Xiếc mà không phải xiếc

 

Tác phẩm của Nguyễn Nhất Lư (phần nhạc), Nguyễn Maurice Lân (phần  nghệ thuật), Nguyễn Tấn Lộc (phần múa), và Lê Tuấn Anh (đạo diễn), Làng Tôi- Mon Village đă lưu diễn ở Paris cùng nhiều nước Âu châu năm 2009  và không ngừng được báo chí khen ngợi. Năm nay,  từ 28-6 đến 23-7 tại Parc de la Villette Paris 19, Làng Tôi tái hiện mỗi đêm trừ thứ 2, mà đêm nào cũng đầy rạp. Nhiều người đi xem hai ba lần. Ở hàng rồng rắn sắp vào cửa, có người với ánh mắt tha thiết cầm tờ giấy viết sẵn “Tôi t́m 1, 2, 3 vé…”. Nhưng chẳng ai nhường. Đó là Nouveau Cirque du Vietnam- Xiếc Mới của Việt Nam…

Mới - mới ở cái rất cũ chưa hề có trong xiếc. Cũ từ h́nh ảnh chiếc yếm hay bộ áo bà ba của nam nữ diễn viên với màu nâu muôn đời dân đồng ruộng, đến nhạc nền hay điệu ca trù, quan họ…, đến phong cách nữ diễn viên không phấn son loè loẹt hay tóc tai kiểu cọ hoặc giày bó tân thời… nhưng tất cả những cái cũ đó khiến nó không hề giống bất cứ một gánh xiếc nào, đă tạo nên điều cực kỳ mới lạ, độc đáo và xúc động ḷng người.

Xiếc mà không hoàn toàn là xiếc. Đó là hoạt cảnh những sinh hoạt đời thường dân gian Việt, là buổi sáng ra đồng gieo mạ cấy cày và buổi tối sàng sảy gạo hay tṛ chuyện bạn bè. Là đứa con ngồi quạt bên vơng mẹ đong đưa. Là những người đàn bà bắt chí cho nhau. Là vợ ngồi đan và chồng tước sợi.  Là những chiếc đ̣n gánh kẽo kịt rao quà mỗi sáng. Là người đàn bà ngồi tắm với chiếc yếm che thân. Là cảnh xây cất thôn quê. Là buổi nôm tôm lưới cá. Là chiếc cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Là cảnh chèo trên sông mà con đ̣ và sóng nước là những thân tre mới trước đây hai phút chính cô gái lái đ̣ đă leo lên nhào lộn… Người xem được đi thăm suốt làng rồi đến chùa nghe tiếng mơ tiếng chuông thanh thoát trầm tịnh. Tóm lại là cuộc sống đời thường được diễn đạt phong phú một cách bất thường do tài của nhóm người sáng lập.

Sân khấu không phông màn lộng lẫy, không có ánh đèn rực rỡ đủ màu chớp nháy, chỉ có ánh đèn vàng nhu nhă báo đêm báo ngày. Nó là một vườn tre bóng mượt không lá, không gốc ngọn. Vật dụng duy nhất này làm dàn cho diễn viên trổ tài, họ đi trên tre dù nó nằm ngang, nằm dốc hay dựng đứng, họ dùng tre để gơ lên âm điệu, họ dùng tre để diễn tả mọi điều. Nó là một làng quê với gái trai nhộn nhàng sinh hoạt kêu gọi chuyện tṛ tán tỉnh. Diễn viên không bị g̣ bó trong khuôn phép cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười; mà họ cười thật, vui thật, vẻ hân hoan hồn nhiên khiến hoạt cảnh trở nên sống động chân thực đưa con người về quê hương với ruộng đồng sông nước. Mọi thứ đều nền nă đằm thắm, từ thân thể con gái kín đáo gói ghém trong bộ bà ba nâu, đôi chân trần, mái móc dài buông lơi hay cột túm giản dị, mặt không hoặc phấn son rất nhẹ… đă gây cho người xem cảm giác gần gũi thân thương. Những khuôn mặt trẻ trung tự nhiên không kiểu cách, không diễn xuất với vẻ phô trương tài nghệ, vẻ không chờ đợi những tràng pháo tay mà trong rạp cứ vang vang thích thú.

