THDMieng

Tṛ, chuyện với nhà văn Miêng.

Triều Hoa Đại

 

Được biết chị đă tốt nghiệp về luật năm 71, nhưng  khi sang đến Pháp chị lại không theo đuổi nghề « thầy căi » mà lại đi học tiếng « chệt » để rồi tốt nghiệp cử nhân Hoa ngữ . Sao lại có chuyện « lọa » vậy thưa chị ?

  

 - Thưa anh, tôi đă đi « căi thí » ba năm trời. Đáng lẽ tháng sáu 1975 ra trường. Chừng qua Pháp th́ biết là sẽ không căi nổi ai, nên đi học Hoa ngữ, cũng là có  "ư đồ" đó anh à. V́ cử nhân luật Việt Nam được cấp bằng tương đương của Pháp nên tôi tính học Hoa ngữ để làm "thông dịch viên có tuyên thệ" (traductrice assermentée) Pháp-Hoa. Nhưng khi đậu được cử nhân tiếng Hoa rồi th́ lại không ham  nghề đó nữa. Không ham mà cố làm, lỡ thiên hạ đáng lẽ bị tù một năm, ḿnh làm sao họ bị mười lăm năm th́ chết !

Vậy th́ sự "chung sống" giữa hai anh Tàu,Việt trong chị có « ḥa thuận » hay không. Tôi muốn nói đến chuyện viết lách của chị ấy mà ?

- Thực ra anh Hoa chẳng đóng vai tṛ ǵ mấy trong chuyện viết của tôi. Anh coi suốt 21 truyện của Miêng, chỉ có  "Quan Phu" là anh Hoa lộ mặt một chút thôi, ngoài ra ảnh trùm chăn ngủ yên.  Và v́ tôi "viết" mà không phải  "lách" nên nhờ trời, Hoa-Việt sống chung hoà thuận.

Mấy mươi năm rồi chị nhỉ kể từ cái ngày chị được loan báo trúng giải nhất truyện ngắn của tuần báo Hoa T́nh Thương, bây giờ mỗi khi có dịp hồi tưởng lại chị có thấy một chút bồi hồi, một chút xao xuyến hay không, ôn lại một chút kỷ niệm xưa cũ đi chị ?

- A, bồi hồi xao xuyến... ! Dạo đó đang mùa thi, một hôm đang học tự nhiên thấy bị chia trí, mà khổ, chẳng phải v́ chàng nào cả mới buồn! tự nhiên thấy cần viết cái ǵ đó, nó bức rứt lắm. Vậy là tôi viết, gửi cho báo Hoa T́nh Thương đang tổ chức thi thơ và truyện. Chẳng biết lấy tên ǵ làm bút hiệu, tự nhiên lấy Miêng! Rồi cứ cười một ḿnh v́ cái tựa, chẳng nhắc làm chi, nghe  vừa cải lương vừa sên sến thế nào. Bài bôi xoá sửa chữa tứ tung cũng cứ vậy gửi đi chẳng chép lại, nghĩa là nếu ông bưu điện lấy  gói xôi, th́ chẳng c̣n dấu vết ǵ của "tác phẩm vĩ đại" ấy cả.  Hồi đó tôi ở cư xá nữ sinh, nhận số báo có đăng bài ḿnh, tôi đọc và tủm tỉm. Bạn bè  khen con nhỏ nào đây viết được quá, tôi cũng cứ tủm tỉm, chẳng nói ǵ. Hoa T́nh Thương nhắn trên báo  tới lănh nhuận bút và mời cộng tác. Cộng th́ cộng mà nhuận bút th́ tôi chẳng tới. Măi mấy tháng sau khi họ đăng mấy bài nữa tôi mới tới, v́ hết tiền tiêu. Ông Phương Triều nói "bài cô hy vọng trúng giải", tôi chẳng tin đâu, và cũng chẳng cho biết địa chỉ. Một hôm, may quá, t́nh cờ ghé Khai Trí, thấy Hoa T́nh Thương đăng Miêng trúng giải nhất và ngày hôm sau phát phần thưởng, tôi kêu lên nho nhỏ khoái chí và nói thật cho chị bạn nghe, nhờ chị ngày mai đi cùng, mà cấm không được kể cho ai biết.

