẩn khoản nhờ ông bưu điện wánh cái điện tín không bỏ dấu dễ hiểu nhầm vợ đẻ thành vỡ đê, không cần hổn hển cưỡi xe đạp hy vọng tới tận nơi b́nh an vô sự mà giữa đường nổ lốp phải h́ hục vá – giờ chỉ cần mấy ngón tay động đậy bấm bấm, hoặc leo lên Rim rồ ga cái ào là thanh thiên bạch nhật. Có cái mơi mới là xe hơi bắt đầu rộn ràng khắp phố, nhưng cũng sẽ rất nhanh chóng xếp vào hàng cổ tích thôi.
Những ngày gần tết không khí cực kỳ sinh động. Người đi làm vạn dặm đổ về, con cái đi sôi kinh nấu sử tận đâu đâu đổ về, tạo cho thành phố nhỏ “cách xa mặt trời” bộ mặt không những hớn hở náo nhiệt mà c̣n tất bật túi bụi, vội vội vàng vàng. Lẽ ra những ngày này trời phải cho 39 giờ mới bơ. Ai cũng thấy mỗi năm vào dịp này kiếm ra cái vé xe vé tàu khó hơn lên mặt trăng, vậy mà ai ai cũng cố về quê nửa ngồi nửa đứng như cá ṃi, mắt láo mày liên chỉ lo xe bị quá tải đuổi xuống khi gặp kiểm soát, về cho được dù chỉ vài ngày để thắp nén hương trên bàn thờ hay trên mộ ông bà cha mẹ, để đêm giao thừa canh nồi bánh chưng bánh tét với thân nhân, và để đảo một ṿng bà con bạn bè nói vài lời chúc tụng mà trong thâm tâm chẳng rơ nó có mang lại cái ǵ.
Ở đây dĩ nhiên chợ hoa không rầm rộ đa dạng như ở Sài g̣n, và đến chiều 29 vẫn ngại giùm người bán: chỉ một ngày nữa thôi mà c̣n nhiều từng ấy th́ làm sao bán cho hết, mà hoa th́ không ăn được, chẳng lẽ ôm hết về nhà th́ chẳng khác đại gia có đại tang. Té ra 3 ngày đầu năm dạo phố mới thấy nhà nào cũng có ít nhất một chân mai điệu hạnh, vài chậu cúc vàng rượm nhởn nhơ và vài chậu hồng đỏ như má môi con gái đang th́ chúm chím. Người ta hoặc bận bịu hoặc hy vọng giá hời hơn nên chỉ mua vào giờ phút cuối. Rẻ hơn năm ba ngàn vẫn là rẻ hơn. Trăm người bán vạn người mua, khéo lo ḅ trắng răng. Và nghe đâu nếu bán không hết, người ta không bỏ hư như nhiều năm trước, mà cắt bán hoa bó, giữ lại chân hoa nuôi tiếp. Có thế chứ! Chỗ này có cái ngoặc nho nhỏ nói về phong tục mỗi nơi: bên Pháp, cúc chỉ dùng đặt trên mộ trong tuần lễ Các Thánh (29/10 – 4/11), như lễ tảo mộ bên ḿnh, không ai chưng ở nhà. Có cặp bạn Pháp ngạc nhiên hỏi tại sao chưng hoa cúc ngày xuân, bí quá hóa liều, tôi trả lời: Mai đào và các loại hoa khác dành cho người sống, cúc dành riêng cho ông bà tổ tiên và thân nhân đă cưỡi hạc lên tiên. Cặp bạn Pháp lim dim gật gù thán phục : “Dân Việt Nam t́nh nghĩa quá. Chúng tôi học được rất nhiều”. Chuyện, đi cả mấy ngày đường rồi mà lị! Và trí thông minh c̣m cơi của tôi bỗng phọt nhanh như Thánh Gióng!
Sống xa quê hương, chỉ những gia đ́nh bước vào tuổi U80 mới c̣n giữ phong tục tết hầu như trọn vẹn, cúng kiến đầy đủ các ngày đầu năm cho con cháu biết tục lệ ông bà. Th́ giữ được tới đâu hay tới đó chớ chưa chắc đời sau đám hậu duệ c̣n quan tâm. Dân hâm hâm tre trẻ chưa hưu th́ sơ sơ tiềm tiệm, cuối năm rước ông bà về có khi bỏ đói v́ bận đi cày. Xa xứ chỉ biết rộn ràng theo người ta dịp Giáng Sinh và tết Tây, ḷng không khỏi nôn nao xao xuyến nếu không nói là buồn buồn nữa. Nên được chơi xuân ở quê nhà nhất là nhà quê, không những là thú vui đặc biệt mà c̣n là niềm xúc động vô biên. Vài ngày trước tết, bà con bạn bè hồ hởi biếu xén nhau, người mang đi dăm ba đ̣n bánh tét, kẻ mang lại khay bánh ngọt, vài hộp mứt tự tay ḿnh chế biến… Biếu cái đă, ngon dở tính sau. Khác với mâm ngũ quả trong Nam, ở đây không có các thứ trái cây ắt có là măng cầu, trái dừa, đu đủ và xoài - “cầu vừa đủ xài”, mà chẳng biết sao là đủ, thần thánh ông bà rất khó lường mức độ “tri túc” của con cháu để đáp ứng nhu cầu -, chỉ giản dị là nhiều hoa quả. Phố phường chợ búa tấp nập măi đến rất trễ chiều 30, sáng mồng một đă vắng hoe, tiệm tùng đóng cửa im ỉm, thỉnh thoảng vài chiếc gắn máy hoặc chiếc xe hơi thong thả đảo qua ngang phố. Cách thức đón xuân bây giờ dù cố ư giản dị bớt đi, ở thành phố nhỏ bà con vẫn giữ hầu như đầy đủ bộ lệ của 40-50 năm về trước. Những bao ĺ x́ vẫn c̣n thơm chất ngây thơ bởi trẻ con chưa biết đến sức nặng của “phong b́” người lớn. Chỉ thiếu tiếng pháo lắc cắc đ́ đùng nữa là mười phân vẹn mười.
