VƯỜN XÓM HỌC
Mỗi lần có dịp ngang qua vườn Lục Xâm Bảo (*), như phản xạ, chúng tôi buột miệng đọc đoạn văn Tôi đi học của Thanh Tịnh hầu như ai cũng đã thuộc lòng:
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, ḷng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường (...) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đă quen đi lại lắm lần, nhưng lần này bỗng dưng thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều như thay đổi, v́ chính ḷng tôi cũng đang có một thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”(1)
Không biết viết đoạn văn trên, nhà văn Thanh Tịnh có phóng tác theo hay lấy ý từ Buổi tựu trường của nhà văn Pháp Anatole France không, mà các bậc U70, U60 ảnh hưởng văn chương Âu Tây vẫn cứ tin như vậy, mặc dầu hai đoạn văn rất ít giống nhau. “Tôi sẽ kể bạn nghe những ǵ hằng năm gợi nhớ trong tôi, trời mùa thu bồn chồn, những bữa cơm tối đầu tiên dưới đèn và lá vàng run rẩy trên cây; tôi sẽ kể bạn nghe những ǵ đã trông thấy khi băng qua vườn Luc Xâm Bảo trong những ngày đầu tháng mười, khu vườn hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết; bởi v́ đó là lúc lá rơi từng chiếc từng chiếc trên vai trần tượng đá. Ở vườn này, tôi thấy một cậu bé tay trong túi và cặp sách trên lưng, đến trường với những bước nhảy tung tăng như con chim sẻ. (...) Hai mươi lăm năm trước cũng vào mùa này, gần tám giờ sáng, cậu băng qua khu vườn xinh đẹp này đến lớp. Tim cậu hơi se lại: đó là buổi tựu trường”. (2)
Một khu vườn bên Tây xa xôi lại nằm trong tiềm thức học sinh Việt, thân quen như khu vườn nhà, như thể tuổi thơ mình cũng đã từng tung tăng trong ấy, mấy ai biết lịch sử của nó bắt đầu từ nỗi cô đơn của một bà hoàng. Là con gái nhà băng Ý chủ nợ của vua nước Pháp, năm 1600 bà Marie de Médicis kết hôn với vua Henri IV, mang về nhà chồng số hồi môn khổng lồ 600 000 đồng ê-quy vàng (3) nên được mệnh danh là bà hoàng nhà băng khổng lồ. Sau ngày cưới một năm bà đã sinh ngay hoàng tử - điều mà triều đình và nhà vua Pháp đã chờ đợi hơn 40 năm, và trong 10 năm chung sống mặc dầu cơm hoàng gia không lành canh hoàng gia không ngọt, hoàng hậu cũng đã thực hiện tốt... bổn phận đàn bà, sinh cho vua những 6 mặt con.
Vậy mà vua chẳng bỏ tật trăng hoa, lại còn bắt hoàng hậu phải ở cạnh các bà bồ của ông và thường từ chối không chu cấp đủ tiền cho bà phô trương đẳng cấp đế vương. Để tránh những bực mình đó và các thủ đoạn triều đình, hoàng hậu thường dạo chơi vùng ngoại ô thôn dã đông đúc nhưng yên lành, thời đó có tu viện Chartreux. Chính những cuộc dạo chơi này đã nảy sinh ý nghĩ muốn đến đây ở, và lòng hoài hương d́u dắt ḷng bà tưởng tượng cất một lâu đài như gia đình giàu sang của ḿnh̀ ở Florence bên Ý. Vườn th́ nhiều năm sau mua được các cơ ngơi bên cạnh mới nới rộng ra, nhất là phần của công tước Francois du Luxembourg, người lưu tên ḿnh tồn tại đến giờ.
Vào đây, thiên hạ để đôi chân tùy tiện nhẩn nha dưới bóng râm cây gỗ du to hơn ṿng tay ôm, cây dẻ, cây duyên, cây đoạn... hay nhiều loại cây phương đông như cây bồ hòn, bạch quả... và sải bước trên các lối đi đủ các sắc hoa, mùa nào thức ấy. Trong vườn địa đàng này hầu hết các thú giải trí đều được thoả măn : có sân tennis, băi đánh boules, khu đánh cờ hay vườn nuôi ong mật... Với trẻ con th́ khỏi nói, đây là thiên đàng thênh thang cho chúng đạp xe, đá banh, rượt đuổi, thả thuyền... Và khu “Ṿi nước Médicis” là nơi tuyệt vời: v́ gần xóm học khu La tinh, sinh viên vào đây ngồi trên ghế sắt nhỏ thoải mái gạo bài bên tiếng nước róc rách nhẹ nhàng. Kẻ đang yêu hay lăng mạn dạo chơi lắng nghe nỗi niềm từ bốn trăm năm trước, thưởng thức buổi hoà nhạc miễn phí tổ chức hằng năm những ngày trời đẹp, hoặc dẫm chân trần lên tấm thảm lá như con nai vàng ngơ ngác tận hưởng tiết thu man mác - là có thể phun châu nhả ngọc mênh mang thi phú. Đó đây các bức tượng thanh bình âu yếm nhìn người qua lại như thể quan phòng cho niềm vui được trọn vẹn...
Lâu đài trở thành nhà tù từ Cách mạng 1789 để 10 năm sau, nó cùng khu vườn được giao cho Thượng viện. Chính cơ quan này quyết định từ người bán hàng bên trong đến các hội đánh boules... Nơi đây tân cổ giao duyên. Mặc dù vẫn truyền thống như duy tŕ trò chơi bóng quần và một vòng quay từ 1875, cũng có một sân chơi cho trẻ con, luôn luôn cải tiến với ưu tư an toàn tuyệt đối. Khu vườn còn ẩn giấu nơi bảo quản cây ăn trái hưởng từ thời tu viện Chartreux và các vườn ủ hoa lan quư hiếm từ hơn 1 thế kỷ, đồng thời lại có một pḥng thí nghiệm tân kỳ ứng dụng cách cấy in vitro.
Đây là khu vườn khiến thời gian ngừng lại. Không ai có thể dửng dưng với nét duyên dáng của nó, vừa bao la vừa gần gũi. Danh tiếng và rộng đến 24 héc ta, vườn Lục Xâm Bảo đă in dấu chân bao thế hệ Paris cùng các sinh viên hay du khách Việt Nam và thế giới, mỗi người lớn lên đều mang trong ḷng ít nhiều kỷ niệm êm đềm với khu vườn xóm học. Và nếu biết nói, vườn sẽ kể chúng ta nghe chuyện tình từ danh nhân văn nghệ sĩ đến các mệnh phụ hay ngay cả các vú em đã mượn nó làm nơi ḥ hẹn...
Xuân Sương
Paris, juillet 2007
(*) Luxembourg, giữa Paris, giáp giới quận 5 quận 6.
(1) Theo trí nhớ. Ngoài ra : http://www.memariadoitoi.org/tdh01.html
(2) Anatole France, 1844-1924. Le Livre de mon amie, chương 10. (1885).
(3) Tiền Pháp thời đó.