11
Vị đầu lưỡi
Nghe tiếng gọi, Chính bước lên lề phố Tràng Tiền rồi ṿng người quay về phía bên phải. Từ ngày cánh tay trái bị xụi v́ Tẹo giáng báng súng vào vết thương chưa lành, mỗi lần quay bên trái Chính thấy dây thần kinh đau nhói, chạy lên buốt óc, có lúc làm đến liệt một nửa người. Hăm xe lại, kẻ vừa gọi nhảy bổ xuống, kêu lên :
- T́m cậu măi, hôm nay may mà thấy!
Mồm nói, Loan nắm tay Chính, vừa lắc vừa nói :
- Thật trời xui đất khiến, đâm đầu vào hỏi toà soạn Văn Nghệ, họ bảo không? Báo Nhân Dân, cũng không! Nheo mắt, Loan trêu - thế là tôi tưởng cậu đi Nam mất rồi!
Nghe Loan nói đùa nhưng Chính vẫn rùng ḿnh. Khi xưa, được tin Chính thoát hiểm từ Bùi Chu về đến thị xă Hưng Nguyên, Loan đă tức tốc xuống huyện đưa bạn về tỉnh. Nếu câu nói không đến từ kẻ cưu mang ḿnh khi bị bắt thuở đó, có lẽ Chính đă co lại lấy tư thế một con nhím xù lông lên để tự vệ. Hành vi này thành phản xạ, chỉ khi gặp người thân thích nó mới hé ra lộ h́nh như cách ứng xử không b́nh thường. Hai người rủ nhau vào một cái quán bán cà-phê sát bờ hồ. Loan nh́n Chính, thốt :
- Tóc điểm muối tiêu rồi nhé! Hết phận long đong là vừa. Tứ thập, bất nghi hoặc... Vả lại, ḥa b́nh lập lại rồi!
Nghe Loan nói, Chính chợt thấy tủi thân. Hoà b́nh lập lại, cay đắng làm sao, lại là lúc chưa bao giờ Chính cảm thấy ḿnh long đong như bây giờ. Chính thấy miệng đắng chát, nhăn mặt, chiêu một ngụm nước trà. Bao nhiêu mất mát xuôi tuột vào bụng, để cái vị c̣n nóng trên đầu lưỡi.
- Thế với cô Huyền và hai đứa bé sinh đôi thế nào ? Loan hỏi.
Ngập ngừng, Chính nói khẽ :
- Huyền đi Nam với một cháu. Đứa kia ở với bà ngoại. Nh́n Loan trợn mắt ngạc nhiên, Chính th́ thào, chuyện dài lắm... Để hôm nào cậu lại nhà, có thời gian th́ ḿnh mới kể hết được...
Chính im lặng, bất ngờ thốt :
- Lắm lúc, ḿnh chỉ muốn chết...
Loan nghe, nhưng lảng quay đi, nuốt vội một tiếng thở dài. Chính đứng dậy rủ Loan tản bộ. Trời lành lạnh, nhưng hôm nay trong và cao. Hà Nội vào xuân, chồi non đâm mầm, cây cỏ đang lấy sức âm thầm vồng lên trên đất Thăng Long hẳn vừa quen với những đổi rời. Hai người lang thang suốt buổi, hàn huyên những câu chuyện sống để bụng, chết mang đi. Từ Chỉnh Đốn Tổ Chức, ai nay cũng có thói quen giữ miệng. Sơ ư nói một câu lắm khi vô tội vạ cũng có thể bị phê là dao động, là mất lập trường. Chính kể cho Loan nghe chuyện Nguyễn Hữu Đang, nguyên Thứ Trưởng có nhiệm vụ Tuyên Truyền, bị hạch sách là thuộc thành phần tạch tạch sè tiểu tư sản. Đang từng lăm le xin ra khỏi Đảng, nhưng cấp trên là Nguyễn Khánh Toàn không cho, khuyên nên b́nh tĩnh và kiên nhẫn. Chính chép miệng, tiếp :
- Cậu bảo, bây giờ ḿnh vào những năm cuối tứ thập, nhưng thật oái oăm, lại mới bắt đầu nghi hoặc... Mất hết, mất cả cánh tay trái này. Và đă khai hết lư lịch trong kỳ Chỉnh Huấn Chỉnh Quân nhưng vẫn cứ bị ḍm ngó! Nhưng dẫu ǵ th́ cũng cứ găm vào bụng, hỏi cho ra lẽ chẳng được, mở miệng là thấp thỏm ‘’mất lập trường’’...
Loan ôm vai bạn khi chia tay, giọng ngậm ngùi :
- Tôi chỉ dặn cậu, là chuyện Huyền đi Nam phải ỉm cho kỹ. Tổ chức hỏi, cứ khai mất tích.Và giấu mọi người, kể cả bè bạn thân quen. Tuần sau tôi sẽ lại nhà cậu, ta nói chuyện thêm !
*
Chuyện là chuyện những mất mát đời người ai cũng có. Chính mất mẹ. Nhưng dù sao bà Đồ Cửu cũng đă già, có sinh th́ có tử. Chỉ tiếc là bà ra đi giữa hai nấm mồ, đưa tiễn không có ai ngoài con Mực, may là chó nên c̣n giữ được nghĩa với chủ. Chính mất Xoan. Nhưng làm sao khác được giữa những cơn dâu bể. Xoan từng là chiếc phao, nhưng phút cuối chàng đă với hụt, để cơn sóng phũ phàng dập vùi trong khi chàng thoát lưỡi hái của hận thù. Chính mất B́nh Minh, hy sinh trong những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng bao nhiêu thanh niên thanh nữ cũng đă hy sinh như B́nh Minh ? Nh́n Loan, Chính th́ thào :
- ... nhưng đau đớn, và thậm chí vô lư, là tôi mất Huyền và một đứa con. Ngay sau khi tiếp quản Thủ Đô, tôi tức tốc về Kiến Thụy. Nơi đây c̣n thuộc vùng ‘’ba trăm ngày’’, thời gian qui định để ai đi Nam có thể đi. Mẹ Huyền ngơ ngác ‘’...em nó lên Hải Pḥng chữa chạy cho cháu Nhân, nhưng rồi bặt tin’’. Tôi ở lại suốt một đêm, thức nh́n Dân, đứa con ở lại, nằm thiêm thiếp ngủ. Sáng sớm, tôi đi Hải Pḥng. Tôi thầm nghĩ, có ở Hải Pḥng thế nào Huyền cũng liên lạc với gia đ́nh Hoàng, một đồng chí tử thời Tổng Khởi Nghĩa. Đi thẳng lại chợ Sắt, tôi t́m cửa hiệu của ông bố Hoàng. Cửa hiệu đă đóng, bên ngoài chiếc khóa bằng đồng kẹp hai đầu một sợi xích to bằng ba ngón tay đập vào mắt. Hỏi thăm, tôi ṃ ra nhà riêng của người chủ cửa hiệu. Tất tả đến, nhưng nhà trống, chỉ c̣n một u già lưng c̣ng. Căn vặn măi u già mới đáp một câu, về làng mà hỏi. Tôi lại về Nghi Dương, quê Hoàng. Cải Cách Ruộng Đất đă tràn đến địa phương này. Cẩn thận, tôi kín đáo t́m hiểu. Cái gia đ́nh tư sản này có đất, bị qui địa chủ. Cha Hoàng vừa về làng th́ bị bắt, không chịu ăn uống, nghe đâu hét ba ngày ba đêm trải th́ chết v́ kiệt sức. Gia đ́nh vợ con ông ta không dám nhận xác, chẳng biết trốn biệt đi đâu. Về phần Hoàng, tôi không gặp lại từ ngày Hoàng trở thành tiểu đoàn trưởng đi phục vụ chiến dịch biên giới cuối năm 1950. Nay Hoàng ra sao? Sống hay chết? Hay bỏ đi Nam ? Trở về Hà Nội, tôi tiếp tục thăm ḍ, nhưng bặt vô âm tín...
Ngừng nói, Chính nh́n Loan, mắt lạc đi, môi run lên v́ xúc động. Lát sau, lấy lại b́nh tĩnh, Chính thẫn thờ tiếp :
- Giữa năm ngoái, mẹ Huyền nhắn tôi về, tay ch́a một tấm bưu thiếp đóng dấu Sài G̣n, nghẹn ngào ‘’...em nó di cư rồi anh ạ!’’. Tôi chết điếng. Ôm Dân, tôi nói với mẹ Huyền ‘’...mẹ con nó thế là sống! Hai năm nữa Tổng Tuyển Cử, thế nào cũng lại đoàn tụ, bà ạ!’’. Đêm hôm ấy là đêm dài nhất đời tôi. Trằn trọc, tôi tự hỏi, làm sao mà Huyền lại có thể di cư đi Nam ? Hay là đă có ai trong đời chiếm được trái tim nàng ? Đằng đẵng chín năm chờ chồng, mấy ai chịu nhận ch́m một thuở thanh xuân đâu cứ sẽ măi măi? Hay là Huyền đă đổi thay lư tưởng, không chấp nhận cái xă hội mới ươm mầm đă vội đầy oan khiên đến từ cuộc Cải Cách Ruộng Đất? Nhưng có thế nào đi chăng nữa th́ ngày đoàn viên của chúng tôi nay thật đă xa vời. Những điều khoản thỏa thuận Tổng Tuyển Cử trong Hiệp Định Genève dẫu đấy, nhưng không hiệu lực pháp lư, chỉ là một thứ nguyện vọng mà khả năng thực hiện hầu như không có. Những cường quốc hầu như lập lại chuyện vạch biên chia thế giới làm hai...
Nâng cánh tay trái rũ xuống như một sợi bún, Chính ngước lên nh́n bạn, buồn bă nói :
- Chín năm kháng chiến, thử hỏi ta được ǵ? So với Hiệp Định Sơ Bộ 6-3 và Tạm Ước 14-9 năm 1946, ta mất. Ở Genève, ta chấp nhận độc lập trong Liên Hiệp Pháp như đă chấp nhận trong Tạm Ước, tức là một nền độc lập rất giới hạn. Pháp không chịu. Vĩ tuyến 13, ranh giới Nam Bộ, là một trong những yếu tố tranh chấp giữa Pháp với Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Cũng không được. Thế th́ vĩ tuyến 16, ta đành nhượng bộ. Cũng chẳng xong. Ta lại lùi. Sức ép tới từ hai nước anh em Liên Xô và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc. Bàn cờ quốc tế vạch những đường ranh trên những quốc gia ven biên hai thế giới đang trở thành tiền đồn của chiến tranh lạnh. Đông và Tây Đức. Nam và Bắc Triều Tiên.Thế th́ Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam là chuyện tự nhiên, bất chấp người Việt Nam muốn ǵ. Con sông Bến Hải chia đất nước thành hai mảnh là dấu vết ô nhục, mặc dầu chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng có thật. Giá phải trả lờm lợm mùi máu của bao nhiêu người đă hy sinh, rốt cuộc vẫn cứ c̣n câu hỏi đâu là độc lập, đâu là thống nhất ? Có kẻ bảo, th́ độc lập trên một nửa đất nước! Có người lại kêu, thế nào gọi là độc lập khi Trung Quốc o ép khiến ta lao vào Cải Cách Ruộng Đất ! Rồi sắp tới, sẽ cải tạo xây dựng một xă hội chủ nghĩa c̣n mơ hồ mà nhiều người đang mắm môi ḥ nhau tiến lên, bất kể quá tŕnh lịch sử và văn hóa, và bất kể những điều kiện khách quan gắn liền quan hệ sản xuất với vận động xă hội.
