Thường th́ hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ, dù mỗi cô một giọng chẳng ai dành sân khấu của ai, huống chi chỉ có một cái ghế mà đúng một tá ông bà ngắm nghé th́ khen nhau sao được. Nhưng cũng chỉ 4 người đầu bảng là Sarko, Ségo, Bayrou và Le Pen (*) hằm hè nhau, không đếm xỉa 8 người c̣n lại. Nếu lúc đầu thiên hạ có vẻ hơi dửng dưng th́ bây giờ sắp tới ngày bầu cử mọi việc trở nên càng lúc càng hấp dẫn. Cử tri lo âu. Ứng cử viên chạy nước rút, thi nhau vừa đặt kính lúp vào khe hở đối phương vừa cố gắng thuyết phục dân t́nh.
Từ mấy tháng nay nếu các ứng cử viên xuôi ngược khắp miền vận động hay ba hoa trên truyền h́nh, th́ họ lại chưa bao giờ trực diện nhau kiểu «ba mặt một lời», v́ Sarko từ chối rất bảnh «không cần» trong khi các người khác nhận lời vui vẻ. Sarko cũng là ứng cử viên duy nhất không khai chi tiết tài sản của ḿnh cho báo chí, trong khi các vị khác sẵn sàng. Tuần báo Con Vịt Bị Xiềng loan tin vợ chồng Sarko được hưởng rẻ ít nhất 300000 euros khi mua nhà ở Neuilly năm 1997 lúc Sarko làm thị trưởng ở đây. Sau diễn văn hết muốn ghế Tổng thống 10 ngày, Chirac tuyên bố sẽ ủng hộ Sarko và ngày 5-4 phu nhân Chirac cũng bằng ḷng cho lá phiếu mặc dầu trước kia bà mệnh danh Sarko là «con qủy». Mới đây Con Vịt lại tung tin có sự thông đồng «hữu nghị» : Sarko hứa với Chirac là nếu được leo lên ngai vàng, sẽ bỏ qua vụ lem nhem khi Chirac c̣n là thị trưởng Paris về việc trả lương cho nhân viên «ma» và làm phác-tuya giả cho một nhà in thành phố. Điên đầu, Sarko kết tội Con Vịt Bị Xiềng là thô bỉ, gây tổn thương và dối trá. Phe ông cho rằng tờ báo đă kéo cuộc vận động xuống cấp thấp. Trong khi đó th́ điện Élysée làm vẻ dửng dưng v́ «tin vô căn cứ» không đáng không thèm đính chính. Vịt mà, không cho tin vịt th́ ai cho. Nhưng vịt th́ vịt chứ tờ tuần báo này đă vạch lá t́m ra nhiều giống sâu rất lạ và hấp dẫn.
Về chuyện này Bayrou phát biểu nếu giữa giới quyền thế xăng-tăng nhau ếm nhệm các hồ sơ xấu xa và quan trọng mà họ đă dính vào từ lâu, th́ nước Pháp đă đến hồi tuột dốc. Ai làm chính trị mà không ăn, không ăn th́ ai thèm làm chính trị. Nhưng khác là ở Pháp cứ âm thầm ăn sao cho khéo, khi bị phanh phui th́ ráng mà lănh án măn đời, coi như thân tàn ma dại. Chưa chính quyền nào bịt miệng được báo chí và nghiệp đoàn bên này.
Sarko cho rằng Bayrou trở thành ứng cử viên phe tả, muốn chờ xem Bayrou có được vào ṿng hai không, có quy tụ được phiếu phe tả không. Ông cũng nhắc là sau đó c̣n có bầu quốc hội, phải liên minh với tả hay hữu chứ, nếu không làm sao bầu ra nghị sĩ. Mà điều này khổ thay, sự thật mất ḷng : rất nhiều người quư Bayrou nhưng ngại bỏ phiếu cho ông v́ ông là người hùng cô đơn không có hậu thuẫn vững vàng. Sarko cũng kết án Bayrou thường mạ lỵ ông.
