Mỗi sau hè, cha mẹ thường lo âu việc sắm sửa sách vở cho con. Vài năm lại đây các bà mẹ Pháp đă than thở nhiều chuyện này rồi, đặc biệt năm nay th́ nhiều người lắc đầu sợ lo không xuể.

 

ĂN G̀ HÔM NAY ?

 

Thứ 2 ngày 23-6 vừa qua, thủ tướng Pháp Fillon khởi động chiến dịch thông tin quốc gia với khẩu hiệu «Măi lực : các bạn sốt ruột hả ? Chúng tôi cũng vậy» để trấn an dân chúng, rằng đây cũng là điều chính phủ băn khoăn mỗi ngày. Cố hạ giá thành, giảm giá bán, tăng măi lực… là những chữ chủ yếu của các xí nghiệp và siêu thị. Làm thế nào để xí nghiệp có thể tăng lương cho nhân viên mà vẫn không tăng giá bán. Trên 12 tháng nay, tại Pháp giá thực phẩm tăng 5,5%, chất đốt tăng 58,5%.

 

Xí nghiệp và siêu thị hưởng ứng :

 

Với măi lực đang xuống dốc, sau Géant (xứng đáng với tên có nghĩa Khổng lồ) là một hệ thống siêu thị lớn, tới phiên Carrefour tŕnh bày nhiều giải pháp giảm giá bán. Các siêu thị khác có tầm hoạt động giới hạn hơn như Casino, Cora… cũng hưởng ứng nhiệt t́nh. Báo chí gọi đùa «các siêu thị đóng vai học tṛ ngoan». Chiến dịch này vượt khỏi tầm mức chật hẹp của lănh vực quảng cáo mà trải rộng ra thành phóng sự đa dạng. Ngày 10-7 vừa qua, đại diện các xí nghiệp lớn chuyên cung cấp hàng hóa đă kư một thỏa ước với mục tiêu chủ động giá cả mà vẫn hưởng được lợi nhuận, giữ giá như hồi tháng 11-2007, điều chỉnh giá sản phẩm thả nổi và hàng nhập tùy theo sự lên xuống thị trường. Thỏa ước cũng cam kết với bộ trưởng giáo dục Xavier Darcos bảo đảm dụng cụ học sinh mùa tựu trường năm nay sẽ như năm ngoái, hoặc rẻ hơn, hoặc chỉ bán giá vốn. Đại khái khoảng 40 euros cho học sinh tiểu học, 65 euros cho trung học. Ngoài ra một danh sách các mặt hàng giảm giá sẽ được thiết lập mỗi đầu tháng. Rất nhiều người từ lâu nay đă quên mùi thịt, Pháp sinh ra giới «tu kiểu mới». Có bà than trẻ con thường hỏi mẹ ơi, ăn ǵ hôm nay khiến bà đau ḷng v́ chỉ biết trả lời khoai tây với bơ. Tin mới nhất của Viện thống kê quốc gia th́ giá thực phẩm tháng 6 ổn định.

 

Chủ trương chính phủ :

 

Với ao ước xoa dịu ḷng dân, v́ lời hứa khi tranh cử là «tổng thống của măi lực» không được thỏa măn, ông Sarkozy đặc biệt năng động trong hai hồ sơ. Đối với chính phủ, việc tăng lương chỉ có mục đích giúp người dân theo kịp mức tăng chung thôi, cái chính vẫn là «làm nhiều hơn để thu nhập nhiều hơn». Người ta e rằng sẽ phải giảm thiểu thời gian rảnh rỗi, ngay cả làm việc luôn cả lúc nghỉ được trả lương, như hè và các ngày lễ. Mặt khác, chính phủ bật đèn xanh cho việc thành lập các siêu thị có hy vọng «phá giá», khuyến khích cạnh tranh. Trong tinh thần đó, dự luật canh tân kinh tế đă ra đời cuối tháng 4.

