ThamHiemTayNguyen

 

“THÁM HIỂM” TÂY NGUYÊN

 

 

Chúng tôi khăn gói lên đường cùng bạn bè theo anh Già Làng của ḿnh thăm thú Tây Nguyên. Với chúng tôi là một ṿng “thám hiểm”, với anh là chuyến về thăm, hướng dẫn chúng tôi đến những nơi và gặp những con người rất đặc biệt. Và v́ vậy anh phải tốn hao năng lượng rất nhiều cho nhóm, từ lịch sử một cuộc đánh nhau hay lai lịch một bản làng, đến tên cây tên cỏ đều réo “Anh ơi…”. Anh là nhà văn, là con của rừng núi vùng này trong hai cuộc chiến, là người uy tín của dân tộc anh em.

 

Đi Pleiku th́ tự nhiên nhớ Bút Tre dí dỏm:

Anh đi công tác Pơ lây,

Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra…

 

Lần đầu lên đây nên ngạc nhiên thấy nó cũng rộn ràng nhà băng nhà hàng, cũng thênh thang đại lộ, khác với tưởng tượng trong đầu là năm ba phút đă về chốn cũChắc thời của bài hát này cũng khác, bây giờ th́ mọi miền đất nước người đâu lồ lộ quá nhiều, vùng nào cũng nghe giọng miền bắc, đa số.

 

Chúng tôi lên Pleiku mà không t́m em má đỏ môi hồng, bởi la cà chỉ một ngày rông t́m nhà Rông và nghe tŕnh diễn cồng chiêng rồi hôm sau trực chỉ Kontum. Trên đường, chúng tôi được ghé vào thăm Biển Hồ. …Không như bên Cao Miên Biển Hồ cực lắm ai ơi, trai thời bạn biển gái thời tào kê và nước đục vàng như bột khuấy, hồ ở đây nước trong xanh đứng im như đang chào cờ, là miệng núi lửa xưa, giờ chứa nước cho tỉnh Pleiku. Ai tới nơi cũng trầm trồ xuưt xoa bấm h́nh lia lịa. Tâm lư, hễ cứ được thả lỏng rong chơi th́ ḷng người rộng răi và phẳng lặng yên tịnh như mặt hồ, dễ dăi ngay cả với cái đáng trách, huống chi được đứng giữa thiên nhiên nên thơ thế này. Pleiku, Kontum là đất của hoa dă quỳ chen chúc vàng rực hai bên đường. Đất đỏ mầu mỡ nên lá th́ xanh mượt và hoa màu nào ra màu ấy, thấm thía đậm đà. 

 

Rồi lại leo lên xe. Tới Kontum trực chỉ tiệm cơm mang tên con sông lớn Đắk Bla. H́nh như du khách nào cũng đến tiệm cơm này. Chủ nhà sưu tập nào cung tên giáo mác, các kiểu gùi, mặt nạ, áo dân tộc, cồng chiêng…đủ thứ treo la liệt trên tường như viện bảo tàng. Về khách sạn nhận pḥng nghỉ ngơi chút đỉnh rồi đi thăm nhà thờ gỗ. Nhà thờ tọa lạc trên khu đất rộng răi, lác đác tượng Đức Mẹ hay các Thánh khắc từ thân cây.  Nhà thờ toàn gỗ, rất đẹp, rất thanh, xây từ năm 1913 gọi là Nhà thờ chánh ṭa. Đặc biệt cửa sổ không phải bằng kính màu cắt lắp mà là vẽ h́nh, nhiều cảnh dân giă thay v́ toàn h́nh ảnh đạo như trong hầu hết các nhà của Chúa. Rất giản dị và tân thời. Bên trong có treo thông tin bằng tiếng dân tộc. Rồi đi thăm Ṭa Giám Mục xây cất từ 1930, nơi đây có bảo tàng di tích văn hóa Ba Na, Sê Đăng, h́nh ảnh các vị cố đạo thừa sai đi truyền đạo, gọi là “rao giảng Tin Mừng” trên rừng núi Kontum vào những năm giữa cuối thế kỷ 19, để từ đó Kontum là xứ đạo mạnh mẽ nhất khu vực.

 

 

HÀNH TR̀NH… GIAN KHỔ:

Sáng sớm hôm sau trời mưa tầm tă, theo chương tŕnh là bầu đoàn 18 người chúng tôi sẽ vượt đèo vượt suối đi vào sâu vào bản làng, nơi chỉ c̣n 3 gia đ́nh sinh sống v́ họ nhất định không chịu dời ra gần thị trấn. Người nói không nên đi v́ trời mưa, nguy hiểm. Người nói cứ đi. Chúng tôi ăn sáng chờ mưa tạnh và chưa quyết định, cuối cùng trời c̣n lâm râm cả đoàn cũng khăn gói lên đường, trang bị gọn nhẹ nhất có thể. Nghe nói trời này ưu tiên cho vắt. Nó nhỏ như đầu to que tăm, màu nâu nâu, khi cảm thấy ngưa ngứa là có nó tới thăm và không nguy hiểm bằng vắt lá trên cây. Vắt lá cắn no rồi cũng không chịu tự động nhả ra như con đỉa, và chỗ bị nó cắn cứ chảy máu hoài khó cầm.

