Dân yêu nhạc đă nghe Joan Baez trong dịp tổ chức kỷ niệm 60 năm nhạc Jazz tháng 7 vừa qua tại Nice thành phố biển miền Nam nước Pháp, giờ lại háo hức mua vé chờ nghe bà tại Palais des Congrès ở Paris vào ngày 13-10 sắp tới, một giọng ca đă bước vào danh sách lăo làng.
JOAN BAEZ, ca sĩ dấn thân
Cuộc chiến tranh Việt Nam đă lôi cuốn rất nhiều nghệ sĩ dấn thân người Mỹ, ngoài nữ tài tử Jane Fonda, nhóm nhạc rốc Jefferson Airplane, tiểu thuyết gia William Burroughs, văn sĩ Norman Mailer, luật sư Malcom X, Noam Chomsky giáo sư ngôn ngữ…, c̣n có các ca sĩ Bob Dylan và Joan Baez, con gái một mục sư.
Sinh ngày 9 tháng 1 năm 1941 tại Nữu Ước với tên đầy đủ là Joan Chandos Báez, là giọng âm cao của những năm 60 và được mệnh danh «bà hoàng của nhạc dân gian truyền thống», «Đức Mẹ của dân nghèo», Joan tham gia tích cực vào những hoạt động nhân đạo và luôn luôn được người ta cầu cạnh.
Bằng giọng hát mà người ta hy vọng là luôn nguyên vẹn, chiếc ghi ta và một vốn tiết mục dồi dào với nhiều bản nhạc khó quên như «With God on your side» (Với Chúa bên cạnh bạn) của Bob Dylan, Joan đă buộc thế giới biết đến sự hiện hữu của ḿnh. Nổi tiếng vào năm 18 tuổi với gọng ca tuyệt vời, ba năm sau sánh vai Martin Luther King trên b́a báo Time Magazine, hát ở Woodstock rồi ở Hà nội dưới bom đạn chống chiến tranh Việt Nam, mới đây nhất hát chống chiến tranh Irak, bênh vực tù nhân chính trị, dân tị nạn và dân bị đàn áp khắp nơi… đấy là Joan Baez. Dáng dấp mỏng manh, bà đă đi vào huyền thoại với giọng ca quen thuộc gần 5 thập kỷ, và nụ cười duyên dáng trang điểm cho b́a đĩa hát với số lượng khổng lồ bay khắp thế giới.
Người Mỹ chào quốc kỳ với bàn tay áp lên tim, Joan chưa bao giờ làm cử chỉ đó trong đời, cảm thấy ḿnh là công dân thế giới hơn là công dân Mỹ, mặc kệ những hiểu lầm bàn tán. Lần xuống đường phản kháng bên cạnh thủ lĩnh công đoàn Cesar Chavez cùng hàng ngàn công nhân Mê hi cô, trong bầu không khí rộn ràng, có người hỏi «Bà cảm thấy là dân latino sao?», Joan vui vẻ trả lời «Chắc cũng không hơn cảm thấy là người Scotland là mấy».
Cuộc đời:
Khó ḷng miêu tả cuộc đời Joan v́ có quá nhiều sự kiện đă xây dựng nên con người này, nhưng điểm nổi bật là bố mẹ bà có vẻ đóng vai tṛ then chốt. Bố đến từ Mê hi cô lúc bé Joan mới 2 tuổi, là con trai một mục sư ḍng Giám lư đă chọn sống ở Mỹ với những kẻ cùng đinh. Ư nghĩ phải chia sẻ, từ niềm đau nỗi buồn đến nhu cầu vật chất, là nguyên lư trong gia đ́nh. Bố bà cũng đă từng quyết định trở thành mục sư trước khi bị thất vọng v́ giáo hội, và chuyển hướng sang toán và khoa học. Ông trở thành nhà vật lư, làm nghiên cứu và hài ḷng với nghề giáo hơn là nhận một chức vụ có thù lao cao hơn trong kỹ nghệ quốc pḥng vào thời chiến tranh lạnh. Ông cũng đă từ chối làm việc trong «Chương tŕnh Manhattan» nhằm chế tạo bom nguyên tử ở Los Alamos, và quyết định này đă ảnh hưởng sâu sắc lên tâm hồn Joan.
