CHÍNH PHỦ HOLLANDE, KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN ?
Theo thống kê Ifop cuối tháng 8, tinh thần dân Pháp xuống thấp nhất từ sau bầu cử, 68% tuyên bố bi quan cho tương lai, cũng là lần đầu tiên sự lo âu đáng ngại như vậy xảy ra vào đầu nhiệm kỳ tổng thống. Điện Élysée không che giấu sự thật nữa : nghỉ hè về, Tổng thống Francois Hollande chứng kiến sự tin cậy của dân chúng đối với ông giảm xuống rơ ràng, chưa hề thấy trong nền Đệ ngũ Cộng hoà. So với cùng thời gian này, hè 2007 Sarkozy được 66% hài ḷng và cảm t́nh của phe tả, Hollande bây giờ chỉ 54% và phe hữu th́ hầu như không chút hài ḷng. Được hỏi về điều này, Francois Hollande trả lời : khi sự tăng trưởng kinh tế không đúng hẹn, khi bị đ̣i hỏi phải cố gắng, khi có nỗi lo âu, khi giá cả thị trường không nắm được, dĩ nhiên là dân chúng nghi ngờ. “Vai tṛ của tôi là nói sự thật về t́nh h́nh hiện tại, về cuộc khủng hoảng : nó trầm trọng”. Và ông tăng tốc việc cải cách.
Bài diễn văn đầu tiên của ông ở Châlon-en-Champagne (đông bắc nước Pháp) khi nghỉ hè về đă khiến dư luận xôn xao. Phe hữu và Phe giữa cho rằng “Sau mặt trời” (tổng thống nghỉ hè phơi nắng), chẳng có ǵ mới lạ, không có quyết định ǵ mạnh mẽ cho đất nước, rằng tất cả chỉ là lời nói và lời nói, là bọt xốp. Đối diện với sự khẩn trương mà ông lại có bài diễn văn “chờ đợi”. Ông cho cảm tưởng lộn xộn và bất lực, mất phương hướng. Trong bối cảnh khủng hoảng, dân chúng biểu lộ sự sốt ruột th́ phải chứng tỏ tài năng bằng hành động. Ngược lại Đảng Xă Hội coi việc Holland tŕnh bày thẳng thắn những khó khăn của t́nh h́nh chứng tỏ chính phủ đă nắm con ḅ mộng bằng sừng, rằng chính phủ không để mất một ngày nào trong cuộc tranh đấu cho việc làm, sự tăng trưởng kinh tế và sự cạnh tranh.
Người ta đặt câu hỏi tại sao ông thất sủng đến cỡ ấy. Có ư kiến cho rằng một phần v́ vụ bà Valérie Trierweiler trên tweet hồi tháng 6, và chủ nghĩa “chờ thời” của ông trong cuộc khủng hoảng Syrie. Điều dân chúng mong đợi là một tổng thống biết giải quyết thật nhanh và hiệu quả các vấn đề kinh tế và xă hội, diễn từ xây dựng trên sự kiên nhẫn và chờ đợi không c̣n hợp thời nữa, chữ cần thiết để đè bẹp hết các chữ khác là “khẩn trương”. Câu hỏi mấu chốt là người dân Pháp c̣n tin tưởng chính phủ này có thể đối đầu thành công với nhiều tin xấu chất chồng không ? Bộ trưởng ngoại giao Laurent Fabius nói chính phủ rất chú trọng việc thay đổi, nhưng cần phải có thời gian, cho nên tự nhiên là có ít nhiều thất vọng trong khi chờ đợi. Theo Điện Élysée, chuyện “chậm trễ” là cần thiết để ăn nhịp với các tổ chức xă hội trong việc cải cách, để không làm bánh xe bế tắc. Thành ra cảm giác chính phủ chẳng hoạt động ǵ là cái giá phải trả, và kèm theo là sự mất ḷng dân. Khẩu hiệu tranh cử của Hollande là “Thay đổi là ngay bây giờ” (Le changement, c’est maintenant), người ta đổi lại để hỏi ông “ Thay đổi là chừng nào?” (Le changement, c'est pour quand ?).
