THĂM NA UY

THĂM NA UY

 

 Na Uy là một trong những nước Bắc Âu giàu có, b́nh yên. Diện tích 385 ngh́n km2, với nhiều núi và băng cộng khoảng 50 ngh́n hồ lớn bé, Na Uy có khoảng 4,7 triệu dân (phần lớn gốc Đức), là nước ít dân nhất Âu châu sau Island. Na Uy  được vào danh sách một trong những nước giàu nhất thế giới nhờ có  lượng dự trữ dầu và khí đốt thiên nhiên lớn dọc biển, và cho đến năm nay vẫn giữ vị trí số 1 về chính sách xă hội phát triển.

 

Là thành viên sáng lập của OTAN, Na Uy không ôm mộng bá vương, không can dự nhiều vào những rộn ràng thế giới, an  phận với sự sung túc của ḿnh, được UNESCO xếp hạng nhất về mức phát triển con người, được xem là xứ sở an b́nh nhất hành tinh. Chính phủ rất quan tâm đến dân, và người nhập cư nói chung rất được ưu đăi. V́ vậy, cuộc thảm sát hồi tháng 7 vừa qua là biến cố hăi hùng nhất ở đây từ sau thế chiến thứ II.

OSLO

Chúng tôi đến Oslo sau ngày Thánh đường thành phố  làm lễ tưởng niệm 92 linh hồn bị chết oan ức ở đảo Utoeya. Hoa từng bó đặt ṿng quanh chân tường nhà thờ hăy c̣n tươi và trong khuôn viên, từng cụm đá cuội vẽ quả tim hay h́nh ảnh những khuôn mặt trẻ trung đă bất ngờ ra đi nhưng nụ cười c̣n ở lại. Vài con búp bê, vài lá thư t́nh, vài chữ I love you… kéo du khách dừng chân, trân trọng nh́n ngắm, lắc đầu, làm dấu thánh. Bầu trời cuối tháng 7 trong vắt, dịu dàng.

Là thủ đô của Na Uy, thành phố Oslo chỉ khoảng 600 ngh́n người và tính đến năm 2006 th́ có đời sống đắt thứ ba thế giới, sau Tokyo và Osaka Nhật Bản. Rất thanh b́nh với nhiều con đường trong phố chính dành cho người đi bộ, khách nhàn nhă ngồi hóng nắng uống cà phê ngoài vỉa hè hay quăng sân rộng vừa thưởng thức ca nhạc sĩ đàn hát kiếm tiền, có nhóm trẻ đạp xe ṿng ṿng từ Đức xuyên qua nhiều nước đến, kiểu phiêu lưu du lịch tới đâu kiếm sống tới đó. Đây có thể gọi là thành phố xanh, dù rộn ràng xe cộ vẫn có cổ thụ xum xuê, nhiều công viên, nhiều khoảng không gian mở tạo nên phong thái thoáng mát xanh tươi. Du khách cứ thẩn tha dạo bước, bóp xách tung tăng chẳng sợ giật. Nét an lạc thể hiện trên mặt người, mặt phố.

Đến Oslo, không ai có thể bỏ qua công viên trứ danh Frogner, không phải chỉ là nơi có cỏ hoa hay cây cối um tùm với băi cỏ thênh thang màu xanh sáng trưng dịu mát, hay ao hồ đàn vịt bơi lội nhẩn nha, mà c̣n là nơi trưng bày giữa đất trời những tác phẩm điêu khắc tuyệt đỉnh nghệ thuật. Là công viên rộng nhất của thành phố trên 32 héc ta gồm nhiều cầu, ṿi nước, nơi cho dân chúng làm picnic, đi dạo, ngồi phơi nắng, chơi đùa hay thư giăn, đặc biệt nó chất chứa kiệt tác độc đáo một đời của nhà điêu khắc tài ba Gustav Vigeland (1869 -1943). Khởi đầu chương tŕnh vĩ đại này là bồn nước được tạo dựng năm 1907 trước Quốc hội, đến năm 2004 th́ dời về công viên Frogner. Tảng đá nguyên khối sừng sững nằm thênh thang ở trên làm bồn chứa được nâng cao  bởi 6 người khổng lồ, đầu hơi cúi, bắp thịt cuồn cuộn gồng lên hứng nhận nước ngày đêm dào dạt không ngừng trên thân thể.  Những h́nh tượng ngàn năm lặng lẽ này ở mọi lứa tuổi, tượng trưng cho sự cần cù, gánh nặng của cuộc đời, và nỗ lực giữ ǵn  nguồn nước - biểu tượng phổ biến cho sự ph́ nhiêu sung măn.  Nó nằm trên bệ đá giữa hồ, trên lan can hồ là 20 chùm tượng đá granit khắc kiểu thân cây, gọi là “cây đời”, bên dưới thân cây có  h́nh người biểu hiện các giai đoạn nhân sinh. Trong nắng sớm mưa chiều quanh năm, những đứa bé nhào lộn trốn t́m hay ông bà chuyện tṛ với trẻ vẫn kiên tŕ diễn xuất một động thái mà phông màn thay đổi chỉ là thời tiết.

