NghiDenNguoiPhucVu

 

NGHĨ ĐẾN NGƯỜI PHỤC VỤ

 

Có câu chuyện nho nhỏ như sau ở Mỹ: Thời ly kem c̣n rẻ, một bé trai vào ngồi hỏi bà dọn bàn : - Thưa bà, giá một ly kem bao nhiêu tiền ạ? - Một ly 50 xu. Cậu bé lấy tiền ra đếm rồi hỏi : - Thế một cây th́ bao nhiêu ạ? Lúc này có khách vào, bà vội vàng trả lời khô khan “ba mươi xu”. - Thưa bà thế th́ cho cháu cây kem thôi.  Ăn xong cậu bé ra quầy trả tiền, bà này đến dọn bàn và ứa nước mắt : cậu bé đă để lại 15 xu tiền “bo” cho bà. 

 

Hồi ông thầy Pháp qua VN, khi tiệm ăn thối lại 550 đồng, bọn chúng tôi chờ đợi thầy cho số lẻ, nhưng không, thầy để lại tờ 500 và cất tờ 50. Điều này bây giờ dĩ nhiên là của hiếm rồi. Tiệm ăn bên Pháp, chi phí dịch vụ đă tính luôn vào tít kê  nên chuyện cho tiền bo không bắt buộc, nhưng bên Mỹ, Canada là điều bắt buộc, khoảng 10%- 15%. Tại đây tôi cũng đă chứng kiến có người khinh khỉnh thảy tiền bo lên bàn như vất tờ giấy. Của cho không bằng cách cho.

 

H́nh như xứ ta không có lệ ấy, tùy hỉ mỗi người. Có lẽ ta nên tạo thói quen nho nhỏ hay ho là “nghĩ đến người phục vụ” như em bé trên kia. Việt Nam là một xứ trẻ, đội ngũ phục vụ từ phi trường, nhà hàng, khách sạn, taxi… toàn là thanh niên. Trong số này rất nhiều sinh viên đi làm thêm kiếm tiền cho việc học. Vừa học vừa đi làm hẳn là không dễ.

 

“Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng”, và nhân danh con người, bất cứ ai cũng phải được tôn trọng dù nghề nghiệp địa vị thế nào (lư tưởng quá!). Vậy mà nhiều người vào tiệm ăn nói như ra lịnh, giọng trịch thượng của kẻ có tiền. Họ thiếu tưởng tượng đặt địa vị họ vào các cháu phục vụ hay cha mẹ của các cháu ấy, để thấy là các thanh niên này chỉ đem sức lao động đổi lấy đồng tiền, không xin ai bố thí và cũng không nợ nần người mua dịch vụ. Phục vụ chậm bị khách hàng la, khách hàng không vừa ư chén đũa hay thức ăn thức uống là bị la… Mà khách hàng th́ có linh tinh thứ không vừa ư lắm, có khi giận cá ở tận đâu đâu thấy thớt th́ chém, việc ǵ cũng cứ đổ hết lên người phục vụ, trai có gái có, những tương lai của đất nước.

 

Chỗ này xin mở một cái ngoặc nhỏ và miễn b́nh luận, bởi v́ chỉ nghe nói chớ không tận mắt nh́n thấy : một ông to ăn nhậu, thấy cháu gái phục vụ xinh xắn bèn ôm chầm hun cái chụt. Con bé khá quá, vùng ra tặng cho ông to một cái tát khá to. Ông to b́nh tĩnh tái mặt, dù ǵ cũng có cả đám đàn em lâu la đi hộ tống ăn nhậu mà, ông to bèn đi toa lét, rửa mặt cho tỉnh táo. Ra bàn, gọi chủ quán đâu. Chủ quán ra chào, ông to ra lịnh bảo đuổi gấp con bé này. Thế là con bé mất việc ngay lúc đó. Có chủ tiệm nào can đảm nói không, v́ nồi cơm? Xin đóng ngoặc.

 

Một cậu du học Mỹ, mùa hè đi làm bồi bàn, từ đó về sau vào tiệm ăn cư xử  rất tử tế, dễ tha thứ cho người phục vụ và không quên để lại tiền bo.  Bởi v́ đoạn trường ai có qua cầu mới hay: coi vậy chớ nhân viên phục vụ lê gót tới lui vài chục cây số một ca làm, rũ rượi cả người mà có phải được ngồi nhẩn nha ngơi nghỉ đâu - ai lại chẳng có lúc nhức đầu, mệt mỏi? Họ cũng ngửi mùi và nh́n thấy mỗi ngày thiên hạ ăn uống ngon lành mà chính họ chưa  chắc đă biết được các thức ăn ấy có mùi vị ǵ khi nó bước vào trong miệng!

 

Vậy, nếu con cháu hay anh em chúng ta cũng đi làm nghề ấy? 

 

Xuân Sương

Paris-NT, Sept. 2009