AI SẼ LÀ TỔNG THỐNG

AI SẼ LÀ TỔNG THỐNG ?

 

Cuộc bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Xă hội Pháp ngày 16 tháng 10 vừa qua được phe hữu coi như «một bài học nên theo» cho lần bầu cử tổng thống năm 2017 tới. Đây là lần đầu tiên một chính đảng tiến hành bầu cử nội bộ và sơ bộ để chọn người đại diện, bởi không có sự đồng thuận trên một nhân vật nào đặc biệt.

Nhưng trên cả sự chiến thắng của một con người, việc bầu bán sơ bộ này là chỉ dấu chiến thắng của nền dân chủ. Cả tháng rồi, dân Pháp bị thu hút vào các cuộc tranh luận, người xem truyền h́nh về chủ đề này nhiều hơn cả số khán giả xem trận bóng đá giành vé tham dự giải Âu châu 2012. Đài truyền thanh Europe 1 điểm  danh 5 thành công nổi cộm của cuộc bầu cử sơ bộ : 1/ Động viên được gần 3 triệu cử tri trong ṿng hai (gấp đôi sự chờ đợi). 2/ Hấp dẫn được mọi phương tiện truyền thông. 3/ Tạo ra cảm nghĩ đánh bại Sarkozy là sứ mạng khẩn thiết của ứng cử viên được chọn. 4/ Kết quả hiển nhiên không thể chối căi. 5/ Phương thức tân kỳ, hạp cho cả phe tả lẫn phe hữu.

Về điểm 4, người ta nhớ lại những lộn xộn trong việc kiểm phiếu tại Đại hội đảng Xă hội ở Reims năm 2008 khi bầu chọn Ségolène Royal hay Martine Aubry vào ghế bí thư thứ nhất. Lần này các nhóm thuộc phe Aubry kiểm soát kỹ gần 150 pḥng phiếu mà không có lời chỉ trích nào. Đảng đă trang bị bút điện tử cho việc soạn thảo biên bản nhằm đưa kết quả lên nhanh chóng, c̣n các ứng cử viên th́ lưu ư hơn đến những pḥng phiếu đáng  nghi ngờ.  

Bây giờ rơ ràng là François Hollande sẽ đối đầu trực tiếp với Nicolas Sarkozy -- đại diện duy nhất của UMP -- nên phe hữu vạch lá t́m sâu hết cỡ. Nhiều người cho rằng tổng thống măn nhiệm không t́m đâu ra đối thủ lư tưởng hơn. Dù  Hollande đă thắng đậm (56,7% chống 43,62% cho Martine Aubry), Jean-Francois Copé, tổng thư kư đảng UMP vẫn mỉa mai rằng với sự dồn phiếu của bên Ségolène Royal lẫn Arnaud Montebourg, lẽ ra Hollande phải được ít nhất 65-70%.

Phe hữu phê b́nh rằng trong t́nh trạng khủng hoảng toàn cầu hiện nay, dân chúng chờ đợi một câu trả lời thật chính xác, nhưng Hollande có vẻ như «chưa đo lường nổi những thách thức của tương lai». Hoặc : làm sao ông ta dám nghĩ có đủ khả năng nắm quyền tối cao trong khi chưa bao giờ làm bộ trưởng ? Và tuy bị chỉ trích là nhu nhược, không cá tính, không có đường lối rơ ràng…, François Hollande cũng đă giật được kết quả khả quan tại nhiều nơi có truyền thống bầu cho phe hữu, nhất là ở những vùng nông nghiệp. Có người c̣n tiếc sự thất bại của Martine Aubry, bởi bà là đối thủ dễ đánh gục hơn do chủ trương «khép kín»; mặt khác, bản tánh «hung hăn» của bà sẽ dẫn đến thất bại khi phải tranh luận với một người láu cá như Sarkozy. Trái lại, Hollande tuy thuộc loại… lụt lịt, nhưng dai nhách khó nuốt.

Dù sao, không khí tranh cử đă bắt đầu. Cả tháng nay đảng Xă hội liên tiếp chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông một cách ngoạn mục. Nhiều đài truyền h́nh liên tục phát sóng trực tiếp các cuộc tranh luận sôi nổi gồm nhiều thành phần (giáo sư, kư giả, sử gia hay nhân vật chính quyền), và luôn luôn với số đại diện tả hữu tương đương (ví dụ có 6 người th́ ngồi 3 bàn, mỗi bàn 1 tả 1 hữu). Khán thính giả chỉ sợ họ… tát tai nhau. Dân Tây ăn nói trôi chảy rào rào, nghe lư sự chí choé rất thú vị. 

Hai ngày sau khi François Hollande thành ứng cử viên chính thức của đảng Xă hội, đảng của tổng thống đă tổ chức nghị hội, soi kính lúp vào từng điểm của chương tŕnh tranh cử của đối phương. Truyền thanh suốt ngày rổn rảng b́nh luận. Những điểm chính của Hollande bị công kích :

Tăng thu nhập thuế bằng cách bỏ 50 tỉ trên 70 tỉ euros miễn trừ thuế đă được chấp thuận cho một số trường hợp từ năm 2002.

Rút tuổi hưu hợp pháp từ 62 (mới được thông qua năm 2010) xuống 60 như trước.

