Alors que le 1er tour de l’élection présidentielle aura lieu dans moins de 3 mois, LH2 en partenariat avec Yahoo

SÔI NỔI CHÍNH TRƯỜNG PHÁP

 

Trong khi toàn Âu châu nói chung và nước Pháp nói riêng đang chịu cái lạnh kinh người, th́ bầu không khí chính trường Pháp lại sôi động hôi hổi. Dù sao th́ cũng chỉ c̣n hơn 2 tháng nữa là tới ngày bầu cử tổng thống (chung kết ngày 6-5-1912), mà người đang cư trú tại điện Élysée vẫn chưa chịu chính thức tuyên bố việc ứng cử của ḿnh, mặc dầu ai cũng biết tỏng là ngài sẽ chẳng đời nào bỏ qua cơ hội, chỉ là vấn đề từng ngày. Sarko cũng theo dơi các cuộc thăm ḍ dư luận như ai và chuẩn bị đương đầu với Francois Hollande. Đây sẽ là trận tay đôi, Francois Bayrou và Marine Le Pen “coi như” không c̣n trong ṿng đua nữa. Nhiều cuộc thăm ḍ cho rằng nếu bầu cử ṿng 2 thực hiện ngay bây giờ th́ Hollande sẽ mang về 57% số phiếu, Sarko 43%.

Mặc dù mọi chuyện vẫn c̣n trong ṿng “bí mật” và nếu có ai hỏi, Sarko luôn trả lời vẻ “bí hiểm”, nhưng tại phủ Tổng thống thiên hạ đang rộn ràng một cách kín đáo chuẩn bị thời điểm tuyên bố tranh cử chính thức của ông cách nào hữu hiệu nhất, ấn tượng nhất, thành công nhất. Gương thất bại của Balladur năm 1995 (đọc bài phát biểu tại pḥng khách phủ Thủ tướng), của Jospin năm 2002 (con trai ông gửi fax cho báo AFP) là điều nên tránh. Ngược lại làm kiểu Jacques Chirac năm 2002 là xuất hiện ở Avignon bên cạnh bà thị trưởng Marie-Josée Roig của thành phố này, hoặc như năm ngoái Francois Hollande đi Corrèze đọc diễn văn trong cuộc bầu chọn người đại diện ra tranh cử tổng thống năm nay cho phe tả, là thành công.  

Trong khi yêu cầu nhân viên thân tín phải tuyệt đối “kín miệng” về việc ứng  cử của ḿnh, th́ tổng thống lại rất công khai thoải mái công kích Francois Hollande là “kẹt trong hệ tư tưởng”, “mắc bệnh bè phái”... không c̣n từ nào sắt đá hơn để chỉ trích những đề nghị của Hollande trong chiến dịch tranh cử, và dù chẳng bao giờ nêu đích danh địch thủ, tổng thống đương nhiệm cũng chẳng ngần ngại ǵ chụp mũ ông kia là chỉ muốn “tàn phá tổ quốc”. 

Sarko hân hoan tuyên bố rằng trong cơn khủng hoảng, “xă hội Pháp cần b́nh tĩnh, vững vàng, kiên định trong lâu dài”, vậy mà chính ông là người thường bị kết án là xô lấn dân Pháp nhất. Ông cũng đặc biệt lấy ḷng cử tri nữ khi châm chích Hollande, bằng cách nhấn mạnh rằng “Sự tự do của người đàn bà là việc làm VÀ con cái, không phải việc làm HAY con cái”, và dù không xác định lịch tŕnh, vẫn cam kết khai triển mọi h́nh thức giúp gia đ́nh có con mọn như tăng số nhà giữ trẻ tư nhân, tại xí nghiệp, trợ tá mẫu giáo..., trong khi chương tŕnh tranh cử của Hollande lại hủy bỏ đề  án ban đầu là trong ṿng 5 năm sẽ tạo thêm 500 ngh́n chỗ cho các nhà giữ trẻ. Sarko phán rằng trong cuộc tranh cử cần phải có ư tưởng mới mẻ, mà Hollande tuyên bố sẽ băi bỏ các cải tổ hưu trí th́ chẳng mới mẻ ǵ, và ngạc nhiên v́ Holande nói cùng ư kiến với Marine Le Pen. Hoặc không lên giá tiền thuê nhà cũng cũ rồi, v́ nước Pháp đă làm từ năm 1948 mà vẫn không ngăn cản được lời kêu gọi lịch sử của Abbé Pierre trong mùa đông năm 1954.  

Vơi ư định càng cách biệt với phe tả càng tốt, Sarko đă đưa ra nhiều ư kiến mà ngay cả nhóm của ông cũng không hoàn toàn đồng ư. Có 2 điểm mới nổi bật khi tiến gần đến vận động tranh cử là việc trưng cầu dân ư việc chu cấp cho người thất nghiệp, và trưng cầu dân ư liên quan đến quyền của người nhập cư (đại khái hăy xem ṭa án hành chính như kẻ duy nhất có thẩm quyền về vấn đề này). Hai cuộc trưng cầu này gây ngạc nhiên. Đây là cách  lượm phiếu nguy hiểm, bởi Pháp là một nước mà người đi bầu nổi tiếng là thường phê phán tác giả ư tưởng hơn là chính ư tưởng. Các nhà chính trị học và phe chống đối th́ diễn dịch là Sarko cố cào phiếu của phe cực hữu, và phe này tức th́ lên án là Sarko đang dùng ư tưởng của họ. Mặt trận phe tả th́ mỉa mai đây là mưu mô thô bỉ của một tổng thống đang hấp hối. 

