VỤ ÁN POLANSKI

 

Nếu xem, chắc chưa ai quên phim Le Pianiste (Người đánh dương cầm) của Roman Polanski.  Phim đă được Palme d’Or (2002) ở Cannes và Oscar (2003) cho người thực hiện xuất sắc nhất, nhưng Polanski không đích thân đi nhận giải v́ đă tránh nước Mỹ từ đầu năm 1978 với tội danh phạm thuần phong mỹ tục.

 

Dư luận Pháp:

Cả tuần nay việc Roman Polanski (1933) gốc Ba Lan quốc tịch Pháp (từ 1976) mà mọi phương tiện truyền thông xôn xao, đă gây nên cuộc tranh căi sôi nổi khi hai bộ trưởng Ngoại giao Bernard Kouchner và bộ trưởng Văn hoá Frédéric Mitterrand can thiệp đ̣i được trả tự do cho ông ngay, hôm vừa bị bắt. Người ta đặt câu hỏi phải chăng hai vị chính khách này đă quá vội vàng trong việc bào chữa cho Polanski, khi hành vi của bị cáo là một tội phạm nghiêm trọng: liên hệ t́nh dục với trẻ vị thành niên 13 tuổi. Dài ḍng binh vực cho nhà làm phim, Frédéric Mitterrand đă tuyên bố: «nh́n thấy ông ta bị vất làm mồi v́ một chuyện cũ rích không ư nghĩa ǵ (…), th́ thật  kinh hoàng». Chính những từ này đă gây sốc cho nhiều hội đoàn, trong đó hội «Innocence en danger» đă viết thư ngỏ cho hai bộ trưởng nêu trên : «Theo quư vị, việc hăm hiếp một đứa bé 13 tuổi là thực sự vô nghĩa hay sao? Phải chăng việc liên hệ t́nh dục giữa một người lớn và một trẻ vị thành niên dưới mười lăm tuổi, được xem là tội phạm tại Pháp cũng như tại Mỹ, phải hiểu rằng được miễn trừng phạt?». Và họ yêu cầu hai bộ trưởng phải «làm sáng tỏ những mơ hồ» trong tuyên bố của ḿnh.

 

Mặc dù cô bé Samantha Geimer ngày xưa bị cưỡng bức với chất kích dục nay đă là người đàn bà 45 tuổi, tuyên bố băi nại v́ đă nhận một số tiền khá lớn là 225 000 đô la vào khoảng 1993 và rất chán làm mục tiêu ḍm ngó cách khai thác tin tức của phương tiện truyền thông. Năm 1997 bà đệ đơn cho rằng việc bắt Polanski ngủ trong tù 42 đêm là «quá lố», và yêu cầu cho phép Polanski được đặt chân về Mỹ an toàn- nhưng điều này đă không được  toà án Mỹ quan tâm. Hiện tại toà án Mỹ vẫn tiếp tục truy tố can phạm với trát đ̣i dẫn độ quốc tế được tái khởi động vào năm 2005. Dư luận binh vực nhà làm phim dựa vào cớ băi nại trên, c̣n Bernard Kouchner th́ cho là lố bịch, là không tử tế đối với một tài năng thế giới, và có quốc tịch Pháp. Có phải cứ với quốc tịch Pháp th́ phải ưu đăi hơn mặc dù tội phạm thế nào? Và ông đă cùng đồng nghiệp Ba Lan viết thư cho ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton yêu cầu Polanski được thả. Cựu bộ trưởng Văn hoá Jack Lang cũng kêu gọi không nên để Polanski về Mỹ, «phải bảo vệ ông ta». Trong khi đó thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk, lại giữ khoảng cách đối với lập trường chung của các nhà ngoại giao Pháp-Ba Lan. Hầu hết nhân vật chính trị Pháp đều cho rằng «dù nổi tiếng, cũng phải tôn trọng luật pháp».

