13
Đẩy cửa vào, Chính thấy Huỳnh đứng lên, tay vẫy miệng gọi. Chung quanh chiếc bàn, có Lê Giản và Đặng Kim Giang, h́nh như đến đă lâu. Với những khuôn mặt không giấu được âu lo, những câu thăm hỏi trở nên máy móc chiếu lệ. Đáp lại, câu trả lời chẳng khác ǵ, cũng khuôn sáo đến độ vô nghĩa. Chính vừa ngồi th́ Giản hỏi :
- Trên Ủy Ban Thành Phố, có tin ǵ về vụ đưa anh Đang ra Ṭa không?
- Chi bộ có họp. Về chuyện Đang phản tuyên truyền th́ không ai phản đối, nhưng đến cái cáo buộc anh ấy kêu gọi biểu t́nh th́ một số anh em không thông. Có người bảo, bói ra ma. Từ chuyện đề cập đến quyền biểu t́nh trong Hiến Pháp nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa đến kêu gọi đồng bào ta đi biểu t́nh, c̣n một khoảng cách. Chính tần ngần - Mặc dầu vậy, có người đặt vấn đề, tại sao lại đề cập đến biểu t́nh trong t́nh h́nh hiện nay, và thế th́ có ẩn ư ǵ!
Huỳnh ngắt :
- T́nh h́nh hiện nay? T́nh h́nh nào ?
- Vấn đề thống nhất đất nước, và bối cảnh ở Ba Lan và Hung...
- Ba Lan và Hung khác ḿnh. Chủ nghĩa xă hội ở đó là hậu quả chia chác giữa Liên Xô và Mỹ - Anh sau thế chiến thứ hai. Giang ngắt, giọng trầm ngâm - ta th́ trong bối cảnh tranh đấu giành độc lập!
Năy giờ im lặng nghe, Lê Giản dặng hắng rồi thủng thỉnh :
- Khác có, giống cũng có. Cái giống nhau là ở chỗ ta cũng bị áp đặt. Muốn giải phóng khỏi thực dân Pháp, ta buộc phải có hậu thuẫn của những nước xă hội chủ nghĩa, nhất là của Trung Quốc. Sau năm 50, bác Hồ đă phải thay đổi chính phủ theo những đề nghị của cố vấn Lă Quí Ba, các anh không nhớ sao?
Đó là sự kiện đẩy tất cả những người có liên quan đến Việt Nam Quốc Dân Đảng ra khỏi bộ máy điều hành nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, trong đó Lê Giản phụ trách công tác Nội Vụ. Giang lắc đầu, th́ thào :
- Các anh chắc cũng nghe, một đại đội thuộc trung đoàn tập kết 78 lên chào thủ trưởng, tuyên bố ‘’tiến về Nam’’. Ngay đêm đó, họ bị tước vũ khí, đưa về sư đoàn 330, và được ‘’giáo dục’’. Ở qui mô lớn hơn, cả nông trường Tịnh Môn ở Nghệ An âm thầm chuẩn bị ‘’vượt tuyến’’, đi được ba ngày địa phương mới phát hiện. Nhưng rồi lương cạn, sức kiệt, lại phải quay về nhận lỗi và chịu kỷ luật...
Lê Giản ngắt:
- Từ chuyện ‘’Nam tiến’’ cho đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm, tất cả đều bắt nguồn từ tranh chấp quyền lực. Nam tiến là cách củng cố bước thăng tiến của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, có lẽ có Nguyễn Chí Thanh hậu thuẫn. C̣n Nhân Văn Giai Phẩm, chẳng qua đó là chuyện cướp lại cờ của Trường Chinh sau những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất và Chính Đốn Tổ Chức. Chinh và đàn em ồn ào lập công ‘’xây dựng xă hội chủ nghĩa’’, mong vớt vát lại quyền lực. Sửa sai th́ bắt Vơ Nguyên Giáp phải ra mặt, nhưng chỉ nói sai là thừa hành sai, thế thôi ... Trên thực tế, mọi tổ chức cơ sở vẫn ngấm ngầm đối xử phân biệt với những nạn nhân, lên danh sách để đối phó khi cần... Và sửa, người ta chỉ sửa cái nói đầu lưỡi, nhưng giữ rịt tổ chức ‘’mới’’...
Chính chen vào :
- Rồi tiếp tục Cải Cách Ruộng Đất là Cải Cách Công Thương Nghiệp ở những thành phố, kết quả cũng chỉ thấy những hiện tượng tiêu cực. Ngao ngán, Chính tiếp - Nhưng hiện tượng không phải là bản chất, bên Tuyên Huấn họ nói vậy!
Huỳnh quay sang Chính, hỏi :
- Anh không tin thế à?
- Tôi muốn tin lắm, nhưng xin kể chuyện này các anh nghe. Ở một xưởng mộc, có anh thợ hỏi, đóng bàn bốn chân, bắt đóng đinh th́ cứ dăm bữa nửa tháng là xộc xệch, cái đó gọi là hiện tượng. Thế bản chất là ǵ? Anh thợ mộc phê b́nh, là chuyện những cán bộ ‘’chỉ đạo’’ không có tay nghề, khi nghe phải đóng mộc cho chắc th́ kêu là sản xuất kiểu tàn dư phong kiến. Buồn cười là giai cấp công nhân hô theo, để làm cho nhanh, đạt ‘’chỉ tiêu’’, đếm đủ được sản phẩm là rút, về nhà giúp vợ chạy gạo... Tôi nói đùa - nhưng lượng sẽ biến thành chất - lư thuyết đấy! Anh thợ mộc cười nhạt, bảo đóng bàn ghế chứ có phải đánh Điện Biên Phủ đâu mà cần ‘’ biển người’’, càng lắm thầy, càng thối ma...
Giang thở dài :
- Xây dựng một xă hội mới, thật bắt đầu chẳng biết bám víu vào đâu, nên cứ xem những nước anh em đi trước mà làm...
Chính ngắt, giọng mất kiên nhẫn:
- Nhưng thế là quên đi những yếu tố đặc thù của xă hội ta, và bóp thực tiễn vào ư chí cứng ngắc giáo điều của lớp lănh đạo. Mà lănh đạo th́... cũng lạ lắm. Mao bên Trung Quốc phát động phong trào luyện kim để cơ khí hóa nền kinh tế, ra lệnh thu tất cả nồi niêu, xoong chảo, dao kéo bằng sắt thép... đem ra nấu cho chảy. Kết cuộc, dân đói, có gạo không nấu được thành cơm, có thịt th́ cắn bằng răng. Cứ đà đó mà tiến th́ sẽ có ngày ăn lông ở lỗ. May mà ở ta chưa ai dám bắt chước người cầm lái vĩ đại đó!
Quay sang Huỳnh, Giản hỏi :
- Anh gặp Ông Cụ có nghe ǵ về chuyện Hội Nghị Trung Ương mở rộng sắp tới không?
- Có. Ư kiến khá phân tán, nhưng có hai quan điểm chính. Một, cho là phải tập trung xây dựng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và thống nhất th́ dựa trên giải pháp chính trị và vận động quần chúng. C̣n hai, là đồng thời với sự nghiệp xây dựng xă hội chủ nghĩa miền Bắc, phải tiến hành giải phóng miền Nam với lực lượng vũ trang dựa theo cái Đề Cương về «Đường lối Cách Mạng miền Nam» năm 1956 của Xứ Ủy Nam Bộ do Lê Duẩn chỉ đạo. Họ đề nghị xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ và ở hai căn cứ Đồng Tháp Mười và U Minh dưới đồng bằng...
- Ông Cụ nghĩ thế nào?
- Th́ lại cầm trịch! Bên này một tí, bên kia một tí. Đại biểu khu V và đại biểu miền Nam làm áp lực, kêu gào giải phóng miền Nam bằng vơ trang. Họ tăng trọng lượng cho Duẩn-Thọ, nhất là khi họ phê phán vấn đề xây dựng xă hội chủ nghĩa với Cải Cách Ruộng Đất... Nhưng đa số đại biểu vẫn là người Xứ Ủy Bắc Bộ!
- C̣n anh Giáp?
- Th́ vẫn cứ thói cũ, nghĩa là gặp kẻ cả vú lấp miệng th́ anh ấy im. Giáp với Đồng thường bầu theo đa số. Chọi với Giáp, Nguyễn Chí Thanh hăng lắm, xin t́nh nguyện đi Nam. Lâu lắm, mới lại nghe người ta ồn ào « Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh », cứ tưởng như ngày Tổng Khởi Nghĩa...
Giản chợt lắng ḿnh vào những ngày Hà Nội vùng lên cướp chính quyền rồi cố giữ một nền độc lập non trẻ. Ôi, bao nhiêu sôi sục và mộng mơ. Ôi, những ngày vang lừng câu quyết chiến từ cửa miệng những chàng tự vệ chưa biết lên đạn bóp c̣, nhưng ưỡn ngực đứng cao trên những chiến lũy làm bằng bàn, tủ, giường, ghế và những khúc cây ngả vội xuống ḷng đường làm chốt chặn xe bọc sắt của thực dân. Giản bừng tỉnh, nghe Giang hỏi :
- Chuyện Phan Khôi th́ sao?
- Ông ấy bị kết là tàn dư Quốc Dân Đảng gài lại phá hoại.
Giản nhớ đến những người xưa ly khai Quốc Dân Đảng để theo Việt Minh vào thời kỳ 45 như Nguyễn Tạo, Bùi Đức Minh... đă toa rập với Trần Quốc Hoàn để loại những đồng chí cũ của ḿnh sau khi quân Tưởng rút khỏi Hà Nội. Nay bị gạt khỏi mọi quyền bính, họ chỉ biết ngậm bồ ḥn làm ngọt. Giản buột miệng, giọng ngậm ngùi:
- Gán tiếng Quốc Dân Đảng không thôi th́ đă là một tội danh rồi. Ngày trước, gạt Quốc Dân Đảng và mọi tổ chức quốc gia là để cướp cờ yêu nước và giải phóng giành độc lập. Hiện nay, tiếp tục truy kích là nhằm độc quyền xây dựng miền Bắc và giải phóng miền Nam. Với Chỉnh Đốn Tổ Chức, Đảng đă loại được một mớ khá đông. Bây giờ c̣n một ít, nhưng họ chầu ŕa, có được tham gia vào việc ǵ đâu!
