Hiroshima :

 

Hiroshima : một câu chuyện

 

 

Nhắc đến Hiroshima, người ta chỉ nói đến con số người chết, con số người bị thương, về thành phố bị thiêu hủy, về sự kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân… nghĩa là tất cả những ǵ nghiêm trọng liên quan đến lịch sử nhân loại, đến quá khứ-hiện tại-tương lai. Ít ai nhắc đến một sinh mạng trẻ thơ đă lặng lẽ đóng góp tiếng nói rất quan trọng cho việc kêu gọi ḥa b́nh thế giới, quan trọng hơn ngàn lần những bài diễn văn chính thức của các nhân vật cầm quyền.

 

Đó là câu chuyện của bé Sadako Sasaki, sinh ngày 7 tháng giêng 1943. Ngày Hiroshima bị dội bom, Sadako mới lên hai và ở cách đó hai cây số. Giữa số đông tử vong, Sadako không bị thương hay ít nhất có vẻ không bị thương. Lớn lên em khoẻ mạnh b́nh thường. Măi đến 1954 em vẫn là một đứa trẻ vui vẻ, học giỏi, không có vấn đề ǵ nghiêm trọng và cùng bạn bè tham dự tṛ thi chạy bộ. Nhưng có lúc em bị chóng mặt. Ban đầu tưởng chỉ qua loa v́ mệt nhưng không phải, và điều này lặp lại thường xuyên cho đến ngày em không ngồi dậy được nữa. Bác sĩ khám em có bướu ở cổ, ung thư máu, «bịnh do bom nguyên tử» và phải nhập viện của hội Chữ thập đỏ.

 

Nằm trên giường bịnh, Sadako nghe lời bạn thân là Chizuko kể theo truyền thuyết, nếu thắt đủ ngàn con hạc nhỏ sẽ giúp ước mơ thành sự thực. Em thắt với tất cả ḷng chân thành tin tưởng sẽ lành bịnh, sẽ đi học và chạy thi với bạn bè, với giấy bạn cung cấp cho em mỗi lần đến thăm hay bất kỳ giấy ǵ t́m thấy, ngay cả giấy nhăn thuốc. Thắt được 500 con, Sadako có vẻ khá hơn và được về nhà, nhưng chưa đầy tuần lễ bịnh trở nặng và phải vào viện trở lại. Em vẫn tiếp tục thắt những con hạc, được 644 con th́ em chết, nhằm ngày 25-10-1955, được 12 tuổi. Bạn bè thắt thêm cho đủ số và đặt vào quan tài em ngàn cánh hạc.

 

Hạc đối với dân Nhật rất quan trọng, nó là biểu tượng của sự trường sinh, nên h́nh ảnh những con hạc nhỏ đă nhanh chóng đi vào truyền thống, mỗi lần có người thân đau nặng thiên hạ lại thắt ngàn con hạc. Nó cũng trở thành biểu tượng của thế giới ao ước hoà b́nh. Đại văn hào Kawabata đă dùng h́nh ảnh này cho tựa sách của ḿnh Ngàn Cánh Hạc.

 

Và măi đền giờ, hằng năm các em học sinh khắp thế giới vẫn thắt hạc đủ màu gửi đến Hiroshima treo lủng lẳng cạnh tượng đài một bé gái dang tay tung thả con chim hạc bằng vàng, bên dưới ghi «Đây là tiếng kêu của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Để xây dựng hoà b́nh trên thế giới». Trong khu công viên thênh thang 12 héc ta này của Hiroshima Memorial Museum cũng có phần mộ không xác làm theo kiểu mẫu nhà xưa bằng đất sét của người Nhật, là nơi che mưa gió cho toàn thể linh hồn những người đă ra đi trong ngày 6-8-1945. Danh sách toàn thể những người ra đi bất ngờ trong ngày lịch sử này đă được trân trọng đặt vào ngôi mộ tượng trưng đó của công viên. Và cách đó không xa, Ngọn lửa Hoà b́nh sẽ không tắt v́ đă được ghi chú là nó sẽ cháy măi khi mà bom nguyên tử vẫn c̣n được chế tạo. H́nh ảnh 8 giờ 10 sáng ngày 6-8-1945 Hiroshima vẫn c̣n nguyên vẹn bắt đầu sinh hoạt, 8 giờ 15 đă tan tác tro bụi là một h́nh ảnh hăi hùng cho thế giới. Mỗi lần nước nào trên địa cầu có cuộc thử bom nguyên tử là thị trưởng Hiroshima đều viết thư chính thức phản đối. Và lá thư được dán trong viện bảo tàng.

 

Le mémorial Sadako Sasaki à Hiroshima.

Tượng đài Sadako trong công viên ở Hiroshima

 

Sau ngày ghê gớm đó, toàn thể Hiroshima chỉ c̣n trơ lại bộ sườn vài cơ sở, đặc biệt là Ṿm Genbaku cũng c̣n gọi là Ṿm Bom Nguyên Tử mà đă một thời người Nhật bàn căi nên phá đi hay giữ lại. Phá đi v́ đó là dấu vết xấu xa của chiến tranh, giữ lại v́ là kỷ niệm. Và kỷ niệm đă thắng, năm 1995 Ṿm Genbaku được xếp vào hàng di tích lịch sử để rồi năm tiếp theo vào danh sách di sản thế giới của Unesco mang tên chính thức là «Mémorial de la paix d’Hiroshima» (Đài ḥa b́nh Hiroshima). Du khách sau khi xem Viện bảo tàng với những ma-kết rất ấn tượng trước và sau giờ định mệnh mà trái bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại đă thả xuống từ máy bay chiến đấu Mỹ; sau khi xót xa nh́n những bộ đồ tơi tả của người dân ở gần mặc sáng hôm ấy, chiếc gà men cơm con mang đến trường cháy thành than nằm dưới xương sườn nhờ đó người mẹ nhận ra con, chiếc bi đông nước, đồ nghề, chén đĩa chum vại méo mó… bày trong tủ kính; sau khi nổi da gà nh́n hoạt cảnh bằng sáp những thân thể chảy mỡ dưới ánh sáng mờ mờ…, tất cả là những chứng tích hùng hồn phản đối chiến tranh, họ sẽ thoải mái hơn khi dạo bên ngoài xem tượng đài Sadako – nơi em luôn luôn được mọi người đến nghiêng ḿnh bùi ngùi tưởng niệm.

 

Xuân Sương

Paris, Aout 2008