Chính thở dài, giọng trầm xuống :
- Xưa th́ Pháp miệng nói trưng cầu dân ư ở Nam Bộ, nhưng có làm đâu! Nay, với Genève, lại Tổng Tuyển Cử đầu lưỡi. Chỉ tay lên trời, Chính ngao ngán - và cái hy vọng gặp lại Huyền của tôi nó mong manh c̣n hơn sợi mây vắt trên kia! Đấy, cậu biết, 20 năm đi làm cách mạng rồi 9 năm kháng chiến để rút cuộc trở về th́ trắng tay...Gà trống nuôi con mà chẳng dám nhận, miệng cứ cháu cháu bác bác, một thân một ḿnh, đến với bạn bè đồng chí cũng phải giữ kẽ...
Gió ào đến mở toang cánh cửa sổ khép hờ nh́n ra đường, hất tung những chiếc lá bàng c̣n xót xuống mặt đất xào xạc. Chính đứng dậy đi ra đóng cửa. Sắp cái Tết thứ hai từ ngày hoà b́nh lập lại, ta đă có thêm thời gian củng cố miền Bắc để rồi sẽ tiến hành đấu tranh Thống Nhất đất nước.
Nhưng bây giờ, Chính tự hỏi, ta là ai?
*
Đường phố Hà Nội rộn tiếng pháo đ́ đùng nổ từ lúc Giao Thừa. Sáng mồng một, người người ùa ra đón Xuân trên hè đường nhuộm hồng xác pháo. Trời ấm một cách lạ thường. Trên không chim én ríu rít, lũ lượt đảo ṿng tháp Gươm, cánh chao qua lượn lại như không bao giờ mỏi. Đợi đến mồng hai, Chính ra chợ hàng Da, mua được ít mứt sen, mứt gừng, một gói trà thượng hạng bọc giấy bóng đỏ. Loay hoay măi, Chính t́m được cho Dân một chiếc tầu làm bằng nhôm dài độ hai mươi phân. Ra bến xe, Chính mua vé đi Hải Pḥng rồi về Kiến Thụy.
Mẹ Huyền mở cửa, mừng rỡ, ríu rít gọi :
- Dân ơi! Ông bác về này!
Mẹ Huyền khai rằng cha mẹ Dân mất tích. Sợ làng xóm láng giềng thóc mách, mỗi lần Chính đến thăm, bà đều bảo Chính là ông anh họ của cha Dân, và dặn Dân gọi bằng bác. Dân chạy lên từ khu vườn sau nhà. Năm nay nó vừa được chín tuổi, dong dỏng cao, trán rô, miệng nhếch lên cười. Nghe bà nó kể th́ Dân bướng bỉnh, học được nhưng cứng đầu cứng cổ, hay bị phạt v́ đánh nhau ở truờng. Một lần, Chính hỏi, sao con thế ? Dân đáp, v́ bọn trẻ cùng trường gọi Dân là thằng đẻ hoang không cha không mẹ! Chính quặn ḷng, im không dám nói ǵ nữa, chỉ nắm tay nó.
Dân hí hửng chào, ngồi xuống cạnh bà, ta đặt lên bàn những món quà Chính mang về. Ngày Tết, nhưng nhà vẫn xơ xác. Mẹ Huyền đan rổ, rá và thỉnh thoảng vá lưới cho dân đi chài. Lợi tức c̣n lại, là một phần ba cái số lương ít ỏi của một cán bộ Pḥng Văn Nghệ Quân Đội tháng tháng Chính kín đáo gửi về nuôi con. Cán bộ đảng viên như Chính không một ai phàn nàn ǵ về chế độ lương kèm tem phiếu, nhưng đời sống bắt đầu cơ cực. Bấm bụng, họ nh́n nhau bảo đất nước ta c̣n nghèo, hy vọng nay mai sẽ khác.
Dân ôm chiếc tầu bằng nhôm có cắm cờ đỏ sao vàng ra mé ao. Đổ dầu lạc vào cái hộp thiếc, Chính châm lửa vào đầu bấc nhú ra từ một cái lỗ, để vào buồng lái, vặn nghiêng chiếc chân vịt. Chiếc tầu chạy ṿng ṿng trên mặt ao, tiếng phành phạch, phun khói đen lên trời. Mắt Dân sáng lên, ḥ, ra khơi nào, ra... Nh́n con, Chính cảm thấy một niềm ấm áp lạ lùng. Chính chợt nhớ đến một câu thơ của Đặng Đ́nh Hưng mà Trần Dần đọc cho nghe:
‘’ Bao giờ về quê
trong khoanh một cái ao
ngồi giặt áo cả ngày...’’
Dân lại ḥ, ra khơi nào, ra...
Ra khơi, phải ra thôi. Mây trắng lồng mặt ao bay không xa. Chân trời là đâu? Phải đi, đến cuối biển mới đo được chiều dài của những đợt sóng ngầm. Có đi, mới có về. Đi hết biển rồi trở về trong khoanh một cái ao? Mây tụ trong khoang nước tù, chuyển sang màu rêu, đợi gió. Bất chợt, Dân cất tiếng :
- Cháu lên tầu liệu có thể đến nơi t́m thấy bố mẹ cháu không?
Chính quặn bụng xót xa, quay đi không dám nh́n con. Lát sau, Chính ngần ngừ :
- Cháu có biết truyện bà Tiên trong Tấm - Cám không? Bà ấy có đôi đũa thần, cứ ngoan ngoăn, học giỏi... th́ rồi bà ấy gơ vào cái chốn không tăm tích biến nó ra thành ở ngay cạnh ḿnh...
Dân lắc đầu, vẻ không tin, lại ḥ ra khơi nào, ra... trong khi chiếc tầu nhôm vẫn cứ ṿng ṿng trong khoảnh trời đục ngầu phản chiếu trên mặt ao. Chính dựa lưng vào gốc ổi. Cái Tết năm năm trước trên chiến khu hiện về chập chờn hư thực đọng ở cuối một giấc ngủ không ngon. Dẫn cả hai đứa con, Huyền nói thác là ra ăn Tết trên Hà Nội, nhưng lại lên An Toàn khu, nơi Chính đang công tác.Ư định lên ở hẳn chiến khu khi ấy là chuyện không thể làm được. Kháng chiến vào giai đoạn quyết liệt, chẳng ai để mẹ con Huyền ở đây. Tốt nhất, nên tránh những vùng tề, chắc chắn chiến sự sẽ lan dần đến.Vả lại, Chính thuyết phục Huyền, đă đến lúc Huyền mang hai đứa về cho cháu chào bà nội. Rồi thu xếp với Xoan để ở lại Bùi Chu, là nơi đă được giải phóng trong liên khu 4. Huyền ngại, hỏi thế nào đây cái phận người đàn bà lẽ mọn đến xin chia kiếp chồng chung với người vợ cả.Chính bảo, thế nào Xoan cũng bằng ḷng. Chuyện có hai đứa bé là chuyện đă rồi. Chính viết một bức thư, bảo Huyền chuyển tận tay Xoan. Ôm hai đứa bé con vào ḷng, Chính nói :
- V́ hai đứa bé, em phải đi! Ban đầu, sẽ tiếng bấc tiếng ch́. Nhưng mẹ anh thương hai đứa cháu th́ sẽ thương cả em, nhất là - Chính ngần ngừ - em lại chịu phận lẽ mọn! Thương con, thương anh... anh xin với em như vậy!
Huyền khóc. Nàng hiểu, sớm muộn cũng sẽ đến chỗ nàng khổ nhục v́ cái thân phận của kẻ đến sau. Biết mọi hy sinh của Xoan đối với Chính và với cả gia đ́nh nhà chồng, Huyền lờ mờ cảm thấy có chút ǵ tội lỗi. Như một kẻ nhặt được vật rơi bên đường, dẫu biết của ai đấy nhưng vẫn lờ đi bỏ túi. Cho đến nay, nàng vẫn không thật hiểu là tại sao nàng trao thân gán phận ḿnh cho Chính. Dưới gầm một cái bàn thờ, chung quanh bom đạn gầm rú, gạch rơi ngói đổ, phải chăng việc nàng hiến tiết trinh cho Chính chỉ đơn thuần là bản năng chạy trốn sự chết chóc vây bủa tứ bề !
Chiều tà. Mặt trời đỏ ḷm nán lại trên những đụn rơm đang chuyển sang màu tím, hắt lên mặt đất những khoảnh sáng tối lung linh chập vào nhau thành vô số h́nh khối đổi thay bất tận. Dầu lạc trong hộp thiếc đốt để tàu chạy cạn dần, lửa tắt ngủm, tiếng lạch phạch thưa đi. Dân vẫn ḥ, ra khơi này... ra... nhưng chiếc tầu ngẩn ra vô tri ĺ lợm. Tiếng mẹ Huyền gọi với ra:
- Dân ơi! Mời bác vào nhà xơi cơm đi, tối rồi!
*
Từ Cửa Nam, Chính đạp xe lên nhà Trần Dần cuối phố Sinh Từ. Sau khi đi ‘’thực tế’’ Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Ninh, Dần đến cơ quan nhưng ngồi chưa nóng chỗ đă vội đi nên Chính dẫu gặp đôi lần nhưng vẫn chưa kịp chuyện tṛ ǵ. Vả lại, Dần ít nói, cần th́ chỉ gục gặc khi nghe, không đồng ư th́ ngước nh́n, đôi mắt không giấu được lửa rừng rực. V́ vậy, Chính lắm khi ngại nói chuyện với Dần, mặc dầu Chính biết Dần từ ngày trên chiến khu. Lần cuối gặp là khi Dần đi Trung Quốc về. Lần đó, Dần được cử đi với nhiệm vụ học tập đường lối văn nghệ của nước anh em Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa để viết thuyết minh cho bộ phim Điện Biên Phủ. Bỏ về sớm hơn dự định, anh em hỏi, Dần chỉ kể lại những chuyện hóm hỉnh :
‘’ Các cậu ạ! Trung Quốc đang xây dựng một nền dân chủ nhân dân, cái ǵ cũng có, cũng kế hoạch. Thế này nhé, tớ ngồi ở nhà khách Thành Ủy Nam Ninh với Đỗ Nhuận, khát quá mới rón rén hỏi. Một đồng chí ra, rất lịch sự: đồng chí uống ǵ? Hỏi lại, có ǵ, đồng chí ấy đáp : ở đây ǵ chúng tôi cũng có! Nhuận với tớ cần pro-tê-in, xin : cho chúng tôi hai cốc sữa! Rồi chờ. Cứ thế chờ măi đến nửa tiếng, một đồng chí cần vụ tay cầm hai cái cốc, cùng một đồng chí khác đi ra. Đồng chí này to, khỏe, da hồng hào, đến vạch vú rồi bóp. X́, x́... sữa đầy được một cốc. Đồng chí cần vụ lạnh lùng vào. Nhuận và tớ nh́n nhau. C̣n một cốc. Thế là lại chờ. Một giờ, hai giờ. Đồng chí cần vụ lại xuất hiện, với một đồng chí khác. Lại vạch vú, lại x́... Thế là được hai cốc. Đồng chí cần vụ bấy giờ mới bảo: sữa tươi đấy! Đúng, ly sữa trắng c̣n ấm. Đồng chí cần vụ đi vào, hai đứa chúng tớ mới dám cầm cốc lên uống. Đúng, sũa tươi. Uống được một nửa, tớ dặn Nhuận, lần sau xin ǵ th́ xin, chớ xin uống bia hơi, chắc không được lạnh!’’.