Giang xua tay, giọng ḥa hoăn :
- Cho đến nay, thật ra chỉ Đang và Thụy An bị bắt. Đang th́ bị kết là phá hoại chính trị, có âm mưu lật đổ. C̣n Thụy An, là gián điệp. Hừ... nghe đồn Thụy An kêu oan, lấy ngón tay chọc mù một mắt, nhổ nước bọt bảo ‘’...kết tội ǵ cứ kết ! chúng bay là bọn tao chỉ nh́n bằng nửa con mắt. Đừng giở tṛ hề luật pháp ra nữa’’...
- Có ai biết bà ấy không?
Giản gật :
- Tôi! Ta lấy tin của Pháp qua liên hệ của Thụy An với Sainteny năm 46. Và sau, là liên hệ của bà ta với Đỗ Đ́nh Đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nếu Thụy An có làm gián điệp, là làm cho ta! Ít ra ở thời kỳ ấy! Sau th́ tôi không rơ...
Huỳnh thở dài :
- Nói tóm lại, năm nay là thời điểm của một sân khấu đầy kích động. Nào là giải phóng miền Nam, xây dựng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo Công Thương Nghiệp...Tất cả như một mớ ḅng bong, cái nọ dựa vào cái kia, xô đẩy, gh́m giữ lẫn nhau. Lư do chính, đằng sau có lẽ là một cuộc khủng khoảng của quyền lực chưa biết đi về đâu chăng? Dưới bước chân quờ quạng, tất nhiên có những con sâu cái kiến phải dâng ḿnh như vật tế thần!
Đứng dậy, Giản kiếu từ, bỏ lửng một câu :
- Thần xă tắc cần thêm nhang khói để nhập vào đám đồng cô đang đợi giờ múa máy đấy!
Khi ra đến đường, Giản nắm nhẹ lấy cánh tay tật nguyền của Chính, hỏi nhỏ :
- Cánh tay thế nào?
- Đỡ nhiều rồi anh ạ!
Mắt nh́n lên bầu trời đầy sao một đêm hè oi ả, Giản bâng quơ :
- Xưa anh cũng đă là đảng viên Quốc Dân Đảng, thành phần lư lịch th́ đến ba đời người ta c̣n lôi ra. V́ thế, cái cánh tay lành phải cố mà bảo toàn cho bằng được!
*
Kế hoạch ba năm ‘’cải tạo công-thương nghiệp’’ đă qua được một, với khẩu hiệu ‘’thắt lưng buộc bụng để xây dựng xă hội chủ nghĩa’’. Thật ra, những cơ sở kinh tế có chút tầm cỡ đều đă đóng cửa ở miền Bắc sau năm 54. Gọi là công - thương nhưng miền Bắc chủ yếu chỉ c̣n thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ. Đầu năm 1959, dẫu giữ bí mật, dân thủ đô đă th́ thào nói với nhau về Nghị Quyết 15, cho phép dùng lực lượng vũ trang yểm trợ cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước mà Đảng ngoài miệng vẫn khẳng định cơ bản là dựa vào chính trị và vận động quần chúng. Thời gian đó, cả Trung Quốc lẫn Liên Xô đều không ủng hộ tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng qui mô. Rút chân khỏi cuộc chiến Triều Tiên, Trung Quốc không thể tiếp tục phiêu lưu, muốn giữ miền Bắc Việt Nam làm bàn đệm trước con hổ khoác cờ hoa nhe nanh xoè vuốt muốn bá chủ thế giới tự do. Phía Liên Xô, chính sách chung sống ḥa b́nh cho phép họ tập trung vào kinh tế, khâu vẫn đầy khó khăn với những kế hoạch năm, mười năm mà thành quả ghi trên văn bản giấy tờ không phản ánh ǵ thực tế.
Nhưng đến năm 60, rạn nứt Trung - Xô thành vệt trên chiếc b́nh khảm khẩu hiệu ‘’Vô sản quốc tế, hăy đoàn kết lại’’ đặt trong pḥng khách Phủ Chủ Tịch. Hậu cung có tiếng x́ xầm, hễ Liên Xô nói đen, tất Trung Quốc nói trắng. Và ngược lại, ở cái thế đấu tranh giữa hai đường lối. Một bên, Mao nhắm địa vị chủ soái những nước Á - Phi, hô hào tiến hành Cách Mạng trong thời hậu thuộc địa, phất cờ đánh chiêng dọa con hổ giấy Đế Quốc. Mao chủ trương đánh Mỹ, và đánh « đến... người Việt Nam cuối cùng ». Bên kia, Krút-sốp tiếp tục duy tŕ chính sách chung sống ḥa b́nh, nhưng ngấm ngầm leo thang trong vấn đề vũ trang hạt nhân, và nhất là ra mặt ủng hộ Cách Mạng Cuba, cái nhọt nằm ngay cạnh hông Hiệp Chủng Quốc. T́nh thế đó khiến Lê Duẩn lèo lái kiểu lươn lẹo mẹo Trạng. Trước tiên là cái Nghị Quyết 9: giữa hai đường lối th́ trắng không ra trắng, đen không ra đen, lập lờ biển lận, bắt cá hai tay. Duẩn làm ra vẻ thân Liên Xô, nhưng lại thúc đẩy việc làm đường 559 nhằm xâm nhập miền Nam, rồi tiến công với phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre. Phe Duẩn-Thọ từng bước chiếm thượng phong, liên kết với phe Xứ Ủy Bắc Bộ đứng đầu là Trường Chinh, kẻ sau sửa sai vẫn tiếp tục nắm chức Chủ Tịch Quốc Hội. Liên minh này đẩy những người không mặn mà với cái kế sách thống nhất đất nước bằng đường lối quân sự sang bên lề quyền lực. Lê Duẩn trở thành Tổng Bí Thư, và Trưởng ban Tổ Chức đưa vào tay Lê Đức Thọ. Gọi là một Ban, nhưng quyền lực của nó c̣n hơn cả Bộ Lại thời quân chủ. Vơ Nguyên Giáp bị Bộ Chính Trị cáo giác là có nhận thư riêng của Krút-sốp trong cái thế đấu tranh giữa hai đường lối của hai nước ‘’anh em’’. Ông Hồ phải nhảy vào can ngăn cuộc thanh toán sinh mạng chính trị của Giáp. Măi sau này gặp Trực, xưa nguyên là bảo vệ của ông Hồ, Chính mới biết được một đoạn huyền sử trước Đại Hội Đảng lần thứ III.
Một buổi chiều tàn đông, hai người sóng vai bước ṿng bờ hồ nằm cạnh căn nhà sàn, bờ trồng đủ loại cây, có cả một dăy dừa đánh lên từ ḷng đất miền Nam ruột thịt.
Giọng 1( khàn khàn) : Tôi nói với họ bức thư ấy chú đă đưa tôi xem. Và tôi không thấy có ǵ quan trọng nên quên mất, không thông báo cho Bộ Chính Trị...
Giọng 2 ( thở ra) : Dạ...Thế là Bác nhận, nếu có lỗi, là phần Bác...
Im lặng. Lá rơi xào xạc. Tiếng húng hắng ho. Khói thuốc xanh vờn gió lan xa, loăng ra rồi biến dần vào hư không.
Giọng 2 : Bác bớt hút thuốc lá đi. Hại lắm!
Giọng 1 ( cười) : C̣n có mỗi cái thú này! Hỏi chú nhé, có động tịnh ǵ th́ liệu bao nhiêu phần trăm quân đội theo chú?
Giọng 2 ( ngập ngừng) : Cũng c̣n đông! Nhưng dĩ nhiên là...
Giọng 1 : Tôi chỉ lo, chưa xây dựng được ǵ để tự cường, tự lập mà lao vào chiến tranh th́ rồi sẽ lại bị ép buộc và lệ thuộc người ta như kinh nghiệm Genève hồi trước...
Giọng 2 : Dạ... ( cười nhạt), nhưng có những ư kiến kiểu ta sẽ tương kế tựu kế...
Giọng 1: ...tương kế tựu kế măi th́ chẳng ai tin ḿnh nữa, cứ như Cuội, trước thế này sau thế khác!
Giọng 2: Nhưng bác hỏi câu lúc năy là có ư ǵ?
Giọng 1 ( cười) : Chú đoán xem...
Im lặng.
Giọng 1 ( buồn buồn) : ...có ǵ mà phải sợ thế !
Im lặng.
Giọng 1 ( lại cười, gượng gạo) : Chú không muốn đoán à?
Im lặng.
Một lúc rất lâu sau, có tiếng thở dài, rồi giọng 1 cất lên, ngao ngán :
- Thôi chú về đi, kẻo nhà cô ấy ở nhà chờ cơm, lại lo!
Tiếng chân trên sỏi trệu trạo, và lại tiếng thở dài, lần này dài bất tận.
*
Sau Tết, Chính nhận được điện thoại của Bộ Nội Vụ mời đến làm việc. Thật lạ, đáng ra là phải lo nhưng Chính lại thở phào như trút một gánh nặng. Ba năm nay, Chính đă hồi hộp đợi chờ giờ phút phải đối mặt với nỗi sợ này. Linh cảm thấy lưỡi dao lơ lửng trên cổ nhưng thấp thỏm không biết khi nào nó hạ xuống, nỗi sợ đó khiến Chính lúc nào cũng phải co ḿnh thủ thế chẳng khác ǵ một con thú bị nhốt chờ ngày người ta làm thịt. Bây giờ, thế là kết liễu những ngày tháng chờ đợi một cuộc phán quyết không thể tránh được. Chính b́nh tĩnh đến văn pḥng Bộ Nội Vụ. Từ lúc biết Th́n đă khai đưa kư nhận cho ḿnh khi bị truy bức về việc giao giấy cho nhà in Minh Đức, Chính hiểu ḿnh chỉ có một cách là phản cung sau khi Th́n đă tự tử. Thật ra, Chính đă tính toán, số giấy đi đường ṿng, loanh quanh măi rồi mới tới tay nhà in nên có kết tội cũng chẳng dễ. Người tiếp Chính là Bộ Trưởng Trần Quốc Hoàn. Chính ngạc nhiên khi Hoàn vồn vă :
- Anh Chính, lâu mới gặp lại! Nghe nói cái tay anh bị hỏng trên chiến trường, bây giờ thế nào?
