AnneSinclairCuaDSK

 

ANNE SINCLAIR CỦA DSK

 

Phần DSK đă coi như phần nào «yên», được tại ngoại hầu tra tuy là tù giam lỏng, ngồi chờ các luật sư danh tiếng của ḿnh bóp óc t́m cách bào chữa sao cho nhẹ tội. Trắng án th́ chắc khó ḷng, bởi bỗng dưng nhiều bà ở đâu hồi giờ chẳng nghe, bây giờ đ́nh đám nổi lên tố cáo ; báo chí hay đồng nghiệp chính trị gia hồi giờ cũng rỉ tai thôi, giờ nhất loạt tuyên bố trên blog, trên đài cái tội... dê cụ của ông, khiến cho báo chí Mỹ càng hả hê là DSK xứng đáng nằm tù. Bây giờ mọi ống kính quay về ŕnh «người đàn bà đáng thương nhất thế giới» trong những ngày này và sắp tới : Anne Sinclair của DSK. 

 

Là khuôn mặt được mọi người dân Pháp biết và yêu mến, ngày 20-5 Anne Sinclair đă lên trang nhất của hầu hết báo Pháp và một số báo ngoại, với các tít hấp dẫn như «Thử thách của đời bà»,  «Bà muốn cứu nguy cặp vợ chồng bà» hay «Nữ chiến binh đến cùng»... bởi v́ số phận Anne gắn liền mật thiết với DSK, khiến dân Pháp đam mê. Báo Le Monde cho rằng đây không phải là lần đầu tiên ngôi sao màn ảnh nhỏ vượt khó bên cạnh chồng, nhưng chắc chắn là cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất phải đối phó... Báo giới biết rơ bà, và không tiếc lời khen ngợi đồng nghiệp cũ đang trải qua giai đoạn kinh hoàng nhất trong đời. Mọi người đều đánh giá Anne là người can đảm, danh giá, mạnh mẽ và thông minh. Có báo c̣n bỏ cả h́nh ảnh Liên hoan điện ảnh Cannes để đưa Anne lên trang nhất, hay dành cả 6 trang để viết về cuộc đời bà. Trước thảm kịch một tháng, người ta đă tưởng tượng Anne trong vai tṛ Phu nhân số 1 của Pháp. Tờ New York Times cũng ghi chép dài ḍng về con đường lập thân của Anne với nhiều lời khen : đẹp, nhà báo tài năng, con nhà giàu sụ, mẹ của các con thành đạt, bây giờ lại rơi vào danh sách những người đàn bà phải chịu đựng các phanh phui bẩn thỉu...

 

Vai tṛ Anne trong án DSK

 

Trong vụ Monica Lewinsky, Hillary đă mang lại cho Bill Clinton sự ủng hộ đáng kể, binh vực hết ḿnh, đă thuyết phục Thượng viện Mỹ làm  cho vụ án thành nhẹ nhàng hơn - mặc dù sau đó trên máy bay đi hè và suốt những ngày nghỉ, bà đă chẳng màng có ông trước mặt.

 

Trong vụ DSK, trách nhiệm đặt lên vai Anne Sinclair nặng nề quan trọng hơn nhiều. Cho đến giờ, cựu kư giả nữ của mục «7 trên 7» danh tiếng đề cập rất ít về vụ việc này và sống nhờ nhà bạn để tránh phó nḥm luôn ŕnh rập trước nhà ḿnh, không thể cố thủ trong sự im lặng thận trọng lâu dài nữa, bởi sự làm chứng của bà sẽ cho phép bồi thẩm đoàn và ông toà h́nh dung được về con người thực của DSK. Ai cũng quen nh́n thấy, như luật sư Fabrice Lorvo,  h́nh ảnh cựu tổng giám đốc FMI là một người h́ền lành, vui tính, nhă nhặn, dễ cảm t́nh, thông minh, mưu mẹo. Ở phiên xử th́ chúng ta bắt gặp ông ta bị đánh gục, bại trận. H́nh ảnh bay khắp thế giới này gây công phẫn cho dân Pháp dù là người binh vực hay chống đối ông, bởi nó quá sống sượng tàn nhẫn, thể hiện nền pháp lư Mỹ, một đất nước vừa quá tự do vừa vẫn thiếu tự do cách nào đó. Dày kinh nghiệm truyền thanh, truyền h́nh cũng như trên mạng, sự can thiệp của Anne Sinclair cho phép lập lại h́nh ảnh con người b́nh thường cho DSK và đối đầu với tṛ «siêu truyền thông»  bất lợi trong vụ việc.