 

Phải đi th́ đi nhưng ban đầu ít ai phấn khởi, sợ trơn trợt, sợ vắt. Đi xe nhiều cây số rồi ngừng, nhường việc cho chân. Đầu tiên băng qua cầu treo vào nhà Rông gặp già làng. Già làng chưa già, bận áo như cán bộ nên không giống h́nh ảnh già làng ḿnh vẫn có trong đầu là áo thổ cẩm hoa văn, tóc tai trắng phau bời bời gió núi, và miệng chỉ c̣n lợi mà ngay cả lợi cũng e thẹn núp vào trong. Già làng chưa già này tóc tai ngắn gọn miệng rộng thênh thang, hàm răng chắc chắn kiểu cắn cái ǵ đứt phựt cái ấy, mặt mày phơi phới nói cười rổn rảng và đặc biệt sơi tiếng Kinh như người Kinh, thế mới kinh! (chả là già đă nhiều năm đi bộ đội). Bên thắt lưng trái già làng đeo cái dao phay dài cong cong chẳng khác anh chàng trong phim Dundee Crocodile. Dao này chém cỏ cỏ đứt, phập cổ cổ văng. Chụp h́nh. Ở đây được cô chị nuôi đi theo tiếp tế bánh chưng và bánh ḿ cá hộp hay phó mát Con ḅ cười rồi khăn gói lên đường. Trước khi đi đă cẩn thận bôi thuốc chống vắt, túm cột ống quần vào vớ, nhất định không cho vắt có chỗ tấn công. Trời vẫn mưa. Mỗi người một gậy chèo chống như Đức Chúa Trời vác thập giá bước thấp bước cao đoạn đường gian nan lên Đồi Sọ.

 

Đường đất, đă mưa và đang mưa th́ bùn lầy khỏi nói. Cố t́m chỗ nào ít nhăo nhất đặt chân vào. Rồi đến lúc đi vào con đường làng là lúc bắt đầu khó khăn, liêu xiêu. Có đoạn phải kéo mấy thân gỗ bên đường thả xuống suối để bước qua, vừa lên khỏi suối là vách bùn trơn trợt. Lớn nhỏ chục con suối. Nhiều đoạn rất dốc, hẹp, lá mủn trơn nằm chen với bùn. Bám. Bước. Ph́ pḥ. È ạch. Có đoạn tre đan chằng chịt trên đầu. Có đoạn toàn rừng non. Có đoạn tốt hơn th́ rẫy mía rẫy ḿ. Có đoạn phong cảnh tuyệt vời, chỉ tiếc trời vẫn lâm râm nên cố mà đi cho khỏi trợt chân, đường chỉ vừa một người nên không thể thỏa thích nhẩn nha ngắm phong cảnh núi rừng hoang sơ hùng . Thấy tổ ong, chú tài xế la lên : “Coi chừng đi tránh, đừng đụng trúng tổ ong là hết về”. Lại vậy nữa. Chúng tôi cố thu ḿnh bước qua khúc hẹp ấy, khiêm nhượng cách ǵ! Không một bóng người. Màu xanh cây lá ngút ngàn tươi rói. Khu này trước kia là rừng rậm, là nơi du kích ẩn ḿnh. Chẳng biết lúc đó tâm tư họ thế nào, cố tránh máy bay và chỉ một ḷng… wánh cho Mỹ cút ? C̣n đoàn du hành bây giờ cố tránh khỏi trượt chân và một ḷng mong mau đến bản. Kiểu này các cụ nhà ḿnh cho là khùng đây, chăn êm nệm ấm không chịu lại xông pha vào nơi đèo heo hút gió. Chụp h́nh.

 