Đáp cho qua chuyện, Chính cầm điếu thuốc Hoàn mời đưa lên môi, châm lửa, cố giữ vẻ b́nh thản.
- Gặp anh, lại nhớ thời Tổng Khởi Nghĩa. Thoắt cái là đă mười lăm, mười sáu năm rồi...
- Vâng, nhanh thật! Tóc tôi đă bắt đầu bạc rồi. Chính cười, nh́n khuôn mặt Hoàn nay phúng phính.
Đợi Chính ngồi xuống, Hoàn nh́n vào mắt, chậm răi :
- Mời anh lên v́ có một việc quan trọng!... Nhưng trước tiên, anh để tôi tŕnh bày về cái bối cảnh mới và nhiệm vụ của chúng ta. Như anh biết - Hoàn trầm giọng - hiện nay, công cuộc giải phóng miền Nam là nhiệm vụ hàng đầu. Bộ Chính Trị quyết định là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến tranh giải phóng, một mặt trợ lực cuộc đấu tranh chính trị, mặt khác Đảng ta sẽ chứng minh cho cả thế giới biết rằng địch thủ của phong trào vô sản quốc tế chỉ là một con hổ giấy, hữu danh nhưng vô thực...
Chính gật gù, nghe mà như không nghe một thứ bài bản chàng đă nhàm tai, kiên nhẫn đợi cái lư do Hoàn tiếp ḿnh. Ê a một lúc, Hoàn th́nh ĺnh đi thẳng vào vấn đề :
- Theo anh, tầng lớp nào có thể tác động tiêu cực lên cuộc giải phóng dân tộc?
Chính ngẫm nghĩ, đă định hỏi giải phóng dân tộc có phải chỉ bó gọn trong cái quá tŕnh đánh đuổi xâm lăng hay c̣n phải nới rộng ra ở cái nghĩa giải phóng khỏi giặc dốt, giặc nghèo và giặc đói. Nhưng ḱm ḷng, Chính chỉ hỏi lại :
- Thế nào là tác động tiêu cực, thưa anh?
- Là không quyết tâm, là đặt lại vấn đề giữa ‘’ hai đường lối’’, và có khuynh hướng xét lại chống Đảng!
Giật ḿnh, Chính gặng :
- Bây giờ, cứ xét lại tất là chống Đảng hay sao?
- Đúng thế! Tuy ta không nói một cách rơ ràng v́ vấn đề quan hệ quốc tế, nhưng ở cấp lănh đạo Đảng đoàn th́ đă phổ biến nội bộ như vậy!
- ...
- ... nhưng chúng tôi muốn trao đổi với anh là chuyện khác. Trên giao tôi nhiệm vụ phải thanh tẩy tất cả những phần tử bất lợi cho công cuộc giải phóng miền Nam. Anh biết đấy, xem lại cái vụ Nhân Văn Giai Phẩm th́ rơ là địch cũng « trèo cao, đào sâu » len lỏi trong hàng ngũ của ta...
Thầm nhủ là đă đến lúc Hoàn hạch tội, Chính sửa lại thế ngồi, nghiêm chỉnh nh́n lên. Hoàn tiếp :
- Bên Tuyên Huấn nhận định bọn trí thức tiểu tư sản là thành phần có khả năng chống đối. Và dẫu ta đă đối phó, nhưng chúng c̣n mai phục, chờ dịp xông ra. Một số lớn là đám Quốc Dân Đảng theo ta đi kháng chiến. Chúng tôi đă lập một số hồ sơ, Hoàn cười thân mật, nhưng để anh Trúc, chánh văn phong của tôi báo cáo với anh...
Hoàn bấm một cái nút để dưới mặt bàn, miệng tươi tắn, thân mật :
- Ḿnh xin lỗi, bận lắm. Anh cứ trao đổi với Trúc, có khúc mắc ǵ cần trực tiếp với tôi th́ cứ bảo... Thế nhé!
Khi Trúc đến, Hoàn đứng dậy bắt tay Chính. Theo chân Trúc, Chính vào một văn pḥng nhỏ đầy hồ sơ ngổn ngang trên một chiếc bàn khá lớn. Trúc mời Chính ngồi rồi gọi thư kư pha trà. Nhướng mắt qua cặp kính mạ vàng, Trúc là một h́nh nhân nặn ra từ cái mẫu của Hoàn, lanh lẹ, nhưng có một cái ǵ tinh quái ẩn hiện đe dọa người đối thoại. Nhẹ nhàng, Trúc cười kiểu cầu thân :
- Tôi đă nghe tiếng anh từ lâu, bây giờ mới hân hạnh gặp. Ta vào việc ngay nhé. Không đợi Chính trả lời, Trúc xuống giọng thầm th́, chúng tôi được báo là đám tàn dư Quốc Dân Đảng sẽ chống lại công cuộc giải phóng miền Nam. Người đứng đầu đây!
Trúc đẩy về phía Chính một tập hồ sơ, trên đề Tối Mật. Mở b́a hồ sơ ra, Trúc chỉ ngón tay vào ba chữ Trần Huy Liệu, miệng lại thầm th́ :
- ...để anh tham khảo.
Giật ḿnh, Chính ngồi lui ra sau, mắt nh́n về phía cửa sổ. Nắng vàng như một vệt roi quét ngang không gian bằng một đường chéo bốc lửa. Biết rằng để mắt vào cái hồ sơ gọi là tối mật của Công An là sẽ bị ràng buộc đến có thể tự giam hăm ḿnh, Chính nhẹ nhàng đẩy trả lại, giọng b́nh tĩnh :
- Hồ sơ đây không liên quan đến công tác của tôi. Nhưng anh cứ hỏi, tôi biết ǵ tôi sẽ nói.
Đằng hắng, Trúc trầm giọng :
- Giữa tháng 8 năm 45, anh có nhớ Trần Huy Liệu đă gặp cán bộ nội thành của ta trước khi đi Huế yêu cầu Bảo Đại thoái vị không?
- Có. Lời kêu gọi Tổng Khởi Nghĩa là do anh Liệu phổ biến. Trước khi đi, anh ấy ghé Hà Nội, thông báo cho anh Đang, anh Giản và tôi để chúng tôi sửa soạn cướp chính quyền. Xong, anh ấy đi liền...
- Sau đó, Thường Vụ phải tức tốc phái anh Nguyễn Lương Bằng vào theo ngay, anh có biết không?
- Có.
- Anh hiểu tại sao chứ?
Chính lắc đầu, ḷng ngờ ngợ một thoáng âu lo chưa định h́nh. Tiến đến cạnh Chính, Trúc th́ thầm vào tai. Chính tái mặt, im lặng. Trúc lại quay về vị trí ngồi đối mặt với Chính, nh́n chằm chằm, vẻ chờ đợi. Mím môi, Chính đắn đo từng lời :
- Chuyện anh vừa kể ra, tôi thấy rất khó có cơ sở ǵ. Anh Liệu, cũng như tôi, xưa là Quốc Dân Đảng th́ là chuyện ai cũng biết. Anh Liệu gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương, suưt bị chính Quốc Dân Đảng thủ tiêu. Và anh ấy là người kết nạp tôi vào Đảng để cho đến hôm nay, tôi cũng đă hai mươi tuổi Đảng. Sự kiện anh nêu - là anh Liệu kết hợp với anh Đang, yêu cầu Bảo Đại thay v́ thoái vị th́ thành lập một chính phủ liên hiệp phù hợp với chính sách Mặt Trận B́nh Dân - đối với tôi chỉ là một giả thiết, không chứng cớ ǵ cụ thể... Phần tôi...
Trúc ngắt, giọng sẵng lên :
- Phần anh, sau khi họp với anh em Thành Ủy, anh có đi ‘’ tiễn’’ anh Liệu một ḿnh. Các anh nói ǵ với nhau?
Chính đứng lên, chậm răi :
- Chúng tôi nói về kế hoạch cướp chính quyền. Và chuyện Bảo Đại thoái vị là kế sách bắt buộc phải hoàn thành để chính phủ lâm thời có tất cả chính danh!
Trúc giơ tay, xuống giọng :
- Ta làm việc chưa xong, mong anh ngồi lại!
- Hôm nay, việc anh hỏi tôi đă đáp. Mong anh nhớ hộ, tôi tin anh Liệu xưa đă hoàn toàn ly khai Quốc Dân Đảng và trở thành một người Cộng Sản chân chính. Giả thiết anh đưa ra không vững khi anh chưa có chứng cớ ǵ. C̣n quan hệ của anh Liệu với anh Đang th́ có, tất nhiên. Anh chắc cũng biết bác Hồ cũng có quan hệ với anh Đang chứ! Cứ nghi ngờ đến độ cáo buộc những người liên quan đến anh Đang th́ chắc là phải kể thêm anh Trường Chinh, anh Hoàn, anh Lương, anh Việt... và hầu như toàn thể Bộ Chính Trị!
*
Giấc mơ nhớp nháp h́nh ảnh một con cá nằm trên thớt, hả miệng ngáp không khí, mắt lồi ra ngoài. Ôi, sao mà khác cái thời bí mật. Thời ấy cũng Hà Nội, đầy mật thám Tây, nhưng Chính c̣n có đồng chí và cơ sở cách mạng bao che. Nay, ngày Cách Mạng thành công làm chủ miền Bắc, cũng đầy công an. Và oái oăm thay, Chính trở thành đơn thân độc mă chẳng có một chỗ nương tựa. Ngày trước, khi bị khủng bố th́ c̣n rừng núi mà lui về. Nhưng bây giờ, Cách Mạng thành công, có chỗ nào để dung thân đây?
Sau khi làm việc trên Bộ Nội Vụ, cái phản xạ nh́n ra sau và t́m cách đánh lạc kẻ theo rơi lại thành tự động v́ Chính biết mỗi bước ḿnh đi đều có người ŕnh ṃ. Chính tránh gặp mọi người. Dẫu ḷng nóng như lửa đốt, ngay thông tin về cái hồ sơ mật chàng cũng không thể báo cho Liệu biết được mà pḥng thân. Ngày hai buổi, Chính đi làm, nhưng kín đáo đánh dấu khi ra khỏi nhà. Sau một tuần, có kẻ đột nhập, chẳng phải chỉ một lần. Chắc chắn trong nhà đă có ‘’rệp’’, thứ máy nghe tinh vi do Liên Xô cung cấp, nên về nhà Chính không tiếp một ai, có người đến gơ cửa Chính cũng mặc. Ngao ngán, Chính chua xót nghĩ, bao nhiêu kinh nghiệm đấu tranh chống Thực Dân bây giờ phải mang ra đối phó với đồng chí trong cái xă hội chủ nghĩa mà Chính đă mang cả đời ra cống hiến.