 

Hôm sau chúng tôi tới nơi th́ đă đông đủ cả. Ban tổ chức mừng rơn, họ nói nhắn hoài mà không thấy tôi trả lời, sợ bữa trao giải mà không có người th́ mất vui đi. Và cái dễ sợ là th́nh ĺnh họ mời tôi phát biểu ư kiến! Trời đất, tôi có chuẩn bị ǵ đâu! nhưng cũng phải lên diễn đàn, nói trăng hoa ǵ đó mấy câu mà thiên hạ vỗ tay như pháo ran (hay tai lùng bùng, tôi tưởng tượng vậy!).  Ông Tổng trưởng Ngô Khắc Tĩnh vừa trao giải vừa bảo cháu nói hay lắm. Sau dó ông Phương Triều  bảo: cô nói ít mà hay và tự nhiên. Anh coi, như vậy tôi có "khiêm nhượng" không nếu bây giờ  tự động  khen ḿnh một tiếng ?

 

"Đôi mắt" là tập truyện đầu tiên của chị có phải thế không ? Chị c̣n nhớ những ǵ đă viết ở trong đó chứ ?

- Dạ c̣n nhớ. Nó gồm 7 truyện ngắn thôi in năm 1973.

 

Thế trong Đôi Mắt chị đă viết về  những ǵ nào ? t́nh yêu lứa đôi, chia ĺa, ngăn cách, hay chiến tranh tù đầy và chết chóc  ?

- Tất cả những cái đó. Nhưng ít chết chóc hơn MIÊNG vừa rồi, chỉ có hai cái chết thôi, mà chết nhẹ nhàng thơ mộng lắm nên không bị độc giả chê buồn.

 

Trong Đôi Mắt «  chỉ có hai cái chết thôi, mà chết nhẹ nhàng thơ mộng lắm. » ?Ủa ! Lại c̣n có những cái chết « nhẹ nhàng và thơ mộng » nữa cơ à ? Vậy muốn chết « nhẹ nhàng và thơ mộng » th́ phải làm sao ? Sở dĩ tôi hỏi chị kỹ như vậy là v́ biết đâu đấy sẽ cần cho ḿnh mai sau

- Anh  đúng là người lo xa! Sau khi Đôi Mắt ra đời và một số bạn biết, mỗi lần viết cái ǵ tôi thường đùa : Bây giờ muốn cô này sống hay chết ? Hễ nhiều người nói chết th́ tôi cho chết. Nên nếu có thể lựa chọn cái chết cho ḿnh được th́ anh cứ nằm lên ng̣i bút của một bạn văn nào đó là yên trí sẽ được chết   « sur mesure » !

 

Trước khi tập truyện Miêng xuất hiện, người đọc cũng nghĩ như nhà văn Nguyễn Nam Trân trong lời tựa  «không cần nước trà và bánh quả bàng, Miêng vẫn có thể đưa chúng ta về thăm lại căn nhà dĩ văng » chị làm thế nào mà lại tài t́nh đến như thế, xin chị vui ḷng « bật mí » một vài bí quyết trong lúc viết văn của chị ?

- Thưa anh, tôi vẫn thường nói văn tôi già và nhà quê, nên ai cũng thấy "bánh quả bàng" chớ không phải bánh  sâm banh. Xin cám ơn qúy anh đă khen tôi "tài t́nh". C̣n về "bí quyết" th́ có lẽ tôi "không làm văn", tôi cứ viết giản dị, nghĩ sao viết vậy,  như nói, mà dĩ nhiên không cà lăm cà lặp. Tôi không cố ư trau chuốt. Tôi nghĩ truyện ngắn th́ phải "có vẻ như thật", phải rơ ràng ngắn gọn. 

 

Chị đă biết mà, khi Miêng vừa mới tŕnh làng th́ ngay lập tức đă có những tiếng vang làm đảo lộn nhiều ư kiến bi quan cho rằng văn học ở ngoài nước hiện nay « èo uột ». Thế th́ văn học hải ngoại của chúng ta có « èo uột » hay không, theo chị ?

