EM HỌ CỦA LOUVRE

 

Abou Dhabi được cho là thành phố giàu nhất thế giới. Thiên hạ đổ về đó bơi lội trong giếng dầu xa hoa và hưởng thụ nhiều sinh hoạt loại thượng thừa. Từ nay lại có thêm sinh hoạt trí thức cũng trưởng giả là viện bảo tàng Louvre Abou Dhabi, em họ của Louvre nước Pháp, độc đáo và duy nhất, là biểu tượng của sự siết chặt uy thế của các tiểu vương Ả rập liên hợp, là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Đông-Tây.

Résultat de recherche d'images pour "https:louvre abu dhabi, images"

 

Khởi đầu

Sự kiện chính để bảo tàng này hay bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo ở Doha được ra đời là do cuộc chiến tranh thứ hai ở vùng Vịnh vào năm 1990-91.

Thiên hạ chưa quên vụ việc lồng ấp : một phụ nữ trẻ người Koweit xưng là y tá, kể trước Quốc hội Mỹ rằng ḿnh đă chứng kiến cảnh quân lính Irak bốc trẻ sơ sinh ra khỏi lồng ấp và để cho chúng chết. Về sau mới biết đó là con gái của một nhà ngoại giao Koweit, và việc làm chứng của cô mang tính chất một chiến dịch liên kết công cộng, nhằm thuyết phục Washington can thiệp quân sự.

Vào những năm đó, một phần sưu tập nghệ thuật Hồi giáo của viện  Bảo tàng quốc gia Koweit đă được trưng bày tại Mỹ. Nó trở thành dụng cụ truyền thông   cho phép giới thiệu Koweit là phe văn minh, ngược lại phe man dă. Các vị thủ lĩnh chợt ngộ ra rằng để lôi cuốn cái nh́n của các xứ phương tây đến sự sống c̣n của ḿnh th́ cần phải thúc đẩy sự quan tâm của thế giới, và quần chúng phải góp sức vào, nhất là trong giới nghệ thuật. Cho nên viện bảo tàng hay đại học ngoại quốc thi nhau trổ hoa trong vùng là nền tảng cho giới khách hàng tinh hoa về văn hóa tây phương.

Chương tŕnh

Dự án được thai nghén từ Bộ trưởng bộ Văn hóa và Thông tin của các tiểu vương quốc Ả rập. Ông ao ước một «Louvre như Louvre Paris» tân tiến, cởi mở với tranh tượng... khỏa thân chớ không phải trùm khăn kín mít, Chúa Jésus sát cánh Mohamed, các nghệ sĩ Do Thái, đồ mỹ nghệ tinh xảo Ba Tư... tất cả các danh phẩm khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Và được ông hoàng Mohammed ben Zayed Al Nahyane chấp thuận.

Năm 2005, giám đốc Louvre Paris và bộ trưởng bộ Ngoại giao bàn tính, Tổng thống Jacques Chirac chịu liền, nên chỉ c̣n mấy tháng nữa về vườn, đă gật đầu phê ngay để vào tháng 3-2007, hiệp định giữa hai quốc gia được ông hoàng cùng kư với bộ trưởng văn hóa Pháp.  Hiệp định này tổ chức một cuộc hợp tác văn hóa trong 30 năm.

Trong 30 năm đó, Pháp có vai tṛ tư vấn việc xây dựng thực hiện công tŕnh và nghiên cứu dự án khoa học và văn hóa. Bắt đầu từ ngày khánh thành 8 tháng 11 năm nay đến trong ṿng 10 năm, Louvre Abou Dhabi mượn khoảng 300 vật phẩm trưng bày, lấy từ 12 cơ sở văn hóa Pháp. Rồi giúp Abou Dhabi thành lập bộ sưu tập riêng của họ để từ từ thay thế những tác phẩm mượn.  Bù lại Abou Dhabi trả cho Pháp khoảng 1 tỷ ơ-rô. Vậy th́ có phải là cho thuê không ? Các số vật phẩm cho mượn dần dà được thay số mới, trong khi đó bộ sưu tập Abou Dhabi mỗi ngày sẽ một trưởng thành. Người ta hy vọng đến năm 2027 th́ Louvre Abou Dhabi có thể tự đứng vững một ḿnh.

Trong bài diễn văn khai mạc, Tổng thống Macron nói đùa đại khái dù là cho mượn, việc chia ĺa các tác phẩm quư báu đó đối với Pháp chẳng khác nào bị tra tấn.

Có cái lấn cấn hơi khó xử là, khi chọn mua một tác phẩm có giá trị, th́ nên giữ cho Pháp hay cho Abou Dhabi ? Đóng vai tṛ thành lập bộ sưu tập cho họ th́ Pháp phải nghiêm chỉnh, nhưng chẳng lẽ để bộ sưu tập Abou Dhabi bảnh hơn Pháp ? Trong khi cái giá phải trả cho tác phẩm độc đáo th́ luôn luôn đắc, mà tiền bạc của các ông hoàng dầu lửa rủng rỉnh hơn ông hoàng rượu và nước hoa nhiều !

Nhưng các ông tây cũng có cách chống chế trấn an, rằng theo chế độ chính trị của  các tiểu vương Ả rập liên hợp th́ bộ sưu tập là riêng tư, thuộc ông hoàng Abou Dhabi. Trong khi theo luật nước Pháp th́ các quản đốc bảo tàng làm việc cho tài sản quốc gia. Ngầm hiểu là cũng sẽ ưu tiên cho Pháp.