Là người hội nhập hoàn toàn và cực kỳ công minh, ông tri ân Hiệp chủng quốc đă cho ông cơ hội tiến thân; và chỉ đến khi bố mất Joan mới khám phá ra tầm quan trọng của những việc ông làm, cụ thể là việc đồng phát minh ra kính hiển vi quang tuyến X, và là tác giả một giáo tŕnh vật lư được sử dụng rộng răi ở Mỹ. Mẹ Joan con gái thứ hai của một mục sư Tân giáo, sinh tại Scotland nhưng lớn lên ở Mỹ với cụ thân sinh, nay đă 95 tuổi. Bà không tôn sùng ǵ đặc biệt nước Mỹ, và có lẽ từ mẹ mà Joan đă thừa hưởng được cá tính nổi loạn.
Năm lên tám, bố mẹ trở thành con chiên đạo Quaker. Thời đó Joan và chị rất ghét những buổi họp nghiêm khắc lặng lẽ mỗi sáng chúa nhật. Nhưng cách họ họ đặt giá trị đời sống con người lên trên những phân chia quốc gia và lănh thổ đă sớm ảnh hưởng mạnh mẽ lên cô. Chính trong môi trường này mà cô đă nh́n thấy có những chọn lựa khác hơn là bạo lực, trong đời sống cá nhân cũng như trong chính trị. Và từ thâm sâu, Joan đă xây dựng đời ḿnh trên ư niệm dung hoà bất bạo động này.
V́ bố làm việc cho Unesco trong địa hạt giáo dục nên cả gia đ́nh thường du lịch khắp nơi. Năm Joan lên 10-11 tuổi, họ đă sống ở Bagdad, có thể nói là một hành tinh hoàn toàn khác. Người ta thường nói Irak bị tŕ trệ 50 năm so với các nước trong vùng, và dân chúng sống trong sự nghèo khó kinh hoàng. Đường phố tràn ngập hành khất, người tàn tật, trẻ con bươi thùng rác. Và bé Joan bất chợt cảm thấy vô cùng gần gũi, thấy đoàn kết với họ hơn là với người Tây phương thường xuyên lui tới các hội đoàn rất sang trọng của dân Anh. Nỗi đau của họ đă trở thành một «phần» của Joan, rồi cũng chính ở đây mẹ đă đưa cho cô đọc «Nhật kư của Anne Frank», tất cả đă gây tác động lớn lao trên đời cô, và từ đó làm đ̣n bẩy cho sự quan tâm đến người khác, cho niềm đam mê công bằng xă hội.
Vào đời :
Nhờ những buổi đàm đạo tổ chức cho giới trẻ đạo Quaker mà Joan bắt đầu lưu ư đến các vấn đề thế giới. Và cũng chính trong một buổi chuyên đề loại này trong vùng Carmel mà cô đă hoàn toàn bị xáo trộn bởi một nhà thuyết giáo da đen 27 tuổi, gốc ở Alabama, khi ông đề cập đến vấn đề bất công và đau khổ, về sự chiến đấu với vũ khí là t́nh thương và về cách mạng bất bạo động. Tên ông là Martin Luther King. Lời lẽ của ông có hiệu lực đến nỗi khiến cô run rẩy v́ xúc động và sợ hăi. Joan cảm nhận là có một con đường trên đó cô có thể làm điều ǵ hữu ích. Ca hát, tất nhiên rồi, bởi đấy là năng khiếu trời cho; nhưng phải hát để nói lên một nỗi niềm nào đó, diễn tả một hoài băo ước ao nào đó mới là vấn đề. V́ vậy Joan tiếp tục các buổi ḥa nhạc, miên man trên các nẻo đường, khơi động bằng trí thông minh và sự hóm hỉnh những vấn đề thế giới, di chuyển hàng đêm trên chiếc cam nhông to tướng.