- Thưa anh, có lẽ nó "èo uột" theo cái nghĩa là một số người đă từng viết trong nước, bây giờ đổi đời, một cuộc đời chắc trong thâm tâm họ không hội nhập dễ dàng vui vẻ, nên thường viết với giọng văn nuối tiếc nhớ nhung. Cái đó giới trẻ không thích. C̣n giới trẻ viết th́ với lối văn mới mà giới "già" chúng ta không thích. Như Yu Miri, một nữ văn sĩ Nhật gốc Đại Hàn, được giải Akutagawa (tương đương giải Goncourt của Pháp), tôi đọc không thấy thích v́ văn hơi "sống",  chắc cũng tại già rồi. Nên đối với giới trẻ nhà ḿnh, chắc ǵ Miêng gây nên một cảm xúc nào ?

 

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đă viết « mỗi lần đọc một tác phẩm hay mới xuất bản của văn chương hải ngoại, tôi mừng rỡ, sau đó bần thần khôn nguôi. » Trước khi cho xuất bản Miêng, chị có « bần thần  khôn nguôi » không ?      

- Thưa anh hoàn toàn không. Phản ứng của độc giả đối với Miêng thật là một món quà tinh thần quư giá bất ngờ.

 

Nhà văn có thể vừa là bà tiên mà cũng vừa là phù thủy được không ? Bởi v́ mới ở ḍng đầu họ viết thật ngọt ngào, thật gắn bó yêu thương, nhưng ngay những ḍng kế đó th́ họ lại viết thật phũ phàng, cay đắng ? 

 - Nếu đúng là "nhà văn" th́ tôi nghĩ chắc được. Một diễn viên giỏi là người thủ được nhiều vai, và vai nào cũng xuất sắc. Nhưng "nhà văn" kiểu đó th́ là nhà-văn-nhà-nghề rồi. Trong khi chỉ là "người viết" hay "nhà văn nghiệp dư" để t́nh cảm dẫn dắt th́ tôi vẫn tin "văn là người", ít nhiều ǵ nó cũng phản ánh tâm hồn ḿnh trong cách viết. 

 

Truyện Cái Giếng của chị đă có rất nhiều độc giả  ưa thích. Bởi v́ ở đấy (theo tôi) chị đă vẽ ra những cảnh đời có thực : gian dối, lọc lừa đủ cả. Nhưng đạo đức th́ dù ở nơi nao, chỗ nào th́ cũng thế nó là cán cân để duy tŕ và làm ngay thẳng con người. Chị đă tạo ra vị linh mục trong truyện có phải v́ lẽ đó hay không ? 

- Thưa anh, chẳng thiếu ǵ tác giả cho rằng tiểu thuyết chính nó là một quái vật trong văn chương nếu người ta không rút tỉa được cái ǵ cho cuộc sống..., kiểu ''văn dĩ tải đạo'' bên ḿnh. Trong ''Cái Giếng'' tôi muốn nói một sự thực là nhiều người ngay cứ thường bị rủi ro bất hạnh, là không hẳn cứ ở hiền là gặp lành. Nếu ''Cái Giếng'' làm độc giả thấy được điều đó th́ tôi cho là ḿnh thành công rồi !

 

Một vị độc giả ở Washington đă không ngớt lời ca tụng Miêng. Chị có nghĩ rằng mai kia mốt nọ Miêng cũng sẽ tạo được một chỗ đứng trên văn đàn trong nước hay không ?

- Chắc anh cũng đồng ư là có nhiều cái ḿnh không chứng minh bằng khoa học được. Ví dụ có số mạng không, số mạng mỗi người có được Thượng đế sắp đặt trước không, và nếu sắp đặt trước th́ con người có thể thay đổi được không... Cho nên lúc th́ "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", lúc th́ "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều"... Tôi không dám có tham vọng "chứng minh", nhưng có lẽ trong tiềm thức, cái phạm trù mà các nhà xă hội học gọi là "kết quả trớ trêu" (effets pervers), kiểu "yêu nhau mà lại bằng mười hại nhau", đă nằm sẵn rồi.