Tại chỗ, anh em nghe rồi cười phá lên. Nhưng sau, có tiếng xôn xao. Người yêu th́ cười, nhưng kẻ ghét kêu ca là nói thế th́ như chửi vào mặt đồng chí anh em môi răng với ḿnh. Chính phải gọi Dần lên, dặn cậu bông phèng kiểu này phiền lắm. Dần trợn mắt, chuyện này thật một trăm phần trăm, tôi chỉ thêm vào cái bia hơi thôi. Ph́ cười, Chính gh́m lại, cố lấy giọng nghiêm trang, hỏi ‘’...thu hoạch chuyến đi thế nào?’’. Dần bảo ‘’ Cái món lư luận văn học xă hội chủ nghĩa ở Diên An khó nhằn lắm. Tôi th́ tôi cứ theo cái đề cương văn hóa của đồng chí Trường Chinh ta!’’. Diễn văn Diên An là bài tổng kết về đường lối văn nghệ ở Trung Quốc do Mao chủ tịch đọc. C̣n đề cương của Trường Chinh, viết từ năm 43, dựa dẫm trên văn bản của Garaudy, Ủy viên Đảng Cộng Sản Pháp, chủ trương kết hợp chính sách mặt trận b́nh dân với đường lối văn học Cách Mạng Xă Hội Chủ Nghĩa. Nghe Dần nói, Chính dặn ‘’...cậu viết báo cáo, nhưng đừng đi nói đùa linh tinh, và thôi cái chuyện bia hơi đi hộ! Nguyễn Chí Thanh hỏi Trần Độ, khiến Độ cứ loanh quanh chống đỡ, nhọc lắm, nhắn ḿnh nói lại để cậu thông cảm!’’.
Chính dựng xe, nh́n số nhà rồi gơ cửa. Vợ Dần là Khuê ra mở. Chính vào, nh́n quanh. Một căn pḥng, đúng hơn là một cái nhà. Cái giường ở một góc. Góc kia, bàn và hai chiếc ghế. Ngọn đèn hoa kỳ, chiếc điếu cầy. Và đống bản thảo chồng chất dưới gầm giường. Dần ra, ngạc nhiên :
- À anh!
Dần nh́n Khuê, dặn pha trà, rồi ra ngồi trước mặt Chính. Tay ch́a cho Dần tờ Giai Phẩm Mùa Xuân, Chính nói :
- Trên ra lệnh xét kỹ lại xem có nên thu hồi tờ báo này hay không, cậu biết chưa?
Lắc đầu, Dần mỉm cười, kháy :
- V́ sao? Anh ‘’ trên’’, chắc anh biết!
- Không! Không biết chi tiết, nhưng có người nói riêng, là v́ cái bài này!
Chính lật tờ báo, chỉ tay vào bài thơ ‘’ Nhất định thắng’’. Dần nhíu mày, nét mặt căng lên, giọng thách thức :
- Anh không đồng ư ?
- Không phải là đồng ư hay không đồng ư! Bây giờ, ai đi đường ở Hà Nội cũng lẩm nhẩm ‘’ Tôi vẫn đi, không thấy phố thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ...’’
Mắt Dần sáng lên :
- A, thế th́ may cho bài thơ!
Chính trầm ngâm :
- Nhưng c̣n nhà thơ?
Khuê bụng chửa vượt mặt, ra ngồi mép giường gần chiếc bàn, ư nghe ngóng. Chuyện Dần xin giải ngũ để lấy Khuê v́ bộ đội không cho phép ai cũng biết. Khuê gốc tư sản, công giáo, lại gia đ́nh đă đi Nam, thuộc diện có quan hệ xă hội phức tạp. Dần báo cơ quan là hai người ‘’chót dại’’, Khuê mang thai và quyết định cùng Khuê chung sống. Nh́n ánh mắt lo ngại của Khuê, Chính ngừng nói, tay với chén nước uống dở. Không muốn nói ǵ thêm, Chính lái chuyện:
- Độ bao giờ anh chị có tin vui? Nh́n quanh, Chính tiếp - Cái gian này bé quá, có cháu sẽ chật lắm đấy...
Khuê cười ngượng nghịu. Chính nói dăm câu qua loa cho có rồi xin kiếu, rủ Dần cùng đi với ḿnh lại nhà Văn Cao. Hiểu ư, Dần theo Chính. Hai người đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện.
- Tôi được báo cậu sẽ là đối tượng đấu tranh. Nghe đâu quyết định này đến từ Trung Ương...
Dần cười, cái cười ngạo nghễ. Sợ hiểu lầm, Chính tiếp :
- Không phải tôi, hay ai đó cử tôi, đến tranh thủ cậu đâu. Tôi cũng đệ đơn xin giải ngũ rồi...
Ngạc nhiên, Dần hỏi :
- V́ sao? Chuyện của tôi, th́ ai cũng rơ, tôi muốn thoát ṿng kỷ luật của bộ đội để có thể lấy Khuê. Anh thấy đấy, chúng tôi sắp có con, làm sao mà tôi làm khác đi được. Ngoài t́nh yêu trai gái, c̣n cái hạt máu trong bụng, bỏ đi th́ làm người thế nào được!
Chính chậm răi :
- Phần tôi, lư do là nay ḥa b́nh. Dẫu c̣n non trẻ, nhưng ḥa b́nh cho tôi thấy rơ những mất mát trong chiến tranh. Đó là những mất mát phải hàn gắn, và chỉ có thế, con người mới lớn lên để xây dựng một xă hội mới...
Dần ngắt :
- Tôi vừa đi thực thế Cải Cách Ruộng Đất đợt năm về. Trề môi, Dần trợn mắt - Ôi, ḥa b́nh rồi đấy chứ! Thế mà con người đang vỡ ra thành mảnh để đổi lấy ‘‘quả thực’’, ba sào ruộng chia b́nh quân...
Chính ṿng người nh́n Dần, giơ tay chặn :
- Tôi biết... và v́ thế, ta biết là ḥa b́nh c̣n non trẻ. Cái xă hội ta muốn xây dựng c̣n ở trước mặt. Nuốt nước bọt, Chính ngập ngừng... Bởi nó c̣n ở trước mặt, nên tôi vẫn hy vọng. Nay tôi về công tác ở sở Văn Hóa của thành phố, báo để cậu biết!
Hai người ngừng xe cuối phố Yết Kiên. Dần băn khoăn :
- Anh có hiểu v́ sao họ chọn tôi làm đối tượng đấu tranh không?
- Tôi đoán, cậu giải ngũ nên bên quân đội không đỡ được cho cậu nữa. Thứ là cái chuyện năm ngoái cậu tham gia vào cái ‘’ Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa’’ với Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Tích Linh... đ̣i trả quyền lănh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ . Người ta gọi các cậu là ‘’ vô chính phủ’’, là những kẻ ngóc đầu rắn tiểu tư sản ŕnh cắn vào lập trường giai cấp... Cuối cùng, chuyện này cá nhân, nhưng lại không phải là chuyện nhỏ : trong bài ‘’ Cái nh́n sự vật của nhà thơ Tố Hữu’’, cậu có quá lời, viết là Tố Hữu nh́n vấn đề ǵ, vấn đề ấy thu hẹp lại. Và yêu ai, người ấy nhỏ đi. Rồi cậu c̣n đồng ư với Hoàng Cầm và Lê Đạt, kết rằng thơ Tố Hữu là kiểu thơ tiểu tư sản chưa theo kịp Cách Mạng!
Dần bật cười :
- Đúng, đúng thế...
- ... người ta cho là cậu đánh phá lănh đạo, mục đích triệt hạ uy tín Đảng!
- Tôi là đảng viên. Tôi triệt hạ uy tín loại thơ vè th́ đúng chứ tôi triệt hạ uy tín Đảng để làm ǵ?
Chính nhấc xe đạp lên lề đường, mắt ngước nh́n tầng hai căn nhà cuối phố Yết Kiêu, miệng thủng thẳng :
- Tôi kể, để cậu sửa soạn mà đối phó. Cậu lên chỗ Văn Cao với tôi chứ ?
Dần lắc đầu. Chính lên, quay lại dặn với :
- Nhớ kín miệng hộ nhé!
*
Vũ Đ́nh Huỳnh lấy tay nhấn mạnh vào bụng, mặt nhăn nhó, không nói ǵ. Đồng chí lái xe bóp c̣i rẽ sang phố Trần Hưng Đạo. Chiếc xe Jeep chở Vương Thừa Vũ đi thẳng. Vũ ngoái cổ, giơ tay vẫy, miệng nhếch lên cười. Huỳnh khẽ rên, nhưng ḱm lại.
- Anh lên cơn đau bụng à? Chính hỏi
Huỳnh gật. Tưởng về thẳng nhà, bất ngờ Huỳnh nói đồng chí lái xe chạy thẳng lại Phủ Chủ Tịch. Tay vẫn ôm bụng, Huỳnh bảo đợi, rồi bước thấp bước cao, chống gậy đi thẳng vào.
Khi ra, Huỳnh cau có, nét mặt không vui. Rủ Chính về ăn cơm tối, Huỳnh bảo, cậu độc thân đi đâu mà chẳng được. Bước vào nhà, Chính đă thấy Đặng Kim Giang và Nguyễn Hữu Đang. Giang nắm cánh tay trái của Chính, vồn vă :
- Phục hồi được bao nhiêu phần trăm?
- Mười, mười lăm ǵ đó! Nếu tai qua mà nạn không tới may ra phục hồi được độ sáu mươi phần trăm!
Thấy mọi người ngạc nhiên nh́n ḿnh, Chính giải thích :
- Ấy, tai là bom Tây, c̣n nạn là tôi bị một cậu đội trưởng đội Cải Cách xă quật cho một hèo...
- ???
- ...ḿnh về quê, nghe là mẹ bị qui địa chủ. Nhưng vừa về đến nơi th́ bị chộp ngay. Không muốn nói ǵ thêm, Chính nói lảng - chuyện tôi th́ cũng giống chuyện Vương Thừa Vũ trưa nay, không có anh Huỳnh th́ chẳng biết chuyện ǵ sẽ xảy ra!
Huỳnh kể, sáng nay t́nh cờ một cán bộ trẻ sở Văn Hóa từ Thanh Hóa về kể việc một chiếc xe Jeep bị dân quân chặn lại bắt, trói giật cánh khuỷu một thiếu tướng mặc quân phục lẫn đồng chí lái xe và đồng chí hậu cần. Anh cán bộ này vốn là Tự Vệ Thành ngày xưa, nhận ra Vương Thừa Vũ, vội báo cho Chính. Hoảng hồn, Chính lập tức điện thoại cho Huỳnh, người trách nhiệm Đại Đoàn Cải Cách ven đô. Thế là hai người đi thẳng ra Hà Đông, ‘’giải cứu’’ cho vị tướng vừa được phong là Anh hùng Quân Đội sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Huỳnh tiếp :
- Trăm chuyện th́ cũng v́ cái nghị quyết chỉnh đốn tổ chức. Nhân đó, lộng lên cứ muốn làm ǵ th́ làm. Mặt lại nhăn, Huỳnh tiếp - ḿnh vào gặp Ông Cụ, hỏi người ta đang giết đồng chí ḿnh mà Bác ngồi yên được sao?
Đang chen vào :
- Thế Ông Cụ nói thế nào?
Không đáp câu hỏi, Huỳnh bực bội :
- Nói th́ chỉnh đốn tổ chức cấp Xă, sau leo lên Huyện và không cản lại ngay th́ rồi sẽ Tỉnh, sẽ Trung Ương...
Giọng mỉa mai, Đang đâm ngang :
- Th́ Ông Cụ bảo, tổ chức cũ là tổ kén không nên dựa vào mà!
Giang vẫn ở trong quân đội, nay đă thăng Thiếu Tướng, từ tốn :
- Quả là sau Tổng Khởi nghĩa chỉ độ hai ba tháng, khi những Ủy Ban hành chính thường là những người đă được vận động đi đánh cướp kho gạo của Nhật th́ ... khó kiểm soát thật. Dân nhiều nơi bị các vị này sách nhiễu, từng ca thán...
