AN TOÀN GIAO THÔNG
Người ta bảo cứ nh́n trên đường là biết một nước giàu có văn minh cỡ nào. Nước càng giàu, xe cộ càng nhiều. Đi xe đạp vẫn hơn đi bộ, xe gắn máy vẫn hơn xe đạp, xe hơi vẫn hơn gắn máy. Nhưng như vậy chẳng lẽ Nữu Ước là thành phố mà dân đi bộ hầu như nhiều nhất thế giới, lại nghèo sao? Và dân Nhật, Mỹ, Hà Lan, Pháp…được khuyến khích và đang thực hành đi xe đạp, là trở thành nghèo sao? C̣n văn minh lại là chuyện khác.
Có lần truyền h́nh Pháp quay chiếu trực tiếp tại đài, một người bị bịt mắt ngồi trên xe ôm quả bóng, xe chạy rồi ngừng th́nh ĺnh, quả bóng rơi ra và người ấy ngă chúi về phía trước. Hỏi cảm giác của anh là xe chạy bao nhiêu km giờ. Trả lời : Ít nhất 10 km. – Sai, chỉ 5km giờ thôi !
V́ vậy chuyện nịt giây an toàn rất quan trọng, là điều bắt buộc ở nhiều nước, nếu không sẽ bị phạt nặng. Chỗ ngồi cạnh tài xế mang tên “chỗ chết”, v́ nếu có chuyện ǵ, phản ứng tự nhiên của người lái xe là lo tránh cho ḿnh, họ khó ḷng làm khác dù bên cạnh là vợ con cha mẹ. Đă bao nhiêu tai nạn chỉ riêng người ngồi cạnh tài xế nếu không chết cũng bị tàn phế, trong khi tài xế vẫn b́nh an. Nhưng ở ta chưa bắt buộc cài dây? bởi v́ hỏi, người th́ nói phải cài nếu không sẽ bị phạt “một hai trăm ǵ đó”; người nói không cài cũng được, không bắt buộc, ngồi sau th́ miễn. Câu trả lời không thống nhất v́ luật lệ chưa rơ ràng chăng? Xe chạy đường trường xứ ta với tốc độ cao, chỉ tài xế cài dây nịt. Nếu cần phải thắng gấp, người ngồi cạnh sẽ đập đầu vào bục, người ngồi phía sau chắc chắn sẽ chúi nhào đập đầu vào ghế trước, con nít sẽ văng thẳng tới cửa kính. Và dù đi đường trường, con nít cũng có thể từ sau chạy ra trước ngồi chơi với bố, chốc lại ra sau, hoàn toàn thả lỏng như đang ngồi pḥng khách. Tất cả những điều này ở nước ngoài người ta đă nghiên cứu và thường đưa lên truyền h́nh cho dân chúng thấy. Ở Mỹ hầu hết xe tự động, vừa đóng cửa là dây nịt ở đâu lao xuống cột ḿnh rồi, phát hoảng hồn. Theo thống kê, cài giây an toàn đă cứu rất nhiều trường hợp.
Lại nữa, ḿnh cũng chưa có luật cấm líu lo điện thoại cầm tay trong khi lái xe? Người ta bào chữa là ở Sài g̣n xe chạy chậm ŕ v́ kẹt đường nên “không nguy hiểm”. C̣n xe chạy đường trường th́ sao? Một lần ngồi xe ca từ Đà lạt xuống Nha trang, con đường mới rất đẹp, trời lâm râm mưa trơn trợt bùn đỏ, chú tài xế lái một tay và tay kia cầm điện thoại ba hoa. Mà phải chuyện quan trọng khẩn cấp ǵ cho cam : chuyện chú mua đất, sẽ xây nhà ra sao, giấy tờ sổ đỏ có chưa… Hết cú gọi này đến cú gọi khác, mắt liếc đường, mắt liếc bấm số. Chú có biết là đang cầm trong tay bao nhiêu sinh mạng không? Các hăng xe có cảnh cáo chuyện này không? Lạ nhất là hành khách coi chuyện đó b́nh thường chẳng ai phản đối, lo ngại ǵ cả!
Phần đông tai nạn xảy ra đều do chủ quan, rằng “không nguy hiểm”. Người mệt mỏi, buồn ngủ, đều tin rằng ḿnh có thể lướt qua được, gượng được. Người uống rượu thấy chẳng say. Người phóng nhanh tin vào khả năng lái của ḿnh. Người nói chuyện điện thoại bị chia trí chứ, nhưng tin là ḿnh kiểm soát được. Chưa nói có tên điên nào trên đường muốn phóng nhanh vượt ẩu, nội cái những bất trắc đôi khi rất nhỏ như một viên sỏi bắn lên từ xe khác, một con chim vô cớ sà xuống, dây điện bị rơi, một cái ổ gà hay một mô đất bất thường… trăm thứ linh tinh nằm ngoài sự chờ đợi và tầm kiểm soát của ḿnh… Vậy th́ làm ǵ mà không nguy hiểm? Lái một tay, khi v́ cớ ǵ bánh lái vuột khỏi th́ tai nạn đă lù lù ra đấy. Hối tiếc th́ đă muộn rồi. Ở nước người, nói chuyện điện thoại trong khi lái xe bị cấm và phạt nặng từ nhiều năm nay. Bởi v́ cũng theo thống kê, nó góp phần không nhỏ vào việc giết người.
Vậy th́ nước ta khi nào mới lưu ư các điều này? Bởi v́ văn minh không phải nhiều xe, mà là có văn hóa khi lái xe, biết tôn trọng sinh mạng ḿnh và người khác.
Xuân Sương
Paris-NT, aout 2009