ĐÊM Ở BẢO TÀNG
Monet tự hoạ
Thỉnh thoảng dân Pháp vực một hoạ sĩ đứng lên từ huyệt mộ, đưa ông vào Grand Palais gần Champs Élysées ở quận 8, nơi dành cho những cuộc triển lăm giá trị, với diện tích 77000 m2. Thường mỗi hoạ sĩ ngự được 3, 4 hay 5, 6 tháng. Đầu năm 2009, lần đầu tiên phát sinh kiểu mới là mở cửa ngày đêm để Picasso gặp người ái mộ 83 giờ liên tục. Mới đây, từ 21-01-2011, Claude Monet (1840-1926), một trong những cha đẻ và có ảnh hưởng nhất của trường phái ấn tượng, đă đón tiếp khách yêu hội hoạ 84 tiếng không ngừng nghỉ. Sinh tiền, như tất cả những ǵ quá mới mẻ với thời đại, ông đă chịu đựng nhiều chỉ trích chua cay, nhưng không bao giờ tước được danh hiệu của ông, và cho măi đến giờ ông vẫn là một trong những hoạ sĩ được đánh giá cao nhất của mọi thời đại.
Rời nhà đi vào cái lạnh lẽo mùa đông Paris, thiên hạ chợt ấm ḷng với cái đuôi người rồng rắn trước Grand Palais chờ đợi được vào. Bên trong là 170 bức tranh của một trong những bậc thầy được dân Pháp ái mộ nhất đang chờ đợi. Trước kia, người ta thường để mọi người vào xem quá đông gây kẹt cứng trước mỗi bức tranh. Từ 1994 để bảo vệ tác phẩm, số người được cho vào từ từ. Nhiều người không phải đi xem v́ yêu bảo tàng ban đêm mà chỉ v́ yêu Monet. Và dễ thương làm sao phong cách tổ chức : có bánh ngọt, có nước uống cho thiên hạ vững chân chờ, kèn clarinette rộn ràng cho thiên hạ giải trí và quên lạnh để không thấy thời gian như đứng lại trong đêm... Về khuya, người ta có cảm tưởng là cả Paris thời thượng bắt đầu tấp nập. Nhiều người dẫn theo con nhỏ, v́ dân Pháp có văn hoá về nghệ thuật ngay từ tiểu học nên cha mẹ giải thích cho con cái nghe rất bài bản và chúng nó nghe nghiêm chỉnh. Bầu không khí thân ái trẻ trung ngự trị trong các pḥng trưng bày, sôi nổi, hơi kích động... chẳng giống qúy cụ đạo mạo cổ điển xem tranh ban ngày chút nào.
Có người cường điệu :“Nhiều tranh của Monet là kiệt tác mở ngỏ đối thoại với trí tưởng tượng của chúng ta, sự đối thoại được làm giàu lên bằng khả năng cảm thụ và sự rung động mà chỉ ban đêm mới có thể làm tăng lên tuyệt đỉnh. Trong đêm, kư ức in dấu đậm hơn, màu sắc có vẻ cháy bỏng hơn, cơn sốc nghệ thuật mănh liệt hơn...”. Quả là trong đêm, bầu không khí tĩnh lặng b́nh an pḥng triển lăm cho con người khám phá hay chiêm ngưỡng lần nữa những bức tranh bất hủ, có cái nh́n khác ban ngày. Mỗi bức tranh phô bày trọn vẹn vẻ lộng lẫy, tinh tế cực kỳ tuyệt diệu của nó. Một kinh nghiệm nên sống qua, những tài hoa cần khám phá đi khám phá lại. Người ta dừng lại thật lâu trước mỗi bức tranh, tự hỏi làm sao những nét cọ có thể tạo ra những phản chiếu của mặt trời, lao xao của gợn nước, sự run rẩy của hoa lá... tài t́nh đến vậy. Trong đêm, Paris yên tĩnh, và Grand Palais đến với mọi người cũng như Monet. Và điều thú vị là trên nét mặt người thưởng lăm ta có thể đọc được như có sự “thông đồng” cùng nhau đến đó và cùng chiêm ngưỡng các tuyệt tác. Càng về khuya hay gần sáng, dù với nhiều tiếng ngáp cố gh́m lại, nét mặt người xem vẫn không giảm bớt niềm phấn khích. Ngay cả ban tổ chức cũng ngạc nhiên và thán phục ḷng can đảm và vui vẻ của phần đông qúy khách.
Thăm nhà Monet:
Từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 11 hằng năm, du khách có thể chạy xe theo xa lộ 13 về hướng bắc hay đi car, xe buưt nhỏ đến làng Giverny phía tây Paris, cách Paris 75 km, thăm nhà Monet. Căn nhà bây giờ là viện bảo tàng. Ông đă sống 43 năm ở đây cho đến ngày mất. Đam mê vườn tược cũng như màu sắc, ông đă thiết kế khu vườn thênh thang với các hồ đến mùa hoa súng nở đỏ au là các tác phẩm thực sự, nó đă đi vào các bức tranh cảnh vật nổi tiếng của ông. Du khách có thể thong dong dạo trong vườn hoa lung linh sắc màu hay bước qua chiếc cầu gỗ bắc ngang hồ hoa súng..., là nguồn cảm hứng dồi dào của nhà danh hoạ. Trong căn nhà dù mùa hè mở toang cửa cũng không đuổi hết mùi ẩm mốc suốt mùa đông vùng bắc Pháp, du khách cảm nhận được bầu không khí thời ông sống, từ chiếc nệm hơi cong lên ở giữa, bộ đồ ăn bát đĩa h́nh vẽ kiểu xưa và bộ soong nồi đồng màu hồng đỏ...
Về cuối đời, ông bị bệnh mắt cườm đă giảm nhiều thị lực. Ông đă mổ mắt phải trong điều kiện hạn hẹp thời đó và đă bị rắc rối tới nỗi không mổ thêm mắt trái. Bệnh gia tăng đă ảnh hưởng nhiều đến những bức tranh cuối cùng của ông. Mất ngày 5 tháng 12 năm 1926 sau hơn 60 năm làm việc không ngừng, Monet đă để lại cho thế hệ sau một kho tàng hội hoạ vô giá. Ở ông, từ tranh đến cuộc sống bên ngoài màu sắc rộn ràng mà hài hoà đến nỗi Clemenceau, bạn thân của ông đă giật lấy tấm màn cửa sổ nhiều màu để phủ quan tài, thay cho tấm vải liệm đen đang dùng v́ “Không dùng màu đen cho Monet! Đen không phải là màu!”.
Người ta cũng ghi nhận là sự chờ đợi lâu dài có khi 5 tiếng đồng hồ là kỷ lục, và lượng khách xem cũng là kỷ lục. Kể cả nhân viên bộ văn hoá hay người có thẻ xem triển lăm hằng năm được ưu tiên vào ngay, vẫn phải chờ cả tiếng..Ư tưởng độc đáo đă cho khách thưởng lăm tranh ảnh ban đêm thật đáng ca ngợi tán thưởng. Đó là một kỷ niệm tuyệt vời khó quên. C̣n thú vị hơn “Đêm Trắng” rất nhiều. Trong 84 tiếng đồng hồ liên tục, nó thu hút gần 1 triệu người xem, là 1 trong 10 cuộc triển lăm đông người xem nhất nước Pháp.
Xuân Sương
Paris, Janv. 2011