Ra đời chưa đầy năm, cây cầu văn sĩ đă khẳng định chỗ đứng trầm tịnh của ḿnh trong nhịp sống rộn ră Paris. Hân hạnh mang tên nữ văn sĩ Simone de Beauvoir, tác giả quyển tiểu luận nổi tiếng Le Deuxième Sexe (Giới Tính Thứ Hai) với quan niệm độc đáo Người ta không sinh ra là đàn bà, người ta trở thành đàn bà – cây cầu nhỏ thanh tao nối liền hai bờ sông Seine là biểu tượng nhàn nhă, nghệ sĩ và hữu dụng.
Chúng tôi băng qua cây cầu thứ 37 này của Paris, pic-nic trưa bên kia cầu, trong công viên mát mẻ Bercy. Đây có thể là cây cầu cuối cùng bắc qua sông Seine, và là cây cầu thứ tư chỉ dành cho người đi bộ (*). Passerelle Simone de Beauvoir. Tại sao passerelle (cầu nhỏ) mà không là pont (cầu), mặc dầu nó cũng nối hai bờ trước kia c̣n xa lạ, nó lại dài ngoẵng 304 thước, dài nhất trong các cầu v́ bắt đầu tận sàn gỗ thư viện François Mitterrand, đưa khách qua thẳng công viên. Và tại sao mang tên nữ văn sĩ này mà không danh từ chung như hai kẻ nằm kề là cầu Tolbiac và cầu Bercy hay mang tên ai khác? Do ám ảnh hoang tưởng của Jean-Paul Sartre, nhằm lúc người ta làm lễ kỷ niệm 20 năm ngày mất của bà, hay v́ cây cầu và nhà văn đều có như nhau tầm quan trọng ảnh hưởng, dáng vẻ, lịch sự, sức mạnh và tính vĩnh cửu? hay năm 2006 là năm mà UNESCO chủ trương tranh đấu cho phụ nữ các nước thế giới thứ ba được ăn học và kỷ niệm 60 năm ngày phụ nữ được cầm lá phiếu đầu tiên tự quyết định người đại diện cho ḿnh ?... Là ba hoa vậy, thật ra nhà chức trách khu vực này muốn xây dựng «khu La Tinh mới» v́ bên cạnh Thư viện Quốc gia, trường Đại học Paris 7 và Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh đang mọc, với cư xá sinh viên dự trù 600 pḥng, họ muốn các con đường chung quanh phải mang tên triết gia, văn sĩ... Người ta bảo không gọi là pont v́ nó mềm mại uyển chuyển h́nh dáng đàn bà không cuồn cuộn bắp thịt bê tông, chỉ gỗ sồi (4000 m2 lót mặt) và thép, uốn lượn duyên dáng như sóng đùa và rất thoáng. Cũng là ba hoa nữa, chứ passerelle giản dị là cầu dành cho sự «di chuyển êm nhẹ» tức đi bộ và xe đạp.
Paris nổi tiếng về cầu, mỗi chiếc biểu hiện tŕnh độ tiến bộ mỗi thời và đă trải qua nhiều tháng ngày nghiên cứu. V́ vậy h́nh thành vào đầu thế kỷ 21, cầu Simone de Beauvoir phải được thực hiện với kỹ thuật cực kỳ hiện đại, là cây cầu duy nhất sải chân thẳng một bước từ bên này qua bên kia không cột trụ giữa gịng. Bằng cách thản nhiên dịu dàng, nó nối liền hai không gian tuyệt vời và đối chọi nhau khiến ta bỡ ngỡ: Thư viện Quốc gia Pháp tân tiến nhất Âu châu sừng sững giữa khu văn pḥng (quận 13, tả ngạn sông Seine) với Bercy, lá phổi xanh tươi của thủ đô (quận 12, hữu ngạn), nơi có sân sinh hoạt thể thao đa ngành. Nó rất nhẹ (sườn 1600 tấn), phần ṿng cung bên trên và ṿng xích bên dưới tiếp giáp là điểm tựa chính, chúng chống lên nhau, tựa vào nhau và lôi kéo nâng đỡ nhau, được củng cố bằng những ống thép, mỗi «bó» 4 ống đầu chụm đầu mở, dựng cách mỗi 6 mét, chống đỡ. Chỗ cao nhất là 6 mét. Điểm gặp gỡ này tạo cho cây cầu có h́nh con mắt lơ lửng nh́n ḍng sông, hai bên khoé mắt có hai «nét vẽ» là lối đi bên trên hay bên dưới (trên: từ sàn gỗ thư viện dẫn thẳng đến công viên; dưới: Quai François Mauriac dẫn qua Quai de Bercy). Đặc biệt là đi dạo trên cây cầu uốn lượn này, đến chỗ khoé mắt này, thiên hạ có cái thú vị chọn lựa: lối trên hay lối dưới? Mùa xuân mùa hạ mùa thu nước dưới cầu lao xao sóng sánh mặt trời, các cây thép hiền lành màu khói dịu dàng thanh lịch. Muốn nghỉ chân ư? nếu không thích bệt xuống sàn th́ trong ḷng mắt có ghế ngồi, trên ṿng cung che, dưới sông thổi hơi mát lên, thú vị như lối dạo trên du thuyền dành cho dân trưởng giả. Xa xa bên này nhà thờ Đức Bà nhô đầu giữa Paris nhộn nhịp, bên kia đại giáo đường Sacré Coeur lộng lẫy vượt mấy dăy nhà. Cứ ngồi nh́n sông trôi nhè nhẹ và ngắm hai nơi thánh thiện đó đủ thấy ḷng thoát tục. Rộng 12 mét được dự trù cho những cuộc triễn lăm và bán buôn ngắn hạn có chủ đề, nếu yêu nhau cởi áo cho nhau rồi tiếc rẻ muốn lấy lại cũng chẳng trễ đâu, v́ gió chưa kịp làm áo bay vượt khỏi thân cầu.
