Hen

 

Hẹn.

 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Để ḷng buồn anh dạo khắp trong sân

Ngó trong tay điều thuốc cháy lui dần

Anh khẽ bảo ’’gớm, sao mà nhớ thế’’!

 

Chỉ thi sĩ mới thích cái ’’thú đau thương’’ để rặn ra thơ, chứ người b́nh thường có văn hoá b́nh thường đều thích hẹn là hẹn, đến đúng giờ, có thể trễ năm mười phút.

 

Vậy mà mới tinh khôi, cô bạn ở tỉnh phôn than phiền, chị ơi cái thằng nhỏ này kỳ quá, nó hẹn sẽ nhất định đến thăm, em lo chợ búa nấu nướng hẳn hoi rồi, thằng Cá dù mới ở Việt Nam về c̣n lừ đừ cũng cố lái xe đưa nó đi, mua dùm em đủ thứ rau thơm. Sáng nay thằng Cá chờ hoài không thấy nó đến, phôn hỏi ông chủ nhà th́ ổng nói nó đi Hà Lan rồi, chắc chắn không xuống tỉnh nữa. Mà hồi em về Việt Nam, nó cũng đă hẹn sẽ đến gặp em, chờ cả ngày không thấy, sau về Pháp em gửi meo hỏi tại sao, nó trả lời tỉnh bơ là hôm đó nó bận đi Đà Nẵng gấp!

 

Để an ủi, tôi kể cho bạn nghe nhiều người từ VN qua muốn đến thăm thư viện Quốc Gia Pháp, điện thoại nhờ tôi làm thủ tục cho cả nhóm, tha thiết như thể chuyến đi Pháp này mục đích chỉ bấy nhiêu để về làm ráp bo lên cấp trên trước khi về hưu hoặc để được thăng quan tiến chức hay nếu không th́ vợ sẽ bỏ đói, cấm pḥng. Muốn hướng dẫn khách tham quan trước hết phải xin phép giám đốc của ’’tháp’’ tôi làm việc, và muốn đưa quan khách vào pḥng đọc thuộc phân bộ nào phải xin phép giám đốc phân bộ đó nữa, và ai vào thư viện này rồi th́ biết: từ tháp nọ qua tháp kia không gần, các cụ giám đốc dĩ nhiên cho phép, cũng tḥng vài câu lấy lệ cho có vẻ nề nếp con nhà ’’không được làm phiền độc giả’’, bởi độc giả là vua . Đến ngày giờ đă định tôi chờ, trang trọng như chờ người t́nh trăm năm. Mười lăm hai mươi phút rồi cả giờ, hai giờ trôi qua cửa kính, sốt ruột sợ họ lạc không biết vào cửa nào, phôn hỏi các nơi tiếp khách: không ai gặp. Điện thoại không reo. Sếp có yêu cầu ǵ cũng chưa dám động đến v́ biết tôi đang... chờ khách. Nhưng hoàn toàn im lặng. Không báo trước không đến cũng chẳng gọi sau xin lỗi. Hân hạnh được ba nhóm cư xử như vậy (toàn là các vị giáo sư, nhà nghiên cứu...), tôi rất mắc cỡ với giám đốc, với sếp, với đồng nghiệp, v́ chưa đồng nghiệp nào bị đồng bào cho leo cây gọn bân như tôi bị, đó là chưa nói đến thể diện. Tôi quyết định từ nay ai muốn th́ cứ đến, có dịch vụ hướng dẫn lo. Khổ cái qúy cụ nhà ḿnh chỉ thích nghe nói tiếng Việt, nhưng tùy hứng, có th́ giờ tiện th́ tạt qua chơi, có ǵ hấp dẫn hơn th́ bỏ, đằng nào tôi cũng ngồi trong sở có phiền hà ǵ, và thư viện th́ cũng như bên nhà, chỉ vài ba pḥng chạy tới chạy lui...  Ngay cả có người dù tôi đă dặn phôn vào sở, có planning tôi sẽ hẹn ngày giờ, nhưng chỉ thích phôn về nhà rất nhiều lần trong giờ tôi đi làm về bận bịu bếp núc tay đang xắt thịt, lặt rau, nêm mắm, giă tỏi, xới nồi cơm, đang nhai, đang gắp... hổn hển nhiệt t́nh như thể nếu không đến thăm thư viện th́ nhắm mắt không yên, nhưng rồi yên ḷng quên là đă hẹn!