V́ phần đông là các cụ U70 nên đoạn đường trung b́nh dân tộc đi chưa đầy 1 tiếng, dân khỏe b́nh thường 2 tiếng, th́ anh Già làng trưởng đoàn chúng tôi dự trù cho 4 tiếng. Là U80 nhưng anh phom phom dẫn đầu bỏ xa bè bạn sau lưng, tới trước chờ đón. Dù có nhiều người cũng… chụp ếch, ấy vậy mà giỏi quá, vừa tṛn thời gian dành cho dân khỏe là phái đoàn đă rồng rắn kẻ trước người sau gậy bị tới nơi. Như một đoàn quân đói khát mà ai cũng tươi tỉnh thở phào, hài ḷng chiến tích. Đúng là dân thành thị. Trời đă ngưng mưa mà mồ hôi vă ướt đầm đ́a từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới, trừ thân trên có áo mưa che. Leo lên nhà sàn bằng cầu thang là một thân cây, đục các bậc. Leo xuống th́ đi xà lui, nghĩa là tập tục không được quay lưng vào nhà. Thiên hạ bắt đầu kiểm tra coi có tên vắt nào ăn bám không. Cô bạn kư giả bị chiếu cố nhiều nhất v́ quay lại nhiều lần giúp đỡ các chị, máu rướm trên da trắng tươi. Rồi mọi người quây quần trong căn nhà sàn chừng hai mươi mét vuông, bên bếp lửa lúc nào cũng nhởn nhơ chẳng màng khách lạ quen hay trời mưa trời nắng. Chụp h́nh.

 

 

MỘT GIA Đ̀NH KHẢ ÁI:

 

Nhà nước có chương tŕnh di dời dân tộc ra ngoài để trồng cao su, gia đ́nh Bok Tơ người Ba na là một trong ba gia đ́nh cố ở ĺ. Căn nhà sàn trống trơn trừ bếp lửa có bắt ấm nước sôi để pha trà. Trời lạnh người lạnh,  nhắp miếng trà nóng thú vị vô biên. Chúng tôi chiếm cứ hết diện tích, nằm ngồi la liệt hay quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, hơ ống quần ướt, và… hít khói, khăn áo dắt phơi khắp nơi trên vách tre. Vợ chồng chủ nhà với sáu đứa con cách nhau chưa đầy hai tuổi vốn thiểu số lại thêm… thiểu số, lúm thúm nhường khách. Chụp h́nh. Lúc đó mới biết chị chủ nhà là người duy nhất hồi năy gần tới lán đă gặp, lang thang hái rau rừng về đăi khách. Cho nên trong bữa cơm nửa phố mang từ tỉnh vào, có thêm nửa quê ngoài rau rừng luộc là món lá khoai ḿ non giă nát, chiên với tỏi. Món đặc biệt hơn cả mà người thành phố có thể bắt chước là lá é, hành lá, ớt hiểm xanh, giă nát với muối, trời, nó vừa cay vừa thơm rất lạ, bắt cơm đáo để. Ś sụp, hít hà, khen. Quê mùa rừng rú cỡ nào cũng có đặc sản, cần ǵ cứ phải cao lương mỹ vị hay nem công chả phụng. C̣n vua, cho vua kinh qua món này th́ thế nào chả đ̣i ăn mỗi bữa.

 

Đói quá nên ai cũng say sưa món lạ núi rừng. Nh́n lại gia đ́nh chủ nhà th́ giật ḿnh : họ vẫn lặng lẽ từ chiều, sau khi trẻ nhỏ chơi đùa dưới sân lên đến giờ, lặng lẽ như không có. Chị chủ nhà vẫn ngồi bên bếp lửa, tư thế không thay đổi. Đứa con nhỏ nhất khoảng hai tuổi ngoan ngoăn ngồi chơi sát bếp, tưởng tượng dân thành phố không dám cho tới gần sợ bị bỏng. Sáu đứa nhỏ không nh́n bữa cơm của khách, không đ̣i ăn. Và khi khách xong, dọn lên phần họ th́ chúng nó ăn một cách từ tốn đàng hoàng, im ả. Không một tiếng la hét quấy phá, không tranh giành, không căi cọ, chỉ có tiếng cười rúc rích mắc cỡ khi thấy máy h́nh hướng tới. Phục quá. Thương quá. Chúng nó hiền lành như thiên nhiên chung quanh. Sau đó ba đứa khác ở  tận đâu đâu mới về, tất cả chín đứa con, cùng nhau thu lu trong góc. Khi ngủ, ba đứa nhỏ nhất nằm nghiêng cong người như tôm, trùm kín chung một cái chăn, rất im, không quẫy đạp nhau hay giành giật chiếc chăn.

 

