GIBRALTAR…

 

Nằm ở phía nam Tây Ban Nha (TBN), Gibraltar cách xứ sở này khoảng 80km. Không gian chỉ bấy nhiêu nhưng thời gian là 3 thế kỷ dài căm giận. Trên đường dẫn tới xứ sở nhỏ xíu này không có bảng chỉ đường, bởi TBN quan niệm tội quái ǵ phải quảng cáo cho chũm đất của Anh mà hơn một nửa dân số dù gốc TBN đă nỡ ḷng từ bỏ quốc tịch đấu ḅ. Họ vui ḷng chọn quốc tịch Anh v́ lẽ ǵ trong thâm tâm chỉ trời mới biết, c̣n bên ngoài công khai th́ Anh cho họ nhiều đặc quyền đặc lợi như bịnh hoạn chạy sang Anh chữa miễn phí, con cái du học có chính phủ lo, và họ cũng không tốn tiền đóng thuế. Thiên đường rồi!

Một giờ di chuyển bằng xe ca, cô hướng dẫn viên cố nhét vào đầu du khách lịch sử Gibraltar từ đầu thế kỷ thứ 8 qua những tranh giành giữa dân Cơ Đốc  và Hồi giáo,   rồi quá giữa thế kỷ 15 mới hoàn toàn bị chinh phục bởi Henri IV xứ Castille, rồi thế chiến thứ hai, rồi TBN đ̣i lại chủ quyền , không được th́ dỗi đóng cửa biên giới, hết dỗi mở lại, v.v… Nghe tai này ra tai kia.   Thôi th́ “Dân ta phải biết sử ta, nếu mà… bí quá th́ tra Gu Gồ”, huống chi sử người. Chỉ cần nhớ từ 1714  Gibraltar là lănh thổ hải ngoại của Anh đến tận bây giờ.

Vào địa phận Linea Gibraltar, xe ca ngoằn ngoèo một lát tới Europa Point, một trong những “trụ của Hercule” thời Cổ đại,  “Các bạn có mười phút…”, để nh́n ngắm ba nhà thờ: Cơ Đốc La Mă,  Giáo hội Anh và  Hồi giáo, một hải đăng cách 50 km tàu bè có thể nh́n thấy và đặc biệt  khẩu đại bác vĩ đại phất phới cờ Anh,  trang sức cho băi trống mênh mông dưới bầu trời xanh nắng gắt. Xa xa ngoài khơi, trong màn sương và hơi nước,  lù lù hai núi cách nhau 18km là tác phẩm của Hercule v́ vội vàng không có th́ giờ leo, đă xẻ núi băng ngang.

Cách đó 32 cây số là thành phố Gibraltar, trụ thứ hai của Hercule, nơi  có khỉ “Macaque berbère” gốc Algérie hoang dă nhất Âu châu sinh sống.  Từ xa cô hướng dẫn đă hổn hển “Đó đó,  núi đá vôi cao 426 mét, các bạn thấy không, trên đó là cái tháp duy nhất xây ngoài ṿng Phi châu vào thế kỷ 14 của người Ả Rập…”.  Tại biên giới vào thành, mọi người cầm sẵn giấy tờ tùy thân, một nhân viên hải quan Gibraltar lên xe lướt mắt. Khi anh ta bước xuống là khách bước vào xứ sở tiếng Anh. Xe  đỗ  ở trạm rộng răi khang trang, du khách được dẫn bộ một quăng rồi qua cổng ṿm kiên cố vào thành quách xưa. Bên trong là quảng trường mênh mông rộn rịp đủ mọi thành phần, sắc tộc. Bên phải  các cửa hàng Hà Lan, bên trái hàng người Hoa, người Anh, và nhiều quán bar... biến thái từ doanh trại. Quảng trường là điểm quan trọng cho dân Gibraltar gặp gỡ. Đồng Bảng  Gibraltar  mẫu mă khác nhưng tương đương giá với đồng Bảng Anh.. Nhiều tiệm nhận Euro. Món ăn đặc sản ở đây là cá tuyết (morue) tẩm bột chiên kèm khoai tây chiên, khá ngon, nên thử… “Các bạn có ba tiếng rưỡi…”.  Du khách lang thang, nhẩn nha vào tiệm này ra tiệm khác ở con đường chính người đi như hội, hai bên tiệm tùng sáng trưng đủ loại mặt hàng hớn hở đón chào… Dù ở Gibraltar không bị thuế TVA và treo bảng giảm 70% v́ đang mùa xôn, nhưng tính ra Euro vẫn đắt… 