 

’’Thằng nhỏ kỳ quá’’ bỏ đi Hà Lan không báo trước chắc nghĩ ôi, cần ǵ báo đến hay không, đằng nào chị ấy cũng nằm nhà, ḿnh không đến chị ấy nằm càng yên đỡ ngồi tiếp khách mỏi lưng. Nữa là nếu ḿnh đến th́ dắt nhau ra quán ăn nhậu  ǵ đó lai rai, ḿnh không đến chị ấy tiết kiệm được khoản chi này càng khỏe re... Không ai nghĩ thời giờ bên Tây khác th́ giờ bên nhà một trời một vực.  Mỗi cuối tuần phải lo chợ búa, nấu nướng có khi cho cả tuần, giặt giũ, lau quét nhà cửa, đi chơi nhà bạn bè hoặc tiếp bạn bè. V́ vậy có hẹn với ai là dàn xếp không trùng với những hẹn khác, lo nấu nướng chờ khách chứ không dung dăng dung dẻ ra quán ra tiệm như bên nhà, phần v́ xa xôi, phần muốn dùng bữa tại nhà thân mật chuyện tṛ cho dễ. Đă hẹn mà khách không đến mới cực kỳ phiền.

 

Thái độ văn hoá mỗi con người tùy thuộc rất nhiều vào văn hoá, tŕnh độ, cách sống... chung cả nước.  Về mục này th́ dân Việt ta dù có hơn 4000 năm văn hiến, mức độ văn hoá chẳng đạt được bao nhiêu so với rất nhiều dân trên thế giới. Thanh niên sinh và lớn lên ở ngoại quốc về Việt Nam làm việc thường than phiền  không hiểu tại sao  người ta không nói thẳng, công việc gấp hứa 3 giờ gặp mà chẳng thấy tăm hơi, cái ǵ cũng gật gật OK nhưng nhờ nhân vật khác ’’bắn’’ qua nói ngược lại, cái ǵ cũng cho là’’khẩn’’ mà có thể kéo dài trong nhiều tuần lễ... Mục này tôi cũng chẳng ngạc nhiên: thường nhận thư yêu cầu xin cô giúp cái này... đại loại kiểu cô ơi, có ông thần gió đứng ngay cửa, nếu cô không giúp ngay th́ thần gió biến thành thần chết..., khiến ḿnh cũng hoảng. Nhưng khi gửi về vừa bằng meo vừa bằng giấy qua bưu điện cho chắc ăn, hai ba tuần sau cũng không biết bên nhà nhận được chưa, meo về hỏi th́ họ phải động năo mới nhớ à đă nhận và đă được xếp vào hàng cổ tích rồi! Cho nên bên này nhờ cái ǵ thực sự gấp th́ bên nhà cũng thong thả ’’gấp’’ kiểu bên nhà, chẳng tin là gấp thật.

 

Trừ phi như phim An Affair To Remember, để thử thách tiếng sét th́nh ĺnh, chàng (Cary Grant thủ vai) và nàng (Deborh Kerr thủ vai) cho nhau cái hẹn 6 tháng sau trên đỉnh Empire State Building ở Nữu Ước. Chàng chờ măi đến giờ đóng cửa phải về mà nàng vẫn bặt tăm. Về sau t́nh cờ khám phá ra trên đường đến chỗ hẹn, nàng bị tai nạn xe đứt cả hai chân... Thời buổi hầu như ai cũng có di động và bao nhiêu phương tiện khác, bấm nút báo cho bạn biết ḿnh không đến được, có ǵ khó khăn ghê gớm đâu? Cái khó khăn hoá ra là văn hoá ứng xử !

 

Xuân Sương

Paris, Février 2006