Tiếp đến là uống rượu cần mà khi năy anh chủ nhà Bok Tơ đào từ nơi nào giữa rừng núi hoang vu, nói rất ngon “họ để dành cho ḿnh”. Đối với người “đồng bào” (bây giờ người dân tộc sống gần dân kinh không muốn gọi là dân-tộc nữa, thích gọi là đồng-bào, và nghe đâu cũng là chủ trương của nhà nước), sau một ngày lao động cực nhọc hết hơi, thức khuya tu rượu cần th́ cũng như đổ sinh lực vào, họ sinh động hoạt náo hẳn lên không c̣n mệt mỏi, và sáng hôm sau sẵn sàng dậy sớm ra đồng cày cục tiếp. Rồi cũng chẳng biết thanh niên với các Bok (Bác, tiếng Ba Na gọi đàn ông tỏ ḷng kính trọng) các (Mẹ) ở đâu lục tục kéo đến 7, 8 người. Họ kín đáo nhẹ nhàng tới nỗi t́nh cờ quay lại th́ họ đă ở đó rồi. Phái đoàn lần lượt rít cần dù có người không mang họ Lưu Linh, khen rất ngon, nó làm đầu óc lâng lâng sảng khoái. Chả thế mà dân tộc anh em thường bí tỉ có khi nhảy xuống sông chơi với Hà Bá quên về. Lúc này chị chủ nhà nhu nhă đoan trang vẫn im ĺm như hoa dại bèn sống dậy, say sưa nắm cần hít lia, mắt lim dim. Chụp h́nh. Rồi buổi văn nghệ bỏ túi Kinh-Thượng giao duyên diễn ra dưới ánh lửa bếp bập bùng và chiếc đèn chạy pin treo trên sà nhà đem vào từ phố (Chiếc đèn mà họ cầm giở ngửa giở nghiêng trầm trồ thích thú).

 

Đêm đă khuya, mọi người mỏi mệt ngả lưng trên túi ngủ đă ngáy o o, lại bật ngồi dậy gật gù nghe hát. “Phe ta” cô bạn kư giả thuộc rất nhiều bài, càng hát càng mùi, “phe địch” có anh chủ nhà giọng trầm buồn và một hát giọng rất thanh, cao vút. Chẳng hiểu ǵ nhưng thật cảm động.

 

Sáng hôm sau mới biết cuối cùng đám thanh niên để yên cho khách ngủ, ôm ghè rượu “sang nhà khác”. Nhà khác ở đây cách nhau ít nhất cũng bảy, tám cây số ! Và ban đêm chúng tôi cục cựa t́m thế nằm để thỏa hiệp với gió luồn dưới phên tre. Lại thỉnh thoảng giật ḿnh nghe tiếng lợn ủn ỉn hay chó sủa hoang bên dưới. Tuyệt cái là chờ mà muỗi bay giữa đường mỏi cánh, không tới tận đây. Sáng rất sớm chị chủ nhà đă thay đồ khác (ngoài trời ?), đang nhóm thêm củi cho lửa cháy bùng lên và đun nước mà thằng con vừa lấy từ con suối cạnh nhà. Thấy nước suối rồi, đục đục khả nghi. Mưa mà. Ly cà phê từ thành phố pha sẵn đậm đặc mang vào thơm lừng căn lán. Và tô ḿ ăn liền chưa bao giờ đậm đà ngon lành đến độ !

 

Xong bữa sáng là chuẩn bị khăn gói lên đường. Lại bôi thuốc ngừa vắt mặc dù không mưa. Lần này đi tiếp cho trọn ṿng tṛn để tới chỗ bỏ xe hôm qua. Đường ngắn hơn và dù có chút kinh nghiệm rồi nhưng đi lâu hơn, có đoạn dốc đứng, bùn dày, rất hẹp, hai bên có bụi gai. Té xuống nhọc nhằn lắm mới đứng lên nổi v́ kẻ trước người sau khó có thế đứng để kéo. Măi rồi cũng trở lại nhà Rông đầu tiên, nhưng không dừng lại ăn trưa ở đây như dự định nên lại băng ngược cầu treo, đi ăn… Cơm rẫy. Ngạc nhiên, trời ẩm ướt thế này, nhưng chắc cơm nương rẫy trên này có ǵ đặc biệt lắm. Xe chạy. Qua khỏi Cơm Rẫy, không, không phải như chúng tôi tưởng đâu, tên làng Kon Drey đấy, vào khu Măng Đen toàn đồi thông... chưa có mộ, chỉ có một số biệt thự mới tinh vắng tanh. Nghe nói tới đây người ta cho đất, với điều kiện phải xây nhà cùng kiểu, khu nghỉ mát thượng lưu mà. Xây nhà kiểu ǵ th́ dễ thôi, cái khó là làm sao diện kiến người ta để được cho đất. Phong cảnh hệt Đà Lạt mà buồn thiu, mỗi năm tám tháng trời mưa, lúc nào cũng ẩm lạnh. Đường sá rộng răi và các trụ sở khang trang hiện đại, tinh khôi. Chú tài ṿng vo t́m quán ăn quen nhưng không nhớ, trễ rồi, vào đại nhà hàng khu biệt thự mới. Chẳng ma nào. Khả nghi quá, bếp núc lạnh tanh th́ ngon lành nỗi ǵ. Vậy mà bé cái nhầm, món nào cũng tuyệt, và rau luộc đủ thứ xanh tươi ngọt lịm…Đôi giày lội bùn hôm qua và sáng nay ướt đẫm, nhiều anh phải bỏ ra đi chân trần trên nền nhà lạnh ngắt. Lạnh ḿnh. 