- Anh đúng nếu đó là t́nh h́nh cuối năm 45, đầu 46. Khi Kháng Chiến Toàn Quốc năm 47, ta rút vào bí mật. Ở những vùng tề - ngụy th́ đám lao đao ‘’ dinh tê’’ nhiều, chỉ cán bộ trung kiên mới trụ lại. Đó là cái bây giờ người ta gọi là ‘’ tổ chức cũ’’!
Đang chép miệng, tiếp :
- Tôi không nói ai cũng tốt, nhưng cứ đổ đồng ra mà đánh toàn bộ th́ không tránh được đánh oan. Rồi chẳng biết thế nào mà hô chủ trương ‘’ sai c̣n hơn sót’’! Nhưng tránh sót một, mà sai th́ sai bao nhiêu? Nhất là những kẻ được đi đánh đều là loại mới kết nạp. Các anh biết đấy, rễ rồi chuỗi ở nông thôn bây giờ là đại đa số đảng viên. Có nơi thi đua đấu tố kết hợp với ‘’ thi đua kết nạp’’. Địa chủ, phải ‘’nống’’ lên cho đủ năm phần trăm, th́ kết nạp tất cũng năm phần trăm đảng viên. Có vùng những kẻ ‘’ lên’’ đảng làm lễ tạ ơn gia tiên, bắt cả làng đóng góp liên hoan, mổ trâu mổ lợn...
Huỳnh lại nhăn mặt, tay chặn vào bụng. Chị Huỳnh nhỏ nhẹ hỏi chồng :
- Lại đau à! Anh uống thuốc không?
Lắc đầu, Huỳnh xua tay, gượng cười, nói với bạn bè :
- Cái gan tôi ấy mà! Nó hành từ cả tháng nay...
Đang châm chọc :
- A cái thời gan không c̣n, mật cũng mất!
- Anh là chúa khiêu khích. Coi chừng, Huỳnh lại cười, có kẻ gọi anh là agent provocateur đi khiêu khích đấy!
Thật thà, Giang dặn :
- Ừ... anh Huỳnh không nói đùa đâu. Khéo mà vạ miệng!
Bấy giờ, nh́n đám đồng chí xưa đă hoạt động nội thành thời cướp chính quyền, Đang nghiêm trang :
- Sắp tới, anh em trong báo Văn Nghệ nơi tôi công tác x́ xào là cũng sẽ có đấu tố. Hiện, đă bí mật ‘’diễn tập’’ từ khi thu hồi Giai Phẩm Mùa Xuân. Anh Chính nay về sở Văn Hóa, anh có biết ǵ hơn không?
Chính cẩn thận :
- Tôi cũng nghe, nhưng chuyện đấu tố th́ chưa! Tôi biết, Trung Ương bảo phải uốn nắn, thế thôi... Quay qua Huỳnh và Giang, Chính hỏi, các anh đọc Giai Phẩm Mùa Xuân chưa?
Giang gật, lo lắng :
- Đấu tố là đấu tố thế nào? Có phải Cải Cách Ruộng Đất đâu...
- Th́ Cải Cách cái đầu. Đầu bùn có khác ǵ ruộng đất - Đang lại đâm ngang - Các anh biết chuyện Hồ Phong bên Trung Quốc năm ngoái chứ?
Huỳnh lắc đầu.
- Hồ Phong công khai tự phê. Mấy tháng sau, bị bắt đi lao cải...
Chị Huỳnh trước cùng hoạt động với chồng, nay công tác phụ nữ, xen vào, giọng có chút trách móc :
- Thôi, các anh ơi... Một đồn mười, mười đồn trăm, là rồi cứ rối tinh lên. Mới tiếp quản có già một năm, chập chững là đương nhiên, sai đâu sửa đấy!
Chính bật cười :
- Nhưng chị ạ, dân người ta có câu hỏi, sai đấy sửa đâu, th́ trả lời thế nào hả chị!
*
Hội Văn Nghệ triệu tập họp. Hội nghị gần một trăm năm mươi văn nghệ sĩ, đa số nghĩ là buổi họp đầu năm, nhắc lại nhiệm vụ, phác họa công việc... Nhưng bất ngờ, bài báo cáo của Hoài Thanh, nhà phê b́nh hàng đầu, về bài thơ ‘’ Nhất định thắng’’ là đề tài chính. Đây là một vụ xử án. Bị can là Trần Dần. Tội phạm, một bài thơ. Công tố viên, gồm Hoài Thanh và một số con rối làm c̣ mồi. Bên bị, luật sư bào chữa có dăm người bạn văn. Tất cả diễn ra trong một hội trường, tường treo trên cao một băng vải đỏ kẻ ba chữ vàng Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Và ngay dưới, bức ảnh Hồ Chủ Tịch miệng mỉm cười với ánh mắt hiền ḥa. Hoài Thanh đọc. Trần Dần mặt tím như đá. Không khí quạnh lại. Bản án đă gần một tiếng đồng hồ. Đọc xong, im lặng. Chợt có tiếng vỗ tay c̣ mồi. Vỗ tay cũng có lănh đạo. Thế là pháo, pháo tay, một tràng, rồi thêm một tràng, nổ đôm đốp. Có kẻ vỗ, mặt cúi xuống. Có kẻ vỗ, vênh vang ta đây. Người vỗ, lắng nghe xem kẻ bên cạnh có vỗ thật hay chỉ vỗ hờ. Số không vỗ tay, cũng có, nhưng ít, đâu độ chục người, mặt căng ra, cố giữ điềm tĩnh.
Con rối 1 : Những kẻ bỏ miền Bắc đi di cư, anh tả họ khóc và hỏi, họ có ǵ thất vọng? Nhưng câu trả lời, anh lờ đi. Anh lại viết
Trời vẫn quật mưa vào giông gió
Bắc Nam ơi đứt một chia ĺa
Tôi cúi xuống qú xin mưa băo
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi
Họ xấu số, chớ hành thêm họ nữa...
Ai hành hạ họ? Mưa băo nào? Chế độ ta làm mưa làm băo, có phải anh định nói thế hay không?
Bị can ( cười nhạt) : Không!
Con rối 2 : Th́ ngay sau đó, anh rên :
... không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
Rồi anh kể người con gái đi xin việc :
Em đi trong mưa
Cúi đầu
Nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chung đè lên số phận từng người
Miền Bắc xă hội chủ nghĩa là nơi không có việc, lư do để người ta đi Nam? Đó là cái bóng chung, có đúng thế không?
Bị can ( cười nhạt) : Không!
Lời bào chữa 1 : Cái kiểu trích đoạn rồi gán ghép ư đồ th́ đến thơ Tố Hữu cũng có thể muốn qui chụp ǵ cũng được. Phải đọc toàn bài, phải nh́n tổng thể!
Đám đông ( có c̣ mồi) ; Ồ, ồ... im đi!
Công tố viên ( gằn) : Trần Dần có nhận ḿnh lập lờ biểu tượng hai mặt không? Có hay không?
Bị can cười nhạt, đưa tay vuốt ria mép.
Công tố viên gằn, có hay không?
C̣ mồi 3: A... a, vô chính phủ, muốn khiêu khích quần chúng hả?
Con rối 4 : Lập trường giai cấp anh đâu ?
Bị can rút túi lấy thuốc lá châm trong tiếng a, tiếng ồ như vỡ chợ.
Lời bào chữa 2: Không có vấn đề giai cấp ở đây! Cáo buộc như vậy là chụp mũ...
Đám đông : Ô ô... ngoan cố!
Công tố viên (đứng dậy) : Phản động!
C̣ mồi 4 ( reo) : Đúng, đúng rồi! Phản động chống Đảng!
Đám đông hùa theo : Phản động, đả đảo phản động!
Công tố viên ( lớn tiếng) : Trần Dần, anh có chịu khuất phục quần chúng không?
Bị can chép miệng, thở khói thuốc thành h́nh chữ O :
- Tôi không làm cái nghề chịu khuất phục đó! Tôi làm thơ!
Đám đông : A... a... ô... ô...
Dĩ nhiên, quần chúng lại thêm một thắng lợi. Bị can thế là có tội không chịu khuất phục. Đám luật sư bào chữa tay sờ lên gáy, lủi thủi ai về nhà nấy.
*
Cùng thời điểm nhà thơ Việt Nam ương ngạch bị bắt bỏ tù th́ nổ ra một tiếng sét long trời lở đất ở Mốt-xcơ-va. Trong Đại Hội thứ XX của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Krút-Sốp đọc báo cáo mang cái tên Về tệ Sùng Bái Cá Nhân và những Hậu Quả của nó. Đại Hội hạ bệ Stalin và phục hồi danh dự cho những người phản kháng Stalinít, những khoa học gia, văn nghệ sĩ bị giết, bị kết án và trù dập dưới một chế độ nhà tù mọc khắp miền Tây Bá Lợi Á. Phải chăng, một luồng gió mới đang cất lên từ thành tŕ vững chắc nhất của khối Xă Hội Chủ Nghĩa? Stalin độc đoán. Stalin khát máu. Chuyên chính vô sản bị đánh tráo, trở thành công cụ áp bức xă hội. Nhưng người ta chỉ lướt qua cơ chế, lờ đi nguyên nhân sâu sa đưa đến cách tổ chức một xă hội độc tài toàn trị, tất cả qui về một cá nhân Stalin, tên cai tù vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
Cứ cho là có một làn gió mới, nó vẫn mang cái lạnh buốt đầu đông Hà Nội, vùng ngoại vi xa lắc của trung tâm quyền lực Mốt-xcơ-va. Gió thốc qua những chấn song sắt. Gió lùa vào căn pḥng bốn mét vuông trong có một cái giường gỗ mộc, trên đắp manh chiếu như đắp một cái xác người sắp bó để nhập quan. Dần châm điếu thuốc cuối cùng, ngơ ngẩn nh́n cụm khói tan ra mỏng mảnh rồi biến vào không trung lạnh tanh. A, cái giấc mơ. Mơ từ những ngày khói lửa đến một ngày ḥa b́nh để viết, viết và viết. Hết chiến tranh mới có thời giờ hiểu chiến tranh. Trong chiến tranh chỉ đánh và đánh. Không đánh th́ học và học. Hết kiểm điểm, đến đả thông. Rồi hội ư để họp. Họp tổ tam, tổ ban, tổ đảng. Rồi họp toàn ban tiểu đội, trung đội, sau họp đại đội. Chỉ họp thôi, là đă thiếu thời gian. Cho nên trong chiến tranh, thèm ḥa b́nh v́ thèm được nh́n một v́ sao.Thèm nghĩ tới quê hương và mơ có một người yêu. Cho nên, thời chiến là một thời nông, cụt, sôi nổi, nhưng chẳng ai có thể lắng ḿnh vào chiều sâu trong kích thước chính ḿnh. Cho nên, thời chiến là điều kiện cần để người ta hiểu mà trân trọng thời b́nh, thời mang ước vọng mỗi người có thể t́m lại được ḿnh, từ đó nhận ra những con người khác.
Dần mở tờ báo Văn Nghệ đầu tháng ba, liếc cái tít ‘’Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ ‘ Nhất định thắng’ của Trần Dần’’ do Hoài Thanh chấp bút. Thế này, người ta đă công khai kết tội tên làm thơ. Thơ phản động, tất nhà thơ phải phản động. Hệ luận là bẻ găy ng̣i bút của nó, tên phản bội cách mạng, tên đầu hàng giai cấp. Nhưng như vậy, bẻ bút đồng nghĩa người ta cướp giật cuộc đời nó. Trần Dần thầm nhủ, rồi nh́n hai tay, hai chân. Mắt hoa lên, hai tay cứ cụt dần. Rồi hai chân rút lại, rút đến đầu gối. Có thể nào một con người hóa thành ra con vật bốn chân? Một thứ gia cầm? Một con chó? Như thế, sống để làm ǵ?