 

T́nh huống:

Polanski bị bắt tại Zurich (Thụy Sĩ) ngày 26-9-2009, nơi ban tổ chức Lễ hội Phim mời đến với tư cách khách danh dự để trao giải về toàn thể sự nghiệp của ông. Từ đó chỉ biết mơ hồ là Polanski bị giam giữ «ở đó» nhưng không biết chính xác ở nhà giam nào, trong xà lim sơ sài với chế độ ăn uống 3 euros một ngày, được phép đi dạo một tiếng đồng hồ mỗi ngày và thỉnh thoảng liên lạc với vợ là Emmanuelle Seigner bằng điện thoại   nhà giam. 

 

Việc bắt giữ Polanski gây cảm xúc mạnh trong môi trường nghệ sĩ toàn cầu, 70 nhân vật giới điện ảnh quốc tế đă kư lời kêu gọi phóng thích nhà làm phim. Bản văn cũng được Viện tư liệu phim Pháp, Lễ hội Cannes, Hội Tác giả-soạn giả kịch, Hội Tác giả-người dựng phim-nhà sản xuất… kư tên. Trong phạm vi văn hoá và chính trị cũng rộn ràng, vụ việc vượt khỏi giới hạn văn nghệ để mang màu sắc chính trị. Người Mỹ nh́n cách binh vực Polanski của Pháp với cái nh́n hoài nghi. Riêng biện lư Mỹ vẫn áp dụng luật pháp «cho một tŕnh tự tố tụng ở pha cuối cùng». Đấy là hành động sẽ dẫn độ bị can về Mỹ chịu tội - điều mà Polanski đă kư giấy từ chối và chờ đợi sự phóng thích có đóng tiền bảo chứng được chấp thuận. Không có ǵ chắc chắn cả. Polanski có thể bị 50 năm tù. Năm 1993, con số 500 ngh́n đô la (tương đương 343 ngh́n euros) được đề nghị cho Samantha Geimer để đóng ngoặc vụ kiện tụng, nhưng đến 1996 vẫn chưa trả hết, và không biết thực sự ông đă trả hết chưa v́ luật sư của cả hai bên đều từ chối b́nh luận vấn đề này. Số tiền sinh lời sẽ lên đến 604 416 đô la.

 

Nếu trong giới nghệ sĩ quốc tế có người kêu gọi trả tự do ngay cho Polanski như Costa-Gavras, Wong Kar Wai hay Monica Bellucci,… th́ ngược lại cũng có Arnold Schwarzenegger (với quan niệm của một Thống đốc tiểu bang hay thuần túy nghệ sĩ ?) tuyên bố rằng chẳng quan trọng ǵ khi anh là một diễn viên hay đạo diễn tài ba hoặc nhà sản xuất vĩ đại, anh vẫn cứ phải bị trừng trị như tất cả mọi người. Điều này trùng quan điểm với nhiều người, trong đó có nghị sĩ Xanh Daniel Cohn-Bendit (cựu thủ lănh sinh viên Mai 68, Paris). Daniel thêm «Đây là vấn đề luật pháp và tôi nghĩ rằng một bộ trưởng Văn hoá, ngay cả mang tên Mitterrand, lẽ ra phải nói: «tôi chờ xem xét hồ sơ». Có người c̣n cho rằng Frédéric Mitterrand cư xử như đại diện cho giới truyền thông quốc tế hơn là với tư cách bộ trưởng nền Cộng hoà. Frédéric Mitterrand  đảm bảo rằng tổng thống Sarkozy theo sát vụ việc, nhưng cho đến nay điện Élysée vẫn rất kín miệng về chuyện này.

 

Cùng lúc là lời kêu gọi của các hội đoàn bảo vệ trẻ em. Khó thể nói là một đứa bé 13 tuổi «thuận t́nh» cho hành động như vậy. Chính Samantha Geimer cũng thú nhận lúc đó cô chẳng biết ǵ và rất sợ nhưng không biết phải làm sao. Ở khoản này nhiều bloggers cũng lên tiếng trách móc gia đ́nh cô, có thể nào thả lỏng con gái người mẫu vào tuồi ấy đi chụp h́nh lên báo mà không theo canh giữ?