 

 

NHÀ MỒ:

 

Chúng tôi đi Sa Thầy xem khu nhà mồ. Theo Wikipedia tiếng Việt “Tháng 8 năm 1991, khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách ra thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum th́ huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kon Tum.

Đây là huyện miền núi, cực Nam tỉnh, có nhiều dự án thủy điện lớn nằm ven con sông Sê San như thủy điện Sê san III, thủy điện Ya Ly,  PleiKrong... Đây là huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam…

Huyện Sa Thầy phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía Đông Bắc giáp huyện Đắk Tô, phía Đông (từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp các huyện thị: huyện Đắk Hà và thị xă Kon Tum. Phía Nam huyện giáp với tỉnh Gia Lai , ranh giới là thượng nguồn sông Sê San. Phía Tây của huyện Sa Thầy là biên giới Việt nam-Camphuchia”.

Khu nhà mồ khoảng vài chục nấm nằm trên khoảng đất cạnh con sông cạn, nhiều cây to phủ bóng mát. Buổi chiều rất êm ả và nghĩa trang chẳng những không có vẻ buồn, lại c̣n giống chỗ… trưng bày nghệ thuật. Chụp h́nh. Bởi v́ mồ được bao chung quanh bằng các cây củi to hay gỗ khúc, bốn góc là bốn thân cây chạm trổ h́nh người. Có tượng khắc h́nh người ngồi co gối, hai tay ôm mặt như đang suy ngẫm sự đời, khác tượng Le Penseur của Rodin một chút; có tượng đứng, có tượng bận xà rông vẽ hoa văn, có mồ th́ tượng đàn bà bận váy, đàn ông đội mũ cát két nên ai cũng đóan ṃ là mồ dân Pháp. Trong mồ linh tinh chai lọ, chén bát, cái gùi… Mộ tân thời nhất từ năm 2007 có ghi tên và ngày sinh ngày chết trên thanh gỗ, bên trong có cả tivi. Mộ nào cũng có cái ghè. Qua bên kia lại càng cần uống, dân tộc dù là ma mà không có rượu th́ chẳng khác đi làm ruộng không có cây cuốc chiếc cày. Với lại cơi bên kia lạnh lắm. Thường là tùy hoàn cảnh, người nhà ngày hai bữa mang cơm lên mộ v́ họ cho rằng người kia chưa chết, vẫn đối xử như người c̣n sống và củi lửa vẫn đốt suốt ngày bằng những thân cây to. Sau hai ba năm người ta làm lễ “bỏ mă”, lúc này coi như người chết hoàn toàn về với thiên nhiên không c̣n dính dáng đến cơi trần này nữa và họ cũng hết cúng kiến viếng thăm. Và v́ quan niệm rằng cái ǵ đổ vỡ bên này th́ bên kia mới lành lặn, nên khi làm lễ bỏ mă người ta đập bể những của cải đặt trong mồ.

 

Về, trên đường gặp nhóm đàn ông đàn bà vác xẻng hay xách cái giống cái mâm to, anh già làng chúng tôi bảo đó là những người đi đăi vàng ở sông Kroong. Có vẻ vàng chẳng bao giờ đăi họ. 

 

NHÀ RÔNG, CỒNG CHIÊN

 

Wikipedia tiếng Việt:  “Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhă nhạc cung đ́nh Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này”.

 

Như đă nói trên, từ hôm mới lên Pleiku chúng tôi đă rông đi t́m thăm nhà Rông và nhóm cồng chiêng rồi, nhưng nhỏ. Ở Kontum được gặp nhóm cồng chiêng khác mà trưởng nhóm là người duy nhất biết “chỉnh chiêng”. Chụp h́nh. Được nghe giải thích là bộ chiêng thường 8 chiếc trở lên, cái nhỏ âm cao cái to âm thấp. Cái nào có u tṛn vồng lên ở giữa th́ gơ lên chỗ u đó, cái nào mặt phẳng không có u th́ gơ bên trong. Mua chiêng về, họ “dạy chiêng”,  nghĩa là dùng chiếc búa nhỏ đập nhẹ ṿng theo h́nh tṛn chiêng để điều chỉnh âm thanh theo ư muốn, khi đập bên ngoài khi đập bên trong để đạt độ âm thanh chính xác. Có một cái luôn luôn giữ chuẩn nhất để cái khác sai âm th́ biết mà theo. Sai âm tức là bị “bịnh”, th́ người ta “trị bịnh” cho nó bằng cách gơ chỉnh lại theo chiêng mẫu. Một khám phá thú vị là họ cũng ghi lại nhạc bằng các nốt đô rê mi fa sol la si… Và người chỉnh chiêng này đă gần 80 nhưng chưa t́m ra học tṛ nào khả dĩ cho ông có thể truyền nghề.

