YÊU CHO ROI CHO VỌT 

 

Thỉnh thỏang trên thế giới và một dạo báo chí VN liên tục loan tin cha mẹ, bảo mẫu, chủ nhân... ngược đăi bạo hành trẻ con khiến ai cũng phẫn nộ. Vào thời buổi nhân quyền như hiện tại và quyền trẻ con được quốc tế chính thức công nhận từ 1989, sự trừng phạt bằng đánh đập vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn. Quan niệm «Yêu cho roi cho vọt» xưa cũ này không những c̣n tồn tại ở  Phi châu và Á châu, mà ngay cả ở Mỹ và Âu châu nữa.

 

Thống kê năm 2005, 96% con nít Phi Châu bị đánh đ̣n, tại nhà cũng như ở trường. Họ xem đây không những là quyền người lớn mà c̣n là bổn phận giáo huấn, là tốt để dạy bảo, không đánh con cái và học sinh bị xem là “yếu”. Được nuôi dưỡng trong tinh thần đó nên họ áp dụng từ thế hệ này đến thế hệ khác với ḷng tin tưởng đấy là việc nên làm. Nhiều người c̣n cho rằng thích bị đánh, rằng sẽ khó khăn cho trẻ con hơn nếu cha mẹ không đánh mà im ĺm giận dỗi nhiều ngày. Maroc đă kư Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ con nhưng người dân chưa ư thức quan niệm này, và Ai Cập, Ấn độ hay Mỹ người ta đánh con có khi c̣n nặng nề hơn là tát má hay mông, mà vẫn cho đó là chuyện tự nhiên.

 

Tại Âu châu, nếu việc đánh trẻ ở trường có cải thiện th́ trong một số gia đ́nh việc này vẫn c̣n tiếp tục v́ quan niệm có quyền dạy dỗ con cái theo ư ḿnh, rằng cái tát vào má hay mông chỉ là việc tốt cho chúng thôi. Năm 2008, Hội đồng Âu châu phát động chiến dịch kêu gọi toàn thể nước hội viên hưởng ứng để Âu châu trở thành lục địa không c̣n chỗ đứng cho việc trừng phạt thân thể trẻ con nữa, với khẩu hiệu “Đưa tay lên chống lại việc đánh vào mông”. Dĩ nhiên đây là... mông con nít.

 

Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới hủy bỏ roi vọt năm 1979. Tại Pháp vấn đề vẫn c̣n trong ṿng bàn căi. Một mặt, hội “Không tát tai, không đánh mông” tranh đấu cho sự cấm đoán này, một mặt “Liên minh gia đ́nh Âu châu” yêu sách quyền được tự do dạy con cái,  rằng sự chọn lựa giáo dục của cha mẹ phải được tôn trọng. Đầu năm 2009 tổng thống Pháp đă được đệ lần thứ hai, bản tường tŕnh từ năm 2007, về sự trầm trọng việc trẻ con bị đau đớn và đề nghị mọi hành hung chúng trong gia đ́nh, trường học và nơi tiếp nhận con nít phải được chấm dứt. Cùng lúc, Công  ước quốc tế về quyền trẻ em được chính thức ra mắt ở Paris. Từ những năm 90 nhiều nước bắc Âu và Ư, Tây ban nha hay Chypre, Croatie, Rumani đă áp dụng, riêng Pháp c̣n tŕ trệ. Hiện nay 20/47 nước trong Hội đồng Âu châu đă băi bỏ việc trừng phạt trẻ con.  Pháp sẽ ra một đạo luật về điều này, mục đích là việc “cấm đánh” phải được viết vào luật dân sự chứ không phải h́nh sự, để thay đổi quan điểm cha mẹ, để khuyến khích một nền giáo dục tích cực không bạo hành. 

 