Cách đó trăm bước ở đồi bên cạnh, sừng sững cây cột cao hơn 14 mét hiện hữu bằng 121 thân thể nằm chồng chéo lên nhau từ chân cột trong mọi tư thế, lứa tuổi và giới tính để lên vút lên cao là đám trẻ con. Không một kẽ hở vô ích nào. Từng phân từng ly của cột trụ, nhờ bàn tay tài t́nh của nhà điêu khắc đă vô cùng thành công gởi gấm lên đó những thông điệp thiêng liêng : sự hồi sinh của con người, sự tranh đấu để sống c̣n, niềm khao khát không gian tâm linh, sự siêu việt lên đời sống hằng ngày và sự tuần hoàn của các chu kỳ. Bao quanh cột là nền vuông gồm 36 nhóm tượng đá granit biểu trưng nhiều giai đoạn và sinh hoạt đời thường. Đó đây trai gái tự t́nh, hai bà cụ suỵt nhau chờ nghe tin tức, đám trẻ con quấn quưt đùa nghịch, hay cụ ông đang kể chuyện cho đàn cháu nhỏ... Tất cả đều yên tĩnh mà sống động, cảm giác mà hiện thực, đất đá mà đậm linh hồn. Dưới tuyết hay trong nắng, du khách trằm trồ ngước nh́n, chụp ảnh, bàn bạc… về tác phẩm độc nhất vô nhị này trên thế giới.

Ra khỏi khu vực, người ta thong dong qua chiếc cầu bắc ngang hồ chiêm ngưỡng 58 tác phẩm bằng đồng nằm 2 bên lan can, gồm h́nh ảnh cuộc đời tương đối trẻ trung hơn tượng các chỗ khác trong công viên, chủ yếu là sự tương quan giữa nam nữ, người lớn và trẻ con, không có người già. Đặc biệt nhất là tượng “Thằng bé phẫn nộ” vừa khóc vừa gồng người, sinh động đến nỗi tức cười mà thương, ai cũng đến nắm tay nó chụp h́nh khiến lớp sơn đen đă tróc ra lộ lớp đồng vàng. Có bánh xe với một nam một nữ quay tṛn bên trong, biểu hiện sự vĩnh hằng của hai cực âm dương. Mặc thế sự đa đoan, nước dưới cầu vẫn phẳng lặng êm đềm đón bóng cây do mặt trời thả xuống.

Công viên chứa đựng 192 tác phẩm điêu khắc với hơn 600 khuôn mặt. Tất cả công tŕnh vĩ đại này đă được thực hiện bởi một ḿnh Gustav Vigeland cho đến cuối đời, không có học tṛ hay nghệ nhân nào khác phụ tá.

BERGEN

 Rời Oslo, chúng tôi đi Bergen (thủ đô từ 1164 đến 1299 mới dời về Oslo), là thành phố thứ hai của Norvège nằm phía tây nam với khoảng 255 ngh́n dân, mang vết tích lịch sử về sự đóng góp  của những con người vượt biển đến từ nơi khác.

