15
CÁNH BƯỚM ĐEN
Giạt đến Duy Xuyên th́ Tiểu đoàn 74 bị lực lượng Ngụy cắt làm hai mảng, đại đội 27 không c̣n cách nào giữ được vị trí, chạy xuống phía Nam. Mặt trời ngả xuống núi rừng chập chùng những đám khói c̣n bốc lên sau trận đánh bom ác liệt suốt hai ngày hai đêm. Xa xa, giải Trường Giang vạch một đường lấp loáng như lưỡi lê tuốt vỏ đằng sau những đụn cát tṛn lẳn nhô lên phập phồng. Tiếng súng vẫn lâu lâu vang lên, khi th́ hàng tràng khô khốc, lúc lại hồng hộc những tiếng bộc phá phẫn nộ. Th́nh ĺnh, pháo 155 ly từ núi Quế rơi xuống như mưa trên đầu. Tiếng la thét hoảng loạn của thịt da vỡ vụn không c̣n âm hưởng con người vang vang theo những cơn gió thổi về phía biển. Đại đội 27 lùi không lùi được, tiến cũng không tiến được. Biệt Động Quân từ phía B́nh Lâm đổ xuống sau đám chiến xa M-41 đi mở đường. Phía Bắc, dưới đất lính Nam Hàn từ Duy Thành đánh thốc ra, trên trời một đàn trực thăng Cobra rập hỏa tiễn xuống. Ban chỉ huy Đại đội bị trúng pháo. Nay đơn vị nào lo cho đơn vị đó. Đại đội 27 vùng vẫy như đàn cá đ̣ng đong mắc cạn vỡ ra tứ tán.
Tiểu đội 23 chạy bán sống bán chết băng quốc lộ 1. Một bên, lính Nam Hàn kẹp vào sườn. Bên kia, Biệt Động Quân khép ṿng vây. Tiểu đội trưởng Phan Thượng Dân nhăn mặt ḱm tiếng rên nơi cần cổ, tay đưa lên sờ vào đùi đẫm máu. Dân khát cháy họng. Bị thương từ xế trưa, máu Dân rỉ rả thấm qua lớp băng chảy dọc xuống ướt sũng ống quần, nhỏ thành giọt trên cát trắng. Nh́n đồng đội nép người dưới bờ đất, Dân xây xẩm, tay gh́m súng, thở hổn hển. Ḍng sông dưới kia ánh lên trong tầm mắt. Dân suy tính. Từ chỗ nằm đến bờ sông, quăng hai trăm thước. Vượt sông ở phía đông quốc lộ, bên kia chắc là B́nh Dương, nơi Tiểu đoàn 70 đóng chốt. Hai trăm thước ra sông có thể bị gài ḿn. Cây cối thế này, phải trườn ḿnh ḅ, b́nh thường mất độ trên dưới một tiếng đồng hồ. Đến được sông, phải bơi qua, mất thêm một tiếng là ít. Dân lại sờ chân, nghiến răng kéo chặt sợi dây buộc ṿng quanh đùi để cầm máu.
Hàng, phải hàng. Ư định hàng loé lên như một ánh chớp.
Vẫy đồng đội, Dân th́ thào :
- Các đồng chí đi đi, qua bên kia sông là chỗ ta chốt quân. Lựu đạn bỏ lại đây, tôi chặn hậu. Đi đi…
Cả tiểu đội nhốn nháo. Trường Sơn,người lính trẻ nhất bọn, hỏi:
- Anh không đi với bọn em?
- Tôi không biết bơi… Vả lại, chân bị đạn, đi theo th́ anh em chậm lại. Thôi! Lệnh cho các đồng chí lên đường!
Đám bộ đội rục rịch rồi bắt đầu trườn đi. Tiếng súng đâu đây vẫn khục khặc nguyền rủa. Dân nh́n lên ṿm trời thấp thoáng sao, gạt đống lựu đạn sang một bên, nằm ngửa người nh́n vào khoảng không trống ngắt. Thời gian co rút theo cách sắp đặt những biến cố. Thứ thời gian vật lư đồng bộ với cách xếp lớp lang từ sau đến trước không phải là thời gian của con người. Hiện tại cấu kết quá khứ và dự tưởng. Nhưng trí nhớ gạn lọc khiến lớp lang trở thành những điểm mốc thừa thăi.Và khả năng dự tưởng, khi tuyệt đối chính xác, biến tương lai thành hiện tại. Tṛ ảo thuật này, phi thượng đế, không ai bày ra để chơi được. Con người tham dự tṛ ảo này vừa như khán giả, vừa như diễn viên. Tất cả, trong một sân khấu không chỉ có ba chiều của không gian vật lư, mà c̣n đèo thêm chiều thứ tư, gồm hiện hữu, hồi tưởng và dự phóng. Tất cả quyện thành một tập hợp phức tạp. Nhưng thật buồn cười, thật ngô nghê. Như sắp tới, khi đối mặt với lính Ngụy, Dân sẽ hàng, để toàn mạng. Lạy Chúa, đừng thằng nào ngứa tay bóp c̣ nhé. Tao sẽ khai tên mẹ tao đă di cư vào Nam từ năm 55, và cho địa chỉ một người quen ở họ đạo Hố Nai. Là hàng binh, chắc chắn mẹ sẽ nhận con là con của mẹ. Và nếu bị tù, th́ cũng có ngày ra… Nhưng mẹ là ai? Trí nhớ Dân co rút nhưng chẳng gạn ra lấy được một h́nh ảnh nào. Th́ mẹ, là bà ngoại trẻ đi hai mươi năm. Dân tưởng tượng ra bà đă nuôi nấng ḿnh từ tấm bé, nhưng không cách nào khiến bà trẻ lại được. Đang mơ màng, Dân nghe tiếng động sau lưng. Ngoảnh lại, Trường Sơn ở đâu ḅ tới, th́ thào :
- Em quay lại với anh, cùng quyết tử…
Nh́n Sơn, Dân cố ḱm một cơn giận dữ. Anh lính trẻ vừa hai mươi, đang học Thủy Lợi th́ có lệnh nhập ngũ. Vào chiến trường được đâu hai tháng, trận này với Sơn là trận đầu. Có nghĩa là Sơn chưa thật sự biết sợ. Và chưa hiểu ra chiến tranh không phải là tṛ bịt mắt bắt dê thời thơ ấu. Sơn vỗ vai Dân, giọng ngây thơ :
- ...có anh có em, chặn chúng lại! Ta quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…
Dân bật cười. Sơn được thể, tiếp :
- …anh nhé!