Cũng theo báo chí th́ vợ ông, Emmanuelle Seigner, một trong những khuôn mặt mới của tạp chí Uniqlo với album thứ hai mang tên Dingue được chờ đợi ngày 2-11 này, phải hoăn lại đến ngày 10-1-2010. Không lư do rơ ràng nhưng quả là thuận tiện  với t́nh huống bà đang trải qua, bà không thể quảng cáo cho album mà tránh được các câu hỏi riêng tư. Hơn nữa đĩa hát có một bài song ca với chồng mang tên Anh là ai?, trong đó Emmanuelle hỏi «Thưa ông, ông là ai, ông làm ǵ trong giường của tôi? » và chồng trả lời «Anh là hiện thân của t́nh yêu»… Rơ ràng là không nhằm lúc, nếu cứ đưa ra th́ đúng là… Dingue !…

Về phần phim The Ghost mà Polanski đang thực hiện phải cần nhiều tháng nữa mới xong, tuy cũng bị chựng lại nhưng chủ hăng Pathé khẳng định sẽ ra tháng 3-2010 đúng chương tŕnh dù t́nh trạng Polanski ra sao v́ hầu như đă hoàn thành. Chưa hẳn là hoạ vô đơn chí. Đồng thời Jeff Berg, đại lư của Polanski th́ vẫn lạc quan, bởi v́ «Ông ta rất mạnh, luôn luôn sống sót vượt tất cả những t́nh huống không tưởng tượng nổi».

Biết ra sao ngày sau?

Từ lâu Polanski đă từng thú nhận với nhà báo Pháp Paul Giannoli là ḿnh luôn bị hấp dẫn bởi những «trái xanh», v́ trước hết con gái trẻ th́ đẹp đă đành, mà điều ấy c̣n đáp ứng cho ḷng mong muốn sự tinh khiết và tính lăng mạn của ông. Vậy th́ cũng có thể hiểu thêm rằng việc ông đă làm hẳn không chỉ là trong một phút bốc đồng nông nổi. Các luật sư của Polanski t́m mọi cách để ông được phóng thích nhanh chóng với mọi đảm bảo có thể, như kiểm soát tư pháp, quản thúc tại gia trong nhà nghỉ mát ở Gstaad (Thụy Sĩ), nơi ông thường lui tới từ mấy chục năm nay, và đóng tiền bảo chứng.

97% dư luận Pháp cho rằng thời gian trôi qua không thay đổi sự việc được, tại sao cho rằng «vô nghĩa» đối với Polanski mà lại là một điều hăi hùng đối với người khác? Có phải v́ Polanski nằm trong danh sách vàng các nhà nghệ sĩ tên tuổi, v́ có quan hệ với các nhà cầm quyền? Các nhân vật tiếng tăm hậu thuẫn cho Polanski th́ tốt thôi, nhưng cũng sẽ phải binh vực cho những trường hợp tương tự, nếu không, tầng lớp dân thấp kém ở Mỹ và khắp thế giới một lần nữa sẽ nghĩ rằng nước Pháp của những người ưu đăi đă không tiến hoá một tí ti nào từ thời La Fontaine: «Tuỳ  bạn là người có thế lực hay kẻ khốn cùng, th́ bản án của toà đưa ra sẽ trắng hay đen».

 

Trận hồng thủy đang gây thiệt mạng cho mấy ngh́n dân châu Á, sinh mạng Polanski vẫn không bị chôn vùi vào đấy, nó vẫn lộ ra, vẫn lôi cuốn mọi người. Tự điển mạng Wikipédia đă khoá trang về Polanski sau vài hôm bị bắt «cho đến khi các tranh chấp được giải quyết». Mà việc giải quyết th́ vẫn nằm ở th́ tương lai, chắc chắn với rất nhiều can thiệp từ mọi phía.  

                                                                    

Xuân Sương

Paris, 3-Sept. 2009