Thật, giữa Ségo và Bayrou không có vấn đề, nhưng Bayrou muốn là antiSarkozy (chống Sarko), không những mỉa mai sở thích Sarko giao du với giới trưởng giả, tỉ phú, c̣n ông là nhà giáo hay bắt bí học tṛ chỉ thích nông dân và thợ thuyền – mà c̣n chỉ trích cả đường lối chính trị của Sarko là «muốn trịch thu» c̣n ḿnh th́ «muốn tập hợp», và Sarko làm dự án trên sự đối địch, c̣n ông trên sự liên kết. Không muốn người ta bỏ mặc nước Pháp chia xé, hiện tại người dân Pháp lo sợ, căng thẳng, bất ổn, ông tự thấy ḿnh sẽ là người có thể hàn gắn vá lại các chỗ rách và là Tổng thống trấn an dân chúng.
Người ta nói Bayrou không vênh váo hay khiêm nhượng giả tạo, không vờ vĩnh như Sarko chỉ là một kẻ thách đấu, ông nói một cách chân thành quả quyết là ḿnh sẽ được vào chễm chệ điện Élysée, với niềm tin của người tin tưởng vào vận mạng. Đây là điều xác tín không đến từ Trời rót vào tai ông như con trai nhà nông vỗ về bên tai ngựa, mặc dù con chiên này rất mộ đạo và có giao du thân mật với «cơi bên kia». Xác quyết của ông căn cứ vào tính toán (bị cho là thô thiển) với niềm tin sâu xa chính ḿnh, đă chín chắn nhiều sau những khuyết điểm trong cuộc bầu cử năm 2002. Ông thú nhận rằng dạo đó chỉ là tập tễnh, sợ không đủ tŕnh độ. Nhưng lần này th́ Bayrou không run, không nghi ngờ, không băn khoăn về ḿnh hay chiến thuật chính trị nữa: ông là ứng cử viên chống lại hệ thống hiện hành, người bảo vệ kẻ yếu cũng như kẻ mạnh, đối thủ lư tưởng dám đương đầu với giới tài phiệt cũng như hai đảng chính trị lớn nhất. Nhưng Le Pen không đánh giá cao Bayrou, nói cũng th́ chống hệ thống hiện nay nhưng Bayrou chỉ th́ thầm vào tai ngựa trong khi ông xoáy vào tai dân Pháp.
Tuần trước để chỉ trích Sarko, Le Pen cho rằng nguyên thủ quốc gia là người tiếp nối vua chúa, hoàng đế Pháp, một tầm vóc lịch sử với sứ nhiệm đặc biệt chứ không phải chỉ là một nhân vật chính trị. Ông nhắc đến gốc gác Sarko cha Hung mẹ Hy lạp di cư, nếu ông là người Hung gốc Pháp th́ ông sẽ không ra ứng cử Tổng thống Hung, và thêm «Tôi tế nhị hơn». 70% dân Pháp bất b́nh, thiên hạ mặc kệ gốc gác. Nhưng Le Pen cũng công nhận Sarko đàng hoàng với ông và ông không có hiềm khích cá nhân như với Chirac, nên nếu Sarko muốn nói chuyện với Mặt trận quốc gia th́ là một kỷ nguyên mới, trong khi Chirac hoàn toàn cạch ông. Hiểu là ông có thể lấy phiếu của họ nên ai cũng ṭ ṭ chạy theo, đầu tiên là Sarko rồi đến Ségo. Mới đây Le Pen tuyên bố nếu Sarko muốn «xích gần lại» với ông th́ «tại sao không» đă giúp Sarko có cơ hội mỉa mai «Le Pen muốn nói chuyện với một người di cư như tôi ư? Vậy là ông ta tiến bộ rồi !» .