 

Đời sống sinh viên :

 

Có lẽ đây là giai đoạn mà đời sống sinh viên không c̣n đẹp như mơ nữa. Nhiều sinh viên v́ miếng cơm đă phải bỏ học hoặc ban đêm làm gác dan để ban ngày gà gật giữa hai lớp được phút nào hay phút ấy. Đài Quan sát Đời sống Sinh viên cho biết trên đất Pháp có 22600 sinh viên đối diện với cảnh nghèo thực sự. Mối lo chính của họ là làm sao t́m được việc làm và chiếc giường ngủ qua đêm. Nghe có vẻ nặng nề thê thảm nhưng là sự thật. Những cơ quan dịch vụ dành cho sinh viên ở Paris cho biết đă đón nhận vô số sinh viên không có nguồn thu nhập nào, ngay cả có em như kẻ lang thang. Ở một số tỉnh th́ từ nhiều năm nay, vé ăn sinh viên được phân phát dưới h́nh thức trợ giúp lương thực, 60 vé một năm cho mỗi sinh viên. Vấn đề là ngân sách có giới hạn nên nhiều nơi đă trong t́nh trạng báo động.

 

Đáng lo ngại hơn là các tổ chức từ thiện, cứu trợ cũng hoảng loạn. Từ năm ngoái Cứu tế b́nh dân Pháp cùng với Liên hiệp các Hội đoàn Sinh viên đă tung ra chiến dịch gây sốc «Nguy hiểm, sinh viên rỗng bụng». Họ cho biết đă đón nhận 21000 thanh niên dưới 25 tuổi mà phần đông là sinh viên cần giúp cả ăn lẫn mặc ! Thường là trẻ cắt đứt gia đ́nh hoặc trợ cấp không đủ, hoặc trẻ thừa hưởng cái nghèo từ cha mẹ và các cha mẹ này đă được trợ giúp nhưng vẫn nợ nần, đến từ thế giới thứ ba. Nếu vào những năm 90 c̣n được ổn định, th́ càng về sau nước Pháp càng có nhiều người ngoại quốc, kể cả nhập cư lậu mà con số rất khó biết chính xác. Riêng năm ngoái đă nhập hơn 100 ngàn người Phi châu và 34 ngàn Á châu. Việc đầu tiên phải lo cho số người này là chỗ cư trú, học tiếng Pháp, và v́ đôi khi bị «trông mặt mà bắt h́nh dong» nên việc t́m ra nơi ăn chốn ở thực sự không dễ dàng. Tài chánh lại càng khó. Để được pḥng ở cư xá sinh viên bắt buộc phải có bảo đảm chắc chắn, mà gia đ́nh các sinh viên này lại không ở Pháp nên họ phải thuê pḥng tư nhân, tại đây lại bị đ̣i tiền cọc. Trợ giúp chính phủ họ luôn luôn đến trễ, và họ không được quyền lănh trợ cấp xă hội của Pháp.

 

Hơn nữa, từ 2002 sinh viên ngoại quốc chỉ được phép làm việc 17 giờ rưỡi một tuần (trước kia 20 giờ), do thời gian làm việc giảm c̣n 35 thay v́ 39 như trước. Đó cũng là lư do người mướn không tha thiết nữa. Cuối cùng họ chỉ c̣n trông cậy vào cơ quan từ thiện và tổ chức cho sinh viên. Thêm vào đó các tay đầu tư nhà đất nhắm vào pḥng cho sinh viên thuê nên đă khó khăn, các sinh viên ngoại quốc khó bề có cuộc sống b́nh thường tối thiểu, trừ chuyện nhanh chóng thành kẻ lang thang ngoài đường. Điều này có nguy cơ là họ sẽ bị bắt và trục xuất. Nội thẻ cơm sinh viên cũng đă tăng 225% trong ṿng 20 năm, mà học bổng chỉ tăng 135%. Nhiều em không c̣n khả năng tới lui căng tin nữa v́ một bữa ăn đă 2,85 euros.

 

Bộ trưởng kinh tế Christine Lagarde vừa tuyên bố mức lời của Livret A (sổ tiết kiệm chính của dân Pháp) sẽ mang lại 4% kể từ 1-8 thay v́ 3,5%, suưt soát với nạn lạn phát chung là 3,6%. Nhưng điều này cũng chẳng giúp được ǵ dân nghèo hằng ngày không đủ bữa.

 

 

Xuân Sương

Paris, Juillet 2008