Không ai nói, nhưng cơ quan đă có tiếng x́ xào Chính phải ‘’làm việc’’ với công an. Thái độ lảng tránh và lạnh nhạt của những người đống sự bắt đầu. Không khí khủng bố đă lan vào khắp thủ đô sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm khiến không liên quan với những kẻ có vấn đề trở thành một sự khôn ngoan, một cách tính toán, một thứ bản năng sống c̣n. Nhưng cũng từ đó, con người chà đạp t́nh cảm của chính ḿnh, giao hợp với nỗi sợ để sinh ra một thứ mặc cảm tội lỗi. Và rồi đào thoát khỏi mặc cảm đó, người ta dễ dăi đồng lơa với quyền lực, buông xuôi thốt, thôi mặc kệ nó. Tệ hơn, họ biểu diễn lập trường bằng cách cạnh khóe, x́ xầm không có lửa sao có khói! Dăm ba người làm việc dưới trách nhiệm của Chính tỏ thái độ bất tuân và thách thức. Chính điện thoại cho Lê Văn Lương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân. Ai cũng ừ à cho có. Chính liên hệ với cấp trên trực tiếp, tức phó chủ tịch Nguyễn Minh Cần. Thở dài, Cần nhỏ giọng, bây giờ cán bộ cùng cảnh như thế không ít, tôi chẳng làm ǵ được. Sau đó ít lâu, Chính hiểu cảnh ngộ Cần, nghe Cần có thái độ ‘’xét lại’’ đối với Nghị Quyết 9.
Chánh văn pḥng Trúc gọi điện thoại cho Chính hai lần. Chính chỉ nhắc, cũng hai lần, tôi xin bảo lưu ư kiến. Lần cuối, Trúc gằn giọng ‘’Thôi được’’, tiếng dằn máy nghe như tiếng súng lên đạn. Điệu này, Chính tự nhủ, tuần sau dự lễ sinh nhật bác Hồ thế nào cũng gặp đám Huỳnh, Giang... chàng phải cố thông báo cho họ biết. Nhưng chỉ sáng hôm sau, xe Bộ Nội Vụ đi thẳng tới Ủy Ban Hành Chính Thành Phố. Sát khí đằng đằng, họ điệu Chính lên xe. Người gặp Chính lần này là Thứ Trưởng Lê Quang Thân, tay chân của Hoàn. Thân nổi tiếng hung hăn và ma mănh, nhưng trung thành với Hoàn. Cũng như Hoàn, nay trung thành với Lê Đức Thọ, kẻ thay thế Lê Văn Lương trách nhiệm Ban tổ chức Đảng. Và cũng như Thọ, bây giờ quay sang trung thành với Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng.
- Hồ sơ của anh đây! Chúng tôi đă biết hết... Thân xách mé, đẩy một tập hồ sơ đến trước mặt Chính, anh đâu có phải là Phan Thượng Chính. Tên thật anh là ǵ?
- Tôi là Nguyễn Trường Vơ, người xă Đoài, thôn Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên. Chính là tên một đồng chí Tân Việt đă hy sinh trong trận cướp trại Nam Đàn. Điều này th́ tôi đă khai rỏ ràng trong kỳ Chỉnh Quân Chỉnh Huấn ở khu 3...
- Anh c̣n quên! Phần tín ngưỡng, anh không khai ǵ. Anh là người Công giáo, có phải không?
- Ông bà, cha mẹ tôi là Công giáo, nhưng tôi th́ không. Tôi bỏ nhà theo Cách Mạng quá sớm, chưa kịp có niềm tin nào khác niềm tin vào Cách Mạng...
- Hừ... Cách Mạng với ai? Với Quốc Dân Đảng? Như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tạo?
- Như là thế nào?
- Là núp bóng Cách Mạng, nhưng với ư đồ phá hoạ, anh hiểu chưa? Hay anh muốn đấu lư với tôi? Anh khinh tôi là thành phần cơ bản không đủ chữ nghĩa?
Chính cười nhạt :
- Không dám! Anh thừa chữ nên mới vu ngay cho tôi cái tội khinh anh đấy chứ. Không! Anh không thiếu chữ, nhưng c̣n nghĩa th́, thừa hay thiếu, c̣n tùy...
- Được, được... Giỏi! Thân kéo dài giọng, nửa bỡn cợt, nửa khinh thị. Bây giờ anh khai báo cho thành khẩn nhé. Ngày tự vệ chiến đấu định tấn công ṭa báo Quốc Dân Đảng ở 80 Quan Thánh, ai ra lệnh cho anh đến giải vây cho chúng nó?
- Không ai ra lệnh. Tôi làm theo đúng chính sách Mặt Trận của Chính Phủ, nghĩa là tránh đụng độ và chia rẽ mọi lực lượng có cùng mục đích đ̣i độc lập. Ngày đó, tôi đă báo cáo với anh Giáp và Thường Vụ, anh Hoàn cũng biết!
- Giáp à? Giọng thách thức, Thân tiếp - Hừ, mang Giáp ra dọa đấy phỏng? Thế cái cô xuống dưới sân đứng với anh và thằng Khái Hưng tên ǵ nhỉ?
Chính thót bụng, chưa biết phải đối phó thế nào. Thân cười đểu giả, tay lật một tập hồ sơ khác, ề à :
- ...cô ấy tên là Huyền, người Kiến Thụy, anh nhớ ra chưa? Có phải cô ấy có hai đứa con với anh không?
Thầm nhủ, thế là ‘’chúng nó’’ biết hết, Chính không quanh co, đáp :
- Đúng thế! Việc này tôi cũng báo cáo Chi bộ Đảng khi sinh hoạt trên Việt Bắc!
- Cô ấy cũng công giáo, phải không? Nay cô ấy đâu?
- Tôi không biết. Từ năm 52, tôi không gặp lại...
Thân phá lên cười :
- Thế th́ tôi mách nhé. Cô ấy đi Nam, ban đầu ở với họ đạo Hố Nai, bây giờ th́ lên Sài G̣n rồi. Nếu anh cần, giọng hả hê, Thân bỡn cợt - tôi cho anh địa chỉ chính xác nhé...hè hè... Để anh vào Nam mà lo cho vợ! Lại vợ hai, thú thế đấy. Vợ cả th́ bần cố, chết đi cho xong, phải không?
Thấy Chính mím môi im lặng, Thân được thể tiếp :
- Lại c̣n việc này nữa. Khi ta kêu gọi tản cư trước ngày Toàn Quốc Kháng Chiến, Khái Hưng vượt sông Hồng bằng thuyền chở tiếp tế cho khu Đồng Xuân mà anh thời đó có trách nhiệm hậu cần... Anh nhớ chứ!
- Vâng, tôi nhớ. Thời đó, người tản cư lũ lượt...
- Ấy thế mà khi bắt được Khái Hưng ở Nam Định, chỉ đánh nửa ngày là nó khai hết, đi thế nào, ai giúp...
Nh́n cḥng chọc vào mặt Chính, Thân chờ phản ứng, như một con mèo đang vờn con chuột bị đẩy lùi vào góc nhà. Biết là đôi co vô ích, Chính nh́n thẳng vào mắt Thân, nghiêm giọng :
- Các anh muốn kết tội thế nào mà chả được. Mang vợ tôi là Huyền ra uy hiếp, tôi hiểu các anh đe dọa an ninh những người thân của tôi...Nhưng xin các anh rơ ràng, các anh đ̣i hỏi ǵ ở tôi?
Giọng đắc thắng, Thân hể hả :
- Vẫn cái việc anh Hoàn nói với anh, rồi anh Trúc đă cố thuyết phục anh! Xong, là xí xóa hết. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đă báo Thành Ủy và yêu cầu các đồng chí có trách nhiệm đ́nh chỉ công tác của anh...
- Tôi xin được gặp anh Hoàn để nói thẳng!
Thân đứng lên, đập bàn, sẵng :
- Anh nói thẳng với tôi là đủ, anh Hoàn dặn không tiếp anh nữa!
- Thôi, thế cũng hay. Nhưng xin anh cho tôi một, hai ngày. Tôi sẽ viết kiểm thảo mang lên nộp anh, Chính nói, giọng như than.
- Hà hà... có thế chứ!
Thân bước về phía Chính, tay quàng lên vai, nhưng chẳng phải tỏ ra thân mật mà là sức mạnh của kẻ vừa đắc thắng. Chính thấy tởm lợm, nhưng để yên.
Khi ra khỏi Bộ Nội Vụ, Chính đi thẳng lại chợ hàng Da, t́m mua một khúc thừng, bỏ vào túi zết rồi lững thững cuốc bộ về nhà. Không hiểu sao, Chính thấy nhẹ hẳn người và có cảm tưởng như ngày nào, trước cả Tổng Khởi Nghĩa, chàng là người tự do. Nỗi sợ một lưỡi dao treo trên cổ th́nh ĺnh biến đâu mất. Chàng thầm th́
Tôi là kẻ tội đồ không sao biết được tội ḿnh
Lúc nào cũng dao treo trên cổ
Lưỡi dao lạnh
Gớm ghiếc
Và tanh...
Chàng bật lên cười một ḿnh. Hóa ra, vào ngơ cụt ai cũng có khả năng làm thơ. Chính ngửa mặt để nắng đầu hạ chóe sáng như gột rửa bóng tối của một cơn giông lởn vởn đe dọa từ ba năm qua.
*
Phong Quang, ngày... tháng...