 

Nhiều màn xiếc trên thế giới khó khăn, khéo léo hay nguy hiểm hơn nhiều, khiến người xem trố mắt lo âu nín thở. Đó là những màn riêng lẻ, nơi diễn viên chăm chú hết ḿnh để diễn xuất cái tài của họ cách nào hoàn hảo nhất. Những màn của Làng Tôi khiến người xem cũng lo cũng phục, nhưng lại dịu dàng đầm ấm, nó là một tổng thể mời mọc khán giả cùng vào cuộc làm lụng hay rong chơi với họ. Xiếc ǵ mà lại có cảnh người đàn ông đánh đàn và hát tuyệt vời một bản ca trù? – mà thường trong các buổi diễn thể loại này chỉ thấy đàn bà.  Nó là hoạt cảnh văn nghệ hơn là xiếc, nó mang tính chất văn hoá hơn là kỹ thuật, nó diễn cảm nhiều hơn là diễn xuất, nó khiến khán giả Việt rưng rưng thương nhớ quê hương và khán giả ngoại quốc cảm mến, nó cũng gây tiếng cười nhưng không phải cái cười khi nh́n chú hề với chiếc mũi đỏ, bởi v́ màn giễu dù vui cũng mang mang ư nghĩa. Có người thắc mắc: nói và hát toàn tiếng Việt không phụ đề th́ làm sao dân ngoại quốc hiểu. Không cần hiểu, họ cảm được. Có thể cảnh nôm tôm bắt cá chưa chắc dân thành thị Việt Nam hiểu huống chi là ngoại quốc, nhưng cứ tưởng đó là một cảnh sinh hoạt dân làng là cũng đủ thấy thú vị rồi.  Tóm lại, đó là một h́nh thức sáng tạo tân kỳ độc đáo đầy tính nhân văn nghệ thuật. Không những chỉ tŕnh bày cho người thưởng ngoạn một văn hoá khác, một khung trời khác, mà nó c̣n đem lại niềm thán phục hoan hỉ cho mọi lứa tuổi. Thính, thị, cảm giác đều thỏa măn.

Ai cũng hiểu rằng trong xiếc, bận áo quần nghiêm chỉnh khó nhào lộn  hơn quần áo sát gọn, và chân trần bước khó vững hơn là mang giày mỏng bó  chân, vậy mà các diễn viên Làng Tôi đă làm được điều khó khăn đó một cách điêu luyện khá ngoạn mục với những bàn chân trần móng không sơn phết. Người đánh đàn, gơ trống, thổi tiêu… khi cần cũng là một thành viên vào sân khấu chạy nhảy, hứng đỡ, dàn dựng cây tre. Màn gơ nhạc bằng que tre đă gây hào hứng đến nỗi không hẹn mà khán giả hưng phấn cùng vỗ tay đệm nhịp với nụ cười rạng rỡ.

Hơn một tiếng đồng hồ qua nhanh quá - màn này tiếp nối màn kia, hoặc cùng không gian nho nhỏ đó mà nh́n thấy hai ba sinh hoạt cùng lúc - khán giả thấy ngỡ ngàng tiếc rẻ khi biết là hết. Màn cuối cùng, khi 19 diễn viên xong hoạt cảnh và nắm tay nhau chào, khán giả đồng loạt đứng lên nồng nhiệt tán thưởng. Ra ngoài đă thấy chiếc bàn dài bày bán mấy sản phẩm dân gian Việt nam, đặc biệt là mơ - nhạc cụ trong màn diễn độc đáo vừa vui vừa đằm thắm. Bà con nhốn nháo mua, chạy nhất là chiếc mơ, vừa ra về vừa tủm tỉm lốc cốc râm ran…  

Đó là Làng Tôi, với mở màn bằng tiếng chim líu lo và tiếng gà gáy sáng, với h́nh ảnh cực kỳ nên thơ của cô gái bước lên cây tre dốc đứng, đến đỉnh th́ thảnh thơi nằm xuống xổ mái tóc dài chưa biết mùi thuốc nhuộm… Đó là Làng Tôi, h́nh ảnh 90% dân Việt, bây giờ đă mai một khá nhiều.

Xuân Sương,

Cám ơn anh Kính và Hải Lư đă dẫn đến Làng Tôi.

Paris, Juillet 2011