Đừng đặt câu hỏi đó! Thôi, Dần tự nhủ, hăy tập trung suy nghĩ về chuyện thời chiến - thời b́nh. Phải, thời chiến cũng có những rèn luyện. Biết chia xẻ với đồng đội. Hiểu rằng sinh mệnh ḿnh không chỉ tùy ḿnh mà c̣n phụ thuộc những kẻ đang cùng một chiến tuyến trước kẻ thù. Sự đoàn kết đó là điều kiện sống c̣n trước một kẻ thù chung. Toan tính ích kỷ, riêng tư, có đấy nhưng nhạt đi v́ cái bản năng sinh tồn cộng thể. Con người như cá thể mờ dần, trở nên dễ bảo, dễ dạy. Và tin vào lănh đạo, vào chỉ huy, như tin vào định mệnh, vào Thượng Đế. Quân ngũ là cái xă hội thời chiến thu nhỏ. Trước cái chết ai cũng như ai, v́ thế khi sống th́ nên sống thế nào? Một xă hội ăn, b́nh quân. Ngủ, b́nh quân. Mệnh lệnh là mệnh lệnh. Quân kỷ là tất yếu. Và sẵn sàng hy sinh, như những Thánh tử v́ đạo. Có người tự nguyện mang thân ḿnh ra nằm cản bánh xe kéo pháo tuột dốc ở Điện Biên. Có kẻ lao vào chặn lỗ châu mai, đạn xé ngực ḿnh để đồng đội xung phong. Trong lúc đạn bay bom nổ, họ đột nhiên thành anh hùng. Bản năng sống c̣n của giống ṇi đă khiến họ không sợ cái chết tư riêng. Nhưng khi trận mạc xong, họ mới lại biết sợ. Và không chết, th́ thào bảo nhau thế là số mệnh. Có ông thần chiến tranh, cho sống và bắt chết. Những kẻ c̣n sống tôn vinh người không may chết đi làm anh hùng liệt sĩ. Để giữ khả năng có những anh hùng liệt sĩ khác, nếu chiến tranh tiếp tục, và cứ thế...
Nhưng tại sao, Dần thầm hỏi. Đọc lại ‘’Người người lớp lớp’’ do chính ḿnh viết, Dần thấy nó xa lạ như người dưng. Tại sao nay ḿnh không c̣n cảm được bất cứ một cái ǵ? Có lẽ v́ cuốn tiểu thuyết ba trăm trang kia không chuyên chở hết sự thật. Có lẽ nó một chiều, nó tuyên dương. Nó đúng chính sách. V́ vậy, nó hạn hẹp? V́ vậy, nó là cái bào thai bị sẩy, là đống thịt máu c̣n bầy nhầy chưa kịp mang h́nh dạng một con người? Lần bị quân kỷ, trong ba tháng kiểm thảo, Dần được gợi ư là chỉ nên tiếp tục viết về đề tài chiến tranh. Trong chiến tranh, có khói súng trên chiến trường. Nhưng đồng thời, Dần nghĩ, cũng có khói cơm chiều bốc lên sau những mái tranh, hẹn một bữa cơm gia đ́nh với con thơ vợ trẻ. Trong chiến tranh, có những chiến sĩ, người bần cố, người con cái địa chủ. Kẻ là công nhân, kẻ con tư sản. Người đi buôn và kẻ bị buôn. Người anh hùng, kẻ nhút nhát. Có chiến sĩ cố nông xông vào lửa đạn quên ḿnh. Cũng có chiến sĩ cố nông chui sau xó bếp, rắp ranh túi áo giá cơm. Có chiến sĩ không phải cố nông nhưng cũng xông vào lửa đạn quên ḿnh. Và cũng có những kẻ không phải cố nông rắp ranh dinh tê, thập tḥ lẩn trốn. Dần tự nhủ, c̣n tiếp tục viết, tôi sẽ kể chuyện người anh hùng bỗng một hôm đâm ra hèn nhát. Và kẻ hôm qua hèn nhát trở thành anh hùng. Người bắn địch, và kẻ tự bắn ḿnh bị thương để xin về hậu tuyến... Nghĩa là tôi sẽ nói về những con người có thật. Những chiến sĩ tự giác, gian khổ hy sinh v́ quê hương đất nước. Nhưng tôi cũng sẽ nói về những chiến sĩ xông lên chỉ v́ sự lôi cuốn của một tập thể cuồng nộ ḥ hét. Sau cơn say sưa, họ nghĩ lại, thấy chính ḿnh và mới sợ, rồi kín đáo chắp tay cám ơn Trời Phật.
Vâng, tôi sẽ viết về chiến tranh nhưng với với mục đích để nói tới ḥa b́nh.
Cán bộ Quân huấn đặt vấn đề. Viết như thế để làm ǵ? Cho ai? Viết về Sự Thật! Nhưng sự thật v́ sự thật sao? Không có chủ nghĩa sự thật. Cuộc sống không chỉ ‘’là’’, nó là cái ‘’phải’’ là và nó trở thành vậy như một sự tất yếu. Văn chương hiện thực xă hội chủ nghĩa mang một sự thật, và đó là cái Cách Mạng vươn tới bồi đắp cho một tương lai của tất cả những người cùng khổ.
Đấy, quan điểm chính thống đấy, anh trả lời thế nào ? Dần gom trí nhớ. Bản kiểm thảo như hiện ra trước mắt:
‘’ ...Tôi hiểu rằng không có ǵ đẹp hơn, không có ǵ cao cả hơn, không có ǵ Cộng Sản hơn là: Sự Thật không tô điểm. Sự Thật trần truồng. Và cũng không có ǵ yếu ớt hơn, phi Cộng Sản hơn là Sự Thật tô điểm, Sự Thật mặc áo hồng, áo xanh, áo hoa. Tôi nói rằng, dù áo hoa có thích hợp, dù sự tô điểm đó là tô theo phương hướng thực của cuộc sống thực, th́ cái áo đó và sự tô điểm đó vẫn cứ không đáng tán thành... Màu da của cuộc đời trần truồng, đó là tất cả cái bộ áo của trần gian... Chính v́ vậy mà tôi muốn viết về chiến tranh telle qu’elle est. Mười cây số máu, xương phơi đầy đường. Người đáng sống th́ chết. Kẻ đáng chết th́ sống măi. Tôi tưởng rằng, nếu mà nói giáo dục, th́ không ǵ giáo dục hơn là Sự Thật. Chiến tranh cởi truồng có thể giáo dục chiến tranh, lại giáo dục cả ḥa b́nh...’’
Đọc xong bản kiểm thảo, cán bộ quân huấn vứt toạch lên bàn, lẩm bẩm nói dỗi :
- Thôi th́ đồng chí đừng viết về chiến tranh!
Được, và thế là có bài thơ ‘’Nhất định thắng’’ viết cho thời b́nh. Ít lâu sau, đích thân Trần Độ gặp Dần. Giọng nhỏ nhẹ, Độ nói:
- Quân đội chấp nhận đơn xin giải ngũ của anh. Tôi cũng được đọc cái ‘’ thu hoạch’’ mới nhất anh vừa viết.
- ...
- Trả anh về với dân sự, quân đội sẽ không c̣n trách nhiệm ǵ với anh, nghĩa là không bảo vệ được anh và ngược lại anh cũng không c̣n trách nhiệm ǵ với quân đội. Anh Nguyễn Chí Thanh bảo, đưa anh qua cho anh Tố Hữu quản lư...
- ...
- Chuyện này là t́nh riêng, tôi nói nếu anh cho phép......Anh cẩn thận. Xă hội dân sự chỉ mới manh nha trong một ḥa b́nh non trẻ, anh ạ! Phải cẩn thận. Bút sa, gà chết!
Nói xong, Độ trao trả Dần bản thảo bài thơ ‘’ Nhất định thắng’’.
Dần xoay mặt về phía ánh sáng hắt từ chấn song, vẽ lên mặt đá những cái vạch tù ngục. Mở tay nải, Dần nh́n. Dăm bao thuốc, tí đường, một lưỡi dao cạo mới. Khuê mang vào Hỏa Ḷ hôm qua, đứng nh́n nhau được mười phút. Khuê xoa bụng, giọng có nước mắt, nhưng giả vui ‘’...con so nó đạp khỏe lắm! Đêm nó đạp đến phải thức dậy, ngồi lên...’’. Dần thèm xáp lại gần, để tay lên xem con nó đạp. Nhưng giữa hai người, có một khoảng cách và hai chấn song làm bằng sắt. A, giá mà con đạp đổ được cả hai chấn song, bố sẽ ra ôm lấy mẹ, lấy con! Tội nghiệp. Mẹ lại lủi thủi đi ra. Chắc lại khóc. Thôi th́ con an ủi mẹ cho bố. Không ai chết v́ một bài thơ đâu. Dần tḥ ngón tay trỏ, chấm vài hạt đường để vào lưỡi. Cái ngọt thấm vào, có chút lai láng đầm ấm của t́nh yêu, rồi pha vị đắng, đắng dần, mỗi lúc một đắng. Một hạt đường rơi. Lát sau, dăm con kiến đen ḅ tới. Chúng nó bắt đầu khuân hạt đường, hệt như dân công quanh ṿng đai Điện Biên Phủ. Th́nh ĺnh, dăm con kiến vàng ra chặn đường. Chiến tranh giữa hai loài kiến bắt đầu. Dần tḥ tay ra gạt kiến ra như can ngăn. Đấy, hoà b́nh c̣n non trẻ, nhưng cũng là hoà b́nh. Tay Dần chạm vào lưỡi dao cạo. Thôi th́ viết về hoà b́nh. Một hoà b́nh sâu sắc gấp mười gấp trăm chiến tranh. Với những con người không c̣n chiến tuyến và kẻ thù.
Nhưng ai cho mày viết nữa? Ai cho một thằng phản động viết, hả Trần Dần? Cảm giác một tên khổng lồ giằng cướp giấy bút khiến Dần lồng lên như một con thú phát dại, tay giơ lưỡi dao cạo lên đe dọa bóng tối đang chực đổ xuống đánh úp đời ḿnh.
*
Sinh hạ xong con bé Kha được ba ngày, Khuê vào ngay Hỏa Ḷ. Nàng lấy làm lạ là đă nhờ Thúy, vợ Lê Đạt, t́m cách nhắn Dần mà bặt vô âm tín. B́nh thường, Dần thế nào mà chẳng nhắn ra cho vài chữ. Ở Hỏa Ḷ, cán bộ bảo, không có người nào tên Trần Dần. Khuê điếng người, vật nài. Sau, người ta nói anh ấy đi rồi. Đi đâu? Nhà thương. Nhà thương nào? Chúng tôi không biết!
Khuê đến thẳng Hội Nhà Văn trên phố Trần Hưng Đạo. Cán bộ trực lạnh nhạt, đánh một câu, không biết Trần Dần là ai. Khuê ấm ức, tay chùi nước mắt. Thế th́ xin ông cho gặp ông Lê Đạt. Cán bộ trực thơng : đi vắng! Thật may cho Khuê, lúc ấy Phùng Cung đang dắt xe đạp đi vào cổng. Khuê níu lấy, oà lên khóc. Nhà thương? Phùng Cung gặng. Nhưng nhà thương nào ? Phải t́m, t́m ngay. Trưa hôm đó, cả đám Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Tử Phác... nhốn nháo đi hỏi tứ phương. Đủ loại bệnh viện, dân y cũng như quân y. Đến chiều, Hoàng Cầm gặp Khuê :
- Chị đi với tôi. Anh ấy ở viện 303.