Đối với Chính, vũ trụ trở thành phi thời gian, và ngày tháng là ngày Trời, tháng Phật, cách nói đùa mỗi lần Chính đáp khi bạn tù hỏi. Bởi phi thời gian nên không gian không mang ư nghĩa một tọa độ bất biến trên tấm bản đồ phẳng. Bất Bạt, Tân Lập, Phong Quang hay bất cứ đâu đều cũng là một cái chấm li ti không cần đặt tên. Cái chấm đồng dạng : xung quanh núi cao vách dựng, dưới đất dăm mẫu đất cằn sỏi, có con suối chảy ngang, rải rác là những cái lán, vách nứa trộn đất bùn, mái lợp tranh khô. Tập hợp lán lại, thành trại. Trại A, B..., hay trại 1, 2... tùy sở thích văn hóa của ai đó trong ban quản giáo hay ban giám thị từ những ngày đầu sắp đặt trại. Đáp ứng nhu cầu an ninh của xă hội ‘’bên ngoài’’, trại mọc ra như trái dại trong rừng. Nghe nói đâu có khoảng sáu ngh́n người bị tập trung, phần lớn là đám ngụy quân ngụy quyền xưa đă cộng tác với Pháp, và một số ít tù chính trị. Trong trại có hai loại tù, số chẵn và số lẻ. Chẵn là tù h́nh sự, tội từ giết người, trộm cướp đến lừa đảo, ăn cắp vặt. C̣n lẻ, là tù chính trị, tội cũng linh tinh, từ tu sĩ linh mục đến nhà văn, nhà báo, từ làm gián điệp cho đế quốc đến cái tội văng bậy vào tên những lănh tụ Đảng và Nhà Nước ở tầm cỡ quốc gia hay quốc tế. Nhưng chẵn hay lẻ, cái xă hội tù cũng có một thể loại cương thường do tù sắp đặt. Cái cương thường tự phát đó ở ngoài kỷ luật do quản giáo và giám thị áp đặt bằng các loại h́nh phạt mang những cái tên như « hạ huyệt », « cùm hộp », « khóa cách tiên », « đi tầu bay », « tầu ngầm »...
Ở tù, cam go nhất là cái đói. Miếng ăn thành cái bả để tù nhân ‘’chác’’ từ nhân phẩm, danh dự đến bạn bè. Muốn khắc phục, có hai cách. Cách thứ nhất là chi phối và kiểm soát miếng ăn cho ḿnh và cho người. Cách thứ nh́ là kéo cái nhu cầu ăn đến cái mức thấp nhất có thể làm được. Ngày c̣n ở trại Tân Lập, Chính biết một tù số chẵn có sáng kiến nuôi chuột. Ban đầu, một cặp chuột. Thèm chất tươi đến mấy cũng phải nhịn. Và sẵn sàng đối phó với những kẻ đến ŕnh rập để trộm chuột. Đợi phép mầu của thiên nhiên, chuột đẻ. Trong số chuột con, lại t́m một hai cặp, phần c̣n lại th́ ăn, th́ đổi. Chuột đẻ, và cứ thế đàn chuột lúc một đông. Phát đạt, có thể thuê nhân công, đăi ngộ là chuột sống. Vài tháng sau, Tân Lập đă có một trại chuột khiến quản giáo phải can thiệp, bắt ông chủ trại kiểm thảo và cấm tiếp tục phương thức sản xuất tư bản có tính ‘’người bóc lột người’’. Của ‘’chác’’ được khi đổi chuột là thuốc lá, là chè mạn, chút đường, chút muối...Sau khi chia một phần ‘’thặng dư’’ cho ban quản giáo và giám thị. V́ thế, lệnh cấm nuôi chuột được thu hồi v́ sự chiếu cố từ lănh đạo, chấp nhận sản xuất nhỏ trong thời kỳ quá độ. Từ đó, trại chuột leo xuống mức ‘’ hợp tác nông nghiệp’’.
Chính không thuộc thành phần có sáng kiến nuôi chuột, nên tự nhiên là phải áp dụng cách thứ nh́.V́ cánh tay trái bị xụi, Chính được chia việc nhẹ, lượng calo cần thiết ít, kéo nhu cầu xuống thấp cũng đỡ khó khăn hơn người khác. Khâu này, Chính học được từ Thích Thiện Ngộ. Vị sư này được chùa Vĩnh Sơn cưu mang vào năm đói Ất Dậu, sau xin xuống tóc và trở thành thủ tự mười năm sau. Chùa có hai mẫu ruộng, cấy khoán nhưng không đủ thóc nộp thuế nên cán bộ đến tịch thu chuông và rỡ ngói lợp chùa thế vào. Sư cản không cho, bị kết tội là chống cán bộ thi hành công vụ, làm mất an ninh và reo rắc mê tín dị đoan trong nhân dân. Sư nay chưa hẳn là già, nhưng râu tóc đă trắng như cước, lúc nào cũng hồn nhiên, khi cần th́ nhịn ăn nhường cho những người ốm đau. Sư dạy Chính cách bế khí, giữ hơi thở thật điều ḥa và nhắm mắt niệm đi niệm lại bốn câu kinh cho đến lúc không mở mà mắt thấy hào quang, cơ thể nhẹ đi như bay lên không. Chính thực hành hàng ngày và quả thật nhu cầu ăn cứ giảm dần, ba tháng sau th́ có khi cả ngày chỉ ăn một hai củ sắn cũng đủ để sinh hoạt b́nh thường.
Với Nghị Quyết 49, thời hạn đi cải tạo mà không xét xử là ba năm, gọi là lệnh một. Sau, nếu không có quyết định mới ǵ, lệnh số một tự động thành lệnh số hai, tức là thêm ba năm để đợi điều tra. Và cứ thế lệnh số ba, số bốn. Từ lệnh số hai, Chính t́m ra cái ‘’nghiệp’’ của ḿnh : v́ cái cơ duyên gặp Trực, Chính trở thành ‘’ông giáo’’. Trực người Cao Bằng, cao lớn vạm vỡ. Chỉ hai ngày sau khi chuyển đến Tân Lập, Trực t́m Dũng-gấu bên tù số chẵn, tiếng là Chúa Trại, dưới tay cả chục tù, chỉ huy mọi sinh hoạt, độc quyền chia khẩu phần, lập mạng ăng-ten giúp ban Giám Thị quản lư trại. Đến trước mặt Dũng, Trực khom người chào. Tưởng Trực đầu quân, Dũng-gấu hỏi :
- Mày làm được việc ǵ cho tao?
Th́nh ĺnh, Trực xốc lên, tay nắm yết hầu Dũng, người quay ṿng rồi lui ra sau đẩy cho Dũng gục đầu xuống đất, Trực quát :
- Tao bất ngờ chụp mày, chắc mày không phục! Vậy bây giờ chơi nhau cho công bằng. Mày muốn tay không hay dao búa ǵ cũng được! Nói...
Dũng sặc sụa, tay lần được con dao găm vẫn giắt bụng, rút ra thọc ngược lên. Nhưng Trực nghiêng đầu, tay kia bắt vào cổ tay Dũng, vặn một cái. Tiếng kêu choang, con dao rơi xuống đất. Trực đẩy cho Dũng ngă chúi ra xa, nh́n khinh bỉ. Đợi Dũng lồm cồm ḅ dậy, Trực dơng dạc :
- Tao nghe nói mày nặng tay với anh em tù, ăn chặn, làm mưa làm gió rồi khúm núm ve văn quản giáo. Thôi được, đây, Trực đá con dao về phía Dũng, dao đấy! Tao chấp...
Dũng vồ con dao lao vào. Nhanh như cắt, Trực xoay ṿng, chân đạp vào ống quyển Dũng. Một tiếng rắc nghe như gỗ vặn ḿnh. Dũng khuỵu xuống, chân găy, chân kia qú, mắt nh́n Trực căm hờn. Dũng quát bảo đàn em xông vào, nhưng không một đứa nào động đậy, chỉ trơ mắt ra nh́n. Trực quét mắt nh́n, miệng cười thách thức, tay rút từ sau lưng ra một sợi thừng buộc sẵn h́nh tḥng lọng như để bắt lợn. Quăng ra, tḥng lọc chụp xuống đầu Dũng, xiết vào cổ, hệt như Trực vừa làm một màn xiếc. Giật chiếc dây, Dũng lại ngă, rú lên v́ đau đớn. Trực cười ằng ặc, nhưng một tiếng nói cất lên, giọng khoan ḥa :
- Thôi, thế đủ rồi chú em!
Người đó là Chính. Trực nh́n, bỗng ha hả cười :
- Ô hay, hóa ra là bác. Bác có nhận ra em không? Em đây... Em xưa là tự vệ khu Ngũ Xă, sau chuyển vào đoàn Cảm Tử giữ Phủ Chủ Tịch, bác có nhớ không?
Chính gật. Trực quay xuống nh́n Dũng quát :
- May mà có bác đây xin, tao tha cho mày, nhưng cấm từ nay không giở tṛ cũ nạt nộ anh em nữa. Nghe chưa?
Dũng hổn hển, mặt nhăn nhúm, tay vái Trực lia lịa. Lên trạm thương, Dũng khai ḿnh ngă găy chân.
Tối hôm ấy, Trực mời Chính ăn một bữa tiệc ‘’hàn huyên’’, có thuốc lá Tam Đảo, măng búp và thịt nai phơi khô. Chính hỏi :
- Làm sao mà cậu vào đến đây?
- Ấy, cái số em nó vậy...
Trực kể rằng ḿnh ở trong Ban Bảo Vệ Bác từ thời c̣n trên Việt Bắc, và khi về Hà Nội th́ là đại úy, phó ban bảo vệ, có nhiệm vụ theo sát Bác, ngày cũng như đêm. Công an t́nh báo gài ‘’ rệp’’ khắp nơi, ngay cả trên những vật dụng thường ngày, lúc nào cũng thu âm, và cuối ngày nghe lại, không có ǵ quan hệ th́ xóa băng. Xóa một cuộc nói chuyện giữa Bác và đại tướng Giáp, Trực bảo, em chẳng thấy ǵ, cuối cùng chỉ nghe Bác giục ông Giáp về kẻo vợ mong. Thế mà, ai ngờ được, ‘’họ’’ cho là em thủ tiêu một bằng chứng ǵ đó mà cho đến nay em vẫn chưa hiểu. Rồi ‘’họ’’ bắt em xác minh rằng có một âm mưu đảo chính. Em bảo, bắn em th́ cứ bắn, nhưng chuyện ǵ em không hiểu, không biết th́ em nhất định không nói.
Trực đưa chén trà lên miệng, uống đến ực một hơi, văng tục rồi hỏi :
- C̣n bác? Sao bác cũng vào đây?
- Chuyện cũng dài. Nhưng gần gần như chuyện chú. ‘’Họ’’ cũng bắt tôi xác minh cái này cái nọ, mục đích là loại người này người kia, toàn đồng chí cũ...