 

Tại phần đông nhà Rông thấy chăn chiếu trên kệ, ban đêm thanh niên theo tục lệ ra ngủ ở đó, có nơi có cả tivi. Phần nhiều đă xuống cấp, sàn bằng phên tre đă mục găy nhiều. Nghe nói bây giờ bọn trẻ chẳng tha thiết ǵ việc bảo tồn nhà Rông nữa. Nội việc nhà nước đẩy người dân tộc ra ngoài để trồng cao su th́ dần dà bản sắc của họ cũng sẽ chẳng c̣n, cuộc sống du canh du cư sẽ chấm dứt. C̣n lại là chờ xem họ có thích nghi lối sống gần phố hay không và kiếm sống bằng cách nào.

 

Điều đặc biệt là đi tới đâu gặp trẻ con tới đó, nhóm nào cũng xôm tụ vài chục đứa. Chả là nhà nào cũng tám chín đứa con. Thấy người lạ chúng túa ra xem, nhưng đứng từ xa. Rất ngoan hiền, được phát kẹo bánh chúng đứng chờ phiên ḿnh, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy hay giành giật ồn ào như vẫn thấy ở con nít người Kinh.

 

 

CON NGƯỜI HUYỀN THOẠI

 

Già làng chúng tôi trở lại Pleiku để dẫn đi thăm nữ chiến hữu xưa, một con người huyền thoại. Đường đi dù rộng răi nhưng chao ôi là ổ gà, ngồi xe mà như nhảy aérobic khỏi cần tập thể dục nhiêu khê. Lâu lắc rồi cũng tới, huyện Kong Chro. Được giải thích  mà chẳng nhớ hết, lại vẫn phải cầu cứu Wikipedia tiếng Việt: Kông Chro là huyện tách từ huyện cũ An Khê, tỉnh Gia Lai nằm cách trung tâm thị xă An Khê khoảng 30 km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Đắk Pơ, phía tây giáp huyện Mang Yang, phía nam giáp huyện Ia Pa, phía đông giáp tỉnh B́nh Định.

Đây là huyện có khí hậu khắc nghiệt đặc biệt là nguồn nước khan hiếm và khí hậu khô khan, người dân nơi đây trồng chủ yếu là cây mía và cây củ ḿ”.

Ở đây an nhàn, chó thảnh thơi nằm ngáy giữa ngả ba hay bên lề đường, mặc kệ đủ thứ xe và tiếng ồn lui tới. Biết số nhà nhưng hỏi tên đường th́ không ai biết, hỏi tên chị bạn đó th́ ngộ quá, ai cũng rành. Chưa đầy nửa năm già làng chúng tôi bây giờ trở lại mà t́m đường không ra v́ thay đổi quá. Toàn thể Việt Nam thay đổi mỗi ngày mà.  Không phải hẻm nhưng nhà chị nằm sâu bên trong, sau lưng nhà là gịng sông Đăk Bla, đang mùa mưa lụt nước lớn và đục. Rồi đây khu vườn xum xuê cây trái của chị sẽ bị khoắn vào nhiều thước để xây bờ kè và làm đường đi. Đúng là đi thăm em Pleiku má đỏ môi hồng mặc dù bây giờ em đă suưt soát 80 và má không c̣n đỏ môi không c̣n hồng nữa. Nhưng giọng hát vẫn trong veo truyền cảm, đọc không cần mang kính và tai vẫn nghe được lời th́ thầm. Nhất là gương mặt vẫn thanh tú, thân h́nh vẫn thon thả, lưng ngồi thẳng, cử chỉ dịu dàng. Chị chẳng khác người kinh ngoài tiếng nói vẫn c̣n lơ lớ, đánh dấu không chuẩn với tất cả duyên dáng Ba na. Chụp h́nh.

 

Chị từng trong đoàn văn công, cả làng chỉ một ḿnh chị được chọn v́ múa giỏi hát hay và nhan sắc. Rồi kết nghĩa trăm năm với một anh hùng. Gọi là trai tài gái sắc cũng được, là trai anh hùng gái thuyền quyên cũng được, hay trai tài gái tài, đều đúng cả. Một con trai. Rồi nghĩa tận khi chưa tới trăm năm, c̣n lại t́nh quư nhau như bạn. Chị đi bước nữa với một nhà  nhạc học người Hà nội. Thêm một con trai. Cùng nhau bỏ Hà nội về huyện Kong Chro hẻo lánh này, không lời từ biệt bạn bè. Măi mấy năm sau Già làng chúng tôi mới t́m ra, trách, chị hồn nhiên bảo “Ḿnh là người của rừng, muốn gặp th́ vào rừng mà t́m”. Nhưng bây giờ Kong Chro mặc dù vẫn rất… cho ro, nhưng không c̣n là rừng già ngày xưa nữa, phố xá thênh thang mọc lên, nhà đúc lợp tôn hay ngói, thi thoảng c̣n sót lại ít căn nhà sàn. Ở đây hầu hết là người Ba na, một ít dân kinh từ miền bắc chạy vào. Ra khỏi vài con đường chính là đường đất, nhào lên hụp xuống ngầy ngụa bùn là bùn.

