DiDoan

Dị Đoan

 

Trong Hồi Kư, học giả Nguyễn Hiến Lê  khi kể những điều thân t́nh mà dân miền Nam đă dành cho ông, có câu chuyện đêm ông núp mưa dưới hiên nhà trên đường. Bên trong hỏi vọng ra ai đó, và khi hiểu có người núp mưa, tiếng cửa lịch xịch rồi bà cụ mời ông vào. Căn nhà chật chội nghèo nàn đứa con gái nhỏ khép nép đứng bên chiếc chỏng tre, chắc vừa cuốn xếp chăn màn. Hiểu là ḿnh phá giấc ngủ hai bà cháu, học giả nhất định xin ra ngoài, bà cụ cũng nhất định không cho v́ bên ngoài «gió lạnh lắm». Và ngồi tiếp chuyện ông đến khi mưa tạnh.

 

Một bé gái từ Mỹ về thăm gia đ́nh, nhà trong hẻm taxi không vào được, người chú bảo cháu đứng chờ chú đem bớt đồ đạc về  lấy áo mưa ra.  Trời vừa sáng. Mưa bắt đầu nặng, gió tạt vào hiên. Con bé lùi gần góc sạp hàng. Bà cụ chủ nhà ra che mưa sạp hàng trông thấy, la đuổi đi. Dĩ nhiên con bé chẳng hiểu  ǵ. Bà mắng xối xả, bảo con gái con ghiếc ǵ mà đứng ám cửa hàng buổi sáng sẽ xui xẻo cho bà bán hàng không được. Đó là câu người chú vừa kịp nghe với chiếc dù trên tay cho cháu, sững sờ thấy cháu hoảng hốt ướt đầm,  khi về nhà mới hiểu nó bị ướt không phải chỉ v́ mưa, mà do nước bà cụ tạt. Con bé khóc, thề suốt đời không đặt chân về Việt Nam nữa v́ “người Việt Nam hung dữ quá. Bố mẹ nói đó là quê hương ruột thịt của con, c̣n Mỹ chỉ là quê hương tạm. Tạm mà sao thiên hạ tốt với con, ruột thịt mà sao xấu với con như vậy”.

 

Không cách nào giải thích cho con bé hiểu người Việt Nam không hung dữ, không xấu, chỉ cái mê muội khiến người ta thiếu hẳn lương tri. Cùng là các cụ, sao cụ bà ông Nguyễn Hiến Lê có duyên gặp lại được ông đưa vào sách với ḷng ưu ái trân trọng, cụ bà con bé này gặp lại để trong ḷng nó nỗi oán sợ người cùng huyết thống? Làm sao nó hiểu nổi quan niệm thân thể đàn bà là không thanh sạch và mang mầm xui xẻo?

 

Thế kỷ đầu Công Nguyên, Sénèque, nhà thơ-văn-triết gia La Mă đă nói “Cái ǵ cũng tin và cái ǵ cũng không tin đều là khuyết điểm”. Hai ngàn năm sau, thời đại văn minh khoa học chiếm hết niềm tin Thượng đế,  thật nghịch lư làm sao khi người ta vẫn tin tưởng những điều tổ tiên đặt ra từ mấy thế kỷ qua, dù không cơ sở.

 

Xuân Sương

Paris, mai 2006