SAU MEDIATOR, C̉N NHIỀU THUỐC NGUY HIỂM KHÁC
Hằng năm, cũng như các nhà bào chế khác, Pháp xuất bản rất nhiều thuốc mới, mà theo nguyệt san Prescrire (có nghĩa “Quy định cách điều trị”) th́ không phải thuốc nào cũng tốt hay tiến bộ có thể mang kết quả khá quan ǵ cho người bệnh, mà ngay cả c̣n nguy hiểm phải tránh xa nữa. Thông thường thuốc trị các bịnh nguy nan như ung thư, tim mạch, tiểu đường… luôn luôn gây hậu quả không mong muốn có khi đưa đến tử vong. Nhưng việc bán thuốc mới vẫn chạy, phần v́ nguời bệnh muốn thử thuốc khác với niềm tin là có thể cải thiện t́nh trạng hiện tại, phần v́ bác sĩ hoan hỉ kê toa. Mà điều này lại tùy thuộc rất nhiều vào các tŕnh dược viên. Bởi thế nghề này luôn luôn thực hành bởi các cô “có ngoại h́nh, biết giao tiếp” dù không đến nỗi gắt gao như bên ta tuyển gái vào các dịch vụ làm ăn hay chơi bời.
Theo nguyệt san Prescrire số tháng giêng 2011, sau Mediator bị rút khỏi thị trường và các thuốc nguy hiểm có tên Equanil, Di-Antalvic, Ketel, Zyprexa, danh sách c̣n kéo dài. Mới nhất là buflomédil dưới nhăn hiệu Fonzylane, loại thuốc làm giản nở mạch máu để giảm bớt sức ép của động mạch, bởi nó thường gây nên hậu quả phụ cho tim và thần kinh có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt trường hợp dùng liều lượng cao hay người yếu thận.
Thuốc này đă đ ược lưu hành 20 năm qua tại Pháp và không chứng tỏ được lợi ích cụ thể nào hơn hẳn các thuốc khác trong việc điều trị. Một bản tường tŕnh của Cơ quan dược phẩm Pháp đă nêu ra nhiều trường hợp trầm trọng và chết người giữa 2007 và 2009. Nhưng thay v́ rút thuốc này ra khỏi thị trường, cơ quan thẩm quyền chỉ cho giảm bớt liều lượng. Bác sĩ Thierry Vial điều khiển trung tâm cảnh báo thuốc ở Lyon c̣n nói một cách mơ hồ rằng đó là loại thuốc không nguy hiểm “nếu dùng đúng”, và “người ta thí nghiệm về hiệu quả của thuốc, không phải trên sự nguy hiểm của nó”. Tạp chí Prescrire kết luận : “C̣n cần phải có bao nhiêu nạn nhân nữa để quyết định rút thuốc này ra khỏi thị trường?”.
Ngoài ra c̣n hai loại thuốc nên báo động khác là :
1) Nexen, loại thuốc chất Nimésulide chống viêm, cũng chẳng hiệu quả ǵ hơn nhiều thứ khác mà vẫn c̣n bày bán mặc dù gây nên những hậu quả trầm trọng cho chứng viêm gan. Thuốc này đă bị rút khỏi thị trường Phần Lan, Tây Ban Nha, Argentine, Bỉ, Irlande và Singapore gần cả chục năm nay rồi.
2) Javlor, thuốc với chất Vinflunine là loại thuốc chống ung thư được dùng trong trường hợp bịnh bàng quang đă nặng, thuốc này thường gây rối loạn đường máu đôi khi tử vong, rối loạn đường ruột, thần kinh hay tim mạch.
Sản phẩm buflomédil được dùng với liều lượng cẩn thận sít sao, nghĩa là nếu thay đổi chút đỉnh có thể bị tai nạn, v́ vậy trước khi dùng, tuyệt đối phải xem xét sự hoạt động của thận và áp dụng nghiêm chỉnh liều lượng theo từng trường hợp. Trong thực tế là chỉ dùng liều lượng chết người khi có ư định tự tử. Dầu vậy cũng không thể chối căi là có hiệu quả tốt với một số bệnh nhân, dĩ nhiên luôn với khẩu hiệu “nếu dùng đúng cách”. Ngay sau khi tạp chí Prescrire phát hành về buflomédil, ông Xavier Bertrand Bộ trưởng y tế Pháp đă tuyên bố là khi nào có thông tin chắc chắn rằng thuốc này tỷ lệ tốt-xấu không như nhau nữa th́ phải lấy quyết định ngay không chần chừ. Tức hiện tại người ta vẫn chấp nhận có rủi ro cho một số người, ngược lại số người dùng thuốc này “đúng cách” và hạp th́ vẫn có thể tiếp tục. Dân Tây ưa phản đối, nếu rút thuốc này đi th́ biết đâu người hạp nó chẳng dám sẽ… biểu t́nh như chơi.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học th́ Mediator đă chịu trách nhiệm từ 500 đến 2000 cái chết trên số 5 triệu người dùng trong ṿng 25 năm qua, và mặc dầu nước Ư và Tây Ban Nha đă rút khỏi thị trường từ năm 2003 nhưng ở Pháp vẫn dùng măi cho đến cuối năm 2009, và trước đó phủ Thủ tướng không hề được tŕnh báo về những nguy cơ đă được xác nhận. Trong khi đó những loại thuốc thuộc nhóm amphétaminique, kích thích hệ thần kinh trung ương, đă bị nghiêm cấm từ 1995! Về phần bulflomédil th́ con số tử vong do nó gây ra chưa được xác định, dù nguy cơ đă được báo động từ 2006. Tờ Liberation ngày 6 vừa qua loan tin rằng trong lời chúc đầu năm cho nhóm cộng tác của ḿnh, Jacques Servier, chủ nhà bào chế cùng tên tuyên bố rằng “chỉ có 3 người chết” v́ Mediator thôi !
Cùng ngày, Bộ trưởng y tế Pháp tuyên bố sẽ đề nghị là từ nay về sau, khi một loại thuốc nào bị rút khỏi thị trường từ bất kỳ nước nào trên thế giới, do yêu cầu của nhà bào chế hay nhân viên y tế, th́ các nước khác phải được thông tin. Tạp chí Prescrire hành động đúng đắn và đă thành công trong việc can thiệp rút bỏ Mediator, nên tiếng nói của nó sẽ c̣n được dư luận hưởng ứng cho các thứ thuốc nguy hiểm khác. Chỉ không biết những loại thuốc nguy hiểm mới này, đến bao giờ mới bước xuống khỏi quầy ?
Xuân Sương
Paris-NT, janv. 2011