Tḥ tay rút con dao găm nhét bụng, Dân th́nh ĺnh dí mũi vào cổ Sơn, quát khẽ :
- Mày trái lệnh, ông đâm bỏ mẹ. Đéo quyết tử quyết sinh ở đây, cút mau cho khuất mắt ông!
Tay đẩy ngực Trường Sơn, mắt Dân quắc lên. Sơn c̣n lớ ngớ, Dân tống cho một đạp nhào ngược lại, gằn ‘’…Cút ngay!’’.
Trường Sơn ngạc nhiên, mắt rơm rớm, lủi vào bóng tối. Đợi một lát, Dân lại thở dốc, nằm vật xuống. Không biết bao lâu sau, Dân mới mở mắt ra. Ṿm sao lúc một sáng, rậm rặc, xoay ṿng ṿng, bắt đầu chầm chậm, sau xoay nhanh dần, rồi nhanh đến độ chóng mặt. Dân nhắm mắt, nhưng ṿm sao vẫn bắn toé lên tựa pháo sáng, rớt xuống thành những vệt lửa ngoằn ngoèo trong không trung. Buột miệng, Dân kêu, bà, bà ơi! Tiếng nổ chói tai vang vang từng chặp. Phản ứng tự động, Dân rúc đầu vào đụn cát, loáng thoáng thấy vết rằn ri quần áo lính Ngụy. Dân cảm thấy ḿnh bay lên, nhẹ hẫng, và lướt đi trên cát trắng.Từ chút ư thức sót lại, Dân thầm nhủ, khi nói được Dân sẽ nói, tôi xin hàng. Nếu là lính Mỹ, Dân đưa hai tay lên đầu, kêu han-zớp[1].
*
Tay lần lên mép chiếc chơng tre, Dân có cảm giác đang nắm bắt dần dần một thực tại đă vụt mất không biết từ lúc nào. Ánh sáng mông lung hắt qua mảnh liếp toả xuống những vạch chéo đan vào nhau. Dân lắng tai, xung quanh chỉ có tiếng gió ŕ rào. Cựa ḿnh, Dân đau nhói người, buột miệng rên lên. Mở mắt nh́n, Dân ngạc nhiên. Đây là một căn hầm chữ A, thứ hầm chống bom chống pháo.Vậy, mắt ḿnh đêm qua thấy quần áo rằn ri là mơ hay thật? Ḿnh bị bắt, th́ không thể ở trong một căn hầm như căn hầm này! Chân trái nhưng nhức co rút, vẫn đúng là vết thương do đạn M-16 lia vào. Dân chép miệng, đau nhưng ít nhất ḿnh cũng c̣n sống. Tiếng kéo liếp sột soạt. Ánh sáng ̣a vào. Dân nhắm mắt v́ chói nhưng cố hé nh́n. Một người đàn bà bước đến gần, cúi xuống. Chiếc khăn rằn thả rơi trên vai. Thôi, ta rồi. Khỏi phải han-zớp xin hàng. Dân thở dài, thều thào văng tục. T́nh thế này có nghĩa là lại như mọi người, trị thương xong mà c̣n khả năng th́ tiếp tục phục vụ chiến trường.
- A, anh tỉnh rồi…Người đàn bà ríu rít tiếng chim, giọng quê miệt Thái B́nh.