Tại sao ? Các nhà tâm lư và xă hội học cho rằng « mọi con người đều có quyền được bảo vệ  thân thể, và trẻ em là con người», họ nêu ra 10 điểm chính tại sao không nên đánh : 1. Đánh, là dạy cho chúng đánh, con nít thường học theo cách cư xử của bố mẹ. 2. Con nít chỉ đáp lại bằng cách mà chúng biết để báo hiệu khi nhu cầu không được đáp ứng.  3. Sự trừng phạt cản trở con nít học cách giải quyết t́nh huống sao cho hiệu quả và có t́nh. Bị đánh, chúng sẽ chỉ tập trung trên cảm giác giận dữ và ảo ảnh trả thù. 4. «Yêu cho roi cho vọt» là giải thích sai lầm kinh thánh. Trong  Phúc âm, Chúa Jésus khơi gợi ḷng thương yêu, tha thứ, nhẫn nhịn và không bạo lực. 5. Sự hợp tác giữa cha mẹ con cái nên đặt nền tảng trên sự thương yêu và kính trọng nhau. 6. Phần nhiều cha mẹ từ bé đă không nhận được nên không biết có những cách tích cực để có liên hệ êm thấm với con cái. 7. Sự giận dữ chồng chất lâu ngày sẽ gây sốc cho cha mẹ khi đứa con đến lúc cảm thấy mạnh mẽ có thể  bùng nổ cơn giận của ḿnh. 8. Mông là vùng kích dục, phát vào mông có thể gây trong tư tưởng trẻ con sự liên hợp giữa đau đớn và thú vui nhục thể, điều này sẽ gây khó khăn khi chúng trưởng thành, chưa kể đến tai hại gây cho hệ thống thần kinh khi làn sóng do cú sốc bị đánh chạy dọc theo cột sống. 9. Đánh đập chuyển tải nhầm thông điệp là  kẻ mạnh có thể làm mưa làm gió. 10. Nếu không được thấy bố mẹ giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và có t́nh, trẻ con cũng không biết tự học cách xử sự hay ho.

Đứa trẻ bị đánh sẽ mất ḷng yêu qúy chính ḿnh, đánh mất hương vị liều lĩnh, nó sẽ nhớ măi và sợ suốt đời. Khi đánh trẻ con là người ta đă tước mất của nó cái can đảm nói KHÔNG, sự bất tuân và tự thoát khỏi kềm kẹp của cha mẹ. Đối với một số nhà tâm lư học, đưá trẻ chỉ biết vâng dạ c̣n phiền toái hơn đứa trẻ bất phục tùng, bởi v́ biết phản ứng, chống đối th́ luôn luôn biết tự bảo vệ ḿnh. Họ cho rằng càng bị đánh th́ đứa trẻ càng xảo trá, gian dối và hung hăng.

Des mêmes auteurs

 

Thắc mắc: Vậy nếu không đánh th́ làm sao dạy chúng ? Các chuyên gia lại cho một số lời khuyên: 1. Chuẩn bị trước nhu cầu của chúng: đi bác sĩ phải chờ lâu th́ nên mang theo đồ chơi. 2. Cho chúng lời giải thích. 3. T́m hiểu t́nh cảm chúng bày tỏ: nó đánh em th́ gợi cách thức êm dịu cho nó nguôi giận. 4.  Thay đổi nơi chốn dễ hơn thay đổi đứa bé: nó thường lục tủ trong bếp th́ nên khóa lại. 5. T́m cách thức thích hợp và hướng dẫn thái độ nó. 6. Bày cho chúng cách xử sự như ḿnh muốn, bằng lời và bằng cả hành động. 7. Cho chúng có lựa chọn hơn là ra lịnh, bởi chính khi quyết định mà trẻ con trở nên có trách nhiệm.

 

Nhiều nhà phân tâm và tâm lư trẻ em cho rằng bây giờ có người không biết phải trừng trị con cái cách nào. V́ chỉ nội tiếng “trừng trị” thôi đủ kéo ngược họ về mấy chục năm trước, là thời mà sự giáo dục cứng rắn, trẻ con chẳng có quyền hạn ǵ ngoài bổn phận và phục tùng mù quáng. Tại Pháp vào những năm 60 học tṛ c̣n bị thầy giáo đánh bằng thước kẻ. Từ từ các chuyên gia mới đặt ảnh hưởng đến cha mẹ về việc lưu ư tâm lư và t́nh cảm trẻ con. Rồi khẩu hiệu “Cấm cấm” của phong trào “Mai 68” đă vượt khỏi giới hạn xă hội,  lan rộng vào đời sống gia đ́nh. Kết quả là có sự mềm mại hơn trong quan hệ cha mẹ-con cái, và t́nh thương thay thế  nguyên tắc về bổn phận. Bên Anh, nhiều giáo viên không chống việc trừng phạt bằng roi vọt ở trường, với điều kiện chừng mực và chỉ áp dụng khi cần thiết với mục đích giáo dục.

 

Năm qua, Hội đồng Âu châu phát động chiến dịch mới chống việc trừng phạt trẻ con, nhiều nhân vật như Mikhail Gorbachev, Felipe de Bourbon (vua tương lai Tây ban nha), bà hoàng Silvia Thụy điển… đă kư kiến nghị ủng hộ. Nhưng phải công nhận rằng ngay cả các chuyên gia giáo dục, tâm lư, tâm thần…mà c̣n bất nhất về vấn đề tế nhị này, th́ phụ huynh là những người không được huấn luyện, họ chỉ áp dụng lại những ǵ đă nhận được từ cha mẹ, làm sao hiểu nổi phải xử sự với con cái cách nào cho hữu hiệu?

 

Xuân Sương

Paris 2011