BaNguoiNguLam

BA NGƯỜI «NGỰ LÂM... PHIẾU THỦ»

 

Chẳng c̣n mấy ngày nữa là Pháp có Tổng Thống mới. Cuộc chạy điền kinh vào điện Élysée năm nay chẳng lấy ǵ làm hấp dẫn v́ thật ra Ségolène Royal (PS, Xă hội), Nicolas Sarkozy (UMP, Liên minh Phong trào Nhân dân / năm 2002 ủng hộ Chirac th́ có tên Liên minh đa số v́ Tổng thống), hay François Bayrou (UMF, Liên minh dân chủ Pháp) đều chưa xứng đáng mặt «quân vương», không kể đến các ứng cử viên khác chắc chắn chỉ ra để dân chúng đừng quên sự hiện diện đảng ḿnh.

 

Ban đầu chỉ 2 khuôn mặt nổi bật là Ségolène Royal và Nicolas Sarkozy, gọi tắt là Ségo và Sarko. Người theo Sarko gọi là sarkoziste, nhưng theo Royal th́ gọi ségoliste, không gọi royaliste để tránh trùng nghĩa với bảo hoàng.  Đầu năm 2007 Ségo bay bổng như diều. Phương tiện truyền thông cực kỳ lợi hại trong việc lèo lái quan điểm người dân. Truyền h́nh vô t́nh hay cố ư biến Ségo thành tài tử. Mà đă có lần, năm 1992 làm Bộ trưởng Môi sinh, v́ là bà bộ trưởng đầu tiên trong lịch sử sinh nở trong thời gian hành nhiệm, Ségo đă cố t́nh lợi dụng truyền thông chẳng ngần ngại ch́a đứa con đỏ hỏn cho phóng viên truyền h́nh và mấy ông phó nḥm, bất chấp ư kiến ngăn cản của bạn đường François Hollande. Điều này đă gây nên cuộc tranh luận phải tách rời đời công và đời tư. Hoặc nếu không nh́n thấy ở truyền h́nh th́ đă có truyền thanh nhắc nhở đại loại «giữa bao áo vét màu xám, chiếc vét trắng nổi bật kèm theo nụ cười rất tươi... », đủ động ḷng những người không đảng phái, không đố kỵ Ségo.

 

Lúc đầu Ségo được báo chí khen ngợi nhiều, bà phục sức nhă nhặn, trầm tĩnh và luôn luôn kèm nụ cười không hẳn là không chịu đựng. Bên cạnh đó một Sarko hùng hổ, quyết đoán và ăn nói chắc nịch như đang đóng đinh vào cột. Các vấn đề muôn đời mà lúc nào cũng nóng hổi vừa thổi vừa bàn là phát triển kinh tế, nạn thất nghiệp, bảo vệ môi trường và nhất là cách giải quyết dân nhập cư, rất dễ gây dị ứng. Ai cũng hứa hẹn rất nhiều. Ai cũng nói như thể mọi việc đă được đặt lên xe rồi chỉ chờ lên ngôi là họ lái chạy ro ro. Trong các buổi tranh luận bàn tṛn, người ta nhận xét Sarko dùng chiến thuật con nhện: vừa nói vừa nh́n khắp hết mọi người hiện diện, nhưng với đối thủ th́ chỉ lướt qua thôi, không quay về hướng đó để đối thủ khó theo dơi những điều ông ta nói. C̣n Ségo th́ dùng chiến thuật con trăn: bà không nh́n người khác, chỉ nh́n thẳng vào đối thủ như con trăn muốn thôi miên trước khi nuốt trộng con mồi.  Đảng Xă hội cho rằng họ chỉ có đối thủ duy nhất là Sarko, v́ dạo đó Bayrou hăy c̣n mờ nhạt.

 

Vậy mà đầu tháng 3 đùng một cái, chầm chậm nhặt hoa rơi, Bayrou nhặt hoa hơn hẳn Sarko, và Ségo tụt hậu. Đảng Xă hội nổi lo : chúng ta có tới 2 đối thủ. Một phần v́ Sarko ăn nói ồn ào: sẽ lập Bộ Nhập cư và Bản sắc dân tộc (Ministre de l’Immigration et de l’Identité nationale) khiến người ta lo sợ. Đây là cách nói khác đi của chủ trương Le Pen (FN, Mặt trận quốc gia) cực hữu, kỳ thị chủng tộc hạng nặng. Cùng lúc Ségo xử sự vài điều cho thấy bản chất vị kỷ không rộng lượng,  bà như đă dốc hết sinh lực vào những ngày đầu, bây giờ không c̣n ǵ hấp dẫn nữa dù vẫn nụ cười duyên dáng ấy. Và tốn kém quá nhiều. Cái mới đây nhất là nếu lên ngai được,  bà sẽ bắt mỗi nhà có lá cờ tam tài phất phơ cửa sổ ngày lễ Quốc khánh 14-7, và dân chúng phải thuộc và hiểu bài quốc ca. Giữa hai đối thủ lợi hại đang làm vơ-đét các kênh, truyền h́nh Thụy Điển quay phim cảnh Bayrou lái máy cày trên đồng ruộng của ḿnh, là một h́nh ảnh đặc biệt nông dân Pháp, gây xúc động không ít cho khán giả. Hầu hết tất cả các đài truyền thanh truyền h́nh ngoại quốc đều hướng về và cổ vơ Bayrou. 

