TUA GAI

 

Sau khi sắp xếp chỗ ngồi cho những  du khách cuối cùng trên chiếc xe ca chạy ḷng ṿng các khách sạn đường phố Hà nội, chàng trai trẻ giới thiệu bằng tiếng Anh, ḿnh là Gai của chuyến tham quan  Hoa Lư-Tam Cốc hôm nay.

Cười cười, chàng bảo nếu chàng nói tiếng Anh sai th́ thông cảm giùm v́ chàng chỉ học có 2 tháng thôi. Học một ngoại ngữ chỉ trong từng ấy thời gian, dù phát âm không chuẩn nhưng hiểu được, th́ cũng đáng phục. Và chàng  giới thiệu Hoa Lư là thủ đô xưa của Việt Nam, đi thăm trước, sau đó đi thuyền vào Tam cốc. Chiều về lại Hà nội.

Tới nơi, một đoàn rồng rắn xuống xe theo Gai qua ṿm cổng lớn xây về sau này, qua khỏi quảng trường rộng vào trong, chàng  nói  Đây là thủ đô xưa của Việt Nam, chỉ tay vào cổng rêu phong và khuôn viên thành quách. Ngắm nghía, chụp h́nh. Lại rắn rồng qua khỏi cổng, con đường lát gạch hai bên cây cối sum suê, ngăn nắp sạch sẽ dẫn sâu vào sân. Chia năm xẻ bảy ngắm nghía, chụp h́nh. Trong căn nhà trưng bày “Mô h́nh cố đô Hoa Lư”, một Gai Việt nói tiếng Pháp liếng thoắng  giải thích cho nhóm Tây rất bài bản, hỏi đâu trả lời đó, trúng trật chẳng ai kiểm chứng – nhưng mà miệng mồm tay chân có hoạt động.

Đền  

Gai ḿnh dẫn vào khu giữa, ngoài sân ngai vàng lộng lẫy, trong gian chính thờ Đinh Tiên Hoàng. Đành rằng ḿnh có chậm chân hơn thiên hạ để chớp “Mô h́nh cố đô Hoa Lư” và nghe ké Gai tiếng Tây giải thích vài câu, nhưng khi vào sân chính th́ thấy Gai nhà ḿnh lơ mơ một góc, du khách ngắm nghía ngai vàng, thay phiên nhau đứng bên cạnh cho máy bấm lia chia, cười tươi như sắp được phong vương, hoàng hậu.   

Tự nhủ : nếu chàng thực sự giảng  giải chút đỉnh về ông Hoàng đế cờ lau này, th́ lúc đó vẫn chưa xong, ḿnh vẫn chưa trễ. Hơi tiếc. Nếu du khách biết việc ông dẹp loạn 12 sứ quân để thống nhất đất nước;   việc có công mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ với phương bắc;  việc dám xưng Hoàng Đế như bên Tàu… th́ nhất ông rồi, thời đó khố vải cờ lau dựng nước mà lại dũng cảm !

Rồi Gai dẫn đến đền thờ Lê Đại Hành và Thái hậu Dương Vân Nga. Trên quăng đường ngắn vài ba trăm mét đó đă được dàn cảnh một người cầm bông lau đứng với con trâu. Đời trâu là phải hăng hái ra đồng, v́ chuyện của con người mà phải bận áo làm cảnh, nó nh́n người qua kẻ lại với cặp mắt to, buồn thiu. Thiên hạ thản nhiên đi qua, vài du khách ngoại quốc chụp h́nh chơi v́ thấy ngộ, nhưng dĩ nhiên  cóc hiểu ông kẹ đó làm tṛ ǵ với chú trâu ngơ ngác. Hơi tiếc.

Tới đền, mắt ai nấy ngắm. Người đứng ngoài, kẻ vào trong. Mờ mờ đèn đóm. Trong mấy cái tượng thờ đó, có một bà, đề tên hẳn hoi, ai đọc th́ đọc, muốn hiểu bà này là ai mà chễm chệ ở đây th́ hiểu. Nếu du khách biết bà làm hoàng hậu của ông vua vừa ngắm đền bên kia, ở đền này là vợ ông vua đang ngồi đây nữa, là hoàng hậu 2 đời vua,  cũng hiếm, với lời tiên tri của đạo sĩ  “Nín đi thôi nín đi thôi, Một vai gánh vác cả đôi sơn hà” th́ bà mới hết tật khóc đêm hồi c̣n nằm nôi, (tục  gọi là “khóc dạ đề”)chắc cũng thêm phần thú vị. Ǵ chớ chuyện đoán điềm giải mộng, tiên tri bấm độn, coi gị ngó cẳng, bói Kiều, bói Lục Vân Tiên… Âu Mỹ làm sao địch lại Á Châu [chớ đừng nói là họ c̣n chưa hề biết tới nhiều ngón trong số này].  Hơi tiếc. 