Xa quê th́ chẳng biết ǵ đến chuyện xuất hành hay khai bút. Về đây cũng nghe lời bà con, đúng giao thừa 12 giờ đêm khai bút rồi xuất hành. Năm nay phải khai bút giờ tư và xuất hành hướng đông cũng giờ tư, từ 12 giờ khuya đến 2 giờ sáng, nếu không phải chờ đến 8 giờ sáng trở đi, các giờ ở giữa không tốt (theo lời… Nostradamus hàng xóm). Chẳng biết đúng sai nhưng cứ theo lời th́ cũng không thể nào lỗ lă. Trên phố nhiều người bày bàn cúng đón giao thừa. Quá 12 giờ, thanh niên lặng lẽ rào rào cưỡi ngựa sắt từ hướng đông ngược về sau khi đă chầu chực pháo bông từ 11 giờ đêm dưới thành cửa đông (eo ơi, xuất hành trái vận con chút chít rồi?). Ở đây cũng có cái ngoặc nho nhỏ mở ra là dân bên Tây b́nh thường chạy xe không bấm c̣i, nhưng đội bóng nào thắng dù là quả nho, và vào lúc giao thừa, là c̣i vang rền inh ỏi. Đúng là đông tây có khác. Đóng ngoặc. Cái rất thương là anh chị em nhân công vệ sinh vẫn phải đẩy đưa cây chổi trong bộ áo quần có mấy sọc lân tinh, mặc kệ ai ai quần áo xênh xang chơi tết. Cảnh sát giao thông đứng gác các ngă tư đường nhiều hơn thường lệ v́ giờ này không c̣n đèn đỏ nữa, tất cả nháy đèn vàng nên thiên hạ lượn lờ vượt ẩu nhắm chừng tùy hỷ. Và góp phần vào đấy là những người bán bong bóng với nhiều h́nh thù ngoạn mục, con chuột cưỡi cá ḱnh cười tươi rói, con heo đội măo mang hia tít mắt mũm mĩm, con gà đội chiếc mào đỏ rực như mũ trạng nguyên… (À, đám sinh vật này toàn đi xe hơi hoặc máy bay, v́ chẳng thấy đứa nào đội mũ bảo hiểm nhá!). Các phái đoàn này bất kể giờ giấc, người quét xong đường nọ đến đường kia, kẻ gác đường đến khi chẳng c̣n ai nữa, người mong bán ráng cái bóng bay kiếm thêm vài đồng lời cho bữa sáng mồng một tết…
Những ngày này ai ai cũng sống nhịp điệu khác thường. Sinh viên về quê có mục “họp lớp”, nhân dịp ba ngày xuân họp mặt để gặp lại bạn cũ đă mỗi người một nơi v́ việc học hay sinh kế. Cũng là dịp thù tạc chén chú chén anh. Nhà nhà rộn ràng kẻ vào người ra, kẻ tới người lui cười cười nói nói chúc tụng râm ran. (Việc tiếp ngay sau đó là đốt 3 cây nhang lên bàn thờ). Người ta vẫn kháo nhau tiếng chào cao hơn mâm cỗ mà, và lời nói không mất tiền mua mà. (Quanh năm có gây nhau như chó với mèo, mấy ngày xuân cũng giữ nét mặt tươi cười chào nhau vài tiếng. Có người bảo như vậy là giả dối, có người bảo vậy là phong tục hay, ǵ th́ ǵ cũng trọng nhau ba ngày tết và mọi giận hờn thù ghét xếp xó một bên). Đến đâu ít nhất cũng nhắp chén trà, ăn chút mứt, cắn ít hạt dưa hạt bí, hơn nữa th́ chén rượu nhâm nhi chả nem gị thủ, hơn nữa th́ bữa cơm thịnh soạn mà hầu như nhà nào cũng sẵn sàng bày ra thù tiếp bất kể giờ giấc… Cho nên tiếng “ăn” và “uống” là hai từ bị lạm dụng nhất. Có mệt mà vui, mà thân thương vô kể. Chẳng thế ông bà có câu :
Có đói cũng ngày tết
Có hết cũng ngày mùa
Cúng kiến sao mà nhiều! Cẩn thận th́ chiều 30 cúng rước ông bà, mồng một cúng chay, mồng hai cúng mặn, mồng ba hoặc mồng bốn cúng tiễn. Cúng hoài. Và khói nhang luôn luông phảng phất bàn thờ. Có loại nhang ṿng suốt ngày đêm sưởi ấm ông bà chễm chệ trên bàn thờ nh́n cháu chắc nội ngoại khoe và đếm tiền ĺ x́. Vậy mà hàng họ sáng mồng ba đă trở lại chợ buôn buôn bán bán và nhiều tiệm tùng đă bắt đầu mở cửa, tức họ chỉ nghỉ được hai ngày, trong hai ngày đó chẳng nghỉ ngơi ǵ v́ phải lo nấu nướng cúng bái thù tiếp người chết cũng như người sống…
Ở quê tôi, nếu muốn uống bia Dung Quất th́ gọi “cho chai bia gần”, uống bia Sài g̣n th́ gọi “cho chai bia xa”. Nói cho mà vẫn phải rút hầu bao cơ đấy. Giữa màu đỏ rực phố phường ngày tết, quê hương nghèo khó của tôi đang vươn lên ngang tầm với các thành phố khác.
Xuân Sương (Paris)
02-2008