12MatDang

 

12

 MẬT ĐẮNG

 

 

 

 

 

      Chính bốc điện thoại, nghe giọng hốt hoảng của Tuyên, Bí Thư Thành Ủy, báo :

      -  Anh đi ngay xuống Chèm.  Tai  nạn xe chết người, mà lại là xe Phủ Chủ Tịch.  Đề nghị anh thu hồi tất cả phim ảnh bên báo chí chụp.  Quốc Hùng sẽ sang bên anh để cùng đi!

 

Chỉ năm phút sau, Hùng gơ cửa, dáng vội vàng. Sau Tổng Khởi Nghĩa, Hùng hoạt động dưới quyền Lê Giản bên Công An Thành nên quen mặt Chính từ thời ấy.  Hùng tự ḿnh lái chiếc Jeep, đằng sau có hai nhân viên.  Ngồi cạnh, Chính thu người cho đỡ lạnh, tai nghe tiếng hú của chiếc com-măng-ca chở một nửa tiểu đội công an chạy sau.  Xe đổ dốc Chèm, xa xa đám người nhốn nháo quây quanh một chiếc Volga màu đen.  Ở giữa hàng cây thứ ba và thứ tư, người ta đắp một chiếc chiếu trên thi hài người bị nạn.  Khi đó, mấy anh phóng viên báo Nhân Dân, báo Thủ Đô và Thời Mới đang bấm máy tí tách, ánh flash lóe lên, lăng xăng đến định lật chiếu ra chụp.

 

      Chính nhảy xuống xe. Đám công an bắt đầu yêu cầu những người ṭ ṃ giăn ra để thi hành công vụ. Vẫy mấy anh phóng viên vốn quen biết, Chính nhẹ giọng :

      -  Thôi, đừng chụp nữa!  Thành Ủy có lệnh xin lại các cậu mấy cuộn phim bấm rồi!

Một anh đùa :

      -  Xin là thế nào, đây chỉ có bán...  Không cho được, v́ phim là tài sản của báo, của tập thể!

Chính nghiêm trang :

      -  Tôi sẽ kư nhận, rồi Thành Ủy sẽ đền cho các báo.  Nhưng tôi được lệnh phải thi hành, các bạn thông cảm cho.

 

Quốc Hùng vẫy công an, nhưng thật ra không cần v́ mấy anh phóng viên đă tự động tháo phim lấy ra khỏi máy. Chính đến gần, cúi xuống, lật chiếu. Nạn nhân là một người đàn bà có khuôn mặt thanh tú, nhưng mắt lồi ra trợn trừng hoảng sợ.  Nh́n toàn thân, trừ mái tóc bết lại, không thấy vết máu chỗ nào khác.  Cạnh cái xác là một chiếc chăn dạ màu xám như chăn phát cho bộ đội.  Quốc Hùng nhặt chiếc chăn lên, đưa mũi ngửi th́ Công An Trung Ương cũng vừa tới.  Họ móc chiếc xe Volga kéo đi, và để xác lên băng-ca một chiếc xe cứu thương đi về bệnh viện Bạch Mai.

 

      Đến bệnh viện, nửa giờ sau công an đưa một người con gái chạc đôi mươi vào nhận diện người chết. Cô này nghe đâu là em họ của nạn nhân, mặt ngơ ngác, nước mắt giàn giụa. Khi đi ra, cô ấm ức kêu:

      -  ... Giời Phật ơi, cứu tôi với!

 

Lời kêu cứu đó, không một ai hiểu. Chính nh́n hồ sơ khám nghiệm.  Nạn nhân, được em là Vàng nhận diện, tên Xuân, người Cao Bằng, hiện ngụ tại số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Quốc Hùng buột miệng:

      -  Nhà này thuộc sở Công An!  Lạ thật!

 

Chính hỏi, người gây ra tai nạn là ai.  Quốc Hùng lắc đầu, nhưng đoán chắc là một anh lái xe Phủ Chủ Tịch.  Trưa hôm ấy, Quốc Hùng được Công An nội chính thông báo người lái xe gây tai nạn sợ quá nên đă treo cổ tự tử.  Đến tối, khi Chính về nhà được một lúc th́ Đặng Kim Giang tạt vào. Giang hỏi :

      - Tôi nghe người đàn bà bị tai nạn ở Chèm tên Xuân, có phải không?

Chính ngạc nhiên, nhưng gật đầu, thầm nghĩ có lẽ v́ là xe Phủ Chủ Tịch nên mới có dư luận ǵ đây.  Giang ngẫm nghĩ rồi bảo :

      -  Nếu tên là Xuân th́ anh Huỳnh biết. Cô ấy lên phục vụ Ông Cụ từ hai năm nay, nghe đâu cuối năm vừa rồi th́ ở cữ, mới đâu ba bốn tháng...

 

Chính rùng ḿnh, gai ốc nổi dọc sống lưng, tay đưa lên xoa mặt.  Như thế, phải chăng chính Công An đă tạo ra hiện trường tai nạn với xe Phủ Chủ Tịch, nạn nhân lại là kẻ gần gũi với cụ Hồ, vừa Chủ Tịch nước, vừa kiêm Tổng Bí Thư Đảng ?  À, c̣n chiếc chăn dạ xám!  Bọn sát thủ nhà nghề chùm lên đầu rồi đập bằng chầy, và mái tóc bết lại chắc là máu ứa ra từ đỉnh đầu.  Nhưng hung thủ đâu?  Đă treo cổ tự tử ?  Hay cũng lại bị giết để phi tang ?  Kể lại những chi tiết ḿnh biết cho Giang nghe, Chính hỏi, tại sao?   Giọng lo lắng, Giang đáp :

      -  Có lẽ chúng nó sẵn sàng ‘’lật’’ Ông Cụ, dùng xe Chủ Tịch để vu oan giáo họa, chứng tỏ rằng chúng chẳng c̣n nể nang bất cứ ai !  

 

Chính lập cập, răng đánh vào nhau :

      -  Nhưng chúng nó là những đứa nào? 

      -  Là bọn phải lùi sau sửa sai Cải Cách Ruộng Đất, nhưng không thua. Chúng vẫn c̣n vô số quyền lực trong tay và sẵn sàng làm mọi cách triệt hạ những kẻ đối lập với chúng! Giang đáp.

 

H́nh ảnh Trần Quốc Hoàn mặt như mặt chuột nhắt nhe răng ra đe dọa.  Chính rùng ḿnh.  Chẳng lẽ vận mệnh Ông Cụ lại nằm trong tay

một tên lưu manh đang nắm guồng máy an ninh của đất nước non trẻ này.  Chàng tội nghiệp cho Ông Cụ. Và lo, lo cho thân ḿnh.

*

 

      Báo Nhân Văn số 6 bị Ủy Ban Hành Chính Thành Phố ra lệnh cấm không cho in.  Tháng 2 năm 1957, Đại Hội Văn Nghệ toàn quốc lần thứ II được triệu tập sau khi sắc lệnh hủy bỏ tự do bảo chí do chính Hồ Chí Minh kư kết được phổ biến chính thức. Chủ Tịch Quốc Hội Trường Chinh đọc tham luận kêu gọi phóng tay đấu tranh ‘’đập nát’’ phong trào  Nhân Văn Giai Phẩm.

 

      Tết năm Dậu, những người cộng tác với Nhân Văn và Giai Phẩm bảo nhau, trời chưa sáng, gà đừng vội gáy. Nguyễn Hữu Đang phân bua, tôi đâu có kêu ai gọi ai biểu t́nh, chỉ tŕnh bày rằng cái quyền biểu t́nh có ghi trong Hiến Pháp của nước Trung Hoa Nhân Dân mà thôi.  Lê Đạt vẫn giữ cái cười cố hữu, hô hố chúc Tết « Năm mới, mẹo mới ».  Thời gian đó, anh khổng lồ hàng xóm phương Bắc vẫn c̣n để trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng.  Guồng máy lănh đạo Đảng và chính quyền ở Hà Nội cẩn thận nghe ngóng những biến động trong phe xă hội chủ nghĩa, bề ngoài tỏ ra ḥa hoăn khoan nhượng.  Hội Liên Hiệp Nghệ Thuật được thành lập, đứng đầu là Nguyễn Đ́nh Thi, tập hợp tất cả những bộ môn Văn, Họa, Nhạc...  Thi được ban Tuyên Huấn nâng lên cấp lănh đạo văn nghệ ngay sau khi nhà thơ này đăng một loạt bài tích cực ủng hộ tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu trên báo Văn Nghệ.  Tháng 4, Hội Nhà Văn ra đời, Tô Hoài làm tổng thư kư.  Báo Văn của Hội giao cho Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng trách nhiệm. Lê Đạt bị ngưng công tác ở báo Văn Nghệ, nhưng được cử vào ban đối ngoại của Hội Nhà Văn.  Phùng Cung thành thư kư Công Đoàn.  Hoàng Cầm, Hoàng Tinh Linh đều là Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội.

 

      Bên Trung Quốc, sau khi ‘’trăm nhà đă đua tiếng’’, bọn hữu khuynh tự thú và hiện h́nh như một đàn vượn thơ ngây. Chính quyền đổi từ trắng sang đen, giơ thẳng tay lên đập.  Sau hai mươi lăm năm là Đảng viên, nhà văn Đinh Linh bị khai trừ, ban đầu được khoan hồng cho làm việc lau chùi trong Hội Nhà Văn Trung Quốc, nhưng cuối cùng cũng bị bắt đi lao cải.  Đồng thời ở Liên Xô, Balan, Cộng Ḥa Dân Chủ Đức... những cuộc chỉnh huấn văn nghệ cũng bùng lên, thiêu rụi cái hy vọng một xă hội chủ nghĩa có thể giữ được chút ít tính dân chủ và nhân bản. Ngay sau đó, Bộ Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam ra nghị quyết 30 về công tác chấn chỉnh văn nghệ.

 

      Thời gian đó, cuộc cải tạo tư sản trong công - thương nghiệp thành cao trào ở miền Bắc.  ‘’ Mẹo mới, năm mới’’ là bài thơ ‘’ Cửa hàng Lê Đạt’’, chưa in trong báo Văn nhưng đă có tiếng x́ xào, Đạt sắp nổ một quả bom trong dư luận.  Bom tịt ng̣i v́ công nhân nhà in làm ầm lên rằng bài thơ đó đi ngược quyền lợi giai cấp. Họ gỡ hết morát, không in để phản đối luận điệu nối dáo cho bọn tư sản trong bài thơ. Chi bộ Đảng cấp tốc gọi Lê Đạt lên thông báo quyết định khai trừ  Đạt khỏi Đảng. Vài ngày sau, cơ quan lư luận của Đảng là báo Học Tập chĩa mũi dùi vào phê phán báo Văn.  Tô Hoài, Nguyên Hồng và Nguyễn Tuân phản pháo.  Tuân khệnh khạng hạ bút ‘’ Phê b́nh nhất định là khó’’, giọng không giấu được chút miệt thị đă thành nếp một thời vang bóng.  Hoài vuốt tóc theo thói quen dẫu đầu đă hói, ngẫm nghĩ rồi đến kết luận, chính Thi là đầu mối của cáo buộc cho rằng báo Văn là cái rớt của bọn Nhân Văn phản động.

