VanHoaXungHo

 

VĂN HOÁ XƯNG HÔ

 

Cách xưng hô của Việt Nam ḿnh, nói ra ai cũng le lưỡi. Nội cái họ hàng bà con nội ngoại ông bà đặt ra từ xưa để phân biệt tôn ti cũng đă nhiêu khê rắc rối rồi, nhưng không phê b́nh đúng sai ǵ nữa. Cái đáng phiền là ngày nay, tiếng NGÀI người ta dùng vô tội vạ, bạ đâu dùng đấy đă chẳng trúng trật ǵ, mà đôi khi nghe rất mỉa mai khiến cho văn hoá của ta trôi tuột càng nhanh.

Có lần đọc báo về kinh tế, một người Thụy Điển 37 tuổi được báo chí gọi là ngài. Ngài này chưa làm nên tṛ trống ǵ cho Việt Nam, chỉ mới dợm kư hợp đồng làm ăn, mà cũng chẳng phải là một hợp đồng to tát hứa hẹn sẽ đem đến công ăn việc làm ǵ ghê gớm cho công nhân ta hết cả. Nghĩa là một tay doanh nhân nào đó có máu thương mại, đến những nước gọi là «đang trên đà phát triển» như nước ta để kiếm tiền, ta lại nghiễm nhiên trịnh trọng đặt chàng ta lên ghế ngài. Trong phim, một nhóm bất lương ăn cướp nhà băng bị lộ phải lo thoát thân, một tên bảo đồng bọn «Tôi qua kia, ngài bắn che cho tôi nhé». Kiểu này th́ chẳng khác dân Việt Nam bên Mỹ v́ đi làm suốt ngày, trẻ con ở nhà được các cô giúp việc cho xem phim chưởng đă chào khách «Chào khanh, trẫm đi học». Nhưng trẫm ở đây chẳng hại ai v́ nói ra từ miệng một đứa bé chưa biết văn hoá Việt. C̣n ngài trong phim, trên báo, dù sao cũng từ người lớn biết đọc biết viết có chút đỉnh kiến thức, chẳng lẽ không hiểu là chữ ngài chỉ dành cho người khả kính, có tuổi và chức phận cao hay sao ? Nếu dùng đúng, hoạ hoằn lắm mới gặp được một ngài, làm ǵ bạ đâu gặp đấy, làm ǵ ai cũng được tôn vinh lên đẳng cấp ấy. Và nếu người viết dùng chữ vụng về mà ban biên tập không sửa, th́ đă «nhất trí» cách xưng hô như vậy rồi - một sự nhất trí cần nh́n lại kẻo trẻ em học nhầm.

 

Lại nữa, lâu nay cách xưng hô giữa mọi người nói chung và giữa thanh niên nam nữ nói riêng đă trở thành quá thân mật sỗ sàng, mới gặp lần đầu cũng đă anh em ngọt lịm. Từ chỗ anh anh em em đến chỗ đụng chạm sờ mó nhau chẳng c̣n ranh giới ǵ nữa : cô gái ngồi xe đ̣ than buồn nôn, chàng thanh niên bên cạnh xoa xoa chiếc lưng hở hang và bóp nắn hai cánh tay trần của cô rất thoải mái như cặp t́nh nhân. Và cô hết buồn nôn ngay! Chẳng c̣n ǵ ngạc nhiên sao giới trẻ ngày nay bạo quá. Cái gọi là công dung ngôn hạnh đă đành là «chuyện đời xưa», nhưng đời nay kiểu này th́ bậc cha mẹ cũng nên coi lại giáo dục gia đ́nh.

 

 

Cũng không biết có phải v́ một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây đă khiến cho ta chỉ biết nh́n bàn chân, quỵt mắt xuống, và nâng đội người ngoại quốc lên đầu? Một lần chị bạn đă giữ pḥng khách sạn có cửa sổ nh́n ra biển, khi đến th́ pḥng kia đă có ông Tây muốn rồi. Chị gắt : ai giữ trước th́ được ưu tiên, đă đuổi nó chạy có cờ hơn năm chục năm nay rồi mà sao c̣n quỳ luỵ nó dữ vậy? Nhân viên không trả lời được, có vẻ thà bị nghe khách nhà sừng sộ hơn là từ chối khách ngoài. Dĩ nhiên ch́u thế th́ khách ngoại quốc hài ḷng v́ muốn ǵ được nấy, nhưng khi biết chuyện họ sẽ chẳng nể nang đâu nếu không muốn nói là coi thường, chẳng những coi thường một khách sạn này mà coi thường cả dân tộc Việt. Họ sẽ nghĩ đối với dân ḿnh, họ vẫn luôn luôn là người ăn trên ngồi trước được, ra lịnh được, đè đầu đè cổ ḿnh được. Trong khi tại quê nhà, biết đâu họ chẳng là một tên chẳng lương thiện ǵ, có tiền bay sang Á châu ngao du một chuyến? Thế th́ ta cũng nên coi lại cách ứng xử với khách hàng, phải làm ăn với ḷng tự trọng và biết giữ ǵn chữ tín.

 

Cái khó nhất, khổ thay là cái phải tự biết trọng ḿnh.

 

Xuân Sương

Paris, juillet 2009