Trước khi có thư viện François Mitterrand, vùng này là vùng khỉ ho c̣ gáy vắng vẻ, śnh lầy nhớp nhúa, bất an, chỉ có đường rầy và các tay anh chị x́ ke lai văng. Từ khi có thư viện, khu này trở nên sống động, giá đất tăng vùn vụt, sầm uất sang trọng, cơ quan, tiệm tùng và chung cư mọc lên như nấm. Thư viện là «linh hồn» của khu phố mới này. Trừ mùa đông, buổi trưa nhân viên làm việc bên tả ngạn nhàn tản trên cây cầu lửng lơ đến bên kia hưởng công viên xanh tươi, hít thở không khí trong lành mát rượi từ nước đẩy lên, lúc phải trở về văn pḥng kín mít máy điều hoà thành một cực h́nh ghê gớm. Buổi chiều đủ mọi lứa tuổi già trẻ bé choai kể cả sơ sinh nằm trong xe, thong thả dạo tới dạo lui, dừng lại trên cầu ơ hờ ngắm nh́n hai bên phố, nh́n tàu thỉnh thoảng qua lại trên sông, ngắm mấy chiếc tàu cải biến thành tiệm ăn bềnh bồng dập dềnh hai bờ nước... Buổi tối 4 tháp thư viện h́nh quyển sách mở rực rỡ ánh đèn ít nhất đến 20 giờ rưỡi, sau đó mờ mờ nghiêng đầu t́nh tự với cây cầu đang đón lớp khách đêm. Phần đông là giới trẻ. Họ đến ngồi đàn hát rập ŕnh, ăn nhậu cười đùa thoả thích. Chắc chắn cây cầu sẽ phụ hoạ chứng kiến những mối t́nh nối lại và ngăn cản những mối t́nh muốn rứt ra, tiếng bấc tiếng ch́ sẽ nhờ khung cảnh thanh lịch này hoá giải thành lời lẽ nhẹ nhàng. Chắc chắn nó sẽ là nhân chứng cuộc đời, bởi v́ hơn cả nhiệm vụ làm con đường cho bộ hành qua lại trên sông, nó là nơi sinh hoạt mới của dân Paris, một điểm sinh hoạt tao nhă, thiên nhiên và thơ mộng.
Thai nghén cùng thời nhưng thư viện đă hoạt động từ cuối năm 1996 mà măi đến tháng 3 năm 1999, kiến trúc sư trẻ tuổi người Áo Dieter Feichtinger với đồ án trúng tuyển, mới được chỉ định thực hiện công tŕnh tuyệt hảo này. Chế tạo trong cơ xưởng Eiffel ở Alsace, phần chính thân cầu đă bơi qua các kênh, qua biển Bắc, biển Manche và nhiều sông lớn nhỏ nhiều đoạn rất khó khăn, để tháng 11-2005 băng ngang Paris trước khi đến đích. Nó được khởi công vào khoảng 3 giờ sáng ngày 29 tháng giêng 2006 và thợ thuyền bắt đầu rục rịch cuốc xẻng. Mỗi khi dạo trên sàn gỗ thư viện, chúng tôi thám thính từng bước chập chững cây cầu, bảo nhau: nhanh hay chậm tùy mấy ông thợ đang h́ hục phơi nắng đập gơ dưới kia. Rồi thoáng một cái, ngày 13-7-2006 Bertrand Delanoë, thị trưởng Paris cắt băng khánh thành với sự hiện diện của cô Sylvie Le Bon-de Beauvoir, con gái nhà văn, để rồi ngay sau đó thiên hạ háo hức bước lên ḿnh cụ bà de Beauvoir ngắm nghía rờ rẫm phấn khích rạt rào, và ngày hôm sau lễ quốc khánh, dân Paris thêm niềm hân hoan có cây cầu mới. Nó ích dụng tức thời, quư ông có thể sỗ sàng một cách kín đáo ngắm quư cô lộng lẫy chút xíu vải che thân phơi nắng dưới Paris Plage (Băi biển Paris**) lần thứ 6, bên tả ngạn. Cũng bên bờ này, cách thư viện chừng vài trăm mét là hồ tắm nổi rất độc đáo trên sông cùng sinh ra và lớn lên với cầu văn sĩ, người ta vừa bơi vừa ngước nh́n bầu trời mênh mông qua lồng kính.
Cụ de Beauvoir xài của thành phố Paris 21 triệu euros cũng không phí v́ ngay cả người di chuyển khó khăn cũng hưởng được thú vui nhờ thang máy hai đầu. Chỉ mong cụ sống lâu ngh́n tuổi, đừng v́ điệu đàng mà sẩy chân té ụp xuống sông.
Xuân Sương
Paris, mars 2007
(*) Passerelle des Arts, Passerelle Solferino, Passerelle Debilly.
(**) Từ năm 2002, thị trưởng Paris có sáng kiến đổ cát trên bờ sông Seine và nhiều nơi khác từ giữa tháng 7 và 8 cho dân không đi hè tắm nắng. Kéo dài 4-5 tuần.