Đặc biệt lạ là có “Nơi thờ Khổng Tử”, chẳng biết đă có từ xưa hay sau này mới đổi nhân vật được thờ. Đă thấy ở đền Đô Đ́nh Bảng, nơi thờ  Lư Bát Đế (8 vị vua nhà Lư), treo “Lời dạy của Đức Khổng Tử”. Nhưng thời Đinh và Tiền Lê, có lẽ ông Khổng chưa cẳng trong cẳng ngoài vào nước Đại Cồ, và thời Lư có vẻ thích ông Phật hơn, vậy mà “Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lư, hiểu hết mới mong có nhân cách con người” ngày nay đă có mặt “tập thể” ở nhiều (mọi?) nơi thờ phượng.  Một sản phẩm phụ của Viện Khổng Tử đang âm thầm len lỏi trở lại vào tâm thức dân ḿnh chăng ?

Thành   

Riêng tổng thể địa h́nh hiểm trở Hoa Lư, chạy ṿng vèo kiểu ǵ cũng thấy núi đá chập chùng vây quanh bảo vệ, chẳng biết du khách ngoại quốc có lưu ư không nếu ḿnh không khơi gợi cho họ. Có khi họ mải nói chuyện với nhau ít nh́n ra ngoài, tưởng đồi núi “vậy vậy” thôi, cũng phí của trời nhà ḿnh tạo dựng. Hơi tiếc. Bởi nó ly kỳ, theo Wikipedia th́ gồm “… 2 ṿng thành nằm cạnh nhau và 1 vùng núi kề sát, 3 ṿng tạo thành h́nh giống số 80 hướng về phía đông…”, thảo nào ḿnh ṿng ṿng cứ như kiến ḅ miệng chén, đi đă xa mà cứ như dậm chân tại chỗ.

Đó là chưa kể sử viết các triều vua đă lợi dụng triệt để sự lợi hại của núi non và hệ thống sông hào, đă dựa theo địa h́nh tự nhiên, cho xây 10 đoạn tường thành nối liền các núi đá lại với nhau để dựng thành, mà theo Wikipedia : “Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đă đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công tŕnh pḥng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công tŕnh kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời…”. Hơi tiếc.

Giữa năm 2014, Hoa Lư nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, đă được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Thôi th́ tự an ủi: mấy cái này dám du khách nước ngoài  đă biết trên mạng rồi nên mới tới thăm.

Chớ để tŕnh bày bài bản linh tinh các thứ, phải học tiếng Anh lâu hơn 2 tháng, lại phải bắt mắt đọc sách vở… thánh hiền Wikipedia, như lời dạy Dân ta phải biết sử ta, Rủi mà không biết th́ tra Gu Gồ –, rồi lại c̣n phải bắt bộ nhớ làm việc ghi chép, chi cho cực ? Thôi, hy vọng toàn du khách lớ ngớ cả, cứ được rong chơi nh́n ngắm cái là lạ không có ở xứ họ là họ vui rồi. Mà cũng được đi, chớ phải giải thích ông vua Lê Long Đỉnh cũng lù lù đó với tước hiệu “Khai Minh Vương” th́ quả thật mỉa mai, nếu những điều đă học từ sử sách là đúng.  

Có Gai…

Hẳn là không phải Gai nào cũng vậy, như chuyến đi Hà Giang ḿnh đă may mắn được một tài xế kiêm Gai lễ độ, ư tứ, cẩn trọng, nhất là  biết nhiều thứ, có thể trả lời các thắc mắc, c̣n đ̣i ǵ hơn? Trong khi đó 4 du khách Pháp than phiền là Gai của họ “kín đáo” quá, hỏi ǵ mới trả lời nhát gừng, không th́ chỉ lặng lẽ đi riêng một bên. Lỗi của sếp tua : sao lại cử Gai nói tiếng Anh dẫn du khách Pháp? Nghe đâu Gai tiếng Pháp đắt gấp 3 lần Gai tiếng Anh. Vậy th́ lo học tiếng Pháp và sử địa Việt Nam đi các Gai ơi. Đă chẳng có thời sinh viên ra trường chỉ biết túi bụi học tiếng Anh chỉ để được làm bồi trong khách sạn Pullman ?