Khuê ôm con, tất tả bước theo Cầm, gọi xích lô. Bé Kha khóc oe oe, đạp tung tấm chăn len mỏng đắp bụng. Cầm đạp xe bên cạnh, không nói ǵ. Đến bệnh viện, Cầm đưa hai mẹ con Khuê đi dọc một hành lang thông thống. Gió thành luồng, thổi như cướp hơi thở, rít lên đay nghiến. Đến cửa, căn buồng đă có bốn người trong đám năm nhà thơ của cái Giai Phẩm Mùa Xuân quái ác kia đều ở đấy. Họ lách ra để Khuê nhảy xổ vào cạnh giường Dần nằm, cổ băng bó, máu vẫn hoen ra lớp băng trắng quấn quanh.
- Ối anh ơi là anh ơi! Anh làm ǵ thế! Định bỏ mẹ con em mà đi à?
Ngước mắt nh́n Khuê, Dần cố nhếch miệng, hỏi :
- Con đâu?
Khuê đưa bé Kha vào tay. Dần ôm lấy.
- Con gái anh đấy!
Dần nâng con bé lên, nh́n chằm chằm. Bé Kha giăy giụa, lại oe oe khóc, ưỡn người, chân choi choi đạp. Từ đôi mắt lúc nào cũng rừng rực lửa, nước mắt Dần ràn ra, từng giọt lăn qua những sợi râu cằm tua tủa. Bấy giờ, Dần áp bé Kha vào ngực, miệng bật một tiếng, nghẹn như có kẻ ấn tay vào chẹt cổ.
Bạn bè bỏ ra ngoài. Chỉ c̣n Khuê. Nàng ôm cả Dần lẫn con vào một ṿng tay quá hẹp. Khuê cố ḱm tiếng khóc, ấm ức nuốt nước bọt ừng ực. Giọng như vừa thoát một cơn mơ dữ, Dần thều thào :
- Anh xin lỗi em. Anh xin lỗi em...
Khuê nức lên :
- Anh đừng bao giờ bỏ mẹ con em như thế! Đừng bao giờ nữa... Sống chết có nhau.
Dần xiết lấy Khuê, đầu gật, nhưng cái đau vết cắt mạch máu cổ khiến Dần nhăn mặt. Máu lại ứa ra. Dần nhếch mép. ‘’ A cái lưỡi dao cùn, không đứt được mà đau’’, câu thơ vận ngay vào kẻ viết ra nó.
Bạn bè đưa Khuê về. Lê Đạt và Phùng Quán nán lại. Quán gằn :
- Anh đừng sợ không được viết. Chỉ sợ viết không hay mà thôi! Viết th́ bút giấy tôi ai cướp giật đi, tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá!
Dần lại nhếch mép. Lê Đạt kể lại Báo Cáo Krút-Sốp ở Đại Hội XX của Đảng Cộng Sản Liên Xô đă đưa đến một số biến động trong khối những nước xă hội chủ nghĩa. Quần chúng ở mọi nơi ngỡ ngàng. Những thảm kịch đă được che đậy nay trở thành câu chuyện đầu miệng. Không có ǵ Cách Mạng hơn Sự Thật, Dần thầm nhủ. Lê Đạt sôi nổi :
- Đang có một luồng gió mới! Để rồi xem. Chí ít, bây giờ gió xoay chiều, từ tả sang hữu, từ dối trá ḱm kẹp sang sự thật và tự do. Bọn cầm cờ, khôn th́ xoay theo rồi nương vào gió. Nếu không khôn, cũng sẽ phải nới dây, căng quá th́ đứt. Mềm nắn rắn buông mà!
Dần lại cố nhếch mép cười. A, Lê Đạt! Người lạc quan hồn nhiên, kẻ xưa đă từng là thư kư trợ lư cho Trường Chinh. Đạt mẫn cảm, ư thức được cái mới, cái đẹp. Và rất nhanh bắt chiều những ngọn gió để hiểu phía cờ bay. Giọng chắc chắn, Đạt tiếp :
- Đợi, và đúng lúc th́ ta lại tiếp tục. Vợ, con mày cần mày, bạn bè mày cần mày. Đừng có ngứa tay mà lại cứa cổ nữa nhé!
Dần lại nhếch mép. Lần này Dần nói. Không phải với Lê Đạt mà là với Phùng Quán :
- Cái ‘’ bút giấy cướp giật’’ và ‘’ viết văn lên đá’’ hay đấy, thành thơ th́ được lắm! Làm đi...
*
Qua hè, Hà Nội vẫn chưa hết ngơ ngác với những trận gió đông, nhưng Bắc Kinh đă sang mùa. Mao vừa tung ra phong trào ‘’ trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng’’. Sự việc hạ bệ Stalin độc đoán khiến cán cân công lư lệch về phía có tự do. Và nhất là phía pháp luật công minh, không thể cứ nhân danh chuyên chính vô sản để khép tội bất cứ ai, rồi đẩy đi đày ở những trại tập trung cải tạo.
Cải Cách Ruộng Đất đợt năm chựng lại. Gió đă căng, dây nới ra. Mềm th́ nắn, rắn phải buông. Khi cần, những kẻ nắm quyền lực nghĩ đến chuyện kéo cờ xuống trong tinh thần trường kỳ mai phục đợi thời cơ. Mềm đă nắn rồi, nắn khiến tiếng ca thán khắp nơi nổi lên. Cán bộ bị đánh trong chỉnh đốn gửi đơn về khiếu nại. Đấu tranh cho giai cấp nông dân mà nông dân nổi loạn th́ sao? Rắn, phải buông thôi! Nguyễn Hữu Đang bảo, nhưng người buông th́ ta nắm lấy cái cán cờ ta có thể nắm được. Lê Đạt, thường trực báo Văn Nghệ, đồng ư. Báo phải hoàn toàn do tư nhân. Lo từ giấy in, mực in. Trần Thiếu Bảo chủ nhà in Minh Đức đứng ra đảm nhiệm. Khi làm công tác nội thành trước Tổng Khởi Nghĩa, Đang có nhiều quan hệ với đủ giới. Việc phải chạy, chạy được, không khó. Bông hoa Giai Phẩm Mùa Xuân nở lại vào đầu hè, mang phấn son tươi tắn sau một lần gió dập mưa sa, tỏa ra hương bí ẩn của thứ quả cấm đến tay. Người ta chuyền tay nhau Giai Phẩm Mùa Xuân xưa bị cấm đoán thu hồi. Nay, dân Thủ Đô đọc cho nhau nghe, ‘’ ... tôi vẫn đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ’’.
Bắt đầu có những cuộc học tập về vấn đề dân chủ. Người ta đổi giọng, phê phán văn nghệ giáo điều, văn nghệ công thức. Nguyễn Hữu Đang đọc một bài tham luận về những sai lầm của lănh đạo văn nghệ. Bài tham luận nẩy lửa. Lửa lém vào những con chữ khiến chúng nhảy múa, không co ro như khi c̣n gió mùa đông ùa vào các trang giấy. Sinh viên đại học rục rịch. Người thèm thở quyên góp cả tiền mang đến nhà in tạo điều kiện cho trăm nhà đua tiếng. Tháng sáu, biến động ở Ba Lan, nơi gió xoay chiều hữu khuynh. Những người nắm quyền lực ở Hà Nội tức tốc tuyên bố hoàn thành Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng nhận có sai, nên sẽ sửa sai. Hội Nghị X của Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam sẽ kiểm điểm những sai lầm của Cải Cách Ruộng Đất.
Từ một bụng mẹ, đứa em Giai Phẩm Mùa Xuân mang tên Giai Phẩm Mùa Thu số một ra đời, với cái tát choáng mặt của bài ‘’ Phê b́nh lănh đạo Văn Nghệ’’ kư tên Phan Khôi. Nguyễn Hữu Đang tập hợp được không chỉ văn nghệ sĩ mà c̣n những trí thức khoa bảng. Ngày 15 tháng 9, Nhân Văn số một ra đời. Phan Khôi là chủ nhiệm với một ban biên tập gồm Đang, Trần Duy, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Cầm viết ‘’ Con người Trần Dần’’, đ̣i tiến đến việc xét xử lại một vụ án Văn Học. Nguyễn Sáng, họa sĩ, vẽ một Trần Dần có vết sẹo ở cổ. Lê Đạt bồi vào ‘’ Nhân câu chuyện những người tự tử’’. Ngày 2 tháng 10, ban thường vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam ra thông cáo thừa nhận sai lầm trong việc phê b́nh ‘’ Nhất định thắng’’ của Trần Dần. Một tuần sau, Giai Phẩm Mùa Xuân tái bản. Rồi tuần sau đó, Giai Phẩm Mùa Thu số hai mở mắt chào b́nh minh một buổi sang mùa.
Cải Cách Ruộng Đất khiến nông dân ca thán, làng mạc khắp nơi âm ỉ thứ lửa chỉ một que diêm bật lên là thành đám cháy. Cán bộ ở cơ sở bị bắt bị giết trong Chỉnh Đốn Tổ Chức kêu oan đến Trung Ương. Đảng họp Mặt Trận. Nguyễn Mạnh Tường đọc báo cáo trong Mặt Trận Tổ Quốc đề nghị một xă hội dựa trên cơ sở pháp trị, ṭa án xử theo pháp lư chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị thống soái nhân danh nền chuyên chính vô sản. Trần Đức Thảo bàn về khái niệm dân chủ xă hội, Đào Duy Anh trả lời phỏng vấn trên vấn đề mở rộng tự do và dân chủ...Đại Hội Trung ương lần thứ 10 họp trong một không khí hoảng loạn. Lửa c̣n âm ỉ, cứu là dội nước, và dội có liều lượng. Trường Chinh mất chức Tổng Bí Thư, nhưng thành chủ tịch Quốc Hội. Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi bộ Chính Trị, nhưng kẻ được chỉ định phụ trách Công Đoàn, người trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Ông Hồ giữ trách nhiệm Tổng Bí Thư, và Lê Duẩn được cử làm Bí Thư thứ nhất trong bộ Chính Trị. Cuộc sắp đặt lại nhân sự hé mở những cánh cửa hứa hẹn chút nắng mới. Nắng chập chững đầu ô khi Vơ Nguyên Giáp công khai nhận những sai lầm trước nhân dân vào tháng 10 năm 1956.
*
Nhận công tác báo chí và văn hóa ở Thành Ủy, Chính được phân một căn hộ khu Cửa Bắc. Chiều chiều, thả bộ quanh quẩn khu Ngũ Xă ven chợ Châu Long, Chính hồi tưởng lại những ngày chiến đấu giữ Thủ Đô mười năm trước. Số người xưa Chính quen biết nay tứ tán cũng nhiều. Có kẻ di cư vào Nam. Có người về quê quán v́ sinh nhai trong thành phố nay mỗi ngày một khó. Nơi Chính hay sà vào là một cái quán trông ra hồ Trúc Bạch. Chủ quán là anh chị Th́n, con hai đứa, đứa lớn lên bảy, đứa nhỏ c̣n phải ẵm. Anh Th́n vốn là thợ mộc, xung vào tự vệ chiến đấu, sau tản cư th́ về phục vụ một đơn vị địa phương trên Sơn Tây cho đến ngày ḥa b́nh lập lại. Anh nh́n chị, vừa cười vừa kể :
- Em nói bác đừng cười, nhà em nó nhà quê nhà mùa, không đuổi thằng Tây th́ c̣n khuya mới được ra tỉnh. Ấy, em bị Tây càn, chạy dạt xuống từ Bất Bạt, du kích dẫn về ẩn vào những gia đ́nh cơ sở, và thế là em gặp nhà em... Kể th́ đúng có duyên có số cả. Tây đến càn nên phải giấu con gái, các cụ đẩy nhà em vào hầm bí mật, mà lại chỉ có ḿnh em... hà hà...
