KHÁCH MUỘN ĐẾN GA

 

Tôi khoe với chị là đi tiệm sách ẵm về một cái Ga Xép(*). Sau đó thỉnh thoảng qua meo, chị hỏi đă đọc hết chưa. Lúc đó tôi chưa đọc hết, v́ không phải là tiểu thuyết cần miệt mài để nắm bắt mọi chi tiết đầu đuôi. Tôi để ở bàn ngủ, nhẩn nha vài ba truyện mỗi lần, cho nó… ngấm. Bởi v́ cách viết của tác giả là nhẩn nha, ỡm ờ mở cánh cửa nhà này he hé, mở cửa nhà kia he hé, hai ba bốn nhà rồi ta tự lần theo sợi chỉ Ariane đến gặp chủ nhân chỉ là một người, đằm thắm, nhân hậu, bao dung.

Tôi để cho “ngấm” v́ nghĩ quái, chuyện này xảy ra lúc ḿnh cũng ở Paris mà sao…; ủa, người này ḿnh cũng biết như vậy mà sao…; kinh chưa, cái này chỉ có một chi tiết nhỏ xíu mà sao...  Chữ  “mà sao”  đó mới lợi hại cực kỳ, nó đánh dấu cái khác biệt của chị với những người ít nhiều cầm bút.

Mắt chị không phải cửa sổ mà là cửa ra vào mở toang, thẳng góc, có gắn mấy con “chip” đâu đó để ḍ ra mọi ngơ ngách và bước vào mọi nỗi niềm. Cái tinh tế nh́n thấy và nắm bắt điều tưởng chừng  không đáng kể để dẫn ta tới một cái ǵ bao quát, nhân bản, … là điều rất đặc biệt của tác giả.

Nếu đúng Văn là người th́ tác giả là một con người mà Pháp gọi là “Có trái tim trên tay”, sẵn sàng  nâng đỡ, vuốt ve, ban tặng. Nếu Văn không là người (Phan Huy Đường : Khi ba người đọc cùng một tác phẩm trong cùng thời điểm, cùng hoàn cảnh, trong đầu họ h́nh thành ba tác phẩm khác nhau !...   Một người đọc một tác phẩm ở hai thời điểm khác nhau trong đời ḿnh th́ cũng h́nh thành hai tác phẩm khác nhau ! Văn của tác giả là văn của tác phẩm nào ?)  th́ không thể áp dụng cho người viết Ga Xép được. 

Ga Xép ra đời chưa đầy 3 tháng đă tái bản. Th́ đâu phải thời này “văn chương hạ giới rẻ hơn bèo”, in sách làm chi, ai đọc ? Có tác giả và tác giả. Có độc giả và độc giả. Chuyện ḿnh chuyện người (nxb Trẻ, 2008), Chuyện và truyện (nxb Trẻ, 2012) của chị,  đều được độc giả chào đón nồng nhiệt. Và đối với chị luôn luôn Văn là người, v́ đọc tác phẩm nào, vào thời điểm nào, (có lẽ toàn thể)  độc giả vẫn bắt gặp hai cánh tay dang rộng chực đỡ, đôi tai chờ đợi chia sẻ và ánh mắt cảm thông của chị.

Gọi chị là nhà văn cũng không đúng. Nhà văn th́ dù “hiện thực xă hội chủ nghĩa” vẫn có ít nhiều hư cấu, thêm thắt éo le, gọt giũa câu văn, mài nhọn t́nh tiết.  Cũng không đủ nếu gọi chị là đạo diễn phim, v́ danh vị này hơi ít nhiều kỹ thuật, làm nên một phim thành công hay không lại c̣n phải dựa rất nhiều vào tài của mỗi diễn viên. Vị thế của chị hiếm hoi, chị đứng riêng lẻ, đặc biệt, vững chải.

Toàn những chuyện thật của đời thường, trong gia đ́nh hay ngoài xă hội, có khi chỉ một vài nét chấm phá.  Chị xào nấu chữ nghĩa kiểu nhà văn, dàn dựng phông màn kiểu đạo diễn – nhưng trên cả những cái đó là chị nói chuyện với một tấm ḷng. Giản dị, chân thật, không cường điệu, không sáo ngữ màu mè, không ta đây hợm hĩnh. Gọn gàng mà đầy đủ, ngắn ngủi mà dàn trải. Nhưng không có nghĩa là từ ngữ nghèo nàn: hẳn độc giả cũng nhận biết chị đă tạo ra rất nhiều từ mới lạ, không kêu, nhưng đậm.

Tôi là hành khách đến Ga Xép muộn. Và để cảm nhận không bị ảnh hưởng, tôi đă chẳng đọc bài nào trong hơn chục cái link bạn chuyển cho, biết người ta chỉ khen. Và thực t́nh, tôi rất thích những bài viết với âm hưởng Việt Linh.

Chỉ tới Năm phút với ga xép thôi, ta sẽ bắt gặp những chuyến tàu dài…

 

Xuân Sương

5-2015


(*) Việt Linh, Năm Phút với Ga Xép, NXB Trẻ, tháng 12.2014