 

Với chồng sau cùng sở thích và niềm đam mê, anh chị thường vào các bản làng xa xôi t́m ṭi và ghi lại những bản dân ca của mỗi sắc dân. Nhưng chưa được bao nhiêu th́ anh bị tai biến. Thằng con lớn đă bị thần kinh bại liệt từ lâu, ngồi xe lăn. Thằng con sau to lớn đẹp trai miệng mồm ḍn dă, đă ly dị về sống với anh chị. Hằng ngày chị bị xoay quần giữa ba người đàn ông đó, không rời chồng một bước, chăm sóc thằng con lớn, không vui lắm với thằng con sau…

 

Nhưng tất cả gánh nặng ấy không giết nổi bản chất hồn nhiên yêu đời, chị vẫn hát, vẫn nụ cười tươi tắn trên môi và vẫn ân cần niềm nở với mọi người. Chúng tôi đến thăm và chị tất bật giữa chuyện lo cho chồng từ vệ sinh đến ăn uống, lo t́m cho chúng tôi chỗ ăn ngon, tiệm cà phê khá. Là huyện nhỏ nên quán xá rất giới hạn. Chị như đứng trên ổ kiến, lăng xăng chạy chỗ nọ chỗ kia. Gặp được bạn cũ bạn mới khiến chị vui mừng cảm động lắm, xót ruột lo lắng người thành phố mà lặn lội tới tận nơi này hẳn là cực ghê người…, trong khi chính chúng tôi áy náy cho chị…  

 

Sáng hôm sau chị thoăn thoắt giữa bạn và chồng : chạy về lo cho anh rồi cố gắng tháp tùng dẫn chúng tôi đi thăm một số nhà Rông và khu nhà mồ. Lần này được thấy nhà Rông vẽ hoa văn trên tường tre đan bên ngoài với nhiều tượng nguyên vẹn bên trong. C̣n có kẻ dám khắc lên chiếc ṿ gỗ trang điểm bờ phân chia giữa nhà, vài tiếng Anh “I want love” nữa chứ. Muốn yêu ai th́ cứ. Mới nứt mắt đă cưới vợ được mà. Nhà rông  thường mái rất cao như h́nh lưỡi búa chĩa lên trời và không có chữ. Nhà rông có hoa văn này mái thấp như nhà thường, có chữ, dài gấp 4, 5 lần nhà rông cao.

 

Rồi từ giă, chị cầm tay măi không buông,  chúng tôi ứa nước mắt. Mới gặp lần đầu mà như đă quen biết từ thuở nào và không có khoảng thời gian xa cách. Chị đứng giữa nắng nh́n chúng tôi lên xe với ánh mắt tŕu mến lưu luyến, gửi theo nụ hôn gió. Xe chạy mà hồn tần ngần nán lại. Không biết tối đó trong khi chúng tôi vui vẻ ngồi chung nhau bữa ăn tối cuối cùng của chuyến thăm Tây Nguyên th́ ở nhà chị sẽ ra sao...

 

 

CHUYẾN VỀ

 

Sáng hôm sau chia tay, người ra Hà nội kẻ vào Saigon bằng máy bay. Chúng tôi đi xe ca về Nha Trang, chú tài cắc cớ lại t́m những chỗ đoạn trường mà đi, thay v́ chạy trên quốc lộ lại băng đường tỉnh xuyên qua Đắc Lắc. Cứ như ḿnh chưa hề trải qua mấy ngày trời lên đèo xuống dốc với nhiều đoạn đường đất bị nước mưa nước lũ xoáy ngoằn nghoèo sâu hoắm hay các ổ gà rộng như miệng cá voi lởm chởm răng cá sấu. Thôi th́ lại tiếp tục bị xe sàng sảy tưng lên hạ xuống. Chú thanh niên ngồi sau lưng liên tục xin tài xế bao ny lông. Qua đoạn đường nhà máy làm bột ḿ, mùi thum thủm như trẻ con làm bậy. Vậy mà bữa chuyến đi ḿnh nghi oan cho thằng bé con ngồi sau lưng là tác giả. Chẳng biết có ngắn hơn chút nào không mà chuyến về lâu hơn chuyến đi đúng một tiếng đồng gồ, là chưa kể chuyến đi dừng lại cơm nước lâu hơn. Mà thôi, c̣n nguyên vẹn về nhà là phước đức chưa tới số, hồi năy chú tài vượt làm sao mà bên kia cũng có một xe vượt lên. Thế là không hẹn mà hai xe cam nhông hai bên, hai xe car 16 chỗ ở giữa, nghĩa là trong tích tắc 4 chiếc xe cùng nằm ngang trên mặt đường chẳng rộng răi ǵ với tốc độ không giảm và mỗi xe cách nhau không quá gang tay. Bà con cùng hú vía! 