Kéo tấm chăn đắp ngang người Dân, người đàn bà xem xét vết thương, miệng nói :
- Em là Mẫn, y sĩ. Đồng chí bị đạn, nhưng đă gắp ra và băng bó lại rồi. Khổ cái là mất máu nhiều nên bất tỉnh. May mà dân quân họ mang về kịp… Chỉ chậm vài giờ th́ chắc nguy…
Dân xin nước. Uống xong một ngụm, Dân hỏi mới biết đây là thôn Bàu Bính, xă B́nh Dương, điểm chốt của lực lượng cách mạng nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Bàu Bính rộng đúng một cây số vuông, nằm kẹp giữa sông Trường Giang và biển, dân thôn cố trụ lại trên những trảng cát trắng xoá thấp thoáng giữa những hàng phi lao cong ḿnh uốn gió. Họ bất chấp những trận mưa bom B52, mưa pháo từ hạm đội Mỹ, bảo nhau ‘’một tấc không đi, một ly không rời’’, chống lại chính sách dồn dân của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa nhằm cô lập lực lượng cách mạng. Bàu Bính trồng trọt được là nhờ đất thổ. Đất nằm dưới mặt cát đào sâu xuống từ dăm ba đến năm bảy thước, màu đen sẫm, có thể trồng mè, đậu phọng, và khoai nếu đủ nước tưới. Đặc biệt là khoai, trồng thành vồng, lá to bằng bàn tay, tươi tốt xanh rói. Chốt lại Bàu Bính có Tiểu đoàn 70 cấp tỉnh, Đại đội 15 cấp huyện và lực lượng du kích. Lực lượng này thường khoảng năm, sáu mươi người, được trang bị nhẹ với AK và những khẩu M-16 địch vứt lại chiến trường khi rút chạy. Chính dăm ba anh du kích mặc giả quân phục Biệt Động Quân đă bốc Dân về thôn hai đêm trước, sau khi họ gặp tiểu đội của Dân vượt Trường Giang báo lại.
Đang chuyện tṛ với Mẫn, anh lính trẻ Trường Sơn cùng một cô bé độ mười sáu mười bẩy lách vào hầm. Sơn nh́n Dân, reo :
- Anh đă tỉnh! Phúc lắm đấy. Nh́n Mẫn, Sơn tiếp - chị Mẫn có tiếng là mát tay mà ! Tí nữa, cả tiểu đội sẽ đến thăm anh…Anh em ai cũng biết ơn anh đă hy sinh chặn hậu cho mọi người. Thật là may mà anh về đây an toàn!
Dân cười mếu máo, nhớ lại cái đạp Sơn và dự định đầu hàng bất thành của ḿnh. Bụng bảo dạ ơn với chẳng nghĩa, Dân gượng gạo hỏi :
- Các cậu an toàn cả chứ ? Có ai đạp phải ḿn không?
*
Cô bé tên Giang, là y tá phụ cho Mẫn, nói giọng Quảng khó nghe đến độ Mẫn phải ‘’dịch’’ đi ‘’dịch’’ lại. Họ bàn nhau về những loại thuốc Giang lên khu dồn dân ở Xuyên Tân để mua. Hiện nay thôn gần hết thuốc, chỉ c̣n một ít trụ sinh. Vả lại, nghe đâu bên Ngụy rục rịch sửa soạn một trận càn quét, đang kéo hàng đoàn chiến xa từ Đà Nẵng vào.
Mẫn và Sơn chui từ hầm ra ngoài. Chỉ c̣n cô bé Giang ở lại tháo bông băng và rửa vết thương cho Dân. Giang dong dỏng cao, tóc bỏ xơa ngang vai, mặt rám hồng v́ nắng gió, mắt lấp lánh như chực cười. Vừa lau, Giang vừa nói :
- Eng à! Vết thương mưng tấy, bây chừ khép miệng ...
Dân lắc đầu. Cái viễn ảnh phải cưa chân dưới căn hầm này khiến Dân sởn gai ốc. Thầm nhủ nếu ḿnh bị bắt th́ chắc sẽ có thuốc men hẳn sẽ không thành người thương phế, Dân vung tay đấm vào không khí, mặt nhăn nhó v́ đau đớn. Hai ngày sau, vết thương nhức nhối. Mẫn chép miệng, quả nó mưng mủ, và không có thuốc trụ sinh th́ khó mà lành được. Dân nói với Mẫn:
-... tháo đầu đạn lấy thuốc súng rắc lên miệng vết thương rồi đốt. Bọn chúng tôi trên chiến trường vẫn xoay xở kiểu này!
- Đau lắm đấy...và chẳng chắc!
Dân cáu lên:
- Đau c̣n hơn phải cưa chân...Gọi lính cho tôi!
Sơn hấp tấp chạy vào lán, lẳng lặng lấy thuốc súng, mặt tái mét. Lấy dây thừng cột chặt Dân xuống giường, Giang tọng rẻ vào mồm để Dân không thể cắn vào lưỡi. Mẫn tiêm cho Dân mũi thuốc tê. Lát sau, mùi thịt cháy bốc lên khét lẹt. Người ngă bịch xuống ngất đi không phải là Dân mà là Sơn. Giang đỡ Sơn lên rồi d́u Sơn về hầm của tiểu đội, miệng xuưt xoa, eng nè, đừng sợ...Sơn lúng túng không biết nói ǵ. Đám lính thấy Sơn, ré lên cười trêu chọc làm Giang đỏ mặt chạy như đi trốn. Phần Sơn, Sơn chỉ nhớ mùi con gái hoi nồng lần đầu kề cận với ḿnh, nh́n theo bóng dáng Giang, ngẩn ngơ như đi lạc.
Bàn tính với cán bộ chỉ đạo xă xong, Mẫn xếp đặt cho Giang đi Xuyên Tân mua thuốc. Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời mới lên đầu rặng dừa mọc ven biển, Giang lên đường. Khi đi, phải chọn lúc trời đủ nóng để sương bốc hơi xoá dấu chân, bảo đảm giữ bí mật đường ra lối vào cơ sở. Giữ quai nón trong gió sớm, Giang nh́n lên bầu trời xanh ngắt chẳng vẩn mây. Triền cát phía xa phơn phớt đỏ tươi dưới ánh dương đôn hậu nhóm lên sức sống đầu ngày. Tít tắp, một bóng người bất động. Đến gần, Giang nhận ra Trường Sơn.
