THĂM BẢN GIỐC
Hôm chúng tôi lên thăm thác Bản Giốc, có cuộc họp quan trọng nào đó, có ông lớn nào đó tham dự, nên xe phải đậu lại từ xa hơn cây số, hành khách xuống đi bộ. Trời mát, đi dạo chút cũng rong chân khỏe người.
Trước khi đến thác, thấy cơ ngơi chùa Phật Tích Trúc Lâm c̣n đang hoàn thiện nằm trên ngọn đồi cao, sau lưng chùa có ngọn núi đỉnh nhọn h́nh kim tự tháp, vẻ rất uy nghi. Đây là ngôi chùa đầu tiên trên biên cương phía bắc, từ đây nh́n xuống thấy toàn cảnh thác.
Đường dốc thoai thoải, vừa thấy thác là cũng vừa thấy Trạm kiểm soát biên pḥng, bên ngoài có màn ảnh truyền h́nh rất lớn chiếu cảnh họp hành bên trong. Ngạc nhiên v́ chẳng biết cho ai xem, du khách chỉ hăm hở tới thác, mà dân chúng nào tới đó đứng giữa trời để xem tin tức giữa rừng ?
Chú hướng dẫn cho biết (cái điều ông Gu Gồ không biết) là vào mùa khô, thác chỉ có nước tầm từ 11g trưa đến 2g chiều, để bên ngoài cho du khách thăm viếng chụp h́nh, bên trong là làm thủy điện. Ngoài thời gian ấy nước được giữ lại v́ ít. Thảo nào chú cứ hối nhanh chân.
Qua khỏi cổng soát vé, từ xa đă nghe mấy con thác lớn nhỏ tṛ chuyện rộn ràng. Băng qua một quăng bờ băi, vài chiếc cầu nhỏ bắt qua ḍng nước nhỏ, cũng điệu. Điều lạ lùng là mấy dăy hàng quán lụp xụp lợp ny lông xanh đỏ, trên băi chiếu trải ngổn ngang. Quán chờ khách khát nước, chiếu chờ khách mỏi chân. Chẳng biết cơ quan nào quản lư, nhưng trông thật lôm côm luộm thuộm. Kiểu mạnh ai xí được chỗ nào th́ dựng lều, trải chiếu chỗ đó. Hay là một cách biểu diễn “có ta đây” cho khách nước lạ không luông tuồng xâm nhập? Có người đang rửa soong nồi ở b́a cầu nhỏ. Coi có vẻ giống đời sống an b́nh nơi thôn dă.
Nh́n qua bên kia bờ của “nước lạ”, v́ sát núi nên dốc, họ xây bậc cấp khang trang lịch sự, có cḥi canh. Ra dáng tươm tất hơn bên ḿnh nhiều.
Phần của mỗi bên
Ở thác lớn là thác chính, từ bên tay phải của người nh́n, có 2 ḍng suối đổ xuống, tới bụi cây to chính giữa, là thuộc về bên kia. Bụi cây này ngay giữa ḍng con sông bên dưới, nước trong veo liền một nhưng mang trong ḷng nỗi đục ngầu mấm mồng hai xứ sở.
Nghe đâu trước kia, đường biên giới nằm giữa dăy núi, nên Bản Giốc hoàn toàn của Việt Nam. Từ khi “vẽ lại” đường ranh th́ nó tiện chân tuột qua phía bên ḿnh, xuống tắm mát trong gịng Quây Sơn phát nguồn từ Quảng Tây xứ Tàu. Tổng chiều dài 89 km mà lững lờ trên địa phận Việt Nam đă 49km, nó ṿng vo rồi quay trở về Tàu nên họ ví nó như đứa con không muốn xa mẹ, và âu yếm ca ngợi là “con sông yêu nước”. Cũng may là nó chỉ dừng ở đó.
Thuyền chở du khách bên kia trông cũng khác, 7-8 cái, có vẻ tinh tươm, áo phao lủng lẳng màu cam nổi bật giữa màu núi rừng, đá, nước. Hai thuyền đang chở đầy khách. Trong khi thuyền nhà ḿnh chắc của tư nhân, cũng thuộc dạng nghèo, 2 cái, 1 cái đang chở vài ba khách, quyết chí để du khách tự bơi nếu chẳng may lăn ùm xuống nước.
Khó ḷng ép thuyền chạy thẳng một đường không lèo lách, v́ cũng c̣n tùy đá ẩn ḿnh bên dưới, nên được tự do lượn qua lượn lại, nghĩa là qua chút đỉnh phía bên kia của giữa ḍng sông, nhưng neo th́ thuyền ai bến nấy. Xâm lấn qua phải có… visa hoặc bị phạm tội chiếm cứ lănh thổ nước láng giềng.
Từ chỗ lùm cây ấy trở đi về phía trái người nh́n, là của Việt Nam. Cách con thác chính vài trăm mét là thác phụ chảy từ cao xuống không có đá ườn ra ngắt khúc, đẹp tuyệt. Ở đây ḍng nước thanh mănh hơn, đổ xuống thong dong hơn, du khách tới gần dễ hơn. Dù vậy âm thanh cũng cuồng nộ lắm, bọt tung tóe và tia nước bắn ra cũng mù mịt hăng say.
Đứng giữa trời đất mát mẻ mùa xuân, không nắng không mưa, nh́n nước trong veo thấy rơ từng hạt cát, nghe tiếng suối to suối nhỏ rầm ŕ giữa cây cối, núi non, đất đá, thật hùng vĩ, ngoạn mục đến cảm động. Việt Nam xem đây là thác đẹp nhất của ḿnh, Tàu xem là một trong mười thác đẹp nhất của họ.
Nhưng đừng tưởng họ chỉ có từng đó là ít hơn bên ta. Bởi v́ trên cao phía sau của khúc nh́n thấy, là có thác nằm phía bên kia ta không thấy được, không tới thăm được, không c̣n thuộc về ta nữa. Muốn lên thăm lại phải có visa.
Cũng nghe nói những ngày lễ hay cuối tuần, để chứng tỏ sức mạnh của họ đă nống ranh giới rộng ra thêm được một chút, họ khuyến khích dân chúng tới ngao du, miễn phí. Thành ra bên kia hầu như luôn luôn có khách, không tấp nập th́ cũng lai rai. (Với lại ít nhất là 2 tỉ 7 bàn chân, chỗ nào mà không có dấu !). Trong khi bên ḿnh mỗi vé 20 ngh́n đồng, dù chẳng là bao nhưng cũng là lệ phí. Mà cái ǵ có lệ phí thường vẫn là rào cản cho một số người. Lại phải có nhân viên bán vé, kiểm vé, có ngày vắng vẻ chừng vài ba chục khách th́ không biết có đáng không.
Trước khi đi nói với cháu “lên để đ̣i lại”, khi về nghe hỏi “có đ̣i được không”. Chỉ là lời đùa và dù Ḷng thật b́nh yên mà sao buồn thế… dù nghe đâu hồi đầu năm ông trưởng ban Biên giới Chính phủ có trấn an rằng không có chuyện Việt Nam đă để mất thác Bản Giốc cho Trung Quốc như nhiều người đánh giá. Họ viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 70 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam. Đáng tiếc là những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp- Thanh 1887, 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận làm căn cứ pháp lư duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.
Cũng nghe vậy th́ biết vậy thôi. Đời là một sự an ủi không ngừng.
Xuân Sương
5-2015