Chị Th́n đỏ mặt, quay đi nói như dỗi :
- Ôi thôi, cứ mang ra kể măi mà không biết xấu!
Cười hềnh hệch, anh Th́n oang oang :
- Bác đây xưa chỉ huy chúng tớ, chứ có bạ ai lạ đâu mà sợ! Đấy, nhà em nó xuống là chui tọt ngay vào ḷng em...
- Nói bậy! Cái hầm nó bé bằng tí...
- Ừ th́ bé... Trên đầu giầy săng đá nó dận cồm cộp, bác ạ! Lát sau th́ yên, và thế là... Thế là về sau em có dịp lại thỉnh thoảng ghé về, cho đến khi... nhà em chửa thằng bé đầu ḷng. Em xin cưới, ông bà cụ bên nhà em th́ phải cho đứt đi rồi. Nhưng đơn vị em kỷ luật em... Ối chà, gớm lắm, cứ kiểm thảo đi kiểm thảo lại. Cuối cùng, em tự phê, em là con chó. Lại chó đói. Đói t́nh đấy... hà hà...
Chính không nhịn được, bật cười :
- Đói cho đến ngày ḥa b́nh lập lại, rồi mới thêm được con bé đang ẵm kia, phải không?
Th́n gật, lại ê a :
- Dạ... nhưng chẳng suôn sẻ thế đâu! Phải xuất ngũ đă. Ông bà cụ bên nhà em có tí ruộng ‘’thành phần’’ nên phải lên Hà Nội mua cái nhà này, đến ‘’sửa sai’’ xong th́ mới lại trở về quê! Đấy - nh́n vợ đang lườm ḿnh, Th́n nheo mắt - em lấy vợ vất vả thế đấy, bác ạ!
Th́n lại cười, với điếu cày châm đóm, rít ṣng sọc. Qua làn khói xanh um, hồ Trúc Bạch chao đảo như say thuốc lào chỉ chực ngă xuống. Chính chợt buồn. Vất vả thế, nhưng Th́n có đôi có lứa, con cái ở bên. C̣n ḿnh, Huyền bây giờ xa lắc xa lơ. Con hai đứa, một theo mẹ. Đứa kia, phải ở với bà, bố đẻ ra mà không dám nhận con. Nghĩ đến đấy, Chính cảm thấy ḿnh hèn hạ. Tham gia Cách Mạng hơn hai mươi lăm năm qua, có bao giờ ḿnh chùn ḷng trước khó khăn nguy hiểm đâu? Từ ngày đánh chiếm Nam Đàn tới khởi nghĩa Yên Bái, rồi thời gian hoạt động nội thành cho đến khi chiến đấu bảo vệ Thủ Đô, sau trong Kháng Chiến th́ bôn ba hết chiến khu III đến chiến khu IV, ḿnh nào sợ ǵ dẫu thực dân Pháp có quân đội, có súng ống? Thế mà bây giờ, phải nhận là ḿnh sợ. Sợ ǵ chính ḿnh không hẳn rơ, nhưng cái sợ làm ḿnh co rút dần và nay biến ra một thứ ốc đảo. Cứ thế ḿnh ngậm miệng, im lặng thành cách dối trá với đồng loại, riết rồi dối trá với cả chính ḿnh lúc nào không hay.
Th́n lên tiếng mời ở lại dùng cơm. Từ chối, Chính đứng dậy kiếu vợ chồng Th́n. Chàng đạp xe trên con đê Yên Phụ, bỏ lại sau lưng Hà Nội, nhưng không sao dứt khỏi trí óc câu hỏi, này Chính ơi, sao mi lại hèn hạ đến thế? Mi sợ, nhưng sợ ǵ? Chính nhớ lời cha dặn ngày xưa ‘’...nam nhi th́ con ạ, uy vũ bất năng khuất. Làm việc nước phải dụng Trí, trên căn bản chữ Nhân, nhưng đừng quên chữ Dũng. Thiếu Dũng, sẽ chẳng thành người!’’. Đúng thế, cứ sợ, mi sẽ không thành người được. Chàng ngừng đạp, dựa xe vào một gốc cây, nhận ra đây chính là chỗ chàng đă đưa Khái Hưng sang sông hơn mười năm trước. Chính rùng ḿnh. Cho đến nay, chẳng một ai hay biết ǵ về chuyện chàng bí mật cứu một nhân vật Quốc Dân Đảng thời tản cư khỏi Thủ Đô trước ngày kháng chiến toàn quốc. Hơn năm sau, Khái Hưng bị ám sát ở Nam Định. Từ khi ấy, Chính không nghe động tịnh ǵ nhưng chàng vẫn thấp thỏm một nỗi lo âu của kẻ chót phạm tội. Liệu có phải từ đó, nỗi sợ nẩy mầm ? Như một thứ ung nhọt tấy sưng dưới những tế bào trong năo bộ ? Nhưng sợ ai ? Tại sao lại đi sợ ngay những người đồng chí đồng sinh cộng tử với ḿnh trong công cuộc giành độc lập đuổi xâm lăng ? Phải chăng họ đă khác đi, không c̣n là những con người ngày trước ?
Chính sờ lên cánh tay trái. Cảm giác lạnh lẽo vô tri nay c̣n khủng khiếp hơn ngày chàng bị thương trên chiến trường. Thương phế đến độ này không phải là bom địch, mà là do cái báng súng của một ‘’ đồng chí’’ cán bộ cơ sở quật vào vết thương chưa lành ngày chàng về nơi chôn rau cắt rốn. Chính ngậm ngùi nhớ lại những nỗi éo le đời ḿnh. Chàng không trách ǵ Xoan, chỉ c̣n thương xót và cầu xin cho Xoan yên ổn ở một cơi khác. Rồi chàng nghe giọng Khái Hưng năm xưa, nhắc đến Huyền và lời dặn ḍ lúc chia tay. Nỗi nhớ dâng lên và trào ra, mặn chát như nước biển trong mùa giông gió.
*
Ba ngày trước, Đang giúi vào tay Chính một sấp giấy pơ-luya, dặn, cậu đọc đi rồi cho tôi ư kiến, tôi sẽ ghé nhà cậu. Truyện kể Kim Bông, một con ngựa chiến về già kéo xe trong phủ Chúa, tủi phận tôi đ̣i, xin ra chạy thi với những con ngựa non, đứt ruột mà chết trong cái thế ‘’cao đầu phong vĩ’’. Chính đọc xong, ngơ ngẩn một buổi, đi đến đâu cũng như Kim Bông, nh́n ‘’ những cảnh vật trước mắt đều nhỏ lại, và thẳng tắp’’, và ‘’...cây cỏ, núi đồi cho đến màu giời xanh cũng chỉ là một đường thẳng’’.
Khi có tiếng gọi cửa, Chính ra mở, ngạc nhiên khi thấy Phùng Cung cười, sau lưng là Đang vừa dựng xe đạp vào vách nhà vừa nói :
- Có chuyện gấp, phải đến cậu ngay!
Nhớ những ngày hoạt động nội thành trước Tổng Khởi Nghĩa, Chính đón hai người vào nhà, giọng bỗ bă :
- Anh th́ có lúc nào mà chuyện không gấp!
Chưa ngồi xuống, Đang hỏi :
- Cậu đọc truyện của Cung chưa?
Gật đầu, Chính nh́n Cung. Rót nước trà từ phích vào hai cái tách, Chính chậm răi :
- Hôm nay tiếp đến hai con Kim Bông, tôi sợ cứ một đường chạy thẳng th́ chưa đứt ruột mà đă đâm đầu xuống vực!
Cung ngước nh́n, mắt ánh lên vẻ thách thức. Đang trầm giọng :
- Nhân Văn số tới định đăng ‘’ Con ngựa già của chúa Trịnh’’ đấy. Nh́n Cung, Đang hắng giọng, truyện đầu tay của anh chàng này... cậu thấy thế nào?
Không trả lời ngay, Chính hồi tưởng lại những cuộc họp trong ban văn hóa-báo chí của Thành Ủy. Từ ngày Hồ Chí Minh giữ trách nhiệm Tổng Bí Thư, không khí có cởi mở hơn, nhưng trong nội bộ đă có những va chạm giữa những người lănh đạo. Khi chuyện Hiệp Thương và Tổng Tuyển Cử để thống nhất Bắc-Nam vỡ ra như bong bóng, đám chủ trương cải cách ôn ḥa mất dần thế đứng. Trong bối cảnh xe tăng Liên Xô vào Budapest để bảo vệ xă hội chủ nghĩa sau những biến động chính trị gây ra từ bản báo cáo về tệ sùng bái cái nhân Stalin của Krút-Sốp, phe tả khuynh ở Hà Nội tăng áp lực chống ‘’thỏa hiệp giai cấp’’ trong một xă hội có hơi hướng cải cách tư bản chủ nghĩa. Khâu tư tưởng trở nên then chốt, và báo chí thành tuyến lửa giữa hai khuynh hướng hữu - tả. Chính biết, gió đă lên và đang đổi chiều, con diều nào bay càng cao th́ chắc sẽ rơi càng nhanh. Phùng Cung lại ngước nh́n, mắt hấp háy, miệng mím lại :
- Anh thấy thế nào ?
Chính ngần ngừ :
- Câu hỏi là hỏi một cá nhân tôi, hay là hỏi một cán bộ Thành? Không đợi Cung đáp, Chính tiếp - Nếu là cá nhân, th́ tôi rất thích cái ngụ ngôn tân thời này v́ có thể chia xẻ đôi điều...
Cung cắt ngang :
- C̣n như một cán bộ?
Chính chậm răi :
- Trước Tổng Khởi Nghĩa, tôi làm công tác báo chí của Đảng trong nội thành, cũng như anh Đang. Nh́n Đang, Chính tiếp, và chúng tôi dặn nhau, phải hết sức cẩn thận, không để Tây nó bắt, tránh lộ diện khi chưa chắc nắm được phần thắng.
Đang giơ tay chặn :
- Đúng, nhưng đấy là với địch. Bây giờ, chỉ có ta...
- Ta th́ có ta thế này, ta thế kia! Chính ngần ngừ, nhẹ giọng.
- ...
- Nhưng vẫn là ta với nhau, Chính nói vớt, như tự bào chữa.
Cung bực bội :
- Chịu anh! Ta với nhau cả với bọn ‘’ mạ’’ Đảng để vinh thân à ! Chúng nó chỉ bề ngoài, cạo ra là thấy bản chất một bọn kền mạ bạc, bọn vong nô cho quyền lực !
Chính xen vào, giọng khẩn khoản :
- Nhưng quyền lực th́ là sắt, mạ mặt ngoài thế nào th́ mạ nhưng trong vẫn cứ là sắt. Gần đây, ‘’ người ta’’ bảo các đồng chí tập kết đ̣i về giải phóng miền Nam, hô lên thống nhất đất nước là nhiệm vụ hàng đầu. Chính Ông Cụ cũng phải lùi...
Đang thở ra :
- Với cái khẩu hiệu giải phóng miền Nam đó th́ Lê Duẩn nhắm củng cố quyền lực. Nó lại hợp với khẩu vị đám Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng. Quay sang Chính, Đang hỏi – c̣n Lê Văn Lương? Lương nay thế nào?
Chính bật cười, ngao ngán :
- Lương th́ trước sao, sau vậy! Nhưng này...Chính tiếp, chuyện đó có ǵ là gấp như anh nói hồi nẫy nào...