- Eng đi mô! Giang ngạc nhiên.
Không thấy Sơn đáp, Giang hiểu ra, ghẹo :
- Chừ đón đường em hỉ?
Trường Sơn đỏ mặt, lúng túng. Cuối cùng đánh bạo, Sơn nói vội:
- Tôi ra để cám ơn o bữa qua...Và chúc o lên đường may mắn.
Giang cười, hàm răng trắng lên dưới ánh nắng mai. Nàng ngừng chân, đứng lại, chợt ngượng nghịu không biết nói ǵ. Sơn quay mặt, tay vặn vào nhau. Lát sau, nh́n những trảng cát nằm nghiêng về phía biển lấp lánh xa xa, Giang thốt lên, mơ hồ:
- Eng về đi! Mốt em trở lại mà…
Sơn vẫn đứng im, di chân trên mặt cát trắng xóa. Gần đó, một bờ thổ nhô lên chắn ngang tầm mắt. Không nói không rằng, Giang bước tới, rồi ngồi xuống. Sơn nghe Giang kêu nho nhỏ:
- Eng tới ngồi đây với em…
Chân quíu vào nhau, Sơn chậm răi bước, rồi th́nh ĺnh ngồi thụp xuống, hai tay vồ lấy bàn chân Giang, mặt úp vào để hôn. Sợ, nhưng Giang để yên. Ngoài khơi, tuần dương hạm duyên hải hụ c̣i vứt vào đất liền một tiếng doạ. Tiếng sóng ́ ầm vỗ bờ, chu kỳ đều đặn lập đi lập lại, hẳn nhắc nhở một điều ǵ chưa thành ngôn ngữ loài người, nhưng mang mang âm ba huyền diệu khôn cùng của sự sống.
Bóng hai người quyện lấy nhau bên cạnh biển th́nh ĺnh cuồng nộ.
*
Bàu Bính bị đánh bom B52.
Bom từng đợt. Mỗi đợt ba trái, rải dọc chiều bay từ biển vào. Phải sáu đợt, bom mới xới được một vạch suốt Bàu Bính, trái bom nọ cách trái kia năm mươi thước. Và độ sáu mươi đợt, bom đan thành một cái lưới phủ lên khắp thôn như thuyền chài bắt cá. Người bắt cá, bắt cá sống. Nhưng lưới bom bắt người là người phải chết. Chết cháy, da đen thui tựa những con cá hong khô. Chết v́ sức ép, mắt lồi, mồm há hốc. Chết v́ công phá, xương thịt tanh banh, xác thành những mảnh vụn bay vào đất, lẫn vào cát. Chết, thường là trường hợp loại bom chui sâu vào ḷng đất rồi mới nổ. Hoặc bom rơi trúng ngay vào công sự hay hầm bí mật. Hầm sụp, chết tắc thở. V́ thế, như lũ kiến, người thôn Bàu Bính đào hầm thật sâu, có ngách ngang, ống thông hơi, lương khô, nước uống. Ở Quảng Đà, thôn Bàu Bính với những hàng dương cháy rụi khẳng khiu là nơi những con người vẫn trụ lại, như kiến chui vào lỗ khi những con diều hâu cánh kim khí xé dọc bầu trời ở một độ cao mắt không nh́n thấy ọe xuống đất đủ loại bom bay, bom bi, bom khoan, bom nổ chậm…
Mẫn dựa người Dân ngồi vào một cái ngách ngang sát ngay hông hầm phẫu thuật, mỉm cười :
- Cái Giang thế mà may, đi khỏi là Bàu Bính bị bom ngay!
Tay kéo cái nải đựng thuốc, Mẫn dặn :
- Anh nhớ khi thấy tức ngực th́ há mồm, và lấy tay day hai bên thái dương lúc nhức đầu…
Mặc tiếng bom gầm lên từng chặp, Mẫn thản nhiên, xếp thuốc men vào một góc. Giữa hai lần bom nổ, Dân hỏi :
- Chị không sợ à?
Mẫn lắc đầu :
- Có sợ cũng chẳng thay đổi được ǵ? Vả lại, có số cả anh ạ! Lúc nào c̣n sống, ta cố mà tránh cái chế. Và nhất là đừng nghĩ tới nó.
