NguoiVNKhongThichTheThao

NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG THÍCH THỂ THAO ?

 

Mỗi lần thấy ông ngoại quốc nào chạy ngoài đường, dân ḿnh thường phang hai tiếng “Thằng khùng” ! Nhưng loại khùng này chẳng tai hại đến ai. Mà đó là xưa kia, bây giờ trong phố cũng chẳng mấy khi  gặp khùng nữa, nghĩa là đất nước ḿnh hết chỗ cho dân khùng quốc ngoại rồi, chỉ có chỗ cho dân khùng quốc nội thôi.

 

Mỗi lần tới nhà ai phải bỏ giày ra cũng bực ḿnh. Bởi nhiều nhà nhám ś mà vẫn phải trần trụi gót sen, khó chịu chứ. Nhưng dần dà thấy thói quen này là đúng. Ngoài đường nhiều nơi hầm bà lần bụi bặm rác rưởi đă đành, người ta sửa sang hay dọn dẹp nhà cửa, vất ngổn ngang ở góc ngă tư nào gỗ dính đinh rỉ sét, nào kính bể lia chia sắc cạnh, bàn ghế găy trơ thớ gỗ nhọn... Hai ba hôm sau đi ngang th́ chúng vẫn ch́nh ́nh đó, chỉ khác là kính đă bể vụn ra rồi. Mạnh ai nấy bỏ, tiện việc cho ḿnh thôi, bất kể người đi bộ là con nít hay bà già có thể giẫm phải. Bởi vậy không ai dám đi bộ là đúng rồi. Bỏ giày dép ngoài cửa cũng đúng, nếu không sẽ mang linh tinh thứ bẩn thỉu bám gót vào nhà, dám cả miểng chai.

 

Đông và tây y đều quảng bá môn thể thao nhẹ nhàng hiệu nghiệm và kêu gào rằng các dây thần kinh của lục phủ ngũ tạng đều nằm dưới ḷng bàn chân, nên đi bộ là kích thích, là tập thể dục cho các bộ phận trong người để   ngừa bịnh tim mạch, trị tiểu đường, rắn chắc xương cốt... Nhưng dân thành phố của ta không biết đi bộ. Phần v́ nhà nhà có xe, ngồi lên phóng đi cái rụp cho khoẻ,  khoảng cây số là thấy “xa” quá rồi. Phần cho rằng đi bộ tương đương bước vào chỗ chết, v́  trên lề đường nào bếp than đỏ rực đang nướng thịt nướng gà, nướng khoai nướng bắp, chiên xúc xích..., đi gần lỡ trợt chân té vào nếu không chết cũng bỏng nặng; nào  xe bán xôi, bánh ḿ, sinh tố..., hoặc hai hàng gắn máy của quán cà phê quán nhậu nào đó chiếm hết rồi - mặc dầu sau khi lề đường đuợc lót gạch đă ngăn chia ranh giới được phép dùng tới đâu. Gặp khu đường hẹp mà người ta sửa nhà th́ dĩ nhiên đúc bê tông, duỗi thẳng thanh sắt, trộn hồ... đều nằm trên lề bởi dưới ḷng đường đă chất gạch ngói xi măng rồi. Vậy th́ đi bộ là thể dục áp dụng chỗ nào được ?

 

Không những cách dùng ḷng, lề đường, mà chạy xe cũng mạnh ai nấy lấn, hễ không thấy bóng dáng công an là cứ tha hồ chèn nhau từng tấc,  vội như cha mẹ vợ chồng đang hấp hối chờ ḿnh. Viễn ảnh vào khuôn phép tôn trọng luật lệ giao thông hăy c̣n xa xôi. Thảng hoặc có người đi bộ th́ được khuyên băng qua đường mà sợ, cứ nhắm mắt đi rồi thiên hạ cũng tự động tránh. Trợn mắt nh́n c̣n sợ huống chi nhắm. Nhiều cái tại sao:

 

- Tại sao người đi bộ không tôn trọng đèn xanh-đỏ và đi chỗ có vẽ gạch trắng ?

- Tại sao các loại xe không nhường nhịn người đi bộ?

-  Tại sao tới ngă ba ngă tư,  xe không hăm tốc độ mà bóp kèn ra oai với bộ hành bắt người ta tránh ḿnh ?

- Cùng đèn xanh, tại sao xe hơi cứ quẹo mà không nhường xe hai bánh hoặc bộ hành đi thẳng?

- Bộ hành băng qua đường, tại sao xe không quẹo sau lưng mà cứ quẹo  trước mặt, là hướng bộ hành đi tới? 

-  Xe hơi chớp đèn tấp vào, tại sao hai bánh cứ nhất định vượt qua bằng cách chen vào giữa xe hơi và lề đường?

- Tại sao đèn vàng, xe hơi c̣n cố chạy tới cho nghẽn giữa đường khiến phía bên kia có đèn xanh mà bị kẹt?

- Tại sao dân có xe hơi là có tiền mà không học văn hoá vệ sinh, cứ quẵng trên đường các thứ rác rưởi? 

- Tại sao ngang qua vũng nước, các loại xe không chậm lại mà cứ phóng ào mặc cho nước tung toé lên người đi bộ hay ngồi bên lề đường?

-  Tại sao đang chạy, vừa bấm di động vừa liếc mắt lái xe ?

- Tại sao tài xế xe ca cầm trong tay bao nhiêu sinh mạng mà vẫn líu lo điện thoại, chỉ để khoe mua đất xây nhà chớ không phải chuyện dầu sôi lửa bỏng?

- Và tại sao hành khách vẫn chấp nhận chuyện ấy, không thấy là tính mạng ḿnh đang bị đe dọa ?

 

Và nhiều cái TẠI SAO khác, mà muốn trả lời phải cố gắng có ư thức cá nhân. Trong khi chờ đợi ư thức cá nhân th́ anh khùng quốc nội cứ  muốn kéo người ta vào nghĩa địa hay treo gị ở bịnh viện. Mỉa mai hơn cả là nhà toán học Mỹ, Seymour Papert, đang đi và bàn tính cách giúp đường phố Việt Nam bớt nạn kẹt xe, th́ như có con ma tốc độ chống lại nên đă phái một xe máy phóng tới đâm thẳng vào ngực ông. Bây giờ ông thành tàn phế.

 

Bà Papert đưa chồng về Mỹ, nói: ...“Chúng tôi cũng chia buồn đến gia đ́nh GS Nguyễn Văn Đạo, người cũng đă bị tai nạn giao thông sau tai nạn của chồng tôi mấy ngày. Việt Nam rất mạnh về du lịch, tôi hy vọng qua 2 thảm kịch này, chúng ta sẽ rút ra được bài học hữu ích về giao thông. Cần làm ǵ đó cho vấn đề giao thông ở Việt Nam ...” (Việt Báo, 2006)

 

Người Mỹ thường mơ mộng. Chỉ qua 2 thảm kịch đó mà “rút được bài học hữu ích” th́ đời hẳn là qúa đẹp.

 

Xuân Sương

Janv. 2011