Ngoài chuyện thiết lập bộ sưu tập, Pháp cũng đảm nhiệm việc huấn luyện nhân viên trong mọi ngành liên quan đến nghề bảo tàng, từ hành chính, pháp lư, lưu trữ, bảo quản đến sửa chữa, tổ chức triễn lăm ...

 

Ông mụ

Ông hoàng đ̣i Louvre Abou Dhabi phải được giao cho kiến trúc sư Jean Nouvel người Pháp, đă đạt được nhiều giải và có rất nhiều công tŕnh nổi tiếng thế giới. Và không hổ danh với cái họ, ông Nouvel đă làm nên một cái Mới là «thành phố bảo tàng» độc đáo, nơi người ta có thể dạo chơi dưới đỉnh ṿm đường kính 180 mét không thấy trụ cột, nó gạn lọc để ánh sáng chỉ lọt vào như những hạt mưa. Và v́ xây trên mép biển nên du khách có thể cặp thuyền vào đó, thăm viếng các tiệm sách hay thưởng thức món ngon bản xứ, vừa hưởng thụ cái tươi vui mát mẻ của 52 gian hàng trong vụng nhỏ ấm cúng này. Một bảo tàng mà ta có cảm giác vừa ở trong vừa ở ngoài. Đỉnh ṿm lợp 3 lần «ngói» kiểu lá cọ, bềnh bồng trên biển quả là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngày Louvre Abou Dhabi khai trương, Louvre Paris chiếu h́nh lên kim tự tháp các tác phẩm bên trong và h́nh ảnh bên ngoài, từ khi khởi sự.  

Résultat de recherche d'images pour "https:louvre abu dhabi, images"

 

Cũng từng sóng gió

Dân Pháp thường bị cho là làm bất cứ cái ǵ cũng phải căi nhau chí chóe cái đă. Cho nên trong khi một số nhà chức trách chính quyền và giới trí thức, văn hóa nghệ thuật hí hửng với dự án này, th́ cũng có một số không nhỏ trề môi. Khởi đầu do một bà cựu giám đốc bảo tàng Orsay được vài nhà báo Le Monde tháp tùng, lập ra diễn đàn phê b́nh chống đối. Đến cả hơn 5000 chữ kư với nhiều sử gia mỹ thuật, người thuộc giới đại học và thư viện. Họ lư luận rằng sự tham gia của Louvre Paris vào cái «Las Vegas trên cát» đó là một sự trệch hướng kinh khủng về đạo đức của việc làm bảo tàng.

Để trả lời cho cuộc đấu khẩu này, ông Jack Lang, cựu Bộ trưởng văn hóa hai đời Tổng thống, đă viết ngay một bài đăng trên Le Monde bênh vực dự án, cho rằng nó chứng tỏ việc công nhận tài ba của Pháp trong các xứ Ả Rập.

Với Pháp nó đóng vai tṛ một tầm vóc ngoại giao thực sự, và chính phủ Pháp không quên nhấn mạnh sự quan hệ gần gũi giữa xứ sở cờ tam tài với các tiểu vương quốc nhờ vào sáng kiến văn hóa này. 

Và nếu người ta nhường nhịn các lời chỉ trích th́ Louvre Abou Dhabi đă không bao giờ được chào đời.

 

 Vai tṛ

Tại Pháp, viện bảo tàng là nơi rộng mở, giải phóng, trong tinh thần của thế kỷ Ánh sáng, tương tự các Pḥng khách văn chương của thế kỷ 18. Trong khi tại Abou Dhabi, điều mà người ta nhận thấy ngay từ đầu là loại bỏ hoàn toàn dân bản xứ. Việc thai nghén và thực hiện được giao cho dịch vụ Du lịch và văn hóa, quyền thế rơ ràng, khác với bộ văn hóa. Các bộ phận quyết định được trao cho dân phương tây. Người của vương quốc được tham dự vào chỉ là những người trẻ, con cái của các vị tinh hoa cao cấp. 

Louvre Abou Dhabi cũng có chủ đích là lấy lại «quyền tối thượng» văn hóa từ Dubai, nhắc khéo rằng thủ đô của xứ sở này là Abou Dhabi. V́ cả chục năm trước đó Dubai đă có dịp cho sinh sản trên địa phận ḿnh một thị trường mỹ nghệ, lăm le tự tôn không muốn núp bóng cái thằng anh Abou Dhabi to hơn giàu hơn nữa.

Louvre Abou Dhabi đă biểu lộ tham vọng mang tầm vóc quốc tế với các khung trang trí bằng tiếng Ả rập-Anh-Pháp. Chủ đích là lôi cuốn được 1 triệu du khách mỗi năm. Điều này khả thi v́ Dubai cách đó chỉ hơn 1 giờ xe chạy, có phi trường hiện đại đón 84 triệu khách, nhất là sẽ có cuộc Triển lăm thế giới vào năm 2020.

Và bây giờ người ta tự hỏi sắp tới là ở đâu ? bên Tàu chăng ? Tài sản nghệ thuật của Pháp cho phép mà, việc ǵ không đem khả năng ḿnh tham gia vào các sinh hoạt văn hóa và ngoại giao. Nhất là Tổng thống Macron rất nhạy cảm về điều này, chắc chắn sẽ cho một cú hích ngoạn mục.

Th́ cũng là lấn biển, nhưng người ta lấn biển để đem lại vinh quang cho xứ sở.

  

Xuân Sương

Paris, 11-2017