Được hưởng trọn quyền công dân Anh, Gibraltar nằm trong Liên hiệp Âu châu nhưng có một số luật lệ không áp dụng ở xứ sở nhỏ xiú  chỉ  30 000 dân gồm nhiều sắc tộc  này: Anh, TBN, Ư, Bồ Đào Nha,  và một ít dân Á, Âu khác. Với diện tích 6543 km2 tí hon, Gibraltar có  nhiều cái nhất thế giới. Cái nhất gần đây (do dân số ít)   là thành viên nhỏ nhất của Hiệp hội bóng đá Âu châu; biên giới ngăn cách với TBN ngắn nhất thế giới, chỉ 1200 thước; là một trong những xứ đông dân nhất thế giới: 4290 người/km2;  phi trường độc đáo nhất thế giới; là nơi  duy nhất cuối cùng giống dân Neandertal sinh sống trong khi họ đă hoàn toàn biến mất trên phần lục địa c̣n lại… Và nếu không nhất th́ cũng nh́ : tờ báo Gibraltar Chronicle  già thứ hai trên thế giới viết bằng tiếng Anh, Gibraltar có vị trí chiến lược về phương diện thương mại và quân sự,  là  đường hàng hải quan trọng tàu thuyền tới lui thứ nh́ thế giới (sau biển Manche).

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh dùng trong chính phủ, giáo dục, thương mại và truyền thông. Nhưng cũng có địa phương dùng cả tiếng TBN, đặc biệt là Llanitos, món xào trộn dựa vào tiếng TBN vùng Andalousie hỗn hợp với tiếng Anh, cộng mỗi thứ một chút của nhiều thứ tiếng các giống dân sống nơi đây. Đây là điểm rất đặc thù của Gibraltar. Nhưng dù dùng ngôn ngữ nào, ngày quốc khánh 10 tháng 9, dân chúng đồng nhất bận đồ màu đỏ và trắng là màu quốc gia, đặc biệt trên áo thun đám trẻ mang khẩu hiệu  “110%  llanita” hay “Hănh diện là llanito”.  Và thay v́ chim cá th́ họ phóng sinh 30 ngh́n quả bóng bay, mỗi quả đại diện một sinh mạng thênh thang về trời…

Cái núi vôi cao 426 mét này  là báu vật duy nhất để khoe cùng du khách, trong ḷng  là động Gorham, tên của viên sĩ quan Anh đă khám phá ra nó năm 1907. Được dặn ḍ phải coi chừng đám khỉ, ngoài khả năng “ăn cắp” thức ăn, gỡ kính, lột mũ…  chúng c̣n đánh mùi được chai nhựa để trong bóp nên coi chừng bị giật…  Bởi vào thế kỷ 18 chúng đă khôn ngoan báo động cho lính Anh biết có sự đột nhập của quân TBN, nên kiểu “Tiếng Việt c̣n, nước ta c̣n”,  truyền thuyết cho rằng hễ khỉ c̣n th́ nước Anh c̣n kiểm soát,  khỉ hết  th́ nước Anh cũng sẽ hết kiểm soát Gibraltar. Vào khoảng năm 1944  chỉ c̣n có 3-4 con, Thủ tướng Churchill ra lịnh rước thêm chúng về. Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ ba hoa xác nhận rằng dân Anh cưng kiu ǵn giữ đám khỉ như giữ con ngươi trong mắt họ ! Bây giờ chúng khoảng 300, sát cánh với hơn 500 loại hoa lá và cây dai sức thích hợp khí hậu địa trung hải.