Không ai có thể nói chính xác chuyện ǵ đă xảy ra giữa DSK và cô làm pḥng trong thời gian từ 12 giờ đến 12 giờ 29, phải đợi lời tuyên bố chính thức của DSK mà cho đến nay chưa biết. Từ hôm đầu tiên vụ việc, Anne đă khẳng định là không tin mảy may, rằng đây là một cú dàn dựng. Niềm tin đó dựa vào 20 năm hôn nhân, h́nh ảnh hai vợ chồng luôn hợp nhất qua nhiều sóng gió, nên Anne sẽ mang lại cho chồng sự nâng đỡ quan trọng. Nhưng sẽ rất khó khăn cho bà trong những tuần tới, phải đối diện với hàng trăm ống kính chĩa vào ḿnh. Sự chân thật của Anne, được củng cố bằng tính chuyên nghiệp hoàn hảo, có thể sẽ làm công chúng Mỹ không hề biết bà từng là kư giả rung cảm.

Thân thế Anne

Sinh năm 1948 ở Nữu Ước, cháu của Paul Rosenberg (nhà buôn hàng nghệ thuật Do Thái), và con duy nhất của Robert Schwartz (mà Sinclair là bí danh thời kháng chiến, truyền lại cho con gái), Anne được hưởng gia tài kếch sù. Cử nhân luật, Anne tốt nghiệp Sciences-Po Paris. Ly dị với kư giả truyền thanh Ivan Levai, bà hành nghề kư giả từ đầu những năm 70, là ngôi sao của màn ảnh nhỏ những năm 90, và được đồng thanh tôn vinh là có tay nghề thành thạo, Anne lập danh cho ḿnh qua chương tŕnh «7 sur 7» của TF1 trong suốt 13 năm.

Ngôi sao truyền h́nh với đôi mắt xanh biển khiến hầu hết đàn ông mơ ước này gặp DSK năm 1989 và tái giá 2 năm sau, đă mang lại cho chồng sự thoải mái vật chất và mở ra cho ông sổ địa chỉ của nhiều chính trị gia và nhà trí thức, kết quả của những năm làm việc nghiêm chỉnh. Đặc biệt năm 1991 đó, Anne Sinclair được toàn thể Thị trưởng Pháp chọn làm hiện thân cho Marianne (biểu tượng của nước Pháp), nên lễ cưới thân mật được diễn ra dưới  bức tượng bán thân của chính cô dâu. Tám năm sau khi DSK làm bộ trưởng Kinh tế, Anne giải nghệ, từ từ rời bỏ ánh đèn truyền thông, đóng vai người đàn bà sát cánh trong sự nghiệp của chồng.

 Năm 1999, DSK từ chức bộ trưởng Kinh tế sau vụ việc Mnef (*), Anne ở đó nâng đỡ chồng mặc dù có sự nghi ngờ, và việc ông từ chức vội vàng. Hai năm sau mới được thanh minh. Gần 10 năm sau, bà lại hỗ trợ chồng trong vụ lem nhem t́nh ái với Piroska Nagy. Dù bị lừa, bà vẫn viết trong blog của ḿnh là đă «sang trang», rằng «chúng tôi vẫn yêu nhau như ngày đầu». Từ những năm 2000, Anne đă tuyên bố rằng biết tai tiếng của chồng đối với phụ nữ, nhưng bà vẫn trung thành với ông. Từ nhiều tháng nay, trên blog, Anne đă phát tán nhiều câu ngăn ngắn về cuộc bầu cử trổng thống 2012, nâng đỡ tham vọng của chồng. Bây giờ bằng sức lực và ḷng tin thẳng thắn, vững chăi của ḿnh, bà sẽ «nhân tính hoá» lại DSK đang bị xem là tội phạm.