 

Chị có phải là nhà văn cẩn thận và chừng mực không?

 - Trong hai ngày giới thiệu MIÊNG (ngày 13-11 ở nhà anh chị Hoạ sĩ Phan Nguyên-Huỳnh Anh, và ngày 20-11 ở nhà anh chị Huỳnh Hùng-Quỳnh Dao), tôi đều nói là chưa bao giờ tôi tự cảm thấy ḿnh là  "nhà văn", mà chỉ là một người "kể chuyện" thôi. Cho nên nhà văn thiệt th́ không biết họ viết như thế nào, về phần tôi th́ muốn viết cứ ngồi vào máy, không suy tính phải cẩn thận, chừng mực ǵ cả. Nếu được tiếng  "cẩn thận chừng mực" chắc tại tôi không quen viết dông dài.

 

Chưa bao giờ cảm thấy là nhà văn, nhưng chị có biết chị là một người kể chuyện duyên dáng hay không ?

- Thật hả anh. Được nhăn hiệu « người kể chuyện duyên dáng » là hạnh phúc rồi!

 

Tôi đă t́nh cờ đọc được ở đâu đó một câu đại khái là: nhà văn không cần phải có bằng cấp mà vẫn viết hay...

 - Ư kiến đó  có thể đúng, nhưng không giản dị đâu anh. Đúng là khi viết văn chẳng ai hỏi bằng cấp của ḿnh. Nhưng nhà văn đúng nghĩa th́ anh coi như...  à, ví dụ Simone De Beauvoir đă nâng cao ngọn cờ  của phong trào phụ nữ với quyển "Le Deuxième Sexe", hay nhà văn "dấn thân" (không biết tôi dùng chữ này đúng không, Pháp văn gọi là "engagé") như George Orwell với quyển "1984", hay Boris Pasternak viết "Docteur Jivago". Và biết đâu chừng  số đảng viên Cộng sản chẳng tăng vọt sau khi quyển "The Grapes of Wrath" của John Steinbeck ra đời ? Họ gây ảnh hưởng lên cả một phong trào, một xă hội. Cho nên nhà văn cỡ đó đâu cần ǵ bằng cấp, cái chính là tâm hồn, là tư tưởng của họ. Như trường "Collège de France" chỉ đ̣i anh có bằng tiểu học thôi, nhưng ai được mời vào dạy là cả một vinh dự ghê gớm, và toàn là những "cái đầu vĩ đại" của Pháp cả đấy !

 

Theo chị th́  tập truyện Miêng đă có một chỗ đứng trong văn học hải ngoại chưa ?

- Sao anh không nói « chỗ ngồi » ? Hỏi ǵ mà mà mới nghe đă thấy mỏi chân ! Có thể tôi cũng thuộc loại người hay mơ mộng đấy, nhưng chuyện "chỗ đứng" th́ tùy thuộc vào  độc giả, vào trào lưu văn học chứ ḿnh "nghĩ" ǵ được. Và văn học luôn luôn gắn liền với chính trị, với lịch sử. Nếu không có năm 1975 th́ đâu có "văn học lưu vong".  Với lại tôi cho là nếu  cứ đặt chuyện "chỗ đứng" quan trọng quá, ḿnh sẽ bị lệ thuộc vào nó,  nó sẽ g̣ bó ḿnh và viết sẽ không c̣n là một thú vui nữa !

 

Lúc c̣n sinh tiền, nhà văn Mai Thảo cũng có lúc nh́n văn chuơng trong một bầu trời u ám. Ông cho rằng «  văn chương đă xuống giá với sự bàng quang không chú ư của độc giả. » Trong khi đó Miêng của chị lại được độc giả chào đón nồng nhiệt. Vậy, theo chị th́ văn chuơng đă xuống giá hay là đă và đang lên giá ?  