Trực thở dài :
- Cứ hô ‘’chuyên chính’’ rồi giở tṛ lưu manh, thật đến em là giai cấp vô sản ba đời mà em cũng hăi, bác ạ! Bây giờ, thằng vô sản này đi học tập cải tạo, chẳng biết ngày nào về... Mà về th́ sống cái cảnh trên búa dưới đe, lắm lúc nghĩ dại, thấy cái thời Thực Dân nó đô hộ mà lại dễ thở hơn.
Chuyện tṛ về sinh hoạt của Chính, Trực bảo, xưa bác nói ‘’hay’’ lắm. Tuần sau, không biết Trực trao đổi thế nào mà đồng chí trưởng ban Quản Giáo gọi Chính lên giao nhiệm vụ bổ túc văn hóa cho những anh em cải tạo t́nh nguyện đi học hai tối mỗi tuần.
*
Một đoàn tù từ Yên B́nh chuyển trại về Phong Quang cuối năm Dậu. Cán bộ quản giáo hỏi ư Trực về chuyện sắp đặt nơi ăn chốn ở. Hiện nay, ai cũng gọi anh ta là ‘’tù trưởng’’. Thật lạ, Trực không bao giờ lạm dụng sức mạnh của ḿnh. Ba người đẩy một cái xe ḅ lên dốc, thở không ra hơi, phải lấy đá chặn bánh cho xe khỏi lăn. Trực bảo, để đấy tôi, rồi một ḿnh nhoài người ra đẩy, mươi phút sau xe đă lên đầu dốc. Bốn người tát giếng từ sáng đến trưa không xong, Trực lại bảo, để đấy tôi, một thoáng sau giếng cạn. V́ hay giúp đỡ, tù cảm mến và cán bộ cũng v́ nể. Trực trách nhiệm phân phối thức ăn. Anh đề ra « làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu’’, rất là bài bản. Xă hội tù, Trực phát biểu, tất nhiên phải theo ‘’chuyên chính vô sản’’. Tù số chẵn c̣n trai tráng, làm ra nhiều của cải, nhưng phải chia xẻ công bằng với tù số lẻ, thường là già nua hơn, thuộc thành phần trí thức và tiểu tư sản. Tập thể phân công và quyết định đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng trước tập trung th́, Trực hồn nhiên bô bô, cũng bầu bán và hội ư cho rơ dân chủ đă. Nhất định, Trực nghiêm trang, người không bóc lột người, người không đè nén áp bức người. Trực dơng dạc hỏi :
- Ở ngoài có tem phiếu. Phiếu th́ b́a từ A, B, C rồi đến F. Cấp cao b́a A ăn ngon, ăn nhiều...cứ thế đến b́a F th́ chẳng c̣n cái ǵ cả. Có phải thế không?
Bạn tù gật, Trực tiếp :
- Thế có công bằng xă hội không?
Tù lắc đầu. Trực lập một ban gọi nôm na là ban chia ăn chia làm, có nhiệm vụ thiết lập quan hệ người với người, tránh những chuyện mất đoàn kết v́ phân chia cái ăn cái uống trong trại. Ban đầu, ai cũng nín cười. Sau, cái xă hội tù kiện toàn dần dần, chuyện trộm cắp, đánh đập, ức hiếp... thưa đi. Mọi kiện tụng, phân giải... đều đến tay Chính. Cái ‘’ông giáo’’, kẻ đă dạy đọc dạy viết cho vài chục tù số chẵn, nghiễm nhiên trở thành nhân vật ‘’tuyên huấn’’ số một trong ban tổ chức tự quản, có thêm hai thành viên, một linh mục và một vị sư già. Cán bộ ban đầu không thích lắm, nhưng thấy trại có kỷ cương, nhắm mắt bỏ qua. ‘’Tù trưởng’’ và ‘’ông giáo’’ thành quần chúng tiến bộ. Trực hùng hồn tuyên bố nhân ngày sinh nhật bác Hồ rằng chỉ trại tù này mới thực là xă hội cộng sản.
*
Trong số tù chuyển trại từ Yên B́nh, có hai người ngất xỉu phải đưa vào thẳng trạm cứu thương. Quản giáo yêu cầu Chính đến để đọc liều lượng trên mác một loại thuốc của Pháp c̣n xót lại. Lại gần, một người c̣n nằm thiêm thiếp. Người kia đă ngồi lên, lưng dựa vào vách. Chính thốt, giọng mừng rỡ :
- Có phải Phùng Cung đấy không?
Người đó ngước mắt lên nhọc mệt, không đáp. Chính nh́n kỹ, th́ thào :
- Đúng là Cung rồi... Có nhận ra ḿnh không?
Mở mắt, người đó khe khẽ gật. Chính reo lên, tay nắm lấy tay Cung. Đây là lần đầu Chính gặp lại một người quen xưa, nhưng nay chẳng khác ǵ một âm hồn vất vưởng từ cơi chết bất chợt trở lại dương gian, thoi thóp trong cái cơ thể mỏng tanh, tái ngắt, râu tóc bơ phờ.
Trực không hiểu đào đâu ra được một nhúm quế, nấu với đường, chế thứ thần dược để phục hồi cho Cung. Tuần sau, Cung đă đi đứng được, nhưng chỗ ở phải cách ly v́ Cung bị ho lao. Ai cũng sợ lây và người độc nhất đi lại hàng ngày với Cung là Chính. Cung hỏi :
- Sao anh vào đây? Cái vụ bán giấy cho báo Nhân Văn à?
- Không! Cái đó chỉ là án treo... Thế mà nó cũng làm ḿnh sợ ba, bốn năm liền. Cuối cùng, là v́ một vụ khác. Họ định ‘’chộp’’ một mẻ to, toàn những vị trong Trung Ương, bắt ḿnh tố điêu, đổ vấy...Người có nhiều quan hệ nhất với ḿnh là Trần Huy Liệu...
Chính kể lại cho Cung về tập hồ sơ tối mật và buổi gặp Lê Quang Thân, rồi chép miệng :
- Ḿnh thật ngây thơ. Đi ra chợ hàng Da mua thừng, ‘’cớm’’ nó theo. Về nhà, cũng không biết là từ bên hàng xóm chúng nó chọc lỗ để mắt theo dơi xem có giấu giếm ǵ không. Ḿnh lại thật thà, viết thư gửi ông Hồ với ông Giáp, báo động rằng cái gọi là công cuộc giải phóng miền Nam thật ra chỉ nhằm tạo công cụ khủng bố nhân dân miền Bắc, lấy cớ bắt ne bắt nét để áp đặt một chế độ độc đoán...Tḥ cổ vào tḥng lọng treo trên xà ngang, chân vừa đạp cái ghế đẩu th́ chúng nó xô vào, túm lấy kéo xuống, chửi đéo mẹ mày thằng phản động, ai cho mày chết dễ thế! Đấy, cái thơ là tang chứng chống đối chính sách Đảng và Chính phủ...
Chính nh́n về phía cánh rừng, im lặng. Đă từ lâu Chính tập nhận ch́m cả quá khứ lẫn tương lai, dồn ư thức vào từng giây từng phút hiện tại như phương thức giữ cho ḿnh tiếp tục tồn tại. Cung đến, tác động lên Chính như chất xúc tác của trí nhớ, khiến cái lúc Chính đạp chiếc ghế đẩu khi treo cổ bỗng quay lại mê mụ. Chính lẩm nhẩm :
- Khi tự tử th́ ḿnh chẳng c̣n ǵ và có ai ngoài thằng bé Dân đang sống với bà ngoại. Lúc đó, nếu sống mà không đầu hàng th́ chẳng chỉ ḿnh mà hai bà cháu nó cũng sẽ bị họ hành hạ để tạo áp lực bắt ḿnh lâm vào cái thế phải đồng lơa với họ trong việc truy bức Trần Huy Liệu... Thật là lạ, chỉ vài giây sau khi sợi thừng xiết vào làm tắc thở th́ bỗng dưng tất cả cái quá khứ gần năm mươi năm hiện ra như một cuốn phim quay ngược. Ḿnh thấy tất cả, từ cha mẹ anh em đến vợ con, cả sống lẫn chết...Và không hiểu làm sao mà mọi người đều có vẻ tươi vui.
- Nhưng Trần Huy Liệu làm ǵ mà thành đối tượng đấu tranh ? Cung thắc mắc.
Ngẫm nghĩ, Chính trầm giọng :
- Ngày ḿnh thoát nạn ở Giáp Đoài, về Thanh Hóa th́ Liệu có ghé thăm một lần. Ngay cái buổi tối hôm đó, anh ấy viết một bức thư gửi Hoàng Quốc Việt, người phụ trách Cải Cách Ruộng Đất, yêu cầu Việt tŕnh bầy một số quan điểm lên Trung Ương. Đại khái, ư anh ấy là đánh địa chủ th́ phải phân biệt địa chủ yêu nước với địa chủ bóc lột, diệt phong kiến cũng xét cho kỹ đám quan lại nhũng nhiễu với những sĩ phu đă từng xả thân chống Pháp trong những phong trào như Văn Thân, Cần Vương... Có lẽ v́ thế người ta xếp anh là hữu khuynh chăng! Ngẫm lại, từ năm 60, chuyện phe tả đánh phe hữu rơ như ban ngày. Khi nhận sai lầm trong Cải Cách và Chỉnh Đốn, phe tả lùi nhưng lực lượng c̣n nguyên, ông Hồ chắc vẫn bị áp lực của bọn Trung Quốc mao-ít quá khích, vẫn ở cái thế cầm trịch gơ trống chầu chứ không phải là cầm quyền. Lê Duẩn ra Bắc, cấu kết với Lê Đức Thọ, đưa chiêu bài Giải Phóng miền Nam rất phù hợp với Bắc Kinh, nhưng lươn lẹo t́m cách đánh lừa Moscou đang chủ trương chung sống hoà b́nh với Tây Âu và Mỹ. Thế là phe tả thêm vây thêm cánh, trong khi đám hữu khuynh mất dần thế đứng. Cả ông Hồ lẫn ông Giáp cứ phải ngậm bồ ḥn làm ngọt, thậm chí phải để mặc cho đám quá tả tiêu diệt thành phần trí thức-nhân sĩ như Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần Đức Thảo và đám văn nghệ sĩ NhânVăn-Giai Phẩm...Măi sáu năm sau, khi biết Vũ Đ́nh Huỳnh và Đặng Kim Giang cũng bị bỏ tù ḿnh mới hiểu câu một anh công an trẻ măng đọc cái cáo buộc ngày cuối cùng ḿnh c̣n ‘’tại ngoại’’, là ḿnh có cái tội xét lại chống Đảng !