Dân vuốt mặt. Cái chết, là điều lính nghĩ đến khi chiến trường yên tĩnh. Nó là hạt sạn giữa những giấc mơ ngắn ngủi. Mơ về một quê nhà xa lắc. Mơ về một người yêu, một cảnh đời tương lai, trong ḥa b́nh, v́ cuối cùng rồi ḥa b́nh cũng phải đến. Dân xung phong t́nh nguyện đi B, hy vọng thoát khỏi cái cảnh đời cũ, cảnh đời một kẻ ngoài lề từ thuở thơ ấu, rồi thiếu niên và sau là khi trưởng thành. Khi học hết cấp 3, đi thủy lợi vét mương cào đất đào kênh mà không thấy bất cứ một lối thoát nào, Dân mới xin nhập ngũ. Tin rằng nếu toàn vẹn mà về sau cuộc chiến th́ chí ít ḿnh cũng ở trong một tập thể bộ đội mang hào quang những kẻ sống chết v́ giữ nước, Dân sẽ gỡ ra được kiếp sống ngoài ŕa. Dân nói với bà ngoại, bà cho cháu đi, chỉ ba năm là về, bà ở một ḿnh nhưng làng ta cũng c̣n người nọ người kia. Có thế, cháu mới có hy vọng sau được đi học, rồi có công việc tử tế để mà phụng dưỡng bà. Bà khóc, nói dỗi, mày muốn làm ǵ th́ làm. Nhưng Dân xin, Ủy Ban xă cứ lờ đi, ậm ừ bảo c̣n xét. Cuối cùng, bà giúi vào tay Dân một cái nhẫn vàng, bảo cứ đưa cho bà Bí Thư xă, may ra...Sau bao nhiêu đợi chờ, Dân được gọi nhập ngũ. Khi lên đường, bà đọc cho Dân địa chỉ một người ở họ đạo ở Hố Nai, bảo t́m dịp mà gặp mẹ. Nắm tay Dân, bà thút thít, phải kín miệng và chớ có chết dại, rồi vội quệt nước mắt khi có người lạ đến gần.
Bom cứ thế rơi, và những con người cứ thế chúi vào cát trắng, tai ù, mắt lóa, đến một lúc th́ mất cả khả năng sợ, trơ ĺ ra thách thức. Xế trưa, tiếng bom thưa dần rồi im hẳn. Đâu đấy đă có tiếng người gọi nhau. Trường Sơn bước vào hầm, giọng vui vẻ :
- Gớm, nó bom thế này th́ ghê hơn cả bom ở mặt trận… Anh ra mà xem!
Mẫn ngắt, giọng có chiều trách móc:
- Các anh đàn ông trên chiến trường chỉ có đánh nhau thôi. Chúng em phụ nữ ở đây lúc đánh cũng phải đánh, nhưng không đánh th́ trăm việc, từ làm đường, gùi lương, thồ đạn… cho đến canh tác để có cái ăn, rồi chống đồn, diệt Ngụy. Dân ở đây khổ nhất là chia hai bên, bên cách mạng có, bên Ngụy cũng có. Diệt Ngụy, th́ gia đ́nh nó trả thù, t́m cách giết lại… Cứ thế, từ đời cha đến đời con…
Tay d́u Dân lên bờ thổ, Trường Sơn ngoái lại, hồn nhiên đáp :
- Bộ đội chúng em khổ nhất là đói. Mỗi lần đói, chỉ có một thứ thịt em không nghĩ đến ăn là thịt người… Được canh tác có cái mà ăn như ở đây th́ tuyệt vời đấy…
Dân nhướng mắt nh́n ra tứ phía. Giữa những trảng cát trắng ngút mắt lỗ chỗ những hố bom sâu hoắm, đường kính độ mười thước, đất ở dưới là đất thổ khói c̣n bốc lơ lửng, hăng hắc mùi lưu huỳnh. Mẫn lên theo, trầm giọng :
- Nh́n từ bờ thổ cao này, Bàu Bính tựa mặt trăng. Khi bom đánh đúng vào mạch nước ngầm, dân đỡ phải đào giếng. C̣n đất thổ bom xới lên cho, là lại trồng khoai, trồng mè… Mẫn đưa tay che mắt, tiếp - trận này chưa thấy ai lại trạm thương, cũng lạ…
Mẫn chưa dứt lời, Trường Sơn trỏ tay. Ở hướng Xuyên Tân, một bóng người xiêu vẹo ḅ trên đụn cát nhô lên trong tầm mắt. Gió phần phật thốc cát tung lên. Một giải tóc đen xơa ra bay ngược lại. Bóng người gập xuống găy đôi, tay giơ lên vẫy cầu cứu. Trường Sơn bỗng rú lên. Anh ta buông Dân, lao chạy về phía bóng người nhập nḥa trong ánh thủy tinh vỡ vụn trên mặt cát đầy thương tích.
*
Cơng về đến trạm phẫu, Giang thều thào, tay chỉ vào miệng rồi vào bụng. Không một ai hiểu được ǵ. Mẫn hỏi, nhưng vô phương. Giang mồ hôi nhễ nhại, tay chân giật lên từng chập, mắt trợn ḷi ḷng trắng ra ngoài. Mẫn cặp đo độ sốt lên đến bốn mươi độ, chích một mũi thuốc an thần. Giang bắt đầu lảm nhảm, nước bọt ứa ra trắng mép. Mẫn nhờ Trường Sơn dấp nước lạnh lên mặt, lên trán Giang. Th́nh ĺnh, Giang chồm lên, người gập làm đôi, nôn thốc nôn tháo, tay bíu lấy tóc giật lấy giật để.