 

Sarko cũng nhắc lại ông chống đám cưới đồng tính  và chống những cặp cùng giới tính được nuôi con nuôi. Ông muốn cứng rắn hơn trong việc cấp giấy tờ lưu trú cho người phối ngẫu của dân nhập cư trong việc đoàn tụ gia đ́nh, xét lại điều kiện và tiêu chuẩn để được có nhà hay trợ cấp. Ông cũng lặp lại phản đối việc gây chết không đau đớn mà hiện tại một ít nước Âu châu đă cho phép.

 

Để thêm phần độc đáo, mới đây ông Bộ trưởng nội vụ Claude Guéant lại tuyên bố một câu xanh dờn rằng «không phải nền văn minh nào cũng có giá trị», rằng nền văn minh bảo vệ tự do, b́nh đẳng và huynh đệ cao hơn là nền văn minh chấp nhận sự khủng bố, hận thù xă hội hoặc sắc tộc, và xem phụ nữ như trẻ vị thành niên. Phe ông cho rằng đấy là sự thực hiển nhiên, c̣n Harlem Désir đảng Xă hội th́ cho đó là một «khiêu khích đáng thương hại». Câu tuyên bố đó có thể là đề thi tú tài triết, chớ không thể nêu lên một cuộc tranh căi chính trị . Dù sao danh từ “văn minh” quá bao la nếu không muốn nói là mơ hồ, nhất là trong giai đoạn bầu bán, để bất kỳ ai cũng có thể gieo rắc nỗi lo sợ, ư đồ đen tối hay hậu ư bí ẩn nhất. Phe tả nh́n đây như một chiến thuật ma quỷ để rù quyến cử tri của phe cực hữu.

Dù châm chích nhau tận cùng, ngày 7 vừa qua hai vị đă tay bắt mặt cười trước bao ống kính tại bữa tiệc hằng năm của cộng đồng Do Thái, có đầy đủ  tai to mặt lớn trong chính giới, tôn giáo và nghệ sĩ. Đó là h́nh ảnh mọi người chờ đợi. Sau bài diễn văn, Sarko về bàn và chính Hollande rời bàn ḿnh đến bắt tay người mà ông hy vọng là sẽ đuổi khỏi điện Élysée để chiếm chỗ. Họ nói chuyện với nhau chốc lát, trong bụng  th́ chắc là... 1 bồ dao găm nhưng bên ngoài th́ với vẻ thân thiện hoàn hảo. Chính trị gia vạn tuế !

Le Pen hù doạ ?

Trong khi đó th́ Marine Le Pen, chủ tịch phe cực hữu, cố ư làm cho thiên hạ tin rằng đến ngày 16-3 là ngày khép hồ sơ ủng hộ, bà cũng sẽ không lượm đủ 500 chữ kư bảo lănh, nên sẽ không ra tranh cử được. Chỉ v́ tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Francois Fillon không chịu sửa lại điều khoản rằng  những người hỗ trợ cho ứng viên tổng thống phải được nêu danh tính, Marine Le Pen dựa vào đó kêu ca là bà đang bị chơi xấu. Người ta đồn nhau có thể tin được hay không, v́ đây là tṛ chơi ú tim giữa các ứng viên mà năm 2007 Le Pen Bố đă làm rồi.

Nhưng nếu thực sự phe cực hữu không có đủ 500 chữ kư th́ sao ? Th́ khoảng cách giữa Hollande và Sarko sẽ thu hẹp lại, bởi v́ Sarko sẽ có thể quyến rũ số thăm này. Le Pen Bố th́ tuyên truyền ngược lại rằng nếu con gái ông không ra tranh cử th́ Sarko sẽ bị đánh bại, điều mà Martine Aubry khịt mũi bảo bố nào con nấy chỉ nói tướng, trong khi Ségolène Royal nhận xét là nó chẳng  ảnh hưởng ǵ cả, và theo Bộ trưởng Lao động Xavier Bertrand th́ việc thăm ḍ chỉ là «tiểu thuyết chính trị». Nhưng  trên truyền h́nh France 2, Hollande lo nếu Marine Le Pen không ra tranh cử v́ không đủ 500 vị bảo lănh th́ sẽ là một «vấn đề». Ông nói bây giờ trễ rồi, người ta không thể thay đổi luật lệ lúc này, nhưng ông đồng ư việc thay đổi, về sau. Không phải thay đổi kiểu chẳng cần công bố tên tuổi, nhưng theo kiểu «một số công dân có thể đỡ đầu cho ứng viên trong một số điều kiện nào đó». Dù sao, từ năm 1988 gia đ́nh Le Pen luôn luôn hiện diện trong mỗi kỳ tranh cử.

Từ khi khủng hoảng, việc làm là một trong những lo âu chính đầu tiên mà chính phủ Sarko không vực lên nổi, con số thất nghiệp tăng dài dài, đạt kỷ lục chưa hề thấy trong 12 năm qua. Đời sống càng lúc càng khó khăn. Chủ trương của ông về việc nhập cư, đồng giới tính... cũng sẽ khiến mất đi nhiều phiếu. Nhưng các cuộc thăm ḍ và bộ mặt chính trị Pháp trong khi tranh cử thường có những thay đổi bất ngờ. Wait and see !

 

Xuân Sương

Paris, Fév. 2012

(đă đăng trên Sài g̣n tiếp thị ngày 12-2-2012)