Tạo lại 60.000 việc làm trong Bộ giáo dục đă bị dẹp từ năm 2007.

Tạo ra 300.000 việc làm cho giới trẻ, chủ yếu ở những nơi mà số thanh niên thất nghiệp vượt quá 40%.

Về hạt nhân, Hollande chủ trương giảm năng lượng điện hạt nhân từ 75% xuống c̣n 50% vào khoảng năm 2025, song từ chối đưa ra những cam kết chính xác hơn.   

 

Người ta cho đó là những điều không thể thực hiện được, là không tưởng. Nhất là chuyện về hưu, khi mà tuổi thọ con người kéo dài nhờ tiến bộ y tế, dân số trẻ lại không tăng, th́ lấy đâu nuôi người về hưu sớm ?

 

Nhưng đấy là chuyện tả hữu «chơi» nhau. C̣n dân Pháp, họ nghĩ ǵ ?

Nói chung, từ ngày 15 tháng 9, cuộc tranh luận giữa 6 ứng cử viên sơ bộ đảng Xă hội đă thu hút sự chú ư của đông đảo quần chúng (trên France 2, đài truyền h́nh công, 6 triệu người đă xem cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên c̣n lại, một kỷ lục cho những chương tŕnh chính trị). Nhưng nói rằng tin tưởng một đảng nào có thể cải tổ xă hội Pháp hiện tại như hai bên đều  huênh hoang, th́ chẳng mấy ai tin. Có nơi hồi giờ chỉ bầu cho phe tả, bây giờ tuyên bố chán phe tả lắm rồi, v́ quá cưu mang dân nhập cư, khiến dân chúng ngày càng thất nghiệp. Nhiều người c̣n cực đoan, nói sẵn sàng bầu cho Marine Le Pen, chủ tịch phe cực hữu. C̣n chính phủ hiện tại của Sarko th́ mang tiếng là chính phủ của nhà giàu. Khẩu hiệu «làm nhiều hơn để có tiền nhiều hơn» coi như tiêu khi trợ cấp cho giờ phụ trội bị hủy bỏ.  Dân nhập cư lậu ngày càng đông,  ngày càng nhiều người nghèo, măi lực  ngày càng thu hẹp…

 

Martine Aubry từ lâu đă tuyên bố là trường hợp thất cử, bà sẽ trở về trụ sở đảng Xă hội ở đường Solférino với chiếc ghế Bí thư thứ nhất, đă tạm thời giao cho Harlem Désir đảm nhiệm từ 28 tháng 6 để chạy đua tranh cử. Nhưng phe thân Hollande không hoàn toàn đồng ư nh́n Aubry điều hành đảng nữa, v́ đây là vai tṛ chủ chốt, là bộ phận hành pháp của đảng, phải có một văn pḥng làm việc tâm đầu ư hạp, phải có sự «cọ xát thân t́nh» giữa đảng và ứng cử viên tổng thống mới được, mà Benoit Hamon, phát ngôn viên của đảng đă đứng sau lưng Aubry rượt đuổi Hollande mấy tháng nay rồi. Là lo xa vậy chớ Aubry và đảng viên hăng hái đánh gục Sarko th́ chẳng lẽ thọc gậy vào bánh xe «ứng cử viên phe ta» đang quay vù vù vào điện Élysée ? Người ta c̣n ví von hồi Obama và Hillary Clinton, t́nh trạng c̣n kinh hơn nhiều. Hillary đă có lời lẽ kỳ thị với Obama, vậy mà khi ngồi lên ghế tổng thống, Obama c̣n không quên kéo Hillary ngồi cạnh ḿnh nữa là ! Nhưng Aubry đă thả lời là bà sẽ không làm thủ tướng cho Hollande, tốt nhất là tổng thống nên có một thủ tướng trẻ hơn ḿnh.

François Hollande th́ trấn an mọi người, bảo từ từ, đừng vội, rồi thứ 7 này, tại nghị trường tiến cử, đảng ta sẽ lấy lại sức mạnh, sẽ suy ngẫm về cách tổ chức, sẽ thành lập một ê-kíp tranh cử, sẽ phải đo lường những h́nh thức có lợi và bất lợi như đă dùng cho đến hôm nay… Nhưng ông không nói ǵ chính xác thêm. Hiện tại là mỗi lần có dịp gặp nhau trước công chúng, Hollande-Martine tay trong tay như thầm hứa hẹn… thương nhau hoài ngàn năm – H́nh ảnh một gia đ́nh an vui hạnh phúc.

Về phần Sarko th́ cũng chẳng vội vă làm ǵ, cứ chầm chậm mà nhặt hoa rơi, có thể ông ta chờ đến tháng 2 sang năm, khi đối thủ đă rảo hết đất nước với tất cả sức lực và bắt đầu mỏi mệt kiệt sức, với những tuyên bố hô hào đă trở nên nhàm chán, th́ mới tuyên bố tái ứng cử. Nhưng ai cũng hiểu cơ may duy nhất để Sarko tái đắc cử là Marine Le Pen của phe cực hữu phải vào được  ṿng nh́, như năm 2002 Le Pen bố được vào ṿng nh́ cùng Chirac, và báo chí đă minh hoạ ngộ nghĩnh là cử tri một tay bịt mũi, một tay bỏ phiếu cho Chirac.

Xuân Sương

Paris, Oct. 2011