Đôi phút hiếm hoi tỉnh lại, Giang kể, Mẫn mới hiểu. Từ Xuyên Tân về với hai vốc thuốc đủ loại, Giang bị Biệt Động Quân bất ngờ chặn lại khám. Giang hoảng lên kêu, mấy chú cho con đi tiểu một cái… Sau lùm cây, Giang biết nếu lộ chuyện đi mua thuốc th́ chỉ có chết. Một tên lính tiến lại, miệng thúc, lè lẹ đi bà nội…Cuống cuồng, Giang không có cách nào khác là nuốt cả hai vốc thuốc tây mới mua vào bụng. Sau khi bị khám, Giang làm bộ thong thả vô ngă ba ra Xuyên Tân rồi cắt đường đi xéo xuống cho nhanh. Nửa giờ sau, Giang thấy trong người bốc nóng, ở cổ, ngực, bụng. Ban đầu chỉ nóng ran ran, sau hực lên, lửa cháy khắp người. Giang chạy, sợ chết bỏ xác không ai hay. Có chết cũng phải chết ở Bàu Bính, Giang tự nhủ, và cứ thế nàng cắm đầu chạy trong một biển lửa. Cho đến khi có người gọi, ủa Giang, răng ri Giang? Nghe thấy, Giang ngă vật xuống. Mang Giang về trạm phẫu, nhưng bây giờ, chạy chữa thế nào? Mẫn xem lại danh sách, có đến gần ba mươi loại thuốc, cả thuốc gây mê, trụ sinh, diệt trùng…Mẫn quyết định rửa ruột cho Giang vẫn khi mê khi tỉnh, tay từng chập quơ lên cào mặt giật tóc ḿnh. Rửa ruột, có ăn thua ǵ khi thuốc đă ngấm vào cơ thể. Thôi, th́ đành uống thuốc mát, hạ hỏa và giảm những cơn điên. Mặt Giang méo xệch, tóc rụng sạch, miệng xưng vếu, chân răng ứa máu, lưỡi rộp lên đến uống nước cũng kêu buốt. Khi phát điên, Giang chạy đuổi trẻ nít, ḥ hát, cười khóc, gọi anh bộ đội của em ơi, chừ anh đi mô? Anh bộ đội nào? Có người hỏi. Giang kêu không biết, hét năm trăm, năm trăm đây! Năm trăm là năm trăm gam thuốc nổ trên mỗi trái thủ pháo, du kích gọi là trái năm trăm. Sơn không dám nh́n Giang, tay ôm mặt, mắt đỏ ngầu như cũng sắp phát điên. Niềm căm hận khiến Sơn không c̣n biết sợ, nay chỉ mong trút được oán thù lên bất cứ ai là những kẻ đă làm cho Giang thân tàn ma dại.
*
Qua những mẩu tin Giang nói và phối hợp với thông báo của tỉnh đội, ban bí thư xă đoán Ngụy sẽ tấn công Bàu Bính một trận tầm cỡ qui mô. Nghe đâu chính tướng Hoàng Xuân Lăm sẽ đích thân nhổ cái gai Bàu Bính, loại gai lưỡi long mọc lẫn vào cỏ diệc trên cát. Hai ngày liền, máy bay L.19, HU1A, rồi OV.10 sà xuống quần thảo. Tiếp đó, là pháo. Pháo bắn thật dai, từ Cẩm Hà là pháo Đại Hàn, và từ Núi Quế là pháo Sư đoàn 2 chiến thuật. Rồi pháo từ hạm đội Mỹ trên biển, trái nào trái nấy to như bom tấn, nổ khoét từng cái ao, lỗ chỗ khắp nơi. Mờ sáng, du kích xô ra vị trí chiến đấu. Người trong thôn ai cũng có trách nhiệm, chia thành những mũi chặn địch, phối hợp với du kích, Đại đội 15 của huyện, và một bộ phận của Tiểu đoàn 70.
Ngụy đổ vào hai ngàn lính, gồm Sư đoàn 2 bộ binh, Tiểu đoàn 37 và 39 Biệt Động Quân, có xe tăng, phi cơ chiến đấu và pháo tuần dương hạm của Mỹ trợ chiến. Trận tấn công rất bài bản. Ba ngày đầu, pháo bắn chuẩn, bắn chuyển làn, xe tăng lên trước, bộ binh bám sau. Bị chặn, chúng lùi. Lại pháo, từ xa phá hệ pḥng thủ. Cứ mỗi ngày, địch đánh năm, bảy đợt. Tiểu đội của Dân được phân công chiến đấu với du kích, chấn ngay mũi chặn mặt địch. Du kích Bàu Bính có một trung liên, một B-40, một cối 60 không đế với súng tay loại AK-47 và lựu đạn. C̣n lại, mũi phải là Đại đội 15, mũi trái là Tiểu đoàn 70. Hai đơn vị này quân số đều không đủ, nhưng có thể dựa vào công sự chiến đấu và tuyến ḿn bố pḥng dày đặc xung quanh ŕa thôn.
Ba ngày đầu, địch đánh thăm ḍ, chủ yếu là tấn công ban ngày. Ta chiến đấu đến tối rồi tiếp tục củng cố công sự, gài lại ḿn. Ngày thứ nhất, du kích hạ một xe tăng. Đám người lớn trẻ con trong thôn ḅ theo xem, đứng dậy la ḥ hoan hô bất kể bom đạn. Họ bị đuổi nhưng nhất định không về, cứ mon men sát chiến tuyến. Giang trong số những người đó. Nàng vỗ tay, miệng la, năm trăm…năm trăm. Bọn nít rú cười, đồng loạt ḥ theo, năm trăm đây.