- Thế c̣n cái bức thư anh viết gửi ông Hồ...
Chính bật lên cười, bàn tay phải đưa lên bóp cánh tay xụi, nhỏ nhẹ :
- A...cái bức thư đó ! Trầm ngâm một lát, Chính tiếp - nhưng phải kể đầu đuôi ra mới được... Theo Cách Mạng, tôi tự nhủ ḿnh trong suốt hai chục năm, cứu cánh là giải phóng dân tộc trước, và sau là xây dựng một xă hội nhằm giải phóng con người. Giải phóng dân tộc, như anh biết, không có cách ǵ khác là chiến tranh. Hăy thắng trong chiến tranh đă rồi mới có thể nghĩ đến chuyện khác...Chiến tranh, là phương tiện, dẫu chết chóc tàn phá th́ cứu cánh giải phóng dân tộc biện minh. Nhưng khi hoà b́nh lập lại, nh́n đến việc giải phóng con người, tôi cứ băn khoăn, tự hỏi cái cứu cánh xă hội chủ nghĩa có thực sự biện minh được cho mọi phương tiện chuyên chính không ?
Chính nhăn mặt, ḱm xúc động. Cung nh́n Chính, ánh mắt chờ đợi. Chiêu một ngụm nước, Chính tiếp :
- ...thời báo Nhân Văn là thời tôi khá dao động, thấy rơ mớ kiến thức Mác-xít ḿnh thu hoạch lổn nhổn như người đi mót lúa, rốt cuộc nếu có biết ǵ th́ qua trải nghiệm tôi và số đông chúng tôi chỉ lượm lặt thành những thứ mẹo. Mẹo để vận động, tranh thủ, rồi lănh đạo quần chúng bằng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Và nếu không được, th́ nhân danh giai cấp tiến hành bạo lực cách mạng để o ép. Tôi hoang mang không biết đi về đâu trong thời b́nh. Phải học, và tôi đến anh Trần Đức Thảo, vái anh ấy một vái xin anh ấy làm thầy cho ḿnh. Tôi hỏi, liệu đúng hay sai, rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện, và thắng hay thua tùy vào con người sau cuộc chiến này sẽ định h́nh thế nào. Anh ấy nhăn mặt, gỡ cặp kính trắng để xuống bàn, lắc đầu. Lát sau, anh ấy bảo, con người luôn luôn là một xuyên qua thời gian và không gian. Nói thế này th́ đúng hơn, thắng hay thua tuỳ vào con người định h́nh thế nào trong cuộc chiến này để làm người ra sao sau đó. Chính thế mà không thể tách phương tiện khỏi cứu cánh được. Ở đời làm ǵ có một con người đi làm cách mạng và thành công để định h́nh rồi bắt đầu làm người. Định h́nh qua hành động, con người mang trong ḿnh cả quá khứ lẫn tương lai của nền văn hoá họ đèo bồng. Nền văn hoá đó có những yếu tố dẫn đến chiến thắng trong chiến tranh cách mạng nhưng lại có thể đèo bồng mầm mống thất bại trong hoà b́nh...Cuộc tả-chọi-hữu ở cấp lănh đạo sẽ gây ra những tổn thất khó lường. Phe tả, toàn là những vị mang dự tưởng xoay núi rời sông với tham vọng cứu đời. Như trèo núi, dự tưởng càng lớn th́ càng phải leo cao. Và leo cao, th́ trượt là vực sâu kề ngay dưới chân, cái ngă không chỉ riêng họ ngă mà c̣n là cả dân tộc này... Họ chuyên mang mục đích cứu cánh ra biện minh cho việc họ làm, và tôi trích câu nói của anh Thảo mong ông Hồ và ông Giáp lưu ư. Tôi kêu, hiện có quá nhiều người trong cấp lănh đạo mang giấc mộng làm vua. Trong t́nh thế này, kẻ rồi đoạt được ngôi cao tất mang trong người cái tiềm năng bạo chúa. Và trên đường bay của mũi tên quyền lực trong vận hành lịch sử, không khéo th́ cái đích giải phóng con người sẽ có nguy cơ là điểm ngắm hoang tưởng khiến, cuối cùng, chính những con người lẽ ra được giải phóng lại sẽ mang thương tích do mũi tên gây ra. Lâu dần, biết đâu thương tích đó lại chẳng trở thành thuộc tính của những con người nô lệ mà không biết ḿnh là nô lệ, c̣ng lưng mang kiếp nạn nhân của loại bạo chúa cải biên thời phong kiến mới.
*
Phùng Cung tính ít nói. Trực biết Cung yếu, dàn xếp tránh cho Cung khỏi xốc vác những chuyện vất vả. Cuối cùng, quản giáo đồng ư xếp Cung vào cái việc đọc báo Nhân Dân cho tù. Trực xởi lởi nói vào, đâu chả cần thông tin hả bác ? Cung từ chối, xin được lao động để chóng giác ngộ. Trực gặng hỏi, Cung đáp báo chí kiểu Nhân Dân chỉ làm lệch lạc thông tin. Với lại, ngày này qua tháng nọ chỉ độc tin máy bay Mỹ bị hạ, bộ đội ta bắt sống hàng trăm hàng ngh́n lính Mỹ, kế hoạch năm năm thành công, sản xuất vượt chỉ tiêu...th́ đọc hay không, lần nào cũng như lần nấy, ai chẳng biết.
Ít tháng sau ngày nhập trại, vợ Cung là Thoa dẫn đứa con trai đầu ḷng lên thăm nuôi chồng. Buổi sáng, Cung được gọi ra một cái lán dùng làm pḥng tiếp khách. Hai vợ chồng ngồi đối diện, đằng sau một cái bàn có giám thị ngồi canh chừng. Thằng bé con độ mười tuổi, gầy như que củi, mặt đen x́, vêu vao, nhẩy chân sáo đi loanh quanh. Khi nó đi đến cạnh vườn rau, Chính đang tưới, ngừng tay hỏi :
- Cháu lên thăm nuôi bố đấy hả, tên cháu là ǵ ?
- Dạ, cháu chào ông. Nó gật đầu, cháu tên là Phủ ạ !
- Học lớp mấy rồi, Phủ ?
- Dạ, lớp tư, cấp 1...
Th́nh ĺnh, có tiếng quát :
- Đi, cút ngay ! Ai cho mày vào đây tṛ chuyện ?
Góc vườn, một cán bộ xông ra, tay chỉ trỏ. Thằng Phủ sợ co gị chạy. Trưa hôm đó, Chính bị quản giáo gọi lên tra vấn. Hắn gầm gừ :
- Anh định đưa tin ra ngoài, phỏng ?
- Tôi th́ các anh biết, c̣n có ai ở ngoài nữa đâu mà đưa tin. Vả lại, Chính điềm đạm, có muốn th́ trại này có tin ǵ mà đưa cơ chứ !
Quản giáo bắt Chính viết kiểm thảo nhận vi phạm kỷ luật. Xế chiều, Chính thấy Cung đứng đón, vẻ mặt có chút ái ngại. Chính kể rồi nói:
- Chúng nó cứ kiếm chuyện, mục đích là có lư do đưa ra để tiếp tục cầm tù ḿnh. Với tôi th́ lệnh thứ tư sắp măn, mùng 2 tháng 9 tới sẽ sang lệnh thứ năm ...
Có người thăm nuôi, tất sẽ liên hoan ngay cho đỡ thèm thuồng. Chia chác cho tù ở cùng lán xong, Cung pha một b́nh trà, bầy ra dăm miếng bánh đậu xanh và vài cái kẹo lạc. Nh́n Cung buồn xo, Chính nhẹ giọng :
- Có thăm nuôi th́ sướng, nhưng khi vợ con về lại buồn hả!
Cung không đáp, nh́n lên bầu trời mây trùng trùng u ám. Im lặng một lúc lâu, th́nh ĺnh Cung tâm sự :
- Thời tôi bị bắt, có vợ có con nên tôi không dám chết như anh, nhưng biết ḿnh sống là làm khổ vợ con. Nhà tôi lại c̣n trẻ, bắt cô ấy đợi chờ th́ quả là không nỡ. Tôi không nhận cô ấy làm vợ, lên thăm nuôi tôi quyết không gặp, cứ thế hơn năm trời, kể cũng ác ! Nhưng cô ấy cứ một ḷng, và cuối cùng ḿnh cũng phải xiêu thôi...
Thở dài, Cung lẩm bẩm :
- ...đến giờ thật cũng chẳng biết là đúng sai thế nào! Nếu phải chọn lựa lại từ ngày đầu Kháng Chiến, tôi không biết sẽ làm thế nào ?
Chính vẫn giữ nụ cười khoan ḥa, nghiêm giọng :
- Thời thế này, đúng thành sai, lộn lẹo ai mà biết được. Ngày đi mua thừng treo cổ, tôi uất lên, chứ có nghĩ ǵ đến sai hay đúng đâu... C̣n phải chọn lựa lại, tôi sẽ làm hệt như tôi đă làm, tức là đi theo Cách Mạng để giải phóng đất nước khỏi ách Thực Dân. Tôi sẽ lại tham gia Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương, rồi Mặt Trận B́nh Dân. Chắc chắn, tôi phản đối ngay từ ban đầu trong những Hội Nghị Trung Ương chính sách Cải Cách Ruộng Đất và Chỉnh Đốn Tổ Chức...Tôi sẽ chống thế lực mạo danh giai cấp vô sản để thủ tiêu một xă hội dân sự pháp trị mà đám Nhân Văn-Giai Phẩm cố tŕ néo, và tôi sẽ không bao giờ chấp nhận Giải Phóng miền Nam bằng quân sự...
Cung bâng quơ nh́n về phía cánh rừng heo hút gió. Chợt có tiếng chim sẻ vọng lại. Ở Phong Quang, lâu lắm mới có tiếng sẻ. Sẻ đến, nhưng chỉ một chập rồi lại bay đi. Đất này, không phải là đất lành để chim đậu. Cái suối dưới kia, Chính từng dặn Cung, nước rất độc, lội qua là da chân thâm lại, lông chân tuột sạch như bị cạo. Đấy, thế mà tù chẵn cũng như lẻ, chẳng một ai uống để chết...
