BenhLoMo

 

BỆNH LỜ MỜ 

Nếu nói chung chung “dân VN  có bệnh lờ mờ” th́ cũng oan, nhưng phần đông là thế. 

Một chị  t́nh cờ gặp bạn, mời “ngày mai em tới nhà chơi nghe”. Là chị đăi đợt hai, con trai cưới vợ, nói hôm đám cưới đă mời cô này rồi, nhưng vẫn mời nữa «v́ gặp mà không mời cũng khó coi, chắc nó không tới đâu, mà tới th́ thêm một người chớ nhiêu».  

Nhiều lần hỏi thăm giờ, thiên hạ trả lời rất tỉnh bơ  “G giờ kém”, phải hỏi kém bao nhiêu th́ họ mới trả lời chính xác. Bởi v́ kém 20 hay kém 5 phút th́ cũng chưa phải là 5 giờ, là “kém”, th́ đúng rồi chớ ǵ,  có nói đă hoặc hơn 5 giờ đâu? 

Ở tỉnh, thấy quảng cáo ca sĩ  Thành phố ra hát “duy nhất tối ngày N”, không ghi giờ, phôn hỏi th́ được trả lời 8 giờ tối bắt đầu. Đến, nhân viên bảo 9 giờ mới mở cửa, hiện đang quét dọn bày biện. 9 giờ, họ bảo 10 giờ mới bắt đầu hát. Ai bảo tin làm chi! 

Quảng cáo hai đội thi đá bóng trên cát, không để giờ. Chiều ngày N hăm hở đi xem đă thấy lục đục dọn dẹp, bảo xong rồi. Hỏi không ghi giờ làm sao người ta biết, trả lời ban tổ chức và hai đội bóng biết chứ. A, hóa ra là cuộc thi “không cần khán giả”! Vậy chỉ cần nói nhỏ giữa nhau nghe, cần ǵ giăng bảng quảng cáo? 

Năm ngoái lúc hùng hổ ra chỉ thị cấm xích lô, ba gác và xe ba bánh tự chế, nhiều nơi tới giờ xích lô và xe ba gác vẫn nghễu nghệnh, chỉ khổ cho dân nhà nông xe ba bánh tự chế bị dẹp tức khắc, bởi v́ cán bộ làng xă mẫn cán tuân thủ áp dụng ngay mọi chỉ thị. Nhiều nhà nông bị hư lúa v́ vừa gặt xong mà không có phương tiện nào để chở về nhà th́ trời mưa. Tại trời chớ tại ai. 

Chị  bán đậu hủ mắt láo liên vẫy khách tới chỗ  xa trạm canh mới dám ngừng lại bán, than sợ bị bắt lắm, bữa trước “thấy mấy ổng” vội vàng gánh chạy té đổ hết nồi đậu hủ, hũ đường, bể mấy cái chén, lại c̣n bị găy ngón chân, đau quá nên phải nghỉ mấy bữa, bữa nay phải ráng chớ không bán th́ lấy ǵ ăn. Chị này có con gái học năm thứ hai đại học, chủ nhật và thứ hai không có lớp th́ gia đ́nh có thêm một gánh nữa. 

Ở quăng trường thấy một cô bày bàn ghế, nói bán nước mía, nhưng xe phải giấu chớ đẩy chạy không kịp, khi nào có khách mới mang nước mía ra.  Chẳng biết ngày nào bị bắt  nên bán mà cứ nơm nớp dợm chạy. Bàn ghế dọn không kịp nên nhiều khi bị bắt mất cả triệu. Hỏi vậy làm sao sống? – « Nàm ăn để sống phải niều, nàm để chơi bời mới cứ thoải mái cô ơi». Ôi triết lư Việt Nam! 

Nhưng phải liều kiểu này th́ tội dân quá, làm ăn lương thiện để sống chớ phải trộm cướp ǵ mà liều. Đáng lẽ phải nâng đỡ dân lao động đàng hoàng mà vốn liếng chỉ tùy thuộc vào cái họ gánh trên lưng, cái họ vác mỗi ngày. Sao nhà nước không có chế độ rơ ràng, cứ để dân buôn gánh bán bưng chơi tṛ cút bắt. Thật ra ở các quăng trường, băi biển… thiên hạ đi dạo thường có nhu cầu ngồi tán dốc và nhâm nhi chút đỉnh, có lẽ nên cho phép phạm vi nào nhất định được buôn bán, đánh thuế đàng hoàng, bắt phải dọn dẹp vệ sinh nghiêm chỉnh. Thay v́ cứ như đùa, người bán ŕnh rập, qua mặt nhân viên công lực, mà nhân viên công lực là đại diện nhà nước (thực ra là thanh niên xung kích), cũng cứ như đuà, tùy hứng (?) chạy một ṿng bắt được ai th́ “cướp” đồ nghề của họ bỏ lên xe. Đúng là “cướp”, v́ người bán dằng co giật lại mà thua. Thay v́ làm đạo chích, dân lương thiện phải làm cái ǵ tùy theo khả năng mới có sống. Rượt bắt, họ phải chạy, ngoài những phiền toái kể trên, có khi họ bỏ lại đống rác bừa băi lung tung.  

Chắc chắn là ai cũng quư người lúc lắc trên vai đôi quang gánh mà nuôi con vào đại học hơn là các đại gia lúc lắc túi tiền cho con dùng “thuốc lắc” ở các tiệm nhảy đầm. Những điều trên ghi lại từ nhiều nơi, tức chính sách chung là cấm. Nhưng cấm “lờ mờ”, tùy tiện. Căn bệnh lờ mờ này ở cấp bậc càng cao càng nguy hiểm.

 

Xuân Sương

Paris-NT, aout 2009.