Đến ngày thứ tư, địch phát hiện mặt du kích chống giữ hỏa lực tương đối yếu, tập trung thúc bộ binh theo sau tăng M-48 tiến vào. Ta lại hạ thêm một tăng, nhưng tổn thất nặng. Đạn đại liên M-60 rít lên vèo vèo xé gió đệm cho pháo 155 ly bùng bục ho khan. Chẳng biết hiểm nguy, Giang th́nh ĺnh đứng lên múa may la năm trăm, năm trăm đây… Dân ngoái lại nh́n, thét nằm xuống. Trường Sơn nằm bên, kêu Giang ơi nằm xuống, giọng hốt hoảng. Nàng vẫn thẳng người, tay giơ lên trời, lững thững đi từng bước về phía một hàng xe tăng lùi lũi ḅ như cua, miệng vẫn tiếp tục, năm trăm, năm trăm đây. Đạn xé gió rít lên. Nhưng thật là lạ, Giang vẫn bước. Dân lại quát, nằm xuống. Cả đội du kích ḥ lên, Giang ơi, nằm xuống. Giang quay lại vẫy, miệng mỉm cười, vẫn cứ bước. Bất ngờ, Trường Sơn bật dậy chạy về phía Giang. Chỉ c̣n cách nàng ba thước, thân thể Trường Sơn nhấc bổng lên trời như bay. Giang quay lại nh́n, bất thần tỉnh lại, rú thảng thốt. Nàng bước lại ngồi phịch xuống cạnh xác Trường Sơn vừa rụng xuống mặt đất như một con chim trúng đạn. Đúng chỗ đó, bụi đất bỗng bốc tung tưởi trong ṿm lửa đỏ lè hực lên sau một tiếng nổ kinh hồn.
Giang và Sơn chết không cần chôn, thân xác tơi tả ra trong một chớp mắt để trở về cát bụi.
*
Trụ đến ngày thứ mười lăm th́ Bàu Bính kiệt lực. Mặt giữa, du kích c̣n bốn tay súng, ba đội viên tiểu đội Dân và hai cán bộ xă. Số thương binh là hai mươi mốt, c̣n lại tử vong cả. Mặt phải, đại đội 15 vỡ, bị đánh bật khỏi công sự. Mặt trái, Tiểu đoàn 70 bị thọc ngang sườn, rút về tuyến pḥng thủ 2. Đầu trưa, lănh đạo tỉnh gọi qua điện đài PCR.25 bàn kế hoạch rút quân tản dân. Thôn Bàu Bính c̣n khoảng sáu trăm người, nếu không tản đi được chắc thế nào cũng không khỏi bị tàn sát. Lệnh quân khu cho phép rút lúc năm giờ ba mươi chiều.
Trong chu vi năm mươi cây số, Bàu Bính là điểm chốt duy nhất vùng Đông. Tứ bề, nhan nhản đồn bốt địch. Miệt núi phía Tây là nơi độc nhất có thể rút, nhưng cũng là nơi địch đóng quân dày đặc. Chính đơn vị Dân đă bị đánh chạy từ núi dạt xuống Bàu Bính. Bây giờ, phải chạy ngược lên, với đám đàn bà trẻ con nheo nhóc. Nhưng nay không c̣n chọn lựa, đành t́m một ngách sống giữa cái chết. Kế hoạch rút rất táo bạo: vượt Trường Giang ở Duy Nghĩa, qua Xuyên Tân men sông đi ngược mười cây số đến đường số 1 ở Hương An trước khi trời sáng. Giấu dân một ngày, đêm sau đi về thôn An Tráng, xă B́nh Lâm. Qua sông, phải đi ṃ thuyền ṃ ghe nhận dưới ḷng sông. Được ba ghe, bốn thuyền thúng. Ghe, chở được năm, bẩy người. Thuyền thúng, chỉ hai, ba. Người có sức, chặt thân chuối ôm bơi qua sông. Ghe và thuyền dành chở thương binh, người già và trẻ con. Chín giờ đêm, đi chuyến đầu. Đoạn sông này chỉ ba trăm mét, nhưng sao mà mênh mông, nh́n không thấy bờ bên kia. Một số người quyết định không vượt sông nhưng đi Hội An, sáng sớm gồng gánh lên chợ Nổi Rang t́m xe đ̣. Đến sáu giờ sáng, vẫn c̣n hai trăm người kẹt lại bờ bên này. Số qua đến Phú Diên bờ bên kia được ba trăm người.
Phải đến nửa đêm thứ hai, số dân kẹt lại mới qua hết sông. Địch lại bắn những chiếc đèn dù, chiếc này vừa tắt, chiếc kia đă bùng sáng, soi thứ ánh sáng nhợt nhạt ma quái lên gịng sông lặng lẽ. Pháo từ Tuần Dưỡng, pháo từ Hà Lam đuổi theo cầm nhịp suốt đêm. Mảnh pháo có loạt bay rào rào ngang đầu. Và đến sáng, phía sau địch truy đuổi. Phía trước địch thả quân bằng trực thăng chặn đường. Cuộc đuổi bắt ú tim kỳ lạ : một bên, ba trăm con người xác xơ, gồm người già, trẻ con, đàn bà và thương binh phải cáng. Họ len lỏi trong một vùng trắng dân, dày đặc căn cứ địch. Ngày thứ mười, hết sạch gạo. Rồi đau, ốm. Họ vật vờ như những bóng ma. Bên kia, những người truy đuổi với nào là xe tăng, nào là máy bay, không hiểu v́ sao lại không thấy họ. Có người bảo, thánh che mắt kẻ truy đuổi. Có người cho rằng chính những người truy đuổi lơ đi không muốn thấy. Nhưng muốn hay không, khó có thể tin rằng đám lính Biệt Động đă chặn mọi ngả mà lại để cho một đoàn mấy trăm sinh mạng con người đi thoát được dễ dàng như vậy v́ thánh che được mắt họ. Ngày thứ mười ba, đoàn người chạy thục mạng đến được An Tráng.