Về phần Ségo th́ luôn luôn chơi tṛ duyên dáng đàn bà. Tuần rồi trở về nơi sinh trưởng, bà tận cùng đóng vai đứa con quê hương, bắt đầu bài diễn văn bằng cách nồng nàn: «Các bạn Lorraine thân mến, các anh, các chị của em ơi, em trở về quê đây»... Qua giây phút gây xúc động, bà bắt đầu tấn công đối thủ số một Sarko lần đầu tiên bằng cách lái xéo khẩu hiệu của ông (**): «Người Pháp rất sợ một tương lai mà cái ǵ cũng trở thành khả dĩ, ngay cả cái tồi tệ nhất». Bà chỉ trích Sarko chỉ hứa và hứa. Trước kia sau khi hết phần câu hỏi, bà yêu cầu cử toạ đừng hét rủa Sarko, bây giờ bà im. Cũng im để ủng hộ viên tha hồ hát «Sarko sắp sụm, Ségo sẽ thắng» theo điệu nhạc «Zidane sắp làm bàn». Nhưng khi thiên hạ phấn khích quá, Ségo lấy giọng cô giáo «Nghe một chút rồi hẵng vỗ tay sau». Ségo dùng cách chơi kịch với trẻ con, tóm tắt chương tŕnh phe hữu rồi hỏi: phe hữu có phương pháp tàn nhẫn, găy đỗ, tan vỡ, các bạn có thích kiểu này không? Dĩ nhiên cả pḥng hí hửng rầm vang «Khoooôôông... ». Bà cũng tuyên bố nếu bà là người ngồi trong điện Élysée th́ quan hệ ngoại giao giữa Pháp-Mỹ sẽ duy tŕ b́nh thường tốt đẹp trong danh dự, v́ bà sẽ chẳng chạy đi bắt tay Georges Bush.
Cho tới giờ Sarko luôn luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm ḍ. Đặc biệt hai lănh vực kinh tế và xă hội Sarko nổi tiếng là rất thuyết phục, quyến rũ được 57% , Bayrou 47%, Ségo chỉ 30%. Và 43% cử tri đảng Xă hội thấy là Ségo nói về hai đề tài trên chưa đủ. Ségo đề nghị «công-tra may mắn đầu tiên” giúp giới trẻ không chuyên môn gia nhập vào thị trường việc làm na ná «công-tra nhận việc đầu tiên» của Thủ tướng Villepin đă bị hủy bỏ. Tuần rồi nhân vụ khủng bố ở Algérie, đề tài nhập cư lại đặt lên bàn mổ sôi nổi v́ an ninh nước Pháp có thể bị đe dọa. Ǵ chứ đó là điểm chốt của Sarko từ thời c̣n là Bộ trưởng nội vụ. Le Pen th́ tin chắc sẽ lọt ṿng 2 như kỳ trước. Có người nói nếu ṿng nh́ chỉ c̣n Sarko và Le Pen th́ sẽ bỏ nước mà đi. Có người ngại Ségo đă không rộng lượng lại đang tuổi tắt kinh nguyệt, tánh t́nh bất nhất làm sao lo chuyện quốc gia đại sự? Cử tri không đảng phái rất phân vân lo âu : Ségo yếu, tả cũng chẳng làm được ǵ ; Beyrou không hậu thuẫn ; chỉ Sarko chắc chắn sẽ làm được ít nhất vài điều, mà chính điều đó làm người ta lo sợ nhất!
Giới thanh niên rất khoái chàng tuổi trẻ chẳng gịng hào kiệt Besancenot (1974***) nhưng ủng hộ Sarko v́ cơ may có thừa. Chính đám trẻ di dân thế hệ thứ hai, thứ ba lại càng kỳ thị hơn ai, muốn ngăn chận các đợt di dân sau này từ châu Phi châu Á, v́ họ là những người đầu tiên trực tiếp chịu hậu quả nặng nề của nạn thất nghiệp.
Michel Rocard thủ tướng thời Mitterrand, kêu gọi Ségo và Bayrou trước khi bầu ṿng đầu, hăy bày tỏ cùng dân Pháp là sẽ đi vào con đường hợp tác với nhau, v́ sợ Sarko trúng tuyển rồi đến bầu quốc hội, th́ dân Pháp sẽ khổ sở trong 5 năm tới. Đơn thân độc mă th́ Xă hội hay những người ở giữa đều không thể nào thắng liên minh Le Pen-Sarko.
Nhưng cả Ségo và Bayrou không chấp nhận.
Có lần tonton Mitterrand đă nói “Sau Chirac là Beyrou», nhưng tonton không phải là nhà trên thông thiên văn dưới rành địa lư, biết có đúng không? Thôi th́ kiên nhẫn chút, chỉ vài hôm nữa. Dẫu sao dân Pháp có truyền thống rất nổi tiếng về mục làm reo xuống đường phản đối...
Xuân Sương
Paris, 15-4-2007
(*) Sinh 1928, tranh cử lần cuối.
(**) «Cùng nhau, mọi việc trở thành khả dĩ».
(***) Ligue Communiste Révolutionnaire : Đệ tứ.