Nguy hiểm của truyền thông

Điều buồn cười là bây giờ DSK ngă xuống, nhiều bà lại lên tiếng đă từng bị ông quấy nhiễu. Riêng trường hợp nhà văn kư giả Tristane Banon, người đă kể từng là nạn nhân của DSK năm 2002, th́ cũng có nguồn tin rằng trong một quyển sách có đoạn cô phỏng vấn DSK, sau bị DSK cho người liên hệ với Nxb rút bỏ, Tristane Banon thề sẽ trả thù. C̣n các phương tiện truyền thông th́ càng ngày càng nguy hiểm, họ tuyên bố nhanh quá, giật gân quá, nào tiếng đồn, nào chuyện ngồi lê đôi mách, về các ngôi sao, các nhà chính trị, thường là về sex... Có thực sự cần phải tung hê những điều đó lên cho công chúng biết không? Họ đă kiểm chứng để biết đâu là sự thực chưa?  Tờ Libération đă tự làm kiểm điểm trên trang nhất - chủ biên Nicolas Demorand viết trong “Tính dục, truyền thông và tranh căi”: “Dù phải lội ngược ḍng thời đại và ngược lại các thúc đẩy đó đây, Libération tiếp tục nguyên tắc đầu tiên, là tôn trọng đời tư của quư ông, quư bà chính trị gia. Đó là nguyên tắc đạo đức giả đối với một số người, nhưng nó là chính yếu. Một nguyên tắc bất toàn, nhưng cần thiết. Dù kẻ trưởng thành ưng có cuộc đời t́nh dục tự do, giải phóng, dễ dăi, không kềm chế hay trụy lạc, th́ cũng không liên quan ǵ đến kư giả là những người không phải nhà mô phạm, cũng không là mẫu mực của đức hạnh”.

Như vậy không lạ lùng ǵ bên trong Libé, bao nhiêu kư giả là bấy nhiêu ư kiến về vụ này qua những cuộc tranh căi, trong khi tờ New York Times chê  truyền thông Pháp là theo “luật im lặng”, là trộn lẫn các thể loại, là quan hệ loạn luân giữa truyền thông và chính trị. 

 Bernard Henri Lévy, bạn DSK từ 30 năm, cho rằng những người cứ nói “biết từ lâu” rồi, mà lựa lúc DSK sụp xuống đất, chơi vơi với cuộc đời, với số phận, đang nằm trong tù, th́ mới mở gói ra, là đáng tởm. Giữa thông tin và đại chúng hoá đời sống chính trị, ranh giới rất mong manh. Nhưng điều 9 luật dân sự không có chỗ cho sự diễn dịch tùy tiện: “mọi người đều có quyền được tôn trọng đời tư”.

Từ mấy hôm nay, Twitter hay Les Guignols (**) đều đem vụ DSK ra giễu cợt. Báo Le Canard enchainé (Vịt bị xiềng) chơi chữ, đổi khẩu hiệu “Election, ... piège à cons” (Bầu cử là cái bẫy cho bọn ngu) thời Mai 1968 thành “Erection, piège à cons” (Cương dương là cái bẫy cho bọn ngu). Một nhà truyền thông Đài Loan đă tạo lại trên website của ḿnh lớp lang cảnh tượng vụ việc y như tội danh mà DSK bị cáo buộc... Quư bà hăy đặt ḿnh vào địa vị của Anne...

x

 

Khi “phe” của DSK muốn xem tương lai của ông ra sao, Anne Vilano, nhà chiêm tinh nổi tiếng, nói : “Trên phương diện chu kỳ, trong lúc này ông ta đang ở chỗ các con đường giao nhau. Có mặt trăng mới, đó là chu kỳ bắt đầu trong ít tháng và kéo dài 30 năm”. Về giả thiết ông sẽ là ứng cử viên tổng thống, Anne Vilano thêm: “Lúc này là lúc nước trôi ra biển, ông ta đang ở giao điểm sẽ đưa ông đến chỗ thay đổi lớn của cuộc đời. Và chỉ có ông ta mới biết cách điều đ́nh. Cuối tháng 4 đầu tháng 5, sẽ dao động lắm, có nhiều điều ông thiếu sót trong khi lấy quyết định”.

 

Với DSK, sự nghiệp đă nằm sau lưng. Và nếu tin lời chiêm tinh th́ “kéo dài 30 năm”, trong tù ? Chỉ tội cho Anne, nhiều việc nhiêu khê chỉ mới bắt đầu.

Người ta chờ đợi sự can thiệp xứng đáng của bà.

Xuân Sương

Paris, Mai 2011

 

 

 

 

 

 (*) Vụ MNEF (Mutuelle Nationale des Etudiants de France, quỹ bảo hiểm xă hội của sinh viên Pháp): DSK bị quy kết đă lấy tiền quỹ do tạo công việc ảo.

 

(**) Les Guignols de l’info, thường gọi tắt  Les Guignols, là chương tŕnh tivi trào phúng với h́nh con rối, phát trên Canal+ từ 1988. Mô phỏng tin tức truyền h́nh, đây  là chương tŕnh biếm họa thế giới chính trị, và nói chung, xă hội Pháp cũng như thế giới hiện tại.