- Tại sao? Cung hỏi. Phải chăng níu vào cuộc sống là một phép mầu?
- Có lẽ! Nhưng tôi nhớ, khi ở ngoài tù tôi sống với nỗi sợ v́ trên cổ lơ lửng cái án gươm treo. Sống thế, lúc nào cũng nơm nớp, đi đứng cứ mắt trước mắt sau trông chừng. C̣n ăn nói th́ lưỡi xoay bảy lần, lúc thốt ra hai ba nghĩa, nhập nhằng cốt chẳng để ai bắt bẻ. Anh bảo, thế th́ cái tự do tại ngoại nó là cái ǵ...Thật mà nói, đi tù như chúng ta thế này đâm lại thoải mái. Trong tù, t́nh thế không tệ hơn, và nếu có đối phó là đối phó để tồn tại, với sự hy vọng có một cái ǵ tươi đẹp đâu đó trước mặt. Bên ngoài, tự do mà sợ sệt, lại vô vọng trước tương lai th́ b́ với trong tù, lắm khi c̣n khổ hơn. Bên ngoài, cũng tù, nhưng kiểu khác! Và cái cuộc sống bên ngoài tiếp tục mới là một phép mầu không hiểu được...
*
Từ ngày Cung nhập trại, không chỉ có người đôi lúc chuyện tṛ, Chính c̣n thêm được cái thú đọc thơ trong không khí. Để ư thấy Cung đôi lúc bần thần, ngón tay trỏ như bắt quyết, chỉ ra, ấn xuống, ṿng vo lộn lèo, Chính hỏi th́ Cung cười, đáp :
- Ngày nào tôi cũng chép một, hai bài thơ, sợ để lâu quên mất!
- Chép thế nào? Viết vào không khí hả?
- Ừ... Bây giờ quen rồi, ngón tay đưa đi th́ thấy chữ hiện ra, chấm hỏi đàng hoàng. Chép thế này, lỡ có bị ai lục lọi th́ cũng chẳng tra hỏi ǵ được!
- Anh chép thơ ǵ?
- Th́ thơ tôi thôi... Khi có hứng, là làm. Vừa nhẩm trong đầu vừa chép, lập đi lập lại cho đến khi thuộc.
Chính ph́ cười, xin học cái thứ chữ viết trong không khí chắc chắn vô tiền khoáng hậu. Từ đó, mỗi ngày Chính có dịp thưởng thức một bài thơ, và là độc giả đầu tiên của tập thơ Xem Đêm sau này.
Một sáng, Trực nhảy cẫng lên, đến báo với Chính:
- Bác ơi! Em được về, quản giáo mới cho em biết!
Thế là cả trại ồn lên và định thế nào cũng liên hoan mừng ‘’tù trưởng’’ xuất trại. Nhưng Ban Giám Thị không cho, lư do th́ ậm ừ mập mờ. Găng một chập th́ tù được phép ra tiễn Trực lúc lên đường. Tù xếp hàng tư, đứng ngoài sân khi Trực khăn gói bước ra. Họ vỗ tay, cười nói um lên. Giơ tay chào, Trực bảo :
- Tiễn tớ, các bác và các cậu hát một bài đi...Tớ cũng hát phục vụ để c̣n nhớ nhau măi măi sau này!
Dứt lời, Trực uồm uồm cao giọng hát Quốc Tế ca, tay đánh nhịp. Tù trại Phong Quang đồng thanh hát theo, rồi quản giáo và giám thị cũng lẩm bẩm, nét mặt ai đó đều nửa như hạnh phúc, nửa như ngây ngô. Hát xong, một đám bu vào quanh Trực. Gạt nhẹ họ ra để lấy lối đi, Trực cố giấu xúc động, vừa gạt nước mắt vừa cười mếu máo, miệng gượng gạo ‘’ Tớ về liên hoan với vợ đây. Gớm, chỉ nghĩ đến là đă sướng, nhịn lâu nên thèm chết đi được! ‘’. Trước khi lên chiếc xe chở tù, Trực để lại tất cả chăn, màn, nồi niêu... cho Chính và Cung. Giọng nghẹn ngào, Trực nói :
- Hai bác ở lại, em về trước... Em đă ‘’ bàn giao’’ hai bác cho tập thể anh em tù chăm sóc. Ở đây, chỉ có bác Chính với em là người cộng sản, nhưng một số trại viên đă bắt đầu ‘’giác ngộ’’...
Chính dẫu cảm động, cố nín nhưng cũng bật cười, đùa :
- Chú ở thêm th́ trại thế nào cũng trở nên thế giới đại đồng...
Trực thở dài rồi hồn nhiên :
- Nhưng chỉ sản xuất nông nghiệp với hai bàn tay trắng và dăm cái thuổng cái cuốc th́, thưa bác, ḿnh sẽ biến thành khỉ cả...Em th́ tuyệt đối kinh điển Mác-Lênin, nên cứ phải có điện khí th́ mới có xă hội chủ nghĩa. Xuất trại, thế nào em cũng chạy đi mua một cái suyệc-voltơ, để rồi bác xem...
Trực đi rồi, Chính mới nói sự lo lắng của ḿnh cho Cung nghe. Quả là lạ, lần đầu trại thả đúng một người chứ không năm, bảy theo lệ thường như những lần trước. Ba tháng sau, vợ Trực lên khóc lóc hỏi chồng. Cô ta ăn vạ, miệng thét trả lại chồng tôi cho tôi, rồi đâm đầu vào cột lán tiếp khách, trán vỡ toác, máu đỏ ḷm nhoe nhoét nhiễu xuống nền đất. Thế có nghĩa là Trực chưa bao giờ về nhà. Và rất có thể sẽ không bao giờ Trực về nữa. V́ phải chăng, phải chăng cái thế giới điên đảo bên ngoài không chấp nhận được một trại tù mà lại có gần đủ những tiêu chuẩn đạo lư của một xă hội chủ nghĩa lư tưởng mà người ta đang lớn tiếng hô hào xây dựng bên ngoài ? Nếu quả thế, Trực chẳng mảy may một hy vọng nào trụ lại được với cơi nhân gian tai quái này !
*
Năm 72, chiến sự trở nên sôi động. Quân Đội Nhân Dân tiến đánh An Lộc. Rồi Quảng Trị. Áp lực quân sự đè nặng lên cuộc ḥa đàm ở Paris, nhưng chung cục th́ việc thay màu da trên xác chết trong chính sách ‘’ Việt Nam hóa chiến tranh’’ sớm muộn sẽ dẫn đến chiến thắng của miền Bắc. Không có Trực, trại Phong Quang quay lại h́nh thái một trại tù như mọi trại tù khác, thôi không chuyên chính vô sản, không tập trung dân chủ, và người quay lại bóc lột người, theo qui luật kẻ mạnh hiếp kẻ yếu... Cả Chính lẫn Cung đều phải thu ḿnh lại, tay viết vào không khí những ḍng thơ không để vết, co quắp trong chăn, màn Trực để lại. Mùa đông năm ấy thật khắc nghiệt. Nixon ra lệnh tái oanh tạc miền Bắc. Cung chua xót nói, cứ chiến tranh như thế, cả xă hội sẽ quay lại thời đồ đá, và một thế giới đại đồng của loài khỉ trở thành tất yếu của lịch sử.
Trại Phong Quang tiến hành phân loại. Ít lâu sau, tù chính trị số lẻ nguy hiểm phải chuyển lên Cổng Trời. Trong số đó, có Chính. Cổng Trời nằm ở biên giới Việt - Trung, là nơi cuối cùng trước khi vào Thiên Đàng. Nh́n Chính thản nhiên xếp đồ đạc, ḷng Cung quặn lại. Cung cởi chiếc áo bông trên ḿnh đưa Chính:
- Anh giữ cái này, trên đó lạnh hơn đây. Anh đừng từ chối... Để c̣n nghĩ đến nhau...
Chính cười, khoác áo lên người.
- Tặng anh, Cung viết vào không khí, môi mím lại.
Chăm chú nh́n, Chính đọc thành tiếng :
Tội nghiệp phận người
Bơ vơ khắp nẻo
Hết móc ruột moi gan. Lại réo tên chỉ mặt
Bởi không biết sống. Nên không biết chết
Nửa thế kỷ lưu đầy trong cơi tung hô.
Cung gật đầu, nước mắt ứa ra. Chính vỗ vỗ vào tay Cung, chậm răi :
- Ḿnh th́ tặng lại cậu cái này, tay Chính vạch những đường ngang nét dọc.
Đó là bốn câu kệ do Thích Thiện Ngộ truyền lại cho Chính :
Sống không tham, tham ǵ?
Chết không sợ, sợ ǵ?
Sống chết cũng là một
C̣n sợ ǵ, tham ǵ!
Một thôi thúc vô h́nh khiến Chính xưa nay vốn trầm tĩnh bỗng gióng tiếng đọc to lên cho mọi người cùng nghe bốn câu kệ này. Tù ở cũng như tù sắp chuyển trại lắng tai nghe với nét mặt thành khẩn của những con người chia tay nhau nhưng tuyệt nhiên không biết c̣n có ngày gặp lại. Ầm ầm truyền qua vách núi đang đứng dựng lên như để tiếp sức cho con người, tiếng kệ đẩy vào nhân giới lời nhắc nhở truyền kiếp, rằng « không sợ ǵ, tham ǵ » là một điều kiện của tự do! Và nếu mỗi cá nhân không ai tham ǵ của ai, và không ai có nhu cầu cũng như khả năng làm ai khác sợ, th́ đó là tạo điều kiện để thể hiện tự do cho toàn xă hội.
Tiếng cán bộ giục tù lên xe. Nâng cánh tay trái bị xụi của Chính rồi cẩn thận lồng tay áo vào, Cung cài khuy chiếc áo bông cho Chính. Vai khoác cái bị hành trang, Chính thẳng người đi ra xe, tai nghe Cung ḥ lên :
- Chân cứng đá mềm nhé...
Dĩ nhiên. Chân phải cứng th́ rồi sẽ vượt được Cổng Trời. Bên kia cổng, rất có thể là tương lai. Hay ít nhất cũng là một cái ǵ đó có khả năng khác với một cuộc đời găy đổ.