*
Dân thôn Bàu Bính chạy lên núi lập ra xă B́nh Tân. Họ ngóng về phía biển, chép miệng nhắc những rặng phi lao và những mái nhà lợp bằng cỏ diệc, loại cỏ tự nhiên mọc lên năm xưa khi Bàu Bính bị cào trắng. Họ cố quên mười lăm ngày máu lửa trên một khoanh đất lỗ chỗ hố bom, quên cô bé Giang phát điên, quên những cái chết kinh hoàng để có sức lao vào một cuộc sống phải bắt đầu lại từ số không với hai bàn tay trắng. Vây bủa chung quanh họ vẫn là những con Ma, Thần Sấm, thiết vận xa M-113, đại bác 75 ly… và đủ loại đồ chơi sắt thép giết người của thứ văn minh cơ giới lạnh lùng. Dân ở lại với họ cho đến khi liên lạc được với Tiểu đoàn 74. Đơn vị cũ nay chẳng c̣n được bao nhiêu người. Dân giữ được cho gia đ́nh Trường Sơn cuốn nhật kư, di vật độc nhất của người lính trẻ đă hy sinh. Giở ra đọc, Dân mới biết Sơn người gốc Quảng B́nh, đang học Văn ở đại học th́ nhận lệnh động viên. Những gịng chữ giữa hai làn bom rơi trên thôn Bàu Bính kể lại mối liên hệ giữa Sơn và Giang…
‘’ Ngày …tháng…1971.
Dứt tiếng máy bay, bầu trời lại vút cao, gió lồng lộng và những hàng dương cháy như đuốc đốt. Bây giờ, thời gian đo bằng khoảng cách giữa những trận B52, những trận pháo kích. Tôi ra bờ thổ, thở không khí vào đầy buồng phổi, ngắm những ṿm khoai lá chợt xanh hơn, tươi hơn. Có tiếng cười khúc khích. Eng bộ đội ơi! Hầm mấy eng an toàn hỉ? Nh́n lại, th́ ra là Giang, cán bộ trợ y trạm phẫu thuật. Nàng đưa tay vén đám lá xanh bạc một loài cây mọc trên cát. Ô ḱa, không phải là Giang nữa. Phép lạ nào đă khiến nàng thành một nàng công chúa nước Chiêm, áo chẽn, quần ống phùng, trang phục xanh tuyền ngọc thạch. Nàng nói, tôi chẳng hiểu ǵ, nhưng tôi cúi đầu, hai gối nhũn ra, qú xuống. Gió mơn man, thổi bay đi chiếc khăn nàng quàng đầu…Tôi cúi xuống nhặt, và nàng, nàng cũng cúi xuống, tóc vương vào mặt tôi, mắt vương vào mắt tôi, và tay nàng nằm trong tay tôi. Một điệu nhạc cổ vang lên, tiếng hát vẳng lại nghe đâu như tiếng hát quan họ, nhừa nhựa, lê thê. Nàng lại nói, và tôi, tôi là anh lính trẻ đi từ xứ Nghệ theo Chúa Săi, tôi hiểu tôi đă từng gặp nàng từ ba thế kỷ trước. Tôi chớp mắt. Trước mặt lại là Giang. Nàng bảo mai nàng sẽ đi mua thuốc trong vùng địch. Không hiểu sao, bụng tôi thóp lại. Tôi sợ, sợ rất vô cớ. Nàng cười, sợ răng mà sợ chi eng, em đi ra đi vô quen đường rồi. Mai, tay nàng chỉ, em đi về ngả Xuyên Tân. Đi lúc mặt trời lên, không để vết chân trên sương. Rồi nàng rút tay ra.
Suốt ngày hôm đó, tôi nghĩ đến những vết chân trên sương và lúc mặt trời lên. Phải chăng nàng hẹn tôi. Tôi không biết! Nhưng có một động lực nào đó khiến tôi cả đêm thao thức. Cứ chợp mắt, tôi lại thấy cô công chúa nước Chiêm ngồi bên, tay đưa ra luồn vào ngực, hỏi trái tim anh đâu. Ai cũng cần một trái tim. Kể cả lúc để chết! Nghe nàng nói, tôi vùng dậy, đáp, không thế được. Cần trái tim chẳng phải để chết mà là để sống. Nhất là thời gian để sống chỉ c̣n nhỏ giọt giữa bom đạn.
Sáng hôm sau, tôi ra đợi. Nằm úp mặt vào cát trắng mịn màng, tôi biết, đúng tôi là kẻ theo chúa Săi vào Đồ Bàn. Có tiếng ngựa hí. Tôi ngước lên, nhướng mắt nh́n về phía thôn khi mặt trời ló khỏi những tàn lá dừa mọc ven biển. Và tôi mê đi cho đến khi nàng hiện ra, nàng công chúa của tôi. Tôi chính là tên lính xâm lược kiếp nào xa xưa đă bỏ Chúa Săi cứu lấy nàng. Và xin nàng làm vợ. Tôi chồm dậy, miệng th́ thào, nàng đây rồi, nàng