Điều khiến chính phủ nhức đầu nhất vẫn là việc làm và măi lực. Tháng 7 vừa qua, số thất nghiệp tăng thêm 41 ngh́n, tức 3 triệu người ăn không ngồi rồi. Bộ trưởng Lao động xoay sở suốt mùa hè để nghĩ ra việc làm cho giới trẻ không bằng cấp không tŕnh độ, đề án sẽ phải được Nghị viện thông qua vào tháng 9. Tiếp theo là hợp đồng với các xí nghiệp để họ vừa thâu nhận một nhân viên trẻ vừa giữ lại nhân viên cũ, nhằm giảm số thất nghiệp của thanh niên và người trên 50 tuổi.
Về ngân sách 2013, chính phủ điên đầu: kinh tế không phát triển và muốn giảm thâm thủng công quỹ 3% th́ phải t́m cho ra 38 tỉ euros. Một nửa con số này lấy được từ tăng thuế, nửa kia từ giảm chi tiêu. Nhưng v́ không thể cắt ở giáo dục, an sinh xă hội, tư pháp, việc làm, nên phải t́m nơi khác. Chính phủ muốn trước hết các xí nghiệp và người lương cao phải cố chịu trận, nhưng người ta vẫn khó ḷng hiểu làm sao giới trung lưu và nghèo có thể khỏi bị hậu quả chua chát.
Với tất cả những căng thẳng trên, nhiều nhà b́nh luận cũng cho rằng Francois Hollande chưa đến nỗi nguy nan v́ vẫn c̣n 54% tích cực, tuy đă mất 2 điểm từ tháng 7 song ông đă khởi đầu không cao điểm bằng các vị tiền nhiệm. Hơn nữa phần đông dân Pháp cho rằng một số lời hứa của ông đă được tôn trọng trong khuôn khổ những biện pháp đầu tiên. Điều khiến cho ông mất điểm là hành động của ông trong tư cách tổng thống. Suốt mùa hè, các phương tiện truyền thông khơi lại mạnh mẽ h́nh ảnh một tổng thống “chờ thời” thường đẩy lùi quyết định hay lấy quyết định không tốt. Hollande muốn chứng tỏ ông thực sự đối lập với Sarkozy (cái bóng ma cứ nuôi dưỡng thường xuyên những lời b́nh luận) : ông muốn cho cảm tưởng rằng cách cai trị của ông là đối thoại và thương lượng, cần nhiều tháng để được khai thông. Nếu dư luận có cảm giác quá liều (overdose) với Sarkozy, với Hollande họ lại có cảm giác là thiếu. Rằng chưa đến nỗi cùng đường, ông có thể vươn lên lại với điều kiện phải trả lời ngay cho những kẻ thiếu kiên nhẫn nhưng không được rơi vào kiểu Sarkozy, cũng không được cho cảm giác là nhượng bộ trước áp lực truyền thông. Cái khó là ông phải t́m ra liều lượng thích hợp.
Người ta ṿi vĩnh rằng trong mùa hè, đáng lẽ tổng thống nên tỏ vẻ có mặt hơn. Nhưng thiên hạ mau quên: hè 2003 với cái nóng bất thường đă giết 15000 người, cả chính phủ và cựu Tổng thống Jacques Chirac ở đâu? Từ đó về sau mới có lệ các bộ trưởng nghỉ hè không được đi xa và có thể liên lạc được bất cứ lúc nào. Vậy th́ ông Hollande có ǵ đáng trách?
Dù sao cũng chỉ mới 4 tháng, Francois Hollande đau phải là thần, hễ vung đũa lên là giải quyết ngay được mọi chuyện vốn từ lâu đă khiến nước Pháp đảo điên.
Xuân Sương
Paris, Sept. 2012