-  Nếu quả thật văn chương đang xuống giá, và nếu quả thật Miêng đă được "chào đón nồng nhiệt" như anh nói, th́ một ḿnh Miêng có làm cho văn chương ngóc đầu lên nổi đâu! Nếu nó xuống  th́ v́ cả tập thể, nếu nó tăng th́ cũng sẽ nhờ tập thể bao nhiêu người viết. Một ḿnh con én Miêng đâu có đem lại mùa xuân anh! (đó là nếu thực sự Miêng là con én) Có thể nó làm lên tinh thần, thêm khích lệ cho các cây bút đang c̣n ngần ngại nằm e ấp đâu đó thôi.  Nhiều người viết hay lắm chứ, mà họ chưa chịu in. Như anh có đọc Mai Ninh không? Tôi thấy đó là người viết rất vững vàng, rất văn chương. 

 

Với 21 truyên ngắn trong Miêng chị phải cần một khoảng thời gian bao lâu để ḥan tất?

- Dông dài chút được không anh? Khi  "Đôi Mắt" ra đời, cũng được bàn tán lắm. Anh mà đọc bài Bạt của ông Nguyễn Đ́nh Tuyến viết về quyển sách, về Miêng, th́ chắc anh cũng té ngửa! Tôi đọc bài viết về ḿnh mà cứ tưởng ai. Nhưng hồi đó trẻ người non dạ, không thấy "nhột" lắm, bây giờ "tri thiên mệnh" rồi, nghĩ lại thấy mà ớn lạnh.  Sau đó tự nhiên tôi không viết được nữa. Tới năm 1990, báo Xây Dựng bên Mỹ có tổ chức thi truyện ngắn, tôi thích thi, thử xem có c̣n ra ǵ không. Giải th́ chẳng được cái giải ǵ, nhưng nhà tôi đọc đi đọc lại,  bảo: "viết như vầy mà em bỏ không viết nữa th́ uổng quá". Được lời như cởi tấc ḷng, và dù được nhà tôi rất khuyến khích nhưng thỉnh thoảng tôi mới viết tùy hứng nên không nhiều. Bởi vậy anh coi, từ 1990 đến giờ mới tŕnh làng được một quyển thôi.

 

Và truyện nào, nhân vật nào trong 21  truyện ở Miêng  được chị yêu thích nhất, tại sao?

- Tôi thích truyện ''Biển'' và người đàn bà trong ''Biển''. Truyện thật ngắn mà nói lên hoàn cảnh xă hội, t́nh đồng bào của dân Việt Nam. Người đàn bà đó giản dị, độ lượng và nhân đạo quá chừng!

 

Mỗi lần ngồi xuống để viết chị có cảm thấy văn chương là chuyện nhọc nhằn hay không?

- Ô thưa anh không. Mỗi lần ngồi xuống để viết - và nhất là viết ra được cái ǵ - là một thú vị vô biên! Nhà tôi là độc giả đầu tiên. Mỗi lần viết xong, tôi nhờ nhà tôi in ra đọc và phê b́nh. Có khi viết xong mà không biết đặt tên ǵ, lại nhờ nhà tôi đặt  giùm, và khi nghe phán "truyện được" th́ tôi thấy yên tâm, v́ "lăo" này thuộc loại "khó chịu", nếu cho "được" th́ ít nhất trong số độc giả sẽ chê cũng bớt đi một người.

 

Chị làm tôi nhớ lại trước đây hồi c̣n ở Sài G̣n, có những ông nhạc sĩ  mỗi khi sáng tác xong một bản nhạc trước khi tung ra thị trường bao giờ cũng hát cho người nhà thưởng thức trước. Hễ người nhà tấm tắc khen th́ y như chỉ vài ngày sau đài phát thanh rộn ràng hát bài của « chàng ». C̣n ở đây « bớt đi một người » chê, như thế vậy th́ chắc là phải khen anh Khoa một phát mới được. Vậy th́ anh ấy cũng có công đóng góp công sức, thế mà t́m măi không thấy tên anh ấy trong Miêng. Tôi cho là « bất công », c̣n chị?

