HỒNG HẠC
TẢN MẠN VỀ MỘT CÁNH CHIM
Ăn quận 5 - Nằm quận 3 - Hát ca quận 1… Dân gian bảo vậy.
Ấy thế mà ở cái quận dành cho chuyện “dài lưng tốn vải” ấy, lại mọc lên một chỗ thuộc phạm trù quận 1, mới kỳ, tung tăng một ḿnh x̣e đuôi múa hai thể loại mỗi cuối tuần, khoác áo Hồng của loài chim Hạc.
Chả là đă nghe nói từ lâu mà phải có duyên như vừa rồi mới bén. Đặt chân xuống phi trường buổi trưa, buổi tối đă tất bật đi xem… Quỷ, hiện lên đúng vào Giờ Của Quỷ. “Quỷ” thật chứ, dù chưa thành danh lắm, 8 diễn viên son trẻ này đă diễn xuất thần kỳ. Lột tả, tự nhiên, truyền cảm. Đóng phim c̣n dễ, quay tới quay lui có cảnh lên cả 50-70 lần. Cười không đúng kiểu, khóc chưa đúng điệu, đánh đấm chưa đủ đau, kêu la chưa đủ cảm… là cúp, quay lại. Chiếu ra là độc diễn. C̣n kịch, mỗi bước ra sân khấu là một sống chết, quyết định. Khán giả thấy hết các ưu khuyết điểm, nghệ sĩ cảm nhận được phản ứng người xem. Diễn cái một th́ mới quỷ.
Các vai
Nghe nói đào thương thường dễ diễn. Chắc là cứ âu sầu tỉ tê th́ thế nào cũng vắt được nước mắt của quư bà. Nhưng đổ nước mắt của chính ḿnh ra mà không cần bôi Nhị Thiên Đường th́ phải sống trọn vẹn tâm hồn trong vai người mang nặng nỗi niềm. Đó là vai Thanh Xuân, vợ Phan Bảo. Cảnh nghe chồng kể ḷng thương yêu, lo lắng, sống cho và v́ vợ, và trách chị sao có loại bạn như Tám cà-phê; để phản đối không lời, chị rung lắc rổn rảng đám bạn âm thầm của ḿnh là xâu hạt đậu khô*, nh́n mà lạnh ở lưng. Đó là h́nh ảnh người đàn bà cô đơn tột độ, thất vọng tột cùng mà diễn viên đă cho người xem cảm nhận được.
Đàn ông vốn có cách thương yêu của họ, đàn bà có cách đón nhận của ḿnh. Hai chúng ta tuy hai mà một, nhưng chỉ là hai ḍng chảy trong một con sông, vẫn c̣n những lạch nước ngầm không ḥa quyện hoàn toàn. Một gợi mở cho quư ông nh́n lại chính ḿnh. Một gợi mở cho quư bà nh́n lại chính ḿnh. Bởi v́ hạnh phúc không phải hoàn toàn là những thứ nằm phơi gió bên ngoài. Nếu chẳng phải vậy th́ Thị Nở-Chí Phèo làm sao mặn nồng cho được.
Và vai hài mới thực t́nh khó diễn, nhất là khi nó có mặt hầu như trong mọi thể loại kịch Việt Nam. Trong Giờ của Quỷ, khán giả có thể cười thoải mái ít gượng gạo hơn, v́ Tám Cà-phê đúng là nhân vật đỏng đảnh, ỏn ẻn, ṭ ṃ, già chuyện, trong vẻ giản dị, hồn nhiên mà ta thường thấy ở những nơi như ở đây. Người vào vai c̣n đạt ở chỗ phát ra được những tiếng trong cổ họng cực kỳ duyên dáng.
Nhưng nếu Tám cà-phê gần gũi với h́nh ảnh người Việt bình dân chung chung bao nhiêu, th́ vai anh công an biết cư xử trí tuệ, cảm thông, nhân đạo như ở đây, một thị trấn khỉ ho c̣ gáy, th́ hơi bị… đi lạc, chỉ có trên sân khấu.