- Hừm, mới đây thấy ông ấy ôm hôn mấy đồng chí Liên Xô sang thăm hữu nghị ta. Cung trề môi hóm hỉnh - mấy đồng chí trông cũng béo tốt có kém ǵ Tây ‘’ đoan’’ ngày xưa đâu!
Chính ngắt :
- Thôi bây giờ các anh đến thật ra là có việc ǵ?
Đang xoa tay :
- Nhân Văn nhờ cậu t́m cho ít giấy để in báo số tới. Bây giờ, bị chặn khắp nẻo, anh Bảo nhà in Minh Đức nay chịu không t́m đâu ra giấy. V́ thế, tôi mới nghĩ đến việc nhờ cậu!
Chính nhăn mặt. Từ hai tháng nay, cơ quan chàng được chỉ đạo phải thu mua giấy trên thị trường, và kiểm soát bằng cách phân phối trực tiếp, có cân đong cẩn thận. Nghe Chính kể thế, Cung buột miệng :
- Báo chí tự do, nhưng giấy in báo th́ kiểm soát. Thật là quá thời Tây ngày xưa! Th́ ra chống Stalin là chống cái mồm thôi... Mồm nói một đằng, tay làm một nẻo!
- Thế anh có giúp được không? Đang gặng
Lắc đầu, Chính lạnh lùng đáp :
- Không! Tôi không thể làm vậy. Tôi có trách nhiệm...
Đang bật dậy :
- Trách nhiệm, hừ! Trách nhiệm bây giờ là chống bọn Stalinít... Anh sợ th́ có! Dấn thân đi Cách Mạng một phần tư thế kỷ, anh không sợ... Sao bây giờ lại thế!
Chính nhẩn nha :
- Anh nói đúng! Tôi sợ. Sợ thật!
- Anh sợ cái ǵ? Anh sợ ai?
Chính nh́n xuống chân, nhỏ nhẹ :
- Tôi sợ chúng ta. Tôi cũng xin các anh đừng lao xuống vực. Tôi nhắc, như ngày kháng chiến chống Pháp trong nội thành, phải cẩn thận. Với địch, cái thế sống - chết dễ. Với ta, khó và phức tạp hơn nhiều. Anh Đang, chuyện Chỉnh Đốn Tổ Chức vừa xảy ra, anh nhớ hộ...
Đang kéo Cung đứng lên, sẵng :
- Thôi ḿnh đi về! Mất th́ giờ vô ích...
- Quên, nói để các anh biết. Chúng tôi đang học đường lối, và bên Tuyên Huấn mang cái phát biểu của anh Nguyễn Mạnh Tường ở Mặt Trận Tổ Quốc tháng mười một năm ngoái, phê là điển h́nh của tổ chức xă hội lai căng theo chủ nghĩa tư bản Tây phương. Tháng vừa rồi, ngày nào tôi cũng nghe rằng tư bản đang giăy chết. Và nền dân chủ xă hội chủ nghĩa th́ dân chủ gấp trăm lần cái nền dân chủ h́nh thức bên Mỹ, Anh, Pháp...
Quay sang Cung, Chính hạ giọng :
- ... c̣n với anh, một nhà văn, th́ đừng sợ tác phẩm ḿnh sẽ mai một.Tác phẩm phải viết, cứ viết.Viết rồi, tác phẩm sẽ mang thân phận của nó. Và kéo theo phía sau định mệnh của nhà văn như một hệ quả!
*
Hữu Loan tay xách chai rượu, tay kia mở cửa cất tiếng gọi. Chính choàng dậy. Trời đă chập choạng tối, gió thốc cái lạnh cuối thu ùa vào. Mở chạn, Loan t́m hai cái ly nhỏ, miệng cười :
- Nào, dậy làm một ly. Anh ơi ly rượu nhỏ. Rượu nhỏ một ly thôi. Uống lên cho đỏ mặt. Cho lên hương cuộc đời...
Chính bỡ ngỡ :
- Có chuyện ǵ vui mà rượu thế?
- Nhân Văn số 5 ra rồi. Được lắm! Cậu có biết anh chàng Phùng Cung là ai không? Viết rất ghê...
Chính gật gù, tay đỡ ly rượu đưa lên môi, đáp :
- Có... mà này, nghe đâu Đại Sứ Ba Lan phàn nàn bài nhận định của Nhân Văn với bên Ngoại Giao. Vừa rồi, những biến cố ở Hung Gia Lợi làm cho ‘’ ta’’ bị động. Trên Ban Bí Thư Đảng đang bàn, và chỉ ngày một ngày hai là sẽ có Sắc lệnh về chế độ báo chí.
- Sắc lệnh thế nào?
- Một trong những vấn đề gai góc là chế độ kiểm duyệt thông tin và báo chí tư nhân. Trong bối cảnh quốc tế đang dao động, và trước cái khả năng không thể thống nhất đất nước qua Tổng Tuyển Cử theo Hiệp Định Genève, ta phải coi mục đích giữ chính quyền hiện nay như giữ con ngươi tṛng mắt...
- Ờ! Nhất là sau Cải Cách Ruộng Đất... Nay có những kẻ bất măn hô giống kiểu Hoàng Cầm hay Trần Dần, cứ túm lấy lưng quần phục xuống mà đánh vào Đảng! Loan trầm ngâm - Thế là cứ rối tinh lên. Đám sinh viên vừa ra tờ Đất Mới, cậu đă đọc chưa ?
Chính gật, rồi trầm ngâm :
- Nếu động chạm mạnh, sẽ gặp phản ứng gay gắt. Cậu viết lách ǵ cũng nên cẩn thận. Tuyên Huấn - Tuyên Giáo đang sửa soạn đối phó đấy! Họ c̣n bị cái ‘’ trăm hoa đua nở, trăm nhà tranh tiếng’’ ḱm chân ḱm tay, đợi xem bên Trung Quốc t́nh h́nh diễn biến thế nào rồi mới phản ứng.
Hai người rủ nhau ra ngoài đi ăn. Chính đưa Loan đến chỗ phở gánh chợ Châu Long ngon có tiếng. Ăn xong, cả hai đến quán nước anh Th́n. Vừa thấy Chính, anh vồn vă :
- Chào bác! Mời hai bác vào xơi nước...
Kéo tay Chính, Th́n tiếp :
- Cái nhà bác người thấp thấp đấy, đến lấy rồi. Móc túi lấy một tờ giấy đưa vào tay Chính, anh xởi lởi - biên lai đấy, bác xem!
Liếc qua, Chính nhét nhanh mảnh giấy vào túi quần, cười như không có chuyện ǵ. Loan nhăn mặt, nh́n ra chỗ khác.
Vừa ngồi xuống, một cụ già ở phía sau hiện ra. Cụ chào, rồi kéo chiếc điếu cày, tay nhồi thuốc lào vào nơ, Th́n vừa rót nước, vừa nói :
- Đây là ông cụ thân sinh nhà em. Ông bà nay lại về ở với chúng em.
Chính ngạc nhiên :
- Sao độ trước anh nói các cụ về quê mà!
Ông cụ thở khói thuốc, khẽ ngật cổ, ề à :
- Dạ đúng! Chúng tôi về quê xin lại nhà, lại đất. Ủy Ban Xă bảo chờ, hăy tạm trú tại nhà ông anh họ. Chờ cả mấy tháng, nhưng nhà đất chúng tôi th́ có người chiếm mất rồi. Không thể đuổi họ được, họ thành phần cơ bản cả, lại có con là liệt sĩ!
Loan nhướng mắt :
- Nhưng đă có lệnh sửa sai cơ mà!
- Dạ vâng! Có sai, có sửa. Nhưng mà trên Ủy Ban Xă chỗ chúng tôi, họ bảo sửa rồi lại sai, th́ sửa măi à...Thế là phải có kế hoạch. Mà các ông biết đấy, kế hoạch th́ phải thông qua các ngành, các đơn vị, rồi quần chúng. Thôi th́, tôi bàn với nhà tôi, lên Hà Nội với các cháu vậy. Lên đến đây, xin nhập hộ khẩu lại không được. Nhà này chúng tôi mua, khi đi có lên Ủy Ban hành chính Quận làm giấy nhượng lại cho vợ chồng nhà Th́n đây, nhưng cho đến bây giờ giấy tờ cũng chưa xong...
Anh Th́n xen vào :
- Vợ chồng em cũng vẫn chưa có hộ khẩu các bác ạ! Nhưng mà các đồng chí trên Ủy Ban bảo, cứ yên tâm. Em lại xin mở cái xưởng mộc sau nhà để sản xuất, được động viên tích cực, không lo...
Th́n hềnh hệch cười, tiếp :
- Hai bác xem cái bàn làm việc em đang đóng để mừng thượng thọ Bác Hồ. Các anh trên Ủy Ban thích lắm! Kéo tay Chính và Loan, Th́n đùa - đóng xong bàn là có hộ khẩu cho cả nhà... Mời các bác xem!
Th́n đi trước, tay cầm đèn măng-xông, miệng suỵt soạt :
- Gỗ gụ quí lắm, lại không dùng đến một cái đinh nào, chỉ độc chân mộng với tua mà vững như bàn thạch!
Tay chỉ, Th́n nghiêm trang :
- Bác xem cái mặt bàn đây, chỉ một nước bào cuối là nổi mặt lụa. Gỗ có hồn của gỗ, hai bác ạ! Em định ghép một hàng chữ mừng Bác Hồ, nhưng chẳng học hành được bao nhiêu, nên xin hai bác cho ít chữ... Xưa em học nghề với thầy em, cũng có khi phải lát chữ, nhưng toàn là khẩu hiệu phong kiến, như Công Thành Danh Toại. Giờ th́ khác, các bác cho cái chữ ǵ nó Cách Mạng cơ! Em nghĩ, ư người nhưng ḷng gỗ. Gụ là thứ gỗ bền vững ngh́n năm, như đá như vàng. Ư với ḷng phải đi với nhau mới được!
Loan buột miệng :
- Th́ cứ Cần - Kiệm - Liêm - Chính
Th́nh ĺnh, quay sang Chính, Loan hỏi giọng lạnh lùng :
- Nẫy, giấy kư nhận ǵ đấy ? Việc công hay việc tư ?
Chính giật ḿnh. Chết chưa, đến một người như Loan đă là bạn ḿnh trên dưới ba mươi năm không hiểu sao nay giọng cũng đầy ngờ vực. Chỉ hai năm sau ḥa b́nh lập lại, chuyện ǵ đă xảy ra trong cái xă hội đang c̣n chênh vênh này ? Nghiến răng, Chính lôi mảnh giấy ra. Dưới ánh đèn, Loan đọc ‘’ Đă nhận’’ và kư MĐ. Trước ánh mắt ḍ hỏi của Loan, Chính nói nhỏ :
- MĐ là Minh Đức. Nhờ thế mà cậu mới đọc Phùng Cung và mang rượu đến uống với ḿnh đấy!
Khi bước khỏi quán nước, Chính buồn bă :
- Không có cậu th́ chắc tôi đă xanh mồ ở Bùi Chu ba năm trước rồi. Nhưng có những chuyện nói ra chỉ thêm phiền cho người nghe, chứ chẳng phải tôi không tin cậu đâu. Mới đây, ta là ta, địch là địch. Bây giờ, ta với địch như xôi với đậu. Nói riêng với cậu là Ủy Ban hành chính Thành Phố đă làm việc với Đang và Lê Đạt. Họ kết Đang cái tội kêu gọi biểu t́nh, có ư phá hoại chính trị, và chỉ đợi sắc lệnh báo chí ra là đ́nh bản tờ Nhân Văn.
Loan vỗ vai Chính, như để xin lỗi. Chàng nghĩ đến tiền đồ và ngửng lên nh́n vào màn đêm đặc sệt.