 

Khác với  Sarko (sinh 1955) gốc Hung Gia Lợi gia đ́nh trưởng giả có đất đai, và Ségo (1953) gia đ́nh học thức, Bayrou (1951) là con nhà nông. Sau khi bố chết trong lúc đang lái máy cày, Bayrou lúc này đang là giáo sư văn học cổ điển, ngoài giờ dạy lại về thay bố giúp mẹ làm công việc đồng áng. Và ông khắc phục được tật nói lắp. Cũng khác với Ségo hay Sarko được đảng viên đưa ra, Bayrou tự ra ứng cử như lần trước vào năm 2002. Cũng khác với Ségo người ta cho là tả không tả, hữu không hữu, chỉ hô hào hăy bầu cho «V́ tôi là đàn bà», điều này báo chí ví von cuộc bầu cử năm nay có tính cách «Mẹ hiền» (bonne maman) ; hay Sarko quá khích rơ ràng khuynh hữu với Bộ Nhập cư và Bản sắc dân tộc nói trên, gây lo sợ cho dân ngoại quốc và dân Pháp bênh vực nhân quyền, dù về sau ông cố giải thích cho nhẹ đi ư nghĩa tên dùng ấy, cuộc bàn căi sôi nổi  của báo chí cũng chưa chấm dứt. Riêng Bayrou, nổi tiếng là người chín chắn mực thước ăn nói điềm đạm, th́ muốn chủ trương  một cuộc Cách mạng dân sự, mong ước một chính phủ  Đoàn kết quốc gia (Union nationale) có thể tập họp các đảng phái tả hữu và lập trường ở giữa.

 

Nếu Ségo thắng cử th́ bà là Tổng Thống phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Pháp (điều này ban đầu đă phấn khích nhiều người, hy vọng có thể các bà làm ăn nên tṛ trống) và là cặp vợ chồng đầu tiên không cưới hỏi vào điện Élysée (họ có 4 con). Nếu Sarko thắng cử th́ là Tổng Thống đầu tiên gốc ngoại quốc, và chuyện gia đình đã làm hao tốn giấy mực cũng nhiều đến nổi Sarko nghĩ  «phải bảo vệ gia đ́nh hơn», tức là không tuyên bố ǵ khi báo chí đề cập đến đời tư ḿnh nữa. C̣n nếu Bayrou lái xe máy cày chạy thẳng vào văn pḥng Tổng Thống th́ không có ǵ dông dài:  ông có vợ và 6 con, yên lành hạnh phúc với việc nuôi ngựa đua thuần giống.  Nếu về đời tư Ségo và Sarko có nhiều điều gây chú ư hơn, th́ hoạn lộ họ cũng dài ḍng hơn. Cả 3 đều kiến thức và viết nhiều sách, ăn nói thông minh trơn tru nhờ rượu vang và phó mát.

 

Mỗi lần tuyển cử thường có chủ đề. Ví dụ 1988 là «Nước Pháp đoàn kết», 1995 là «rạn nứt xă hội», 2002 là mất an ninh, 2007 là sự bất tín nhiệm cả tả lẫn hữu. Thật sự dân Pháp không c̣n tin tưởng tả hay hữu có thể làm được cái ǵ. V́ vậy hầu hết những người mất tín nhiệm quay hẳn về Bayrou, là «người ở giữa». Người ta chưa quên năm 2005 có đứa bé bị chết v́ lạc đạn do các tay anh chị thôn tính nhau trong khu ngoại ô «nhạy cảm» phía bắc Paris, Sarko dùng danh từ «bọn vô lại» để chỉ những người trong các chung cư loại ấy (toàn dân Ả rập và Phi châu !), làm náo loạn cả nước Pháp tức th́, từ đó Sarko khó ḷng đặt chân vào những khu đại loại. T́m cách hạ đối thủ, tay chân Sarko chê Bayrou gốc ruộng, Bayrou đáp lại là giữa cách làm giàu bằng chứng khoán hay buôn lậu và làm việc nông thôn, sự lựa chọn của ông rất rơ ràng. Ông cũng không quên mỉa mai ứng cử viên Sarko rằng là Tổng Thống th́ không thể không vào được các khu nhạy cảm.

 

Trong 2 nhiệm kỳ đời ḿnh, Chirac được xem là Tổng Thống tồi tệ nhất của nền Đệ ngũ Cộng hoà (*). Dầu vậy ông là Tổng Thống có chính sách đối ngoại can đảm, đáng ngợi khen nhất là việc từ chối không đồng ư với Mỹ trong việc tấn công Irak, khiến việc xuất cảng rượu và phó mát qua lục địa ấy bị khó khăn trong một thời gian. Báo chí ngoại quốc khen ông là Tổng Thống rất đạo đức và quan niệm chống kỳ thị của ông luôn luôn rơ ràng từ đầu đến cuối. Riêng đối với dân Pháp, ngày 11-3-2007 vừa qua Chirac tuyên bố trên truyền h́nh sẽ rút lui không ra tranh cử lần thứ 3 nhưng vẫn phục vụ đất nước dưới h́nh thức khác, vài hôm sau điểm ông được tăng. Không những chỉ v́ bài diễn văn trong trẻo b́nh dị, mà người ta c̣n cảm trong ấy cái thực t́nh tấm ḷng yêu đất nước dân tộc của ông. Diễn văn kết luận bằng 3 chữ Je vous aime, Tôi yêu bạn.

 

Người ta đang điều tra kiểm kê tài sản của mỗi ứng cử viên. Căn cứ theo lương tháng dù là Tổng Thống, nếu đường đường chính chính th́ không ai có thể thêm tài sản ǵ to tát sau mỗi nhiệm kỳ. Dân tộc nào lănh tụ ấy, chờ chút, chúng ta sẽ biết dân tộc Pháp sắp tới ra sao và Tổng Thống tương lai có gì đặc biệt.

 

Xuân Sương

Paris, mars 2007

 

(*) Bắt đầu từ ngày 5-10-1958, thể theo Hiến pháp cùng năm.