Joan gặp King nhiều lần. Dù với trách nhiệm oằn vai, ông luôn luôn có sự thoải mái, cởi mở và dí dỏm đáng cho thiên hạ phải ngả mũ chào. Ngày 28-8-1963, tại Washington trước 350000 khán giả, Joan hát bài «We Shall Overcome» (Chúng ta sẽ thắng) và King đọc bài diễn từ lịch sử «I Have A Dream» (Tôi có một giấc mơ). Chúng ta sẽ thắng bạo lực, sẽ thắng cái thấp hèn, và mơ được sống trong thế giới an lành sung măn. H́nh như có cả Bob Dylan. Joan cũng đă bước bên cạnh King đến Grenada trong vùng Mississippi, dẫn đầu đoàn con nít da đen đă bị từ chối vào các trường da trắng. Rồi năm 1967, King vào nhà giam thăm Joan bị tù v́ đă phản đối lệnh động viên cho chiến tranh Việt Nam.
Đó là thời điểm của đấu tranh, của ḷng tin, của sự dấn thân. Nào tranh căi bàn luận, nào tẩy chay, xuống đường. Cho dân quyền, chống lại bất công, bắt lính. Và dĩ nhiên là chống chiến tranh Việt Nam. Joan đă từ chối đóng thuế cho quân đội, đă thành lập một học viện ở California để nghiên cứu về bất bạo động, đă đến tận những vùng tranh chiến. Trong đó có Hà Nội Việt Nam, vào năm 1972. Suốt đời bà đă được quy định bởi cuộc động viên trường kỳ: các buổi ḥa nhạc, hành động, du thuyết - cho nhiều lư do đa dạng: các bà mẹ bị mất tích ở Argentina, tù nhân chính trị ở Chilê và Hy Lạp, ngăn cấm sự hành hạ, hủy bỏ án tử h́nh…
Và rồi Barack Obama xuất hiện, khiến người không bao giờ cảm thấy ḿnh là dân Mỹ đó mơ thấy ông làm tổng thống, tập hợp và liên kết một đất nước đă từ lâu xâu xé. Bà mơ thấy Obama mang lại sự chỉnh tề và liêm chính trong ḍng nước đục ngầu ở Washington, mơ Obama sẽ nâng cao giá trị những ǵ chấp nhận được trong chế độ dân chủ một cách đạo đức và hợp pháp, không tra tấn không án tử h́nh, và kêu gọi người giàu hăy chia sẻ vật chất với người nghèo. Joan mơ Obama t́m cách giải quyết khôn khéo với đối phương và chống lại khuynh hướng chủ chiến.
Joan xúc động nhận ra rằng nhiều triệu dân Mỹ cho đến bấy giờ hết chờ đợi ǵ ở hiện tại và tương lai, những kẻ đang sống bên lề xă hội, cũng bắt đầu động viên. Hàng đoàn trẻ da màu lần đầu tiên đi nghe ứng cử viên thuyết tŕnh và sẽ bầu cử. Tội phạm trong nhiều khu nhạy cảm đă tự nhiên giảm xuống, và các khu bất an bỗng như b́nh yên hơn. Con trai Joan 38 tuổi chưa bao giờ tha thiết đến vấn đề công cộng, giờ cùng bạn bè nhạc sĩ tổ chức nhiều buổi ḥa nhạc trong tỉnh ḿnh để lấy tiền cho cuộc vận động của Obama.
Dù chính bản thân chưa bao giờ tin cậy vào sự hữu dụng của lá phiếu, Joan cũng bắt đầu mơ mộng và tuyên bố sẽ tham gia bầu cử.
Xuân SươngParis, Aout 2008