 

- Thưa anh, đúng một phần thôi. Đúng là nếu không có công sức nhà tôi th́ Miêng thanh « Miên » mất! Nhưng vợ chồng là cùng chung vai sát cánh nhau trong mọi hoàn cảnh sung sướng hay cực khổ. Và anh tưởng tôi không có « công sức » trong những bài nhà tôi viết à? Mà cũng đố anh t́m ra tên tôi. 

 

Chị có thử viết một thể loại nào khác, ngoài truyện ngắn không? kịch chẳng hạn…

Nhà tôi và một số bạn bè vẫn khuyên nên viết kịch và truyện dài. Hồi ở Việt Nam tôi có thử rồi nhưng không được. Viết truyện dài th́ phải dông dài, mà tôi  dông dài không được. Dĩ nhiên nhà văn thứ thiệt và có tài thiệt th́ viết ngắn dài ǵ cũng xong. Tôi không nằm trong số đó.

 

Ư kiến của đám đông th́ bao giờ cũng trái ngược. Chị có thể cho biết ư kiến của chị về tuơng lai của văn học hải ngoại không? Vui hay buồn?

- Chết anh ơi, tôi không có thói quen  "tiên đoán" những cái ḿnh không nắm được. Chuyện văn học, nếu tôi nói "buồn" th́ bi quan, nếu tôi nói "vui" th́ như thế nào là vui? Dựa vào tiêu chuẩn nào? Tôi nghĩ chẳng nên đặt tiêu chuẩn "vui, buồn" hay "mạnh khoẻ, èo uột" ǵ cả, nếu có người thấy thế này th́ cũng có người thấy thế kia.  Hồi Tự Lực Văn Đoàn ra đời, có phải mọi người đều theo hết hay chống hết đâu.  Nhưng có cái tôi không đồng ư là một số người cho rằng chẳng nên viết về Việt Nam nữa, xa xưa rồi, phải nên viết ǵ về xă hội và đất nước ḿnh định cư thôi. Tại sao vậy, tôi không hiểu.  Đất nước ḿnh có hai thảm hoạ ghê gớm là chiến tranh và cuộc di cư vượt biên. Đâu phải chiến tranh ḿnh ít thảm khốc hơn chiến tranh Tây Ban Nha (1936-1939), mà sao họ có được "For whom  the bell tolls"? Bộ những cuộc vượt biển của dân ḿnh không vĩ đại bằng cuộc di dân của Do Thái hay sao mà họ có được "Exodus"? Chẳng lẽ ḿnh chỉ có "Mùa Biển Động" của Nguyễn Mộng Giác,  hoặc của ai nữa mà tôi không được biết.. Nhưng tôi vẫn tự hỏi đă đạt tới mức độ quốc tế như mấy quyển kia chưa? Nỗi đau như vậy mà ḿnh chưa nói hết th́ sao bảo đừng nói nữa ? Cái thứ hai là một số người quan niệm phải chạy theo kiểu viết của người ngoại quốc!  Chi vậy? Vẫn biết  dân VN ta có máu vọng ngoại, nhưng dù là Pháp, Mỹ hay Úc... th́ cũng chỉ là những bối cảnh, cái h́nh thức; có thể hiện được Con Người, hay ít ra là Con Người VN  trong các bối cảnh ấy hay không, đó mới là vấn đề. Hay là tôi hiểu sai  quan điểm này?

 

Bao giờ (theo tôi) th́ phần kết luận cũng khó khăn và nặng nhọc cả. Tôi th́ rất vụng về, vậy th́ xin mời chị hăy giúp tôi làm cái công việc khó khăn, nặng nhọc này, nghĩa là kết luận hộ cho buổi nói chuyện hôm nay giữa chúng ta?  

- Thưa anh, vậy th́ cứ làm theo như Actors Studio bắt chước "Bouillons de culture" của Bernard Pivot đi, là hỏi tiếng động nào tôi thích nhất, tiếng động nào tôi ghét nhất, mùi vị nào tôi ưa nhất... vân vân... 

 

Chị có cần thêm thắt ǵ nữa không cho buổi nói chuyện hôm nay ?

- Anh chưa thấy đủ sao?

 

Xin cám ơn nhà văn Miêng!