Nhưng nói chung rất nhiều người than Gai Việt Nam  không đủ kiến thức để giải thích sâu xa. Phần đông họ học thuộc ḷng những điều soạn sẵn. Lần đi Huế, Gai bận trả lời điện thoại th́ Gai nhí bán ảnh lưu niệm đi bên cạnh liền tiếp lời trơn tru bài bản khiến ai cũng tức cười. Gai Việt Nam lại nổi tiếng ưa kể chuyện tục, tưởng như vậy thiên hạ thích. Khổ cái du khách nước ngoài đi du lịch là để nghe thứ họ muốn biết kia, và khổ cái Gai nhà ḿnh bị hỏi cái ǵ ra ngoài một chút th́ thường ngọng.  C̣n nói chuyện cho họ cười th́ không phải chuyện tục trần trụi như ḿnh vẫn tưởng.

Có phải v́ vậy mà nhiều nhóm du khách có Gai riêng, người của họ ? Một thời báo chí đă kêu toáng lên dân ở đâu tới giành nghề của hướng dẫn viên du lịch nhà ḿnh. Nhưng chắc chắn là họ đi có chờ đợi, về có bàn tán, nên nếu Gai ḿnh không đáp ứng được nhu cầu của người ta, về ngôn ngữ lẫn kiến thức th́, một lần du lịch là tốn kém công của, tại sao họ phải chịu ?  

Đi đâu cũng thấy du khách Nga có hướng dẫn viên Nga lốp bốp, du khách Tàu có Tàu xí xô xí xà, trúng trật ǵ chẳng biết nhưng rơ ràng là họ loại hướng dẫn viên nhà ḿnh rồi. Tức, mà có trách họ được không ? Và ḿnh có dám làm ǵ thẳng tay chỉnh, chống chuyện đó không ?

Một chuyện ngộ nghĩnh nữa là trên chuyến về, tự nhiên có gia đ́nh Đại Hàn 4 người được leo lên, ngồi những ghế mà các cô Hà Lan hăy c̣n lạc đâu đó chưa trở lại. Bởi v́ Gai đi th́ đi, người nào đứng gần thấy th́ theo, chớ Gai cũng không kêu gọi mọi người, mà tay cũng chẳng cầm cái ǵ hay đội mũ ǵ cho thiên hạ dễ lần theo dấu vết. Có người phải phôn hỏi bạn để biết xe đang ở đâu.  Gai và tài xế bàn nhau : “Cứ cho họ ngồi đi, tới sau mặc kệ, trâu chậm uống nước đục”.

Bất măn giùm cho du khách Hà Lan, nói họ đă mua tua và chỗ của họ ngồi mà làm vậy lỡ họ cáu viết trên Facebook phê b́nh, th́ hại cho du lịch Việt Nam… Nghe vậy chú Gai cũng ái ngại nhưng chẳng biết làm sao v́ “công ty gửi, bảo cho mấy người này lên xe”.

Lát sau hai cô gái Hà Lan về, ngộ quá, nghe Gai sorry th́ vui vẻ đứng lom khom. Đúng là Cô Gái Hà Lan Cao, khỏe, thông minh và hơn thế nữa nhưng biết làm ǵ hơn? Thành ra có 2 loại du khách dễ tính, một là người mới tập tành du lịch, nói sao cũng nghe v́ ngại; một là đám trẻ ba lô. Chỉ có người ḥm hèm đi chưa ṃn gót, lại ḥm hèm đếm tuổi, là… ưa gây sự.

Chẳng chê trách ǵ chú Gai này, bởi cũng có điểm mừng là chắc nhu cầu du khách tham quan các nơi ấy rất cao, mà dịch vụ nhà ḿnh chưa kịp đào tạo Gai thuần thục. Nhưng nếu tŕnh độ văn hóa các Gai nói chung cao hơn, ít nhất phải rành những điểm tham quan ḿnh phụ trách, và tiếng Anh hay Pháp rành rẽ trôi chảy, với sự thù tiếp hợp lư để hy vọng người ta sẽ trở lại, th́ ngành du lịch ḿnh mới vững vàng – hơn là cái ǵ cũng qua loa phiên phiến cho là “Rồi nó về nước là quên”. Họ sẽ kể cho khắp thế giới nghe trên  Facebook, một cách tự nhiên thôi dù chẳng chê trách ǵ, ḿnh cũng lỗ.

Báo chí chẳng đă từng báo động mối nguy cơ về sự thiếu sáng tạo, thiếu tích cực của ngành du lịch, rằng chỉ 6% du khách “nghĩ là có thể” trở lại Việt Nam đó sao?

Hoặc may ra chẳng ai phê b́nh ǵ, chỉ có những người nhà ḿnh “ḥm hèm đếm tuổi” là ưa chỉ trích - như có lần một cậu giữ xe hỏi vặn khi một bà góp ư vệ sinh : - Cô về hưu rồi hả cô? - Ừ, mà sao cháu hỏi vậy? – Mấy bà về hưu ưa có ư kiến lắm!

 

Xuân Sương

Tháng 3-2015