Tàu lửa chạy trên con đường rất đẹp mà một du khách nào đó đă ba hoa …văng (lên) mạng là “nhất thế giới”. Đến nơi, nghe bạn  nói vào mùa đông tuyết trắng xoá hai bên đường, trên núi đồi  cây cỏ, một vẻ đẹp tinh tuyền độc đáo. Khắp nơi không c̣n thấy đất, suối lớn suối nhỏ đông cứng hoan hỉ đón nhận bông trắng rải xuống từ trời. Con đường trong ba mùa c̣n lại mang vẻ đẹp khác : nước từ trên cao chảy xuống thành suối nhỏ len lỏi giữa đất đá, nh́n xa cứ như những giải lụa trắng uyển chuyển múa. Vào thu th́ khỏi nói: màu vàng rực hay đỏ ửng cây cối hai bên óng ánh lửa dưới mặt trời. Vậy mà hôm đi là giữa hè, chúng tôi chỉ gặp nước vỗ vào cửa kính tàu, nh́n ra xa chỉ thấy mù mờ ẩm ướt: mưa là biểu tượng thời tiết của Bergen, được nôm na gọi là Seattle Âu châu hay Thành phố của mưa. Chả thế nên có câu chuyện ví von : du khách hỏi em bé : “Ở Bergen, có bao giờ mưa ngừng không?”, và câu trả lời “Cháu không biết, cháu mới chỉ 8 tuổi mà”. Ngạn ngữ địa phương nói rằng người Na Uy sinh ra với giày trượt tuyết dưới chân, trừ dân Bergen sinh ra với cây dù trên tay. Ở đây thường mưa v́ được bao quanh bằng bảy ngọn núi, mây đến từ biển khơi vỡ vụn rồi dốc nước lên thành phố. V́ vậy nắp cống thành phố Bergen không kém phần độc đáo: nó diễn đạt phố phường nằm giữa núi non. Ngoài ẩm ướt,  Bergen luôn luôn ấm hơn Oslo vài ba độ nhờ ḍng nước ấm Gulf stream chảy qua.

Tới bến cảng cũ, điều đầu tiên gây ấn tượng cho du khách là dăy nhà gỗ nhiều màu rất sáng rất vui, sau thế chiến thứ hai mang tên Bryggen, là nhà kho của người Đức buôn bán ở Na Uy hồi thế kỷ 12. Mái cao, hẹp, hông tường với nhiều cửa sổ quay nh́n ra đường thay v́ thông thường là mái ch́a ra. Hiện nay khu này vẫn bán buôn, du thuyền và tàu thuyền lớn bé đậu dài dưới bến, nước đen thui. Trên phố sát bờ kè là chợ hải sản tươi sống hay khô. Đặc biệt thớt gỗ ở đây có h́nh chiếc đàn vĩ cầm, chưa hề thấy ở nơi nào khác. Có phải để tưởng nhớ nhạc sĩ Olé Bull (1810-1880) được dân chúng cực kỳ yêu quư, nghe nói đến nỗi thiên hạ hứng nước chàng tắm đem bán cho quư bà… xức như dầu thơm?

Nhà cửa Bergen thường màu đỏ, giữ kỷ niệm thời săn cá Ông lấy máu làm sơn để bảo vệ tường bằng cây thông. 

x

Biết hai nơi chưa phải là toàn bộ Na Uy, nhưng cũng đủ thấy dân ở đây điềm đạm, vui vẻ, cởi mở với khách, không thấy vẻ tất bật vội vàng hay cau có. Nhà cửa rộng răi, đường phố ít bảng chỉ dẫn khiến cho du khách hơi lúng túng.  Bữa ăn sáng là chính, bữa trưa có thể bỏ hoặc ăn nhẹ, v́ vậy bữa tối thường khoảng 4g-5g chiều. Ở trường, học sinh được phát mỗi ngày 1 trái táo.

Dân nhiệt đới thấy tuyết th́ run, nhưng mùa đông dân Bắc Âu chờ tuyết xuống, không thấy th́ nhớ, th́ thiếu. Là nước theo chế độ quân chủ lập hiến như Anh, Na Uy có vua. Đặc biệt vua Olav V (1903-1991) rất được kính yêu do tánh t́nh thân mật giản dị. Nhà văn Vơ Thị Điềm Đạm đă viết : "Vua Olav là nhà thể thao, và cũng đă từng tham gia những trận thi đua bộ môn tàu buồm và ski ở tầm vóc quốc tế.

Một chuyện vui : Khi xem cuộc đua ski giải quốc gia năm 1959, vua Olav muốn 1 ly cà phê sữa đường. Khi bưng ly cà phê, vua Olav hơi ngần ngừ và mọi người chung quanh hiểu nhanh là ly cà phê thiếu cái muỗng… nhưng quá muộn v́ vua đang ngồi ở khán đài, thật khó xử. Đứng gần đó là 1 người thợ cứu hỏa lớn tuổi tên  Arne Kristoffersen. Ông nhanh trí, rút cây viết ch́ trong túi áo, đưa cho vua và nói:  Ngài dùng tạm cây viết ch́ vậy.  Và vua Olav thản nhiên lấy cây viết ch́ quậy ly cà phê rồi đưa trả với lời cám ơn".

Đất nước dễ thương luôn có con người khả ái.

 

Xuân Sương

Paris, Nov. 2011