Động Gorham khiêm nhượng thôi, không “hoành tráng” như khu Phong Nha-Kẻ Bàng, và mặc dù thạch nhũ cũng tạo h́nh thù rất đẹp và đặc biệt nhưng không được đặt tên. Vừa xuống khỏi cầu thang, trong hơi âm ẩm hang động đă thấy hàng hàng lớp lớp ghế, v́ một khu được quy hoạch thành nơi tŕnh diễn các buổi hoà nhạc. Thiên hạ thường phàn nàn hang động Việt Nam  bắt đèn màu xanh đỏ trông quê mùa quá, nhưng hang động nước nào cũng có xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó vui.

Hạ sơn vào phố, cô hướng dẫn hối: “Nếu chụp h́nh là lúc này đây, nắng thấy rơ núi vôi... Các bạn có 5 phút…”. Lại xuống xe, đội nắng cơng núi vào máy…

Khác những vùng thuộc Anh, Gibraltar xe chạy bên phải. Phương tiện di chuyển thường là gắn máy và hệ thống xe buưt rất tốt. Nhưng cái độc đáo nhất thiên hạ là  phi trường, không những chỉ v́ nằm cách trung tâm thành phố 2km mà c̣n bắt ngang đại lộ chính Winston Churchill trục nam-bắc, cắt khu phố đông đảo người qua lại làm hai, nên phải chặn đường mỗi lần máy bay hạ hay cất cánh như đường xe lửa, và phi đạo của nó th́ chưa đầy 2 cây số (1829m) nên chỉ dùng cho máy bay nhỏ, như lúc đầu chỉ dành cho không quân Hoàng gia (nghe ông Gu Gồ nói có đường hầm phải làm xong vào năm 2012 để tránh phiền phức này, nhưng không nghe cô hướng dẫn viên nhắc đến). Tư cách của nó cũng tai tiếng lắm: TBN cho rằng mũm biển nó ườn người ra không nằm trên lănh vực thuộc Anh theo Hiệp ước Utrecht năm 1713,  rằng Anh ăn xén phần của họ.

Các nguồn thiên nhiên Gibraltar không được khai triển và ít nguồn nước ngọt trời cho, chỉ giới hạn vào một số giếng phía bắc, và cho đến gần đây Gibraltar hăy c̣n dùng hầm bê tông hay vũng đá thiên tạo hứng nước để thu hoạch nước mưa. Trong núi, ngoài nhiều đường và hầm chỉ dành cho quân đội, một nhà máy chế biến nước mặn mới đây đă được thiết lập.

Dù nằm trên danh sách chính thức của ONU về những vùng phải được giải ách thuộc địa, hiện nay nước Anh vẫn nắm quyền quốc pḥng, chính trị đối ngoại và  thương mại. Thống đốc Gibraltar ngồi rung đùi cho vui lo chuyện nội bộ. Nhưng dù nhỏ xíu vẫn có  3 đảng đại diện ở Nghị viện: Dân chủ-Xă hội, Xă hội-Lao động và Đảng Tự do, và theo hiến pháp hiện hành Gribraltar có toàn quyền dân chủ quốc tế. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự kèo nèo thường trực của TBN về việc nhượng quyền lănh địa, nhưng các chính đảng và dân chúng Gibraltar nhất quyết lắc đầu. Kinh tế Gibraltar gồm bốn lĩnh vực chính: dịch vụ tài chính, đánh bạc trên mạng (đại khái là… bạc mạng), hàng hải và du lịchPIB đầu người khoảng 30 ngh́n euros.

Khi về, tới biên giới khách phải xuống xe với tất cả đồ đoàn cho hải quan TBN kiểm soát, mua một món nào của Gibraltar là… đụng chạm tới kinh tế  TBN. Nhưng chẳng ai xài ǵ ngoài bữa trưa cá tuyết…

 

Xuân Sương

Paris, Aout 2013