 

      Trưa hôm đó, Lê Đạt đi ṿng bờ hồ.  Một ṿng.  Rồi hai ṿng.  Cái hẹn với Đang làm như t́nh cờ mà gặp h́nh như có vẻ trục trặc rồi.  Đạt không c̣n cười được nữa, quyết định đi thêm một ṿng, mắt nh́n đồng hồ trên nóc nhà bưu điện.  Trên đường dây điện nối những cột đèn thẳng đuỗn trong gió lạnh, quạ đen đậu thành hàng, im ĺm tru mỏ ngắm thế gian đang co quắp trong buổi đông hàn. Thỉnh thoảng một hai con bay vù lên rồi biến sau những mái ngói đỏ.  Chuông đồng hồ vang lên khi hai chiếc kim chỉ giờ chỉ phút chặp lại ở con số mười hai. Người trên hè phố bước nhanh, kẻ dưới ḷng đường g̣ lưng dướn ḿnh đạp xe đạp. Gió xoáy lên. Xoáy ngược. Người bước tới, thành ra lùi.  Xe đạp lao về phía trước đâm tuột ra sau.  Đạt tức thở, ngửa mặt hít một hơi dài. Không khí bỗng rút khỏi buồng phổi. Đạt sợ.  Nh́n lên, kim đồng hồ bưu điện lùi về số mười một.  Thế, không c̣n là mười hai giờ trưa, mà là mười một giờ kém năm phút.  Đạt giụi mắt, cả hai chiếc kim lừ đừ quay ngược lại. A, cơn gió xoáy. Hai chiếc kim cùng lùi về số mười, rồi số chín.  Đạt chóng mặt, lảo đảo  ngồi xuống chiếc ghế đá ven hồ. Nh́n lên, bây giờ là tám giờ kém hai mươi.  Nhắm mắt, Đạt thầm nhủ, thời gian cứ ngược ṿng trong cơn gió xoáy măi th́ rồi Hà Nội sẽ trở lại nguyên dạng Thăng Long đời nhà Trần.  Rồi nhà Lư.  Đạt hả miệng gào lên, chúng ta đang đi ngược đường lịch sử. Ai đó đưa bàn tay che miệng Đạt lại.  Vùng ra, Đạt thấy một đứa bé.  Nó nắm tay một bà già áo vàng, bảo :

      -  Bà ơi!  Ông ấy kêu to th́ chỉ có chết.  Cơn gió xoáy này sẽ xé ông ấy ra thành ba mảnh!

 

Bà già áo vàng nh́n Đạt, giọng xót thương :

      - Thôi về đi, đường trần đâu có ǵ! Ngược rồi xuôi, xuôi rồi ngược...

Đạt lấy hết sức, thốt lên :

      -  Tôi chỉ muốn chúng ta đi về phía trước!

      -  Nhưng người ta kéo ông lại.  Phía trước là phía chỉ có các ông mới thấy.  C̣n người ta, họ hàng trăm, hàng ngàn, họ quen với phía sau, có nhích th́ nhích từng bước, khi lên phía trước, lúc lùi phía sau.  Các ông lại vội vă, cho nên quàng dây vấp đá là tất nhiên, tránh thế nào được!

Đứa bé lắc lắc tay Đạt, nhắc :

      -  Thôi, ông về đi!

 

Nó bỏ tay ra. Đạt quay lại, nhưng không thấy một ai.  Nh́n lên mặt đồng hồ bưu điện, kim chỉ mười hai giờ mười lăm phút.  Quạ đậu trên dây điện th́nh ĺnh bốc lên bay về phía Tháp Gươm, cánh đập phành phạch.  Đạt đứng lên.  Trên phố Tràng Tiền, một đoàn công an  bước rầm rập về phía nhà Thủy Tạ.  Đạt đi như chạy, máu trong người đặc lại.  Đến trước cửa nhà, Đạt nghe tiếng khóc.  Đẩy cửa, Đạt thấy Thụy An đang ôm vai Thúy, nói nho nhỏ.  Thụy An vốn là chỗ quen biết thân t́nh. Ngước mắt nh́n Đạt, Thụy An khẽ cười.  Thúy th́nh ĺnh đứng bật dậy.  Nàng chạy về phía Đạt, tóc xổ ra, mặt mũi ướt nḥa nước mắt.  C̣n đang sững sờ th́ Thúy đấm b́nh bịch vào ngực Đạt, miệng kêu :

      -  Ối anh ơi!  Đi chỗ nào người ta cũng bêu chồng phản động.  Chữ với nghĩa, làm cho em khổ sở nhục nhă thế này!

     

      Đứng yên, Đạt để Thúy đấm, và bắt đầu sợ.

 

 *

 

      Đầu năm 58, văn nghệ sĩ ở Hà Nội phát hiện hai loại dịch tâm thần.  Thứ nhất, là chuyện biên chế.  Ai ra?  Ai ở lại?  Kẻ ra, phải làm ǵ để sống?  Trần Dần nghĩ đến việc kẻ áp phích.  Văn Cao, tác giả quốc ca, một trong sáu người chủ chốt  Giai Phẩm mùa Xuân với bài thơ ‘’Anh có nghe thấy không’’, định quay sang làm sơn mài.  Tế Hanh, dẫu vô can, ṿ đầu vỗ trán rồi bảo, muốn sống th́ dịch văn học nước ngoài.  C̣n Phùng Cung, ôi đủ thứ dự án, nào là làm đinh, làm bún, đóng gạch...Thứ nh́, chuyện ám ảnh là chuyện ‘’đi học’’.  Trung Ương tổ chức một hội nghị ‘’đấu tranh tư tưởng’’ dành cho đảng viên, tất cả một trăm bảy mươi hai người. Tham dự có Đặng Đ́nh Hưng, Văn Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng... Ba ngày trước Tết th́ ‘’học’’ xong.  Lê Đạt đến Hội.  Văn Cao lảng.  Đặng Đ́nh Hưng th́ thào ‘’gay lắm’’ rồi biến.  C̣n Tô Hoài, dặn Đạt ra quán cà phê, nhưng rồi không dám đến. Đạt ngơ ngác, đợi rồi đi, ḷng thắc thỏm không yên. Bạn bè ứng xử như bị đe dọa, tất nhiên là có thế nào mới vậy. Thế là thế nào?  Đạt quay lại Câu Lạc bộ. Tú Mỡ ngồi vắt vẻo, giọng diễu cợt, ‘’ năm mới, mẹo mới thế nào?’’.  Đạt không đáp, quay sang vỗ vai Nguyên Hồng đang ngao ngán nh́n trần nhà. Tú Mỡ tiếp :

      - Câu đối Tết nhé.  Đối lại được th́ tớ có thưởng cho các cậu.  ‘’ Tết Mậu Tuất, túi mậu śn, ngất ngưởng đi qua hàng mậu dịch’’.  Ba cái mậu đấy, đối đi?

 

Nguyên Hồng nhổm dậy, văng tục rồi nghiến răng :

      - Lạy cụ, chẳng đối với lại đáp!  Cụ chẳng hiểu đếch ǵ cái t́nh h́nh bây giờ cả...

 

Dứt lời, Nguyên Hồng mở cửa, không chào ai, đi thẳng. Tú Mỡ, cũng như Phan Khôi, xưa vốn là Quốc Dân Đảng và có liên hệ rất mật thiết với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.  Cả hai lên chiến khu sau ngày Toàn Quốc Kháng Chiến, và với chính sách mặt trận đoàn kết mọi thành phần, họ đều tham gia công tác báo chí văn hóa. Không nói ra, ai cũng biết họ không tâm phục, nhất là Phan Khôi, có lần huỵch toẹt những lời chế diễu cay độc kiểu gọi cỏ dại là cỏ cụ Hồ. Báo Văn bị đ́nh bản, số cuối cùng có bài ‘’ Ông Năm Chuột’’ của Phan Khôi.  Nhà văn lăo thành này đă cùng Trần Duy ra đứng mũi chịu sào cho loạt báo Nhân Văn, che cho những người điều hành đàng sau là Đang, Đạt và Hoàng Cầm. Phan Khôi ấm ức vớt vát : ‘’ Đóng th́ thôi, nhưng Văn cũng làm được nhiều việc... Này nhé, Khôi đằng hắng, có Cùng Những Thằng Nịnh Hót của Hữu Loan, Hăy Đi Măi của Trần Dần, Phở của Nguyễn Tuân...  Toàn là những thứ  để đời!  Cái khẩu khí  trong Lời Mẹ Dặn của Phùng Quán, ‘’ Bút giấy tôi ai cướp giật đi, tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá’’,  không phải đời nào cũng có! ‘’.

 

      Sau khi Nguyên Hồng đi, Đạt nói dăm câu bâng quơ rồi cũng kiếu từ. Đạp xe vào nhà Tô Hoài ở Bưởi, Đạt gặp Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Văn Bổng.  Họ đang bàn với Bổng về cái câu ‘’ đấu Tuân, lui Tưởng và nẹt Hoài’’ thực hư thế nào.  Tay vuốt trán, Hoài lửng lơ :

      -  Nẹt th́ ai nẹt chứ phần tôi, tôi sẽ nói lên chỗ Thủ Tướng... Cứ để mấy anh mặt trắng như anh Thi anh ấy nói này nói nọ th́ chỉ có mất đoàn kết.

      -  C̣n lui Tưởng th́ dễ thôi, dạo này tớ có viết được chữ nào đâu mà lui với tiến, Tưởng chua chát nh́n lên.

 

Bổng với tay đưa ly nước chè lên miệng.  Tập kết từ năm 55, Bổng vốn lành nhưng chẳng biết có người nào xui mà Bổng đánh mọi thứ thơ, rồi lại đưa ra xưng tụng loại thơ truyền khẩu ‘’rằng xưa ở tỉnh Vĩnh Trà’’ khiến ai nấy sững sờ. Ấy thế mà có những thế lực chính trị đề cao là Bổng đă giác ngộ sâu sắc tính quần chúng, mặc cho đám văn nghệ sĩ tụm lại bụm miệng cười châm chọc. Kim Lân nh́n Tưởng,  an ủi:

      - ... rồi vẫn là chỗ anh em với nhau thôi.  Có đấu là đấu tranh tư tưởng về đường lối văn nghệ, và xong là thông cảm nhau, đừng để mất đoàn kết.

