NỤ CƯỜI
Hai năm trước nghe tôi sắp về Việt Nam, bạn phôn hỏi đi E ǵ ? E Việt Nam. Không sợ hả? Sợ cái ǵ? Sợ máy bay rớt, cái ǵ của Việt Nam tui cũng sợ lắm bà ơi.
Nhưng tôi không sợ, tại sao cứ phải làm giàu cho Tây. Nhờ vậy đuợc gặp nhiều điều thú vị. Chưa vào máy bay đă thấy các tà áo dài phất phới, màu đỏ rượu chát đậm đà rất ăn với chiếc tạp dề trống đồng vàng sẫm của các cô chiêu đăi. Đặc biệt chiếc gáy trần phô bày không phải do tóc ngắn, mà cái búi si-nhông bọc lưới kẹp nơ nhung e ấp dưới lượt tóc đen nhánh, giản dị khả ái vô cùng. Trông cô nào cũng phơi phới trẻ trung duyên dáng quá. Dân ngoại quốc mê áo dài Việt Nam lắm, “ô là la, cái áo mỏng dính sát người gợi cảm, bước đi uyển chuyển, nhất là ḷi chút da thịt bên hông...“
Không nói các bữa ăn: bún chả cá Hà Nội, cơm thịt kho dưa giá..., chỉ nói đến cách tiếp đăi. Lần đầu đi E Việt Nam, trong khi lúng túng t́m nút nghe nhạc chưa ra, tự nhiên giọng con trai miền Nam bên cạnh: Thưa cô gọi con? Té ra tôi bấm nhầm nút gọi nhân viên. Sau khi giải thích cặn kẽ chức năng mỗi nút, cậu dặn: Khi nào cần ǵ th́ cô bấm nút này, tụi con sẽ ra. Trời! Nếu đi E France hay E ǵ khác th́ làm sao được nghe cách xưng hô ngọt ngào thân t́nh ấy. Lần đó tôi chợt hiểu tại sao các cụ nhà ḿnh chỉ mê đi E Việt Nam, phần v́ không nói được hay không rành tiếng Tây cần ǵ cũng không dám hỏi các cô đầm phục vụ, thức ăn Tây các cụ không nuốt nổi, và lỡ có vấn đề ǵ cũng không biết bày tỏ nỗi ḷng cùng ai. Thành ra đi E nhà là nhất cử lu bù tiện.
Rồi cứ thói quen, có dịp về Việt Nam lại đi E nhà. Lần thứ nh́ không có duyên gặp lại cậu tiếp viên năm trước. Lần ba lần tư bắt đầu chán. Bởi v́ cô nào cũng như cô nấy, vẫn trẻ trung xinh đẹp nhưng thiếu bặt thiệp xă giao. Chẳng cô cậu nào cười với khách, chẳng có vẻ ngọt ngào. Có bà cụ không mở được bao khăn, cô tiếp viên nói đưa cháu mở hộ cho, xong trả lại, bà cụ hân hoan cám ơn trong khi cô thản nhiên bỏ đi, cụ hơi chưng hửng. Sau bữa ăn, họ đem khay trà hoặc cà phê, some tea? hay coffee?, vẻ dửng dưng lạnh lùng. Cách phục vụ mà một chị bạn hỏi ’’có thấy họ giống rô-bô không? họ không biết cười mà cách ăn bận như nhau đâm ra không có cá tính ǵ cả“. Chắc các cô cậu tiếp viên quan niệm họ không ’’bán“ cái service, họ chỉ làm v́ bổn phận thôi. Các cô cậu nhầm to: niềm nỡ bặt thiệp không phải là buôn bán, mà là một quan niệm văn hoá, là cách sống. Chẳng thế mà trong các công sở Pháp phải tuân hành Hiến chương Marianne, nhân viên phải mang bảng tên rơ ràng, tiếp khách với nụ cười và thái độ ôn hoà nhă nhặn, phải quan niệm làm vui ḷng khách, v́ ’’khách là vua“. Công sở mà c̣n vậy!
Các E khác như E France, nhân viên phục vụ thường mỉm cười, hay chí ít cũng không nghiêm quá, lạnh quá, có vẻ treo giá ngọc quá như nhân viên E nhà ḿnh. Thiên hạ mê nhất là E Thái, E Singapore, các cô chẳng những khả ái mà c̣n nồng hậu ngọt ngào, nụ cười luôn luôn trên môi và thái độ như chỉ chờ người ta làm rộn đến ḿnh!
Đồng ư là bay hoài với giờ giấc thay đổi mà các cô phải luôn luôn tinh tươm cũng mệt mỏi mất sức lắm, nhưng đâu có nghĩa không nhếch được môi hay ánh mắt có vẻ quan tâm đến khách? Nụ cười có hao tốn ǵ đâu, không tốn của không tốn sức, mà nó mang lại niềm vui cho người nhận và chính ḿnh cũng vui. Các hăng c̣n buộc nhân viên phải mỉm cười ngay cả trong điện thoại cơ mà! Người ta c̣n cười trong lúc quá chua cay kia mà! Không thế th́ thiên hạ đă chẳng tốn giấy mực ca tụng nụ cười. Biết bao khách chỉ v́ nụ cười niềm nỡ của cô bán hàng mà trở lại tiệm dù giá có đắc hơn chút đỉnh. Chỉ cần các cô mim mỉm như La Joconde thôi, đỡ tốn sức lao động, sẽ làm hành khách ấm ḷng trong chuyến bay dài hơn mười ngàn cây số biết bao nhiêu.
Với lại, cứ mỉm cười đi th́ mặt hoa da phấn sẽ tăng thêm diễm lệ và quư cô sẽ thấy yêu đời hơn nữa. Bởi v́ mỗi lần mỉm cười là mấy chục cơ trên mặt dăn ra giúp ta lâu già. Mong quư cô vui vẻ .
Xuân Sương
Paris, 4-2006.