Chú em Phan Minh buông thả, bùi bụi, bị chính anh ruột nghi oan là kẻ giết người, diễn đạt thật hoàn hảo tuyệt vời, rơ ràng chẳng có vẻ ǵ “đóng kịch”. Và 5 nhân vật c̣n lại đều chuẩn đến bất ngờ. Các em có vẻ thoải mái, cười nói tự nhiên chớ không trả bài, không cố làm vẻ ta đang lên sân khấu. Đấy là một trong những điều đáng mừng, đáng hoan nghênh.
C̣n nếu phải kiếm cái để chê cho có vẻ… sang , th́ bắt chước Tám Cà-phê già chuyện vạch lá t́m sâu chút đỉnh, là trên sân khấu, tiếng điện thoại reng hơi quá to. Ngược lại, âm thanh mỗi lần chuyển đoạn thật độc đáo, rất hay.
Tóm lại, với những đạo diễn, những nhà biên kịch có tài năng, có tâm hồn, có can đảm này, thật đáng trân trọng. Và với các diễn viên này, non trẻ mà tiềm tàng này, thật đáng mến yêu khích lệ.
Tâm tư
Ra về, nhà tôi bảo thích xem kịch như vậy hơn là Théâtre de boulevard bên Tây (tạm dịch là Kịch đường phố, dễ dăi, gây cười), v́ có chủ đề, nói lên được cái ǵ của xă hội. Mà xă hội ḿnh chắc có nhiều điều mới, cũ phải nói - để cùng nhau thấy, cùng nhau góp ư, cùng nhau xây dựng. Khi nghe kịch phóng tác, đã có hơi sợ: liệu những vấn đề xã hội bên Tây có đưa vào xã hội ta được không? Nhưng ở đây có vẻ ổn: chùm vấn đề này (tình yêu và cá tính, tình yêu và hoài bão, tình yêu và sự nghiệp, tình yêu và hy sinh…) đã có mặt ở đây rồi, ít ra là trong một giới nào đó.
Vì vậy, ngẫm cho cùng, Giờ Của Quỷ hay Giờ Của Người? Bởi v́ với tất cả tâm t́nh, uẩn khúc, hoài băo, tham vọng, ẩn ức, nghi ngại… cái chùm mâu thuẫn mà vở kịch lột ra trần trụi đã nằm sẵn đấy, như một quả bom chỉ chờ nổ, nếu không vào dịp “quỷ” này, thì sẽ có một dịp khác. Những tính cách rất Người, những điều mà trong cuộc sống hằng ngày ít khi người ta nhắc tới, nếu không muốn nói là né tránh, chôn vùi một nơi nào đấy, bởi những lư do cũng rất Người!
“Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn luôn có một người đàn bà”. Ngay cả khi đúng nhất, thành thực nhất, lời khen phải chăng cũng có vị thơm của độc dược? Đă mấy phu quân khuyến khích vợ nên thi thố tài năng, đừng v́ chồng con mà quên ḿnh? Đã mấy người đàn bà dám chọn sống cho ḿnh, cho sự nghiệp tương lai? Có bao nhiêu Du Miên, có bao nhiêu Thanh Xuân trong đời? Tất cả chúng ta đều có thể chọn lựa. Dù khi chọn lựa là có mất mát.
Vở kịch này cũng là một dịp “vỡ đất” chăng? Có thể đấy cũng là kỳ vọng kín đáo và gợi ư sâu sắc của nhà soạn kịch. Trên giấy, trên sàn quay hay trên sân khấu, Việt Linh đều muốn khơi gợi một điều ǵ. Vả chăng nếu không nói lên vấn đề xă hội th́ đâu c̣n hơi hướm Việt Linh?
Một con én không làm được mùa xuân. Nhưng một con Hạc có thể mang lại cho ta vài bước khởi đầu trên con đường dài chông gai của nghệ thuật và xă hội. Và để con đường có thể gọi là Con Đường, mọi chúng ta nên cùng nhau chung tay góp vào một chút đất đá, cỏ hoa và niềm hy vọng.
* hạt đậu này nghe nói đặc biệt ở Cameroon.
Xuân Sương
Tháng 12-2016