 

Ngang Ban mê thuột. Lại nhớ Bút Tre:

Anh đi công tác Buôn Mê

Thụt xong một cái lại về với em.

 

Chả là nói giọng Quảng Nam, thuột phát âm thành thụt, ai muốn nghĩ sao th́ nghĩ. Vùng này đă tham quan rồi, đă vào Buôn Đôn, nơi có A Ma Công nổi tiếng về phương thuốc tăng cường sinh lực, đă được cưỡi voi và chợt nhớ hai Bà Trưng mà thương. Voi bước trên đường thị trấn mà ngồi trên lưng nó như ngồi thuyền vượt thác thế này, th́ các cụ ngày xưa đánh đấm làm sao mà chịu nổi năm này tháng nọ.

 

Lần đi Buôn Mê đó chú hướng dẫn viên kể toàn truyền thuyết, sông nọ suối kia là nước mắt của cặp nào thương yêu nhau mà phải chia ly, núi này đồi nọ là do thần nào giận dữ vung tay một cái… Chuyến Pleiku, Kontum vừa rồi được biết được gặp toàn việc thật người thật có thể sờ mó được. Chuyến nào cũng mang màu sắc đặc thù, đừng có được voi đ̣i hai Bà Trưng - là câu học được bữa ở Pleiku từ miệng một nhà khảo cổ.

 

Ngồi cạnh trên xe ca là chị đồng hương, nói ở nhà con trai chỗ Cầu Dứa, ḿnh hỏi có gần chỗ siêu thị không, chị nói hổng biết siêu thị, suốt ngày chỉ ở nhà giữ cháu không hề bước đi đâu nên hổng biết đâu là đâu. Vậy mà di động reng liên tục và chị ráp bo cho con cháu là chưa tới đèo hoặc đă xuống đèo hoặc gần tới Thành… Chị tự động tâm sự với nụ cười chất phác âu yếm là đă lên Kontum 8 tháng nay nuôi cháu ngoại mới sinh, giờ về Nha Trang lo cho cháu nội đi học rồi năm sau sẽ lên Kontum nuôi tiếp cháu ngoại, sau đó lại về Nha Trang v́ con dâu tính sẽ sinh đứa nữa…

 

-         Sang năm là năm mẹr, kỵ tuổi nó chưa sinh, chờ năm th́n. C̣n con gái th́ đủ hai đứa rồi, hết dám sinh nữa.

-         Thí dụ nếu vẫn dính bầu th́ làm sao?

-         Th́ phải phá chị à. Ông bà sui của em chỉ có hai con gái, nhứt định muốn kiếm con trai. Bả có bầu ba tháng nhứt định giữ, nói có kiểm thảo cũng mặc kệ. Mà chỗ làm họ họp lại kiểm thảo chị à. Tại ổng có chức phận mà. Về nhà ổng nói với vợ ḿnh hổng làm gương th́ nói ai nghe. Cho nên phá. Từ đó cứ thấy chiêm bao hoài, thằng con trai chị à. Nó về hoài. Bả khóc hết nước mắt.

 

Tới Nha Trang, chị yêu cầu chú tài dừng ở chỗ Cầu Dứa.

-         Chỗ siêu thị hả chị.

-         Tui hổng biết siêu thị, chỗ ngă ba tẻ ra đường... Con tui hẹn đón ở đó.

-         Vậy hổng được đâu chị ơi, ngừng bậy bị phạt. Thôi chị về bến luôn đi, gần mà.

-         Ủa dẩy nê. Sao xe bít dừng tùm lum mà ḿnh dừng hổng được.

-         Hổng dám đâu, xe bít khác chị à.

 

Ḿnh thổi vào tai : Cứ nhờ dừng ở siêu thị, chị phôn cho con chị tới đó dễ hơn.- Dạ.

 

Mỗi một chuyến đi ḷng du khách thường tràn trề kỷ niệm. Về, đêm nằm cứ nhớ măi gia đ́nh đáng yêu của Bok Tơ, hai vợ chồng gương mặt hiền lành chơn chất và những đứa con ngoan hơn bất cứ đứa trẻ nào từng gặp ở thành thị, và người đàn bà huyền thoại Kong Chro giờ đă xa xôi… Ḿnh ở đây và chị suốt quăng đời c̣n lại vẫn ở đó cùng bao nhiêu lệ lụy đời thường với nụ cười đôn hậu - dù nơi ấy buổi chiều quanh năm mùa đông…

 

 

                                                                             Xuân Sương

                                                                             Paris-NT Nov. 2010