 

Bổng vẫn im ĺm từ khi Đạt bước vào chợt đứng lên, nh́n xéo, giọng đanh lại :

      - Nhưng cũng có đấu tranh chống bọn phản động tay sai cho chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh đó, Bổng lừ lừ nh́n, là giữa ta và địch!

 

Nói xong, Bổng bước ra, nhảy phóc lên xe đạp đi thẳng.  Không gian bỗng dưng khép lại ngột ngạt những cái nh́n quanh trốn tránh.  Mọi người ngậm tăm, chẳng  ai muốn nói ǵ với ai.  Bên ngoài, đèn đường thắp lên.Vạn vật mang màu kim khí han rỉ váng lên những mảnh vàng vọt một buổi chiều lạnh căm căm. Đạt cắn răng, ḱm niềm tủi thân. Kèm vào, một cái ǵ đó như nỗi sợ mỗi lần chàng bước giữa băi tha ma ngổn ngang mồ mả khi c̣n bé. Những lần đó, chàng lạy Trời khấn Phật.  Nhưng lần này, khấn ai đây?  Tưởng nói để an ủi Đạt:

       -   Chắc Bổng nó quá chén.  Tập kết nên cậu ta cứ độ Tết là nhớ nhà nhớ cửa, lồng lên đ̣i giải phóng miền Nam...

 

Tô Hoài chặc lưỡi, nâng ly, giọng nửa đùa nửa thật :

      -  Uống đi!  Sau lớp học vừa rồi, tôi ngộ ra một điều, là có những kẻ trong hàng ngũ chúng ta c̣n phải học c̣n nhiều.  Th́nh ĺnh, Hoài nghiêm giọng - Các buổi học vừa rồi th́ thật là dân chủ.  Ḿnh thống nhất là phải chuyển lên xă hội chủ nghĩa, và thế là phải chuyển cả đường lối nghệ thuật trong văn nghệ.  Nhưng khâu này, th́ ḿnh chưa thật quán triệt.  Ḿnh phát biểu thành khẩn như thế trước hội nghị mà có đứa nó bẻ quẹo, báo lên ‘’trên’’thế nào mà các ‘’ ông ấy’’ khiền, bảo sao học rồi mà c̣n lừng khừng, không chịu ‘’nhất trí’’...

 

Đạt lo lắng :

      -  Các ‘’ ông ấy’’ là những ai?

Hoài không đáp, tiếp :

      -  Không, quả là không ép uổng ai. Dân chủ cực kỳ ...Có sao nói vậy, không đổ vấy, không nhận liều, không tố điêu...

 

Tưởng thở dài :

      -  Ừ...  Nói thế nhưng cũng có lúc cứ như Cải Cách Ruộng Đất!  Sau này, sẽ có thêm một lớp cho đảng viên và quần chúng ‘’tốt’’, học kỳ kéo dài độ một tháng.  Ḿnh chỉ sợ không có chủ trương th́ rồi sẽ thành một cuộc đấu tố... Nh́n Đạt, Tưởng ngập ngừng th́ thào - ...hay các cậu hăy đến trao đổi với Tố Hữu, may ra...

 

Đạt ngập ngừng, tay vuốt tóc:

      -  Trao đổi thế nào...Bây giờ đầu hàng bằng cách khen tập thơ Việt Bắc cũng chả được. Trên Tuyên Huấn, họ áp dụng khuôn vàng thước ngọc của Mao Chủ Tịch bên Tầu, gọi trí thức văn nghệ sĩ là cứt, và xử sự như với một đống phân. Phân c̣n mang bón ruộng được, chứ bọn ḿnh th́ không!

 

Hoài ngắt lời Đạt, lạnh lùng:

      - Là cứt, nên không biết thối...Thế mới khổ!

 

*

 

      Hà Nội năm nay chỉ rét đủ để nhắc mùa Đông th́nh ĺnh đổ một cơn mưa phùn. Mưa ngày qua ngày, đêm qua đêm, rỉ rả, dai dẳng, chẳng  khác trận khóc hờn một đứa trẻ đợi mẹ. Về đêm, những ngọn đèn đường ḷe nḥe ẩm ướt. Góc phố Trần Hưng Đạo, tường nhà Hỏa Ḷ dài ra heo hút, nh́n càng lạnh lùng, càng ĺ lợm.  Hàng cây tứa lên những cái cành cụt mầu nâu, đốm lá c̣n ngắc ngoải giải những chấm xanh  loang lổ  trên những mái nhà  khấp khểnh cao thấp.

           

      Chính quyết định không về ăn Tết với con ở Kiến Thụy như năm ngoái. Chàng cảm thấy ḿnh  bị ŕnh rập, nhất là sau khi đến chứng kiến cái chết của người đàn bà tên Xuân. Hữu Loan cũng không về quê.  Vừa ‘’đi học’’ về, Loan có vẻ chưa ‘’đả thông’’, hay cáu bẳn gắt gỏng. Đến nhà, Loan rủ Chính ra ngoài, giọng cay sè, bảo là đi du xuân. Cả hai đến vườn hoa Chí Linh. Có đào, có cúc, trông ra cũng Tết nhất nhưng đạm bạc. Loan dẫu túng vẫn nhất định mua một cành đào đốt gốc, nụ dăm cái đă bắt đầu chúm chím nở.  Quay về đến nhà, mới biết không có b́nh để mà cắm.  ‘’...Thôi, Chính cười, mang lại quán nhà Th́n!’’.

 

      Quán xá vẫn vậy.  Chiếc bàn mộc với ba bốn cái ghế đẩu.  Ngọn đèn hoa kỳ bấc rút nhỏ, dăm cái đóm,  điếu cày và hộp thuốc lào để cạnh lọ kẹo lạc.  Kẹo là dành cho ngày Tết, chứ thường ra chỉ có nước chè suông.  Chị Th́n lễ mễ ôm cành hoa cắm vào một cái b́nh con, miệng cười :

      -  Cám ơn hai bác. Nhà em nay lo xưởng mộc, em th́ lo cái quán.

      -  Các cụ đâu? Chính hỏi.

      - Thầy bu em ở đằng sau nhà.  Dạo này các cụ yếu lắm, lại phiền muộn, chẳng muốn gặp ai?

      -  Có chuyện ǵ mà phiền muộn?  Loan hỏi.

      -  Ấy...  chị Th́n đáp, giọng uể oải - vẫn cái hộ khẩu.  Thầy bu em lên đây th́ trên Ủy Ban hành chính Phường họ bảo đă về quê, phải có giấy Ủy Ban Xă cho phép mới được lên thành phố.  C̣n gia đ́nh chúng em đến nay vẫn chưa có giấy sang nhượng căn hộ này, nên cũng không có hộ khẩu. Các bác biết, căn vườn đằng sau lại dùng làm xưởng mộc của hợp tác xă nên trên Ủy Ban họ lằng nhằng, bảo chưa có chính sách phân chia cái ǵ là của công, cái ǵ là của tư, nên lại càng rắc rối. Nhất là đang cải tạo công thương nghiệp, chẳng ai dám quyết định một cái ǵ cả...

 

      Chính thở ra, tần ngần nh́n. Anh Th́n nghe tiếng vợ ới, chạy lên.  Thấy Chính, Th́n đon đả :

      -  Gớm, măi giờ mới thấy hai bác.  Năm mới, em chúc ǵ đây?

Nhếch mép, Loan cười gượng :

      -  Th́ ta cứ chúc cho mưa thuận gió ḥa và cải tạo thắng lợi?

Th́n ngập ngừng :

      -  Ấy, cải tạo th́... gay go lắm!  Cứ lấy điển h́nh chỗ em...

 

      Trước ánh mắt ḍ hỏi, Th́n kể, tổ hợp tác xưởng mộc rất phức tạp.  Đi vào công nghiệp ‘’hiện đại’’, là có phân công và có hạch toán do pḥng Kinh Tế của Phường đưa xuống trợ giúp anh em công nhân.  Ngày trước, tổ sản xuất bàn, ghế, giường tủ đều là những thành phẩm cần có tay nghề.  Học được từ cha ḿnh là Phó Lăm, Th́n chăm chút từ cái mộc, cái thớ gỗ, và theo truyền thống, ngâm rồi phơi gỗ thế nào rồi mới xẻ, cắt, uốn, lên khung, đóng cạnh, vào khớp và theo yêu cầu phải trạm, phải trổ. Công nhiều, và nay chia công th́ phải đánh giá mỗi công để trả thợ. Chuyện thêm phức tạp ở chỗ thợ so đo, tranh nhau làm những việc dễ, làm sao không tốn thời giờ.Thế là thôi, dùng đinh thay mộc cho nhanh. Gỗ không cần ngâm, cứ thế mà làm, sau có cong có nẻ cũng mặc. Rồi tranh nhau việc làm chân bàn, chân giường.  C̣n cái mặt bàn hay cái thành giường, người mua thường nh́n nhơi, cần phải cẩn thận, phải có thẩm mỹ, công nhiều nên ai cũng tránh, hạ giá ‘’b́nh bầu’’xuống cho rẻ...Chưa hết, hạch toán mới ghê. Thợ nghe hai chữ khấu hao, không hiểu ǵ.  Măi mới biết, khấu hao là tiền để tái đầu tư thiết bị, nghĩa là mua dụng cụ như cưa, xẻ, búa..Tiền khấu hao, tính vào giá thành sản vật. Giá thành này là giá công lao động,  cộng giá vật liệu do ty Kinh Tế cung cấp, rồi cộng cả tiền đảm phụ xây dựng xă hội...  Kết cục, thợ cố ư phá thiết bị sản xuất cho hỏng nhằm nâng khấu hao lên, phân bố công thế nào để làm ít ăn nhiều.  Sản vật không chất lượng mà giá thành hạch toán cao, bán không được, nên từ từ thu nhập giảm dần cả năm nay...

 

Th́n thở dài :

      -  Công việc càng khó, th́ càng căi cọ xích mích, chỉ khổ cái thân em là tổ trưởng! Bây giờ tổ sản xuất chỉ làm quan tài, bán ở hàng Ḥm...  Em xin đóng cửa hợp tác, nhưng ‘’ trên’’ không cho, kêu là kinh tế xă hội chủ nghĩa nay có kế hoạch, không cứ đóng, mở tùy tiện được!  Giọng ngao ngán, Th́n tiếp - hai bác chúc cải tạo thắng lợi, em xin cám ơn, nhưng chẳng biết chỗ em thắng lợi nó là cái ǵ!

 

Chị Th́n xen vào :

      -  Làm ăn thế nên hục hặc, rồi rượu, hai bác ạ!  Năm mới hai bác chúc nhà em bớt uống đi cho em nhờ. Cứ rượu vào, lời ra, họa lúc nào chẳng biết. Say là nhà em chửi vung tí mẹt lên! Đă lên công an rồi đấy!

Anh Th́n ngượng ngùng, nạt :

      -  Người ta lên công an là chuyện khác...  Nh́n Chính, Th́n hạ giọng - Nhà em nói mới nhớ ra, phải nói với bác.  Tuần trước, công an họ hỏi em, có biết ai là Minh Đức không?  Em bảo không.  Họ lại bảo, ông ta làm nhà in, ăn cắp giấy và khai là đến lấy ở nhà em.  Em nhận là từ năm ngoái có trao cho một người hai cái bao tải, nhưng chẳng biết là ǵ trong đó.  Em chỉ đ̣i giấy kư nhận v́ là người quen nhờ, thế thôi...

 

Chính thót bụng, cố trầm tĩnh :

      -  Thế họ có hỏi người quen là ai không?

      -  Có chứ!

      -  ...

      -  Em chưa nói ǵ th́ họ nói ngay tên bác, em đành gật đầu!

 

Chết điếng đi, cổ họng Chính tắc lại.  Nỗi sợ ập đến khiến Chính như tê liệt, đầu bỗng thành một khoảng trống không có chỗ nương tựa, lơ lửng, kinh hoàng.  Loan làm như không có chuyện ǵ, vỗ vai Th́n :

      -  Úi giào...  mà công an ở đâu?  Phường hay Quận?

      -  Em lên trụ sở cơ quan ǵ ở căn nhà to lắm trên phố Trần B́nh Trọng cơ, không biết có phải là quận không?

Th́n không biết thật nhưng cả Loan và Chính đều hiểu cơ quan đó là Bộ Nội Vụ.

*

 

      Mồng ba Tết.  Dân Hà Nội đồn ầm lên là Trần Dần đợi vợ con đi vắng, đă thắt cổ bằng dây thắt lưng quần, tự tử chết mất rồi.  Thúy hớt hải kể, và chẳng nói chẳng rằng, Đạt phốc lên xe cắm đầu đạp đến nhà Dần. Vứt xe cạnh vách tường vôi loang lổ ngay trước cái rănh nước cống đen ng̣m, Đạt xông vào. Hoàng Cầm đang ngồi, nhướng mắt lên.  Dần vẫy Đạt, gọi vào.

      -  Cứ tưởng là mày chết rồi!  Vợ tao nó báo, tao vừa đạp vừa sửa soạn sẵn một câu điếu - Đạt bông lơn, hô hố tiếp – nhưng thôi, đợi sang năm vậy!

      -  Tao cũng nghe người ta đồn tao treo cổ từ sáng.  Tự tử thế mà không chết được v́ c̣n thèm phở, ăn kiểu lấy hương lấy hoa của ông Nguyễn Tuân. Năm nay mà chẳng toại nguyện, th́ sang năm không khéo cần câu điếu của mày thật!

 

Mặt nhăn nhó, Cầm nh́n Đạt gượng cười. Vừa đưa đơn xin ly dị người vợ chính thức để sống công khai với Hoàng Yến, một người đàn bà rất đẹp đă có một đời chồng, Cầm băn khoăn, không biết có được  toại nguyện không.  Đạt nh́n, giọng giễu cợt :

      -  Nhăn ngày Tết là giông cả năm.  Lại chuyện t́nh yêu hả?

 

Cầm chưa đáp th́ Dần cười :

      -  Đảng thương như cha như mẹ mới ép duyên, t́m cho chỗ môn đăng hộ đối cùng giai cấp, sao không vui ?  Nhưng thôi - quay sang Đạt, Dần hỏi - cái chuyện ‘’đi học’’ sắp tới có nghe ǵ chưa?

 

Đạt lại cười, nhại một câu thơ rất Phan Khôi, đáp :

      -  Làm sao cũng chẳng làm sao.  Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.  Làm chi th́ mặc làm chi.  Dẫu có làm ǵ cũng chẳng làm sao!

      -  Ông Phan Khôi ông ấy nói thế được v́  ông ấy có tuổi.  Bọn ḿnh trẻ, th́ khác...  Hoàng Cầm lo lắng.

 

Dần đăm chiêu :

      -  Đến lúc này, phải nghĩ cách đối phó.  Nghe nói sau Tết, học vụ của Tuyên Huấn sẽ gọi họp.  Ở Hội, Nguyễn Văn Bổng có chân trong tổ chức học tập của hội nghị.  Có lẽ họ sẽ kết ta là phe hữu để đánh.  Nhưng tại sao kẻ ‘’họ’’ chọn lại là Bổng mà không Hoài Thanh, hay Xuân Diệu? 

 

Đưa tay lên găi tai, vẫn giọng bông đùa, Đạt đáp:

      - V́ Bổng là dân tập kết, và họ sẽ khép tội Nhân Văn Giai Phẩm là nhóm chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước để bảo vệ bọn theo chủ nghĩa tư bản trong Nam chăng ?  Rất có thể.  Và điều này, ta phải kiên quyết chống lại.  V́ nó sai, và sai một cách rất nguy hiểm...

 

Hoàng Cầm ngước mắt :

      -  Nguy hiểm?

Đạt thôi bỡn cợt, trầm giọng :

      -  Nguy hiểm v́ Nhân Văn Giai Phẩm sẽ bị tách ra khỏi mọi tầng lớp quần chúng, nhất là gây căm thù với những anh em tập kết đang mơ màng ngày trở về quê hương bản quán.  Nguy hiểm v́ từ đó, Nhân Văn Giai Phẩm sẽ bị kết tội là những kẻ phản quốc...

 

Dần tiếp, u oán :

      -  Đến nông nỗi này, th́ phải chịu thua, nhưng chỉ thua một nửa thôi!  Cái nửa phải bảo vệ là làm sao cho một số anh em không bị cáo buộc để sau này ta c̣n có chỗ  nương thân. Họ là ai ?  Đặng Đ́nh Hưng, Văn Cao ?  Nguyễn Huy Tưởng ?

Cầm thở dài :

      -  Nhưng oan ơi là oan?  Chúng ḿnh có làm ǵ nên nỗi...

 

Dần nghiêm giọng :

      -  Bọn chúng ḿnh sáu tên trong Giai Phẩm Mùa Xuân hô hào sáng tạo, nhưng chỉ có thế th́ chưa sao. Đến loạt bài phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, đấy mới là cái chuyện gây sóng gió. Tiếng là phê b́nh thơ, nhưng bị kết là phê b́nh lănh đạo.  Sau tới Nhân Văn, dĩ nhiên ‘’họ’’ coi Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu...nguy hiểm hơn v́ mấy ông này dậy học nên liên quan đến lớp sinh viên...  Nhưng hiện thời, Nhân Văn c̣n ǵ?  Non năm nay, họ nằm ẹp xuống, thu ḿnh lại, dao động, sợ sệt, cầu an, đi ve văn lănh đạo, chỉ mong ‘’ Thánh Đế hồi tâm’’...

 

Đạt cười nhạt, chêm vào :

      -  Nhưng có những kẻ vẫn phao rằng Văn là cái rớt của Nhân Văn, câu lạc bộ rồi Nhà xuất bản Hội Nhà Văn bị lèo lái một cách tinh vi, thậm chí thường trực Hội cũng bị lũng đoạn bởi những mưu đồ thâm hiểm...  Thế là nổi lên một loạt những bài phê b́nh Văn trong các báo Nhân Dân,  Thời Mới...  Gọi là phê b́nh nhưng thực ra là những bài buộc tội.  Đủ thứ tội... 

 

Thở dài, Đạt ngao ngán :

      -  Mới đây, Thụy An báo vở Topage - tức Thày Tú – do ban Kịch Sông Nhị vừa mang ra diễn th́ nhà hát tắt điện, với lư do là ban kịch thiếu mười hai vạn.  Sau, mới biết có một bài báo trên Nhân Dân bảo ‘’phải cảnh giác với Topage!’’, và tiếp theo là bài kư tên Giang Minh, nói rơ rằng Topage là sự đầu hàng kim tiền, qui phục Tư Bản, ám chỉ là kháng chiến th́ sau mười năm mua cái xe đạp cũng chẳng đủ tiền!

      - Thế sao đọc báo Humanité th́ lại thấy có tin là Topage đă diễn ở Moscou?  Dần hỏi.

      -  Moscou khác, Hà Nội khác!  Đạt băn khoăn, tiếp - hiện có tám xuất đi học ở học viện Gorki, Hội mới chọn được năm.  Ḿnh định xung phong xin, các cậu thấy sao?

 

Hoàng Cầm buột miệng, nửa đùa nửa thật :

      -  Đúng là chưa thấy băo đă trốn gió!  Cậu tài thật...

 

Đạt đứng dậy, mỉa :

      -  Làm chim báo băo, dành cho Hoàng Cầm, ai dám vào tranh!

 

Dần chợt buồn ngao ngán. Trước viễn tượng sóng gió, những người bạn văn này sẽ bám víu vào đâu để không tan tác ra như bọt nước.  Đặng Đ́nh Hưng ‘’đi học’’, rỉ tai Dần rằng tập thể sẽ ‘’cải tạo’’ những ‘’kỹ sư tâm hồn’’ trong xă hội dân chủ nhân dân mà Đảng đang ra tay xây dựng. Dần thuật lại cho Cầm và Đạt, rồi thở dài :

      -... về văn nghệ, Đảng phán, chỉ có một phương pháp.  Đó là hiện thực, và là hiện thực xă hội chủ nghĩa, tức là tập hợp những hiện thực góp phần củng cố cho con đường Đảng đề ra để thực hiện. Hệ luận, văn nghệ không thể tách rời chính trị. Chính trị thống soái là tất yếu, và chính v́ tất yếu, nó mang thuộc tính tự do đích thực chứ không phải là kiểu tự do văn nghệ ‘’vô chính phủ’’ trong chế độ tư bản...

 

Nghe đến đấy, Đạt ngắt :

      -  Ḿnh th́ ḿnh cho rằng hiện thực chỉ là một góc độ nh́n, không phải là một phương pháp!  Hề hề, Đạt lại lấy giọng bông lơn - Phương pháp là...  như tam đoạn luận chẳng hạn.  Nhưng xử dụng phương pháp logích sai th́ nó như thế này : người ăn thịt chó – chó ăn cứt - vậy th́ con người tất... hà hà, các cậu nghe thế có được không?

      -  Thôi đi ông, đừng lư sự nữa!  Dần ngắt - cái sự ‘’ đi học’’ sắp tới cho đảng viên và quần chúng tất sẽ là một cuộc cải cách, ‘’tẩy năo’’, sẽ có đủ tố điêu, tố vấy, rồi đấu ngược, đấu xuôi.  Quần chúng xấu, tất không được đi học.  Trước hết, ta phải phấn đấu để được làm quần chúng tốt.  Sau, th́ ta chịu lùi, nhưng chỉ lùi một quăng...

 

Hoàng Cầm ngạc nhiên :

      -  Thế nào là lùi một quăng?

      -  Là lùi đến một ranh giới có thể bảo vệ được! Không thể bảo vệ được là chuyện phải chịu chính trị thống soái.  Phần ta phải bảo vệ là văn cách, không có được th́ ta đành bẻ bút không viết nữa. Ta cũng hiện thực, ta cũng xây dựng xă hội chủ nghĩa, ta thôi chỉ trích phê phán, nhưng ta có văn cách của ta.

      - Nhưng  văn cách là ǵ ? Đạt hỏi.

      - Văn cách là cách làm người bằng ng̣i bút.  Và là sự tự do không để bất cứ quyền lực nào chiếm đoạt được.

 

*

 

      Nghe tiếng gơ cửa, Thúy hốt hoảng ôm con vào ḷng rồi co người lại.  Thúy đợi, bụng thắt lại, mắt thất thần.  Cộc, cộc, cộc.  Thanh âm khô rắc chói vào màng tai dọa dẫm.  Thúy ḱm nỗi sợ mới đây mà đă hóa thành một phản ứng tự động, tḥ chân quơ guốc.  Đi dăm bước, Thúy ngừng lại.  Cộc, cộc cộc.  Thu hết can đảm, Thúy cất tiếng, giọng như lạc đi :

-  Ai đấy?

Cộc... cộc... cộc.  Thúy chao đảo, mặt sân đá hoa kẻ ô như bàn cờ chếnh choáng.  Thúy hốt hoảng :

-  Ai đấy ?  Gượm tí nào...

Tiếng đằng hắng.  Rồi ríu rít :

-  Chị...  chị đây!

 

Nh́n qua chấn song cánh cửa sổ khép không chặt, Thúy thở phào.  Rút chiếc then gỗ, Thúy chỉ chực khóc. Cánh cửa mở ra, nắng bên ngoài tràn vào, chói chang. Nḥa trong ánh nắng, người đàn bà tay sách nách mang là Thụy An. Miệng cười, An vừa lách người vào vừa nói :

      -  Đến thăm Thúy đây... Thằng bé ngoan chứ!

      -  Dạ, Thúy đáp, nhưng trời nóng nực nên người nó đầy rôm, đêm không quạt là nhè ngay...

 

Thụy An đặt lên chiếc bàn một hộp sữa đặc và ít cam, vui vẻ :

      -  Sữa chỗ hàng Ngang chẳng biết thế nào mà rẻ, chị mua cho cháu!  Anh ấy chắc đi học?

      -  Vâng, Thúy ngập ngừng, nhà em ở dưới Thái Hà...  Mỗi tuần về một ngày thôi!  Cám ơn chị, chị cứ cho chúng em măi thế này, em không dám...

      -  Có cái ǵ đâu, Thụy An gắt, đừng để tâm, lấy cho chị vui!  Ch́a tay đỡ lấy đứa bé, Thụy An nựng - gớm, ngủ say thế...

 

      Thúy cảm động nh́n Thụy An.  Trên dưới bốn mươi, tóc búi cao, môi thoa một lớp son mỏng, Thụy An đi đâu cũng thướt tha áo dài, đơn sơ mà quí phái, giản dị nhưng vẫn đài các. Thúy nghe Đạt kể Thụy An cũng tham gia kháng chiến, hoạt động nội thành trong thời gian Tổng Khởi Nghĩa, và làm liên lạc móc nối giữa chính phủ ta với người Pháp, đặc biệt là với Sainteny, Ủy Viên Bắc bộ có trách nhiệm điều đ́nh với Chính Phủ ta. Tháng mười năm 1954, Sainteny lại được chính phủ người Pháp đặc phái qua Đông Dương.  Chính Thụy An đă làm những bước cần thiết để Phạm Văn Đồng gặp và thuyết phục Sainteny, sau đó tuyên bố chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Đông Dương nếu Pháp đồng t́nh thực hiện Hiệp Định Genève, thống nhất Việt Nam qua cuộc Tổng Tuyển Cử. Trong điều kiện đó, Việt Nam sẽ cùng các nước Lào, Cam-bốt tham gia vào Liên Hiệp Pháp như những quốc gia độc lập.  Nhưng nước Pháp, sau hiệp ước Manilla, đă nhường chân cho Mỹ với chính sách phân cực và đối đầu, một bên là Thế Giới Tự Do, bên kia là Cộng Sản.  Dẫu Thụy An không dính líu ǵ đến Nhân Văn và Giai Phẩm, nàng quen thuộc không ít văn nhân.  Ở chung cư với Phan Tại, Trưởng đoàn kịch Sông Nhị, Thụy An biết những t́nh tiết éo le trong việc dựng vở Topage, đă một lần bốp chát với phóng viên báo Nhân Dân khi tờ báo này đăng tải những thông tin có tính vu vạ.

 

Thụy An hỏi Thúy :

      -  Bây giờ thế nào?  Anh Đạt có nói ǵ không?

 

Nghe chưa dứt, Thúy nấc lên, ôm mặt.  Để Thúy khóc một chặp, Thụy An nhỏ nhẹ :

      -  Nghe chị!  Lúc này là lúc em phải b́nh tĩnh.  Và cương cường.  Rồi tai qua nạn khỏi, anh ấy nguyên cán bộ Tuyên Huấn, xưa có lúc là thư kư cho ông Trường Chinh, chứ có phải là bất cứ ai đâu?  Vả lại...

      -  Chị biết không...  Em đi đến cơ quan, thấy ai cũng tránh.  Rỏ em xách vào, thường trực nó mở ra, thọc tay xem có giấu diếm thơ văn ǵ không?  Em cứ như một con ăn cắp ăn trộm.  Hôm kia, tay chính trị viên đoàn kịch gọi em lên...  Thúy nức lên, cố nuốt nước bọt, tiếp - và bảo thôi, xem mà ly hôn đi, sống cả đời với một thằng phản động th́ không có tương lai đâu!  Chị bảo, đời thuở nhà ai mà bắt tội chồng em như vậy!

 

Thụy An thở dài.  Thúy chấm nước mắt, kể lại :

      -  Em nói, chồng tôi ‘’đi học’’, tội t́nh ǵ th́ chưa rơ, nhưng Đảng xử anh ấy, không phải để anh kết người ta là phản động đâu!  Thế là vô chính phủ!  Nó quát, không ưa nhẹ th́ có nặng...  Cái vai em diễn, nó đưa cho người khác. Công tác em bây giờ tạm ngưng, nhưng vẫn phải ngày ngày vào cơ quan...Giời ơi! Nhục nhă lắm chị ạ!

 

Thúy lại nấc lên. Thụy An vuốt mái tóc Thúy xổ ra, dịu giọng :

      -  Thúy này, nghe chị...Ai nói ǵ, bỏ ngoài tai. Hỏi, th́ cứ bảo, Đảng công minh xét xử chứ chẳng ai có cái quyền ấy. Và cứ b́nh tĩnh...

      -  Giời ơi!  Tết vừa qua, hai vợ chồng bế con định về chào ông, ông lại bảo với nhà em, thôi con không nên về lúc này. C̣n ông anh em, sĩ quan cấp cao từng là anh hùng Điện Biên, không dám bước vào nhà này, phải để liên lạc viên mang cho hộp mứt...Đấy! Trong nhà mà c̣n sợ đến thế, thử hỏi c̣n trời c̣n đất ǵ nữa, hả chị?  Em bây giờ là vợ thằng phản động, vợ thằng phản động...

 

Đứa bé nghe Thúy cao giọng, tỉnh dậy, ré lên khóc trong ṿng tay Thụy An.  Nàng đứng lên đung đưa nó, nói lẩm nhẩm một ḿnh :

      -  Bé ơi!  Nhắm mắt lại, ngủ đi!  Ngoan nào, đừng khóc.  V́ sẽ không thiếu dịp trong cảnh đời này đâu, bé ạ!

 

*

 

      Lớp học Thái Hà, gần mộ Hoàng Cao Khải.  Cái hồn ma tên bán nước đă đầu hàng thực dân Pháp ở đâu về ám ảnh nhắc nhở răn đe những kẻ phản bội.  Tất cả ba trăm lẻ bốn người, đảng viên và quần chúng tốt.  Những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Thụy An, Trần Duy... không được gọi đi học.  Án gần như đă kết, dẫu chưa có người xét xử.

      Học viên chia thành tổ.  Sáng, họp tất cả.  Đầu tiên, nghiên cứu những văn kiện.  Nhiệm vụ là phát hiện những ǵ đi ngược lại thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xă hội từ ngày ḥa b́nh lập lại.  Phát hiện rồi tự kiểm thảo.  Cứ thế, một tháng ṛng họp tổ, từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối.  Vẫn chưa thông.  Chưa thành khẩn.  Lại phát hiện.  Lại kiểm thảo.  Cứ thế, ṿng vèo như một cuộn chỉ rối, lộn lẹo, đảo ngược từng tế bào cân năo. Từ cuộc đời riêng mỗi người cho đến cả nền văn học chung, phải triệt tiêu những ung nhọt đang ngấp nghé khai sinh.  Trong ba năm qua, anh đă đứng ở đâu, ủng hộ ai và phản đối cái ǵ? Đồng chí chỉ đạo Học vụ giơ tay thét, phải kiên quyết phát hiện cái sai để sửa. Đảng cho ta cái ân huệ này, cơ hội trong tầm tay mà không làm th́ đời đời kiếp kiếp thành kẻ phản dân hại nước...Thế là :

 

Phát hiện :  Tôi thấy Lê Đạt, mỗi lần đi vệ sinh, đều xé báo Nhân Dân ra chùi!

Lê Đạt : chẳng nhẽ chùi bằng tay ư?

Đả đảo, đả đảo...  ( quần chúng văn nghệ sĩ đồng thanh)

 

Phát hiện :  Lê Đạt miệng nói hối lỗi, nhưng đêm, bên cạnh tôi c̣n trằn trọc nghĩ đến những cái tội ấy th́ hắn đă ngáy o o !

Đả đảo, đả đảo...

 

Học ủy :  Xin báo một tin cho tất cả các đồng chí.  Học ủy kịp thời phát hiện và ngăn chặn được việc đồng chí Tám Danh, tập kết, đă vác búa đi t́m Lê Đạt và những kẻ viết lách tác động xấu lên công cuộc thống nhất đất nước chúng ta.  Chúng ta hiểu động cơ của đồng chí Danh, nhưng cũng nhấn mạnh rằng giữa chúng ta, đả thông là phương pháp, chưa đến nỗi phải dùng ‘’ bạo lực Cách Mạng’’.

Hoan hô... (quần chúng văn nghệ sĩ đồng thanh)

 

Hoàng Cầm run rẩy, mặt tái đi.  Phùng Cung giơ tay, dùng ngôn ngữ Cải Cách Ruộng Đất, giọng lạnh như tiền :

      -  Tôi xin trân trọng cảm ơn lănh đạo đă ‘’giải phóng’’ nỗi sợ ‘’cao độ’’ của tôi dựa trên một cái ‘’ vấn đề cơ sở’’ là t́nh yêu thương giai cấp...

 

Hội trường ngơ ngác, không biết hoan hô hay đả đảo cái lối xỏ xiên không che đậy ấy. Giờ nghỉ giải lao, Trần Dần th́ thào vào tai Cung :

      -  Chết v́ vạ mồm đấy!

 

Cung lắc đầu, nói cho mọi người nghe thấy :

      -  Nhục bỏ mẹ!

 

Lại phát hiện : Hoàng Cầm đi pum, tức là hút thuốc phiện.  Lấy ‘’cô hàng xóm răng đen’’ tên Xuyến trong kháng chiến, về Hà Nội là đ̣i bỏ, hiện gian díu với một người đàn bà có chồng.  Thật là bất chính!  Đúng  quân đồi trụy! Có hay không?

 

Hoàng Cầm ( cúi đầu) : có...

Đả đảo, đả đảo.

 

Hoàng Cầm ( lí nhí) :

      -  Nhưng tôi yêu thành thực...

      -  A, cái t́nh yêu của chủ nghĩa Tư Bản lăng nhăng, không có tính giai cấp, không xây dựng, làm nhơ nhuốc bước quá độ của ‘’chúng ta’’ lên xă hội chủ nghĩa...

Hoan hô, hoan hô... ( quần chúng văn nghệ sĩ đồng thanh).

 

Trần Lê Văn khều Quang Dũng nói nhỏ :

      -  T́nh yêu có tính giai cấp liệu cho phép ngủ với nhau không?

 

Dũng không đáp, quay sang Hữu Loan, đùa đọc câu thơ :

      -  Hay chỉ ‘’ yêu nàng như t́nh yêu em gái’’...

 

Loan buông giọng, như than :

      -  Cái bài này dân Thanh - Nghệ hàng năm mang ra hát xẩm xin ăn vào những lúc đói, các cậu ạ!

 

Có tiếng suỵt suỵt.  Hoàng Cầm ủ rũ :

      -  Tôi chót yêu mất rồi...

Đả đảo, đả đảo... ( quần chúng văn nghệ sĩ hô, rồi cười hô hố)

 

Phát hiện : trong bài thơ Nhất Định Thắng, chữ Người viết hoa, có phải Trần Dần ám chỉ Người đây là bác Hồ kính yêu của chúng ta không?

Trần Dần :

      -  ...thưa các đồng chí, chữ Người viết hoa chỉ con người hiểu ở cái nghĩa đích thực...

      -  Ngoan cố!  Nếu thế th́ tại sao :  Người quên mất Mỹ là sư tử giấy ! Người như thế, phải là người lănh đạo chính trị, mới phát ngôn về Đế Quốc Mỹ và biết đồng chí Mao Trạch Đông chỉ coi nó là con sư tử giấy.  Như vậy, Trần Dần dùng thủ pháp ám chỉ, rồi dậy dỗ bác Hồ Người chửa có dạ lim tim sắt. Người mở to đôi mắt mà trông!

 

Phùng Quán giơ tay, đứng lên :

      -  Bây giờ có Bác rồi, chữ Người đừng bao giờ viết hoa nữa, thế là xong...

      Hoan hô, hoan hô... ( quần chúng văn nghệ sĩ đồng thanh).

 

Học ủy chặn, chúng ta không hoan hô tùy tiện.  Hội trường lại đồng thanh : đả đảo...

 

Học ủy : chúng ta có thêm một thắng lợi...

 

Hội trường im lặng.  Chỉ có tiếng phạt phành phạch và tiếng đập cánh vo vo của lũ nhặng quanh cái cống bốc mùi những hôm trời nồng.

 

Học ủy tiếp : 

      -  Lực lượng công an đă bắt Nguyễn Hữu Đang và Thụy An.  Tên Đang trốn xuống Hải Pḥng, t́m đường  trốn vào Nam, rơ là người Mỹ - Diệm cài vào hàng ngũ ‘’ chúng ta’’...

 

Hội trường vỡ ra : hoan hô, hoan hô...

 

Học ủy hân hoan :

      -  ...nó không biết người móc nối nó lại là một đồng chí công an của ta.  Hiện nó đă khai hết về cái vụ Nhân Văn.  Ai liên quan, hăy thành khẩn.

 

Hoan hô công an

Đả đảo Nhân Văn, đả đảo Giai Phẩm.

 

Trần Dần lẩm bẩm :

      -  Đúng là toàn thắng ắt về ta!  Nông dân là quân chủ lực...

 

Lê Đạt nh́n Phùng Cung, nói nhỏ :

      -  Trấn áp tinh thần đấy.  Kỹ thuật đấu mà lị!

 

Phùng Cung bĩu môi.  Đặng Đ́nh Hưng băn khoăn :

      -  Không thấy nhắc đến Phan Khôi, Trần Duy!

 

Cung bực tức :

      -  Ông Khôi ông ấy bảo tôi, hỏi th́ cứ khai hết cho ông ấy.  Ông ấy dặn, ‘’ các cậu c̣n trẻ, phải sống.  Sống nhục cũng phải sống.  Bây giờ chết là chết hèn.  C̣n tôi, già rồi, chẳng thèm ǵ tiếc ǵ nữa!’’.

 

Sau buổi học, Tỗ Hữu đến gần Lê Đạt, giọng rành rẽ :

      -  Tội của anh cũng nặng như tội của Nguyễn Hữu Đang.  Lẽ ra, anh cũng bị đi tù.  Nhưng mà Đảng chiếu cố đến v́ anh c̣n trẻ, có khả năng và c̣n có thể hữu ích cho đời nên Đảng khoan hồng với anh thôi, chứ anh đừng nên nghĩ rằng anh tội nhẹ!

 

Đạt tái mặt, đầu cúi gằm xuống.

 

      Tối, làm bài khai.  Tổ thông qua mới được đưa ra hội trường.  Hội trường thông, th́ xong.  Không, lại tiếp tục.  Từ ngày này qua ngày kia.  Thành khẩn.  Kết tội ḿnh.  Không thấy tội, th́ tự t́m ra tội.  Vu cho ḿnh, tội càng lớn th́ ḿnh càng thành khẩn.  Làm sao để thuyết phục là đă thực thà moi gan móc ruột ra làm đồ nhắm cho tập thể trong một cuộc đảo đồng chữ nghĩa.

 

      Bây giờ, ngày đi tố, đêm về khai.  Tố bạn.  Tố chính ḿnh.  Những t́nh bạn tưởng keo sơn bỗng rạn nứt như lớp sơn khô phơi nắng.  Những sự kính mến chợt ră ra như bột hồ nay chỉ c̣n dăm vết trắng nhợt nhạt nhân nghĩa.  Học tuy đông, nhưng đấu tố chỉ tập trung và mươi, mười lăm đối tượng Nhân Văn Giai Phẩm.  Nguyễn Huy Tưởng an ủi ‘’...học xong, đả thông tư tưởng rồi ta lại là anh em với nhau như xưa’’.  Nguyễn Khải, cây viết đang lên, nghiêm giọng ‘’...tôi th́ tôi phân biệt ra ta với địch!’’.  Xuân Diệu dơng dạc ‘’ không giao dịch với Lê Đạt là một vấn đền nguyên tắc’’.

 

      Tự sỉ vả không phải là việc dễ làm. Xé ḿnh rồi bôi bẩn thành một mảnh rẻ rách đ̣i hỏi thứ nghệ thuật xưa nay nhân loại chưa từng thể nghiệm.  Người viết, viết để giết cái tôi của ḿnh, nhưng trước khi hạ dao phải lột truồng ḿnh ra để biện minh cho nhát chém cuối cùng mà chính ḿnh là đao phủ thủ. Hăy chém treo ngành.  Chém cho thật ngọt, thật thuyết phục.  Rồi ngửa mặt nhổ để nước bọt rơi trên mặt cái xác chính ḿnh.  Thật thành khẩn. Hoàng Cầm tự phê, tôi là thuốc độc tẩm đường, dán nhăn hiệu dân tộc, bôi đen thực tại rồi bọc giấy bóng kính mầu... vân vân. Lê Đạt : cái câu ‘’ nhân đọc báo Nhân Dân số 822’’ mở đầu bài thơ ‘’ Chuyện mấy người tự tử’’ là một âm mưu của tôi dùng Đảng để đánh Đảng... vân vân.  Trần Dần : tôi là giặc bút, là viên đạn xét lại, mũi tên độc của chủ nghĩa cá nhân đồi trụy, của vô chính phủ.  Tất cả những cái « Đi t́m cái mới » hay « chống công thức » chỉ là bộ áo khoác lên che cho chủ nghĩa xét lại và tư tưởng Trốt-kít... vân vân.

 

      Không!  Chưa thành khẩn v́ c̣n trừu tượng quá.  Cần một cái ǵ nó gần gũi, thực dụng, và nằm ngay trong ư thức của mọi người.  Cần ‘’ tố’’ hăng, càng hăng càng có thiện chí.  Hai ‘’ tên’’ thơ phản động Trần Dần và Lê Đạt vẫn chưa chịu nói hết. Chúng có ư đồ ǵ?  Có ai đàng sau xúi bẩy? Chúng cuối cùng thú nhận là có ư đồ ‘’ cướp cờ của anh Tố Hữu’’.  Thế là hoan hô, thành khẩn rồi đó.  Tranh đoạt ǵ chứ quyền lực th́ mọi người trong hội trường hiểu dễ dàng. Hoan hô sự thành khẩn. Đả đảo bọn phản cách mạng. Và thế là hội nghị kết thúc thắng lợi.

*

 

      Sau buổi nghe Trường Chinh thuyết giảng về Cách Mạng Văn Hóa Tư Tưởng với chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, Dần về nhà th́ cửa ngoài khóa trái. Nhớ trưa nay Khuê bảo bụng đă sụt xuống, Dần nhảy lên xe phóng xuống nhà hộ sinh. Đến nơi, Khuê vẫn đau, nhăn nhó, để bé Kha nằm cạnh.  Dần ở lại và đợi.  Đúng là mang nặng đẻ đau.  Nắm tay vợ, Dần mím môi bất lực, chẳng chia xẻ được ǵ với Khuê ngoài cái câu cố lên em nhắc đi nhắc lại măi.  Xế chiều, nghe tiếng khóc oa oa pḥng bên, Dần thở ra, người nhẹ đi.  Lát sau, bà đỡ đẩy cửa, tay ẵm một bọc tă, miệng cười, đây ông, bế lấy quí tử.  Dần hỏi vội, c̣n nhà tôi.  Mẹ tṛn, con vuông, ông ạ.

 

      Nh́n xuống đống tă lót, Dần thấy một khuôn mặt xa lạ quắt queo, da nhăn nhúm như da một ông lăo.  Th́ ra, lúc vào đời và khi từ giă, con người ta giữ đúng một vẻ.  Dần chợt thấy xót xa, nước mắt ứa ra nhưng miệng lại nhếch lên cười. Dần ôm con như ôm tuổi thơ của ḿnh, cảm thấy sao mà nó mong manh đến vậy. Bế đứa bé, Dần dắt bé Kha đến giường Khuê đang nằm, mặt nhợt nhạt, mắt nhắm nghiền.  Ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, Dần im lặng.  Bé Kha thấy mẹ, nhoẻn cười, nắm tay lắc lắc.  Hé mắt nh́n, Khuê thấy Dần, khe khẽ gọi.  Ch́a đứa bé cho Khuê nh́n, Dần dịu dàng ‘’ con trai ḿnh đây, em ạ!’’, rồi cúi hôn lên trán Khuê, miệng th́ thào một lời âu yếm.  Khuê cười.  Cái cười thật tươi.  Bé Kha bi bô thứ ngôn ngữ riêng, không ai hiểu nhưng đều cảm được có một nỗi ǵ như vui như mừng.  Dần nhỏ nhẹ ‘’ Gia đ́nh ḿnh thêm một người...’’.  Chàng nghĩ thầm, thế là đất nước thêm một, nhân loại cũng thêm một người.  Chạnh ḷng, chàng chua xót, người nhưng không được viết hoa, nhớ nhé, chỉ dùng chữ n nhỏ, không lại mang tội ‘’ ám chỉ’’ với ‘’ biểu tượng hai mặt’’.  Khuê nắm tay Dần, nhẹ giọng ‘’ Anh nhớ nghĩ tên cho con, anh nhé!’’

 

      Đặt tên. Và xếp ước mơ vào một định mệnh.  Tất cả trong một bối cảnh lịch sử. Năm Tổng Khởi Nghĩa, trẻ con đẻ ra tên toàn là Hùng, là Dũng, là Tiến, là Thắng.  Đến thời Toàn Quốc Kháng Chiến th́ Kiên, Định, Quốc. Khi chiến tranh khốc liệt, là Ḥa B́nh, là An, là Vinh, Quang...  Bây giờ, Dần nh́n đứa con trai trong ṿng tay, hỏi, con ơi, con tên ǵ?

 

      Tủi nhục bỗng ở đâu tràn lên như nước tràn bờ. Cha con bây giờ là phản, ba lần phản, phản Cách Mạng, phản Đảng và phản động.  Sau lớp học Thái Ḥa, đâu đă hết. Về Hà Nội, lại ‘’ Lớp học mười ngày’’, văn nghệ sĩ phải tự kiểm thảo những sáng tác của chính ḿnh.  Ôi, đau làm sao khi ḿnh phải dày xéo những đứa con tinh thần, khoác lên chúng bộ mặt của quỉ, áp vào miệng chúng những lời nguyền rủa vu vấy và thẳng tay chém cho chúng rụng đầu như thứ tội phạm không có chỗ bao dung trên trái đất mà đạo lư không có tương lai.  Sờ lên vết sẹo trên cổ, Dần tự hỏi, sống nay là hèn hay chết mới là hèn?  Trong một phút uất hận, hai năm trước Dần đă cứa lưỡi dao cạo râu vào mạnh máu phập phồng giận dữ, quên cả ḿnh có trách nhiệm với Khuê khi nàng bụng mang dạ chửa. Nếu chết như thế, chẳng có ǵ đáng để vinh danh. Không, không  có sự chết nào đáng vinh  danh cả. Nay, ngoài Khuê c̣n bé Kha và thằng bé này. Thế th́ sống mới là thái độ dũng cảm.  Nhưng sống làm sao đây ?

 

      Tội phạm hạng A, Đang đă bị bắt. Báo chí loan tin Đang âm mưu lật đổ chính quyền bằng phương pháp diễn biến ḥa b́nh.  Thụy An th́ bị kết là gián điệp, dầu An đâu có liên quan ǵ đến Nhân Văn.  Trần Thiếu Bảo, tội là đem in sách báo phản động, khai gian và mua lậu giấy.  Trương Tửu, bị Nguyễn Đ́nh Thi lôi lên báo Nhân Dân quần thảo về cái tội dám ‘’lư luận văn học’’ mát-xít khác con đường chính thống của Tuyên Huấn.  Và Trần Đức Thảo, triết gia, hợm ḿnh là thấm nhuần đường lối đích thực Mác-Lênin, đẩy cái ‘’ không đích thực’’ cho Mao và Stalin, nhưng lại hàm ư kết tội những kẻ trong nước đi bắt chước.  Rồi Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh...  Họ đều bị đánh tung ra khỏi Đại Học, qui kết là đứng giật dây tờ Đất Mới của sinh viên.

 

      Tội phạm hạng B.  Trần Dần, Lê Đạt là hai tên thơ phản động bị kỷ luật mất hội tịch ba năm.  Thơ Lê Đạt ‘’ bay cho cao, bay cho xa...’’ là bay vào miền Nam dưới tay Mỹ Diệm ?  C̣n mi, hỡi Trần Dần.  Mi đă tự lừa dối là mi đi con đường chịu tội cho loài người - le chemin du calvaire...  Mi đă tự lừa dối mi tử v́ đạo, v́ mục đích đi t́m cái mới cho xă hội, cho văn học, cho con người.  Song sự thực chứng tỏ mi đă là đứa tay sai cho bọn tư sản phản động, cho chủ nghĩa xét lại, cho tư tưởng Trốt-kít và cho bọn đế quốc...Có phải thế ?  Có phải mi đă bắn vào lưng Đảng những viên đạn ṛng ră ba năm, gây biết bao đổ vỡ. Đối với nhân dân, có phải mi là một tội đồ, nhưng vẫn c̣n được Đảng mở tay ra cưu mang bằng t́nh thương cộng sản?  C̣n Hoàng Cầm.  Anh chàng nay ‘’thành tâm’’, cải tạo tốt nên kỷ luật nhẹ đi, chỉ rút hội tịch hai năm.  Và sau là Phùng Cung, Hữu Loan, Văn Cao, Phùng Quán... Tất cả đều bị cấm một năm không được in ấn ǵ.

 

      Phùng Cung vẫn cứ giữ thái độ ‘’chết th́ thôi’’.  Vị tân Tổng thư kư Hội Nhà Văn là Nguyễn Đ́nh Thi khuyên, anh nên đi lao động để cải tạo. Văn học xă hội chủ nghĩa phải có hiện thực xă hội chủ nghĩa, không có cái thứ ‘’nhân văn’’ ở ngoài giai cấp vô sản.  Cung đáp, tôi tội ǵ ?  Th́ anh cũng viết trong Nhân Văn đấy thôi!  À, tôi chỉ viết đúng một bài, lại học tập ở Thái Hà và giác ngộ rồi.  Thế trước th́ Nhân Văn, bây giờ thế nào?  Thi lên giọng.  Mỗi lúc một khác, ai chả thế, Cung đáp, giọng tỉnh khô.  Đi lao động là vào thực tiễn Cách Mạng, có phải đi đầy đâu mà anh lại hỏi là anh tội ǵ ? Phải biết, Đảng khoan hồng tạo cơ hội cho các anh quay về với nhân dân chứ, Thi bực bội.  Cung cười h́ h́, đáp kiểu Vũ Trọng Phụng, biết rồi khổ lắm nói măi... Dần đứng đấy, nói để Thi đỡ ngượng, tự ḿnh xung phong xin đi lao động.  Thi lạnh lùng, lắc đầu bảo, anh th́ khác.  Khi Thi bỏ đi, Dần bảo Cung, bây giờ là lúc đầu hàng.  Thực tâm đầu hàng v́ Đảng là trung tâm quyền lực, cậu hiểu chưa?  Cung đáp, tất cả các thứ tự sỉ vả và biếm nhục gọi là kiểm thảo của mọi người ‘’họ’’ đều mang ra công khai đăng lên Nhân Dân, Văn Nghệ, Thời Mới... Quắc mắt, Cung gầm gừ, chúng nó bắt ḿnh lột truồng rồi ḅ bằng bốn chân trước công chúng!  Nhục đến thế mà c̣n định tiếp tục đày đọa, Đảng khoan hồng cái đếch ǵ ?

 

      Đúng thế!  Bây giờ ra đường chỉ sợ người ta nhận ra ḿnh, cái thằng Trần Dần phản động đă tự thú, tự sỉ vả đến cái độ chẳng c̣n nhân phẩm.  Bây giờ,  đóng cửa chẳng tiếp ai, đến cơ quan th́ nem nép, gặp cô thư kư hay anh thường trực là xuống xe chào, miệng cười cầu hai chữ b́nh an, thậm chí chút thương xót.  Nhục thật.  Tôi ơi, tôi đi, thui thủi một chiêm bao.  Ván bài đă ngả xuống, toàn là những con bích, dấu của bất hạnh vây quanh trùng trùng điệp điệp.  Không!  Chỉ c̣n đầu hàng.  Và thực tâm chứ không kiểu trá hàng mai phục.  Viết bây giờ, phải có tiêu chuẩn mới. Phát huy tự giác, không nghi kị bỉ ổi.  Khuynh hướng bôi đen dẫu tan tác, nhưng chủ nghĩa giáo điều và huynh hướng bôi hồng, phỉnh nịnh, cơ hội và ca ngợi một chiều như rắn độc đang ngóc đầu nhe nanh phun nọc.  Viết bây giờ là sáng tạo. Là trung thành với sự thực. Và không chấp nhận xoàng xĩnh. Không tô hồng chữ nghĩa với tinh thần lập công giả dối...  Thế đấy, và như vậy, ḿnh có thể viết được ǵ ? Viết ra sao? 

      Dần lắc đầu.  Tôi ơi!  Vô phương. 

 

      Trên ṿm cây sấu mọc cạnh nhà hộ sinh, ánh trăng xanh nhợt luồn qua cửa sổ, lung linh hắt bóng Dần lên vách vôi trắng ố. Một tay phẩy quạt đuổi muỗi cho bé Kha nằm ngủ, tay kia Dần ôm đứa con trai tuổi đúng một ngày đời thỉnh thoảng lại ngo ngoe cựa quậy.  Góc pḥng, Khuê ngủ vùi, tóc xổ xuống thành giường, khuôn mặt lẫn vào bóng tối. Cúi xuống chăm chú nh́n đứa con mới đẻ, Dần th́ thầm, cái nghiệp này chắc đến đời con th́ may mới có cơ.  Thôi, những điều bố ấp ủ, con phải làm.  C̣n bố, bố sẽ bẻ bút, đập nghiên.  Bố sẽ thành một người công nhân gương mẫu.  Đến giờ ăn, thằng bé ngọ nguậy, chân đạp, miệng ré lên khóc.  Dần lặng lẽ bế con sang giường Khuê.  Nàng tỉnh giấc, vạch áo ra cho con bú.  Dần áp mặt vào bầu vú Khuê núng nính sữa, nói th́ thầm trong tiếng muỗi vo ve bên tai :

      -  Ta đặt tên con là Văn.  Rồi ra, nhà ḿnh sẽ dọn về Nam Định.  Ở đấy anh có một anh bạn đồng đội hồi ở chiến khu Tây Bắc hiện đang làm trong nhà máy giấy, em nhá!

 

*

 

      Nh́n cách Loan bước  vào nhà, Chính đoán chắc có sự chẳng  lành. Hầm hầm, Loan quăng tờ Nhân Dân lên bàn  rồi văng tục. Chưa nghe Loan nói hết, Chính chặn lại, giọng hoảng hốt:

      -  Không nên thế!  Họ sẽ ghép vào tội vô kỷ luật. Vả lại, bỏ đi như thế là bỏ Đảng.  Cậu nghĩ lại đi! Người ta có thể kết tội phản Đảng, gay lắm...

      -  Hừ, Hữu Loan cười gằn - tôi nghĩ nát ra rồi.  Đi ‘’thực tế’’ ở Chí      Linh, họ ra ơn, kể vẫn ăn lương Hội, lại được thâm nhập đời sống lao động hầu thoát cái xác tiểu tư sản thành thị để mà viết với yêu cầu Cách Mạng. Nhưng như thế viết có nghĩa là ǵ?  Là làm công trả nợ.  Tôi th́ chịu...

      -  Đi Chí Linh,  cậu đi với ai?

      -  Tổ sáu thằng.  Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng, Hoàng Cầm, và tôi.  Toàn là bọn ‘’đầu sỏ’’!

     -  Tại sao lại thế?  Cậu bị có một năm thôi mà?

     -  Ờ!  Cái bài « Cùng những thằng nịnh hót » trong báo Văn bị chúng nó bảo tôi giả chống quan liêu mà thật ra là để chống lănh đạo.  Chúng nó c̣n lôi cả ‘’ Màu tím hoa sim’’ ra, rồi tố là thời chống Pháp tôi có ư đồ làm nhụt ḷng bộ đội, ê a những ‘’ được tin em gái chết, trước tin em lấy chồng’’ để gây ra chán nản, và như thế là tiếp tay cho thực dân đánh phá ta...

 

      Chính thở dài, rót nước cho Loan.  Hai người im lặng nh́n ra ngoài trời.  Chớm thu, gió đă se se lạnh. Có tiếng rao hàng đầu ngơ, hai tiếng ‘’ai... mua’’ nhừa nhựa kéo dài ra như một lời than van. Chút nắng rơi lại cuối ngày co ḿnh đợi cơn rét đầu mùa lung linh trên tàn cây hoa sữa bắt đầu rụng lá.  Chính nh́n bạn :

      -  Về quê, cậu sẽ làm ǵ?

      -  Cũng chưa biết! Tôi định xin dạy học.  Nếu không được th́ sức dài vai rộng, ḿnh đi thồ, làm phu... cái ǵ cũng được!

      -  Với địa phương, cậu quan hệ thế nào?

      -  Đám quen biết và cùng công tác từ thời kỳ kháng chiến không c̣n bao nhiêu sau Chỉnh Đốn Tổ Chức.  Bây giờ, phần đông là mặt lạ cả.  Nhưng trời sinh voi, sinh cỏ, chẳng có ǵ phải lo.

      -  Bỏ về quê, cậu đi tự tiện nên sẽ không có giấy giới thiệu của cơ quan ở Hà Nội.  Chắc với địa phương cậu sẽ có vấn đề! Dạo này, chỗ nào cũng ngăn sông cách chợ, cứ « không phận sự miễn vào ».  Mà miễn vào là tắc...

 

      Loan gục gặc, vẻ khinh mạn bất cần đời, đứng lên.  Rủ Chính đi thăm Th́n, Loan bước ra cửa. Hai người đi bên nhau, không ai nói với ai một lời.  Họ ṿng xuống chợ, rồi men đê ngược về Hồ Tây.  Đây, những con đường xưa.  Lên cái dốc, cây cổ thụ  này là cây bàng điện Cai Năm năm xưa tự vệ Thành đă đục lỗ nhét chất nổ để đánh đổ thời bảo vệ Thủ Đô. Dây dẫn lửa không cháy nên nó vẫn trơ trơ c̣n đó.  Phía bên kia, ngôi chùa Ḥe Nhai.  Trong cái bóng xẫm tối một hoàng hôn đến vội, Chính thấy một tà áo trắng lúc ẩn lúc hiện, ḷng bỗng chạnh nỗi nhớ đến Huyền ngày xưa đă từng cư ngụ ở ngôi chùa này.  Chính cay mắt, đưa tay lên giụi.

      -  Cậu làm sao vậy?  Loan hỏi.

      -  Gió thôi.  Bụi vào mắt, cay sè!  Chính đáp, cố nhếch miệng lên cười.

 

      Hai người rẽ vào phố Trấn Vũ. Bên kia hồ Trúc Bạch quán nước nhà Th́n ch́a ra lề đường. Hai người bước vào.  Vẫn ngọn đèn hoa kỳ bấc khêu vừa đủ hắt hiu một đốm lửa xanh lè. Vẫn cái điếu cày nhẫn nhục và phích nước chè chơ vơ trên chiếc bàn lè tè sát đất.  Nhưng không một ai tiếp khách.  Chính cất tiếng gọi.  Bà mẹ chị Th́n lê ra, lưng c̣ng xuống làm thành một ṿng cung nặng nhọc.  Bà hấp háy ngước đôi mắt ướt nhèm lên nh́n, miệng kêu có khách.  Hai đứa  bé ở trong chập chững bước ra nh́n, đi sau là chị Th́n.  Ơ ḱa, cả ba đều quấn khăn tang trên đầu.  Chị Th́n thốt, a hai bác... rồi oà lên khóc.

      -  Hai bác đến chơi tuần trước th́ nhà em c̣n.  Bây giờ... bây giờ... chị nức nở.

 

Chính lặng người.  Ô hay, ba tháng trước anh Th́n c̣n đưa Chính vào xưởng, khoe cái bàn gỗ gụ mặt có khảm bốn chữ Cần - Kiệm - Liêm -  Chính do anh tự tay đóng  làm quà sinh nhật cho bác Hồ cơ mà.

      -  Khổ lắm cơ hai bác!  Anh có linh thiêng th́ về, hai bác đến thăm đây này, ối anh Th́n ơi...

 

Hai đứa bé thấy mẹ khóc, cũng ngoác miệng ré lên.  Chị Th́n sụp xuống, ôm lấy con.  Khi đó, ông cụ cha chị Th́n đi ra, nh́n Loan và Chính, rồi lại lặng lẽ đi vào, không chào không hỏi. Đợi chị Th́n nguôi đi, Chính hỏi, giọng nghèn nghẹn :

      -  Anh mất thế nào?

      -  Nhà em trước khi mất ngày nào cũng phải lên công an Phường, tiếng là về cái việc người ta bảo đem giấy đi bán cho phản động in báo chí chống Cách Mạng. Nhưng thật ra, chuyện chính là Ủy Ban Phường đang động viên nhà em cống hiến cái xưởng mộc sau vườn cho hợp tác xă. Uất lên, nhà em về đập nát cái bàn định dâng lên mừng thọ bác Hồ. Nghe báo, Phường lại hoạnh hoẹ, làm thế là có phản ứng chống đối, không thành tâm ‘’ cải tạo công-thương nghiệp’’, và nhất là bất kính vị cha già dân tộc!

      Loan lắc đầu, nh́n Chính ngẩn ngơ như mất hồn. Đẩy cửa ra sau vườn, chị Th́n miệng mời chân bước khiến Chính sực tỉnh, kéo Loan đi theo.  Mở cửa xưởng, chị trỏ tay vào một góc.  Mặt bàn gụ bị bổ vỡ làm ba mảnh, bốn chân long mất hai, nằm lỏng chỏng nghếch lên thách thức.

      -  Đây!  Cái cột này.  Các bác nh́n vệt máu lau măi mà không sạch đây...  Chị Th́n run lên – nhà em phát rồ, nửa đêm dậy uống rượu, lấy cái đinh hai mươi phân để vào lỗ tai, rồi đập đầu vào cái cột.  Đinh xuyên ngang, ḷi ra cái g̣ má bên kia, máu me phọt bắn tứ tung...  Nhà em lại không chết ngay cho được, cứ nằm cục cựa rên rỉ đến sáng th́ thở hắt ra!

 

Ngồi thụp xuống chân cột, chị Th́n th́nh ĺnh gào lên:

      -.... anh  sống khôn chết thiêng, về đây mà báo oán, giời có mắt không hả giời?

 

      Chính lặng người không nói được một câu.  Hữu Loan quay đi, mặt sa sầm, tiếng chửi chỉ chực chồm ra khỏi đôi môi mím chặt, móc túi có bao nhiêu tiền đưa hết cho bà mẹ chị Th́n vẫn đứng hấp háy nh́n.  Chính để nhẹ tay lên vai chị Th́n, lầm rầm nhắc đi nhắc lại một câu an ủi thừa thăi.

 

      Đi theo Loan ra ngoài phố, Chính không nói, cúi mặt lầm lũi bước.  Đêm sập xuống.  Đằng trước là bóng tối.  Đằng sau, cũng thế.  Và gió rít lên qua những tàn lá bàng vừa nhuốm sắc đỏ buổi vào thu.  Khi đến trước cửa nhà Chính, Loan hỏi :

      -  Cái chuyện bán giấy in Nhân Văn, công an  hỏi cậu chưa?

      -  Chưa!  Nhưng rồi sẽ hỏi, chẳng biết lúc nào thôi. Bao giờ cậu đi?

      -  Hai ngày nữa!

      -  Cậu về Thanh, nếu t́m được thêm một chỗ dạy học th́ báo tôi.  Tôi cũng sẽ xin chuyển công tác.  Tôi ớn đất kinh thành này lắm rồi!

 

Loan cười nhạt :

      -  Không phải ớn đất... mà là ớn những con người kinh thành này lắm rồi. Nguyên Hồng đă bỏ về Bắc Giang. Trong bữa tiệc chia tay với bạn bè, anh ấy vừa khóc vừa chửi ‘’... Tiên sư cha thằng Câu Tiễn! Ông th́ không, Nguyên Hồng th́ không. Ông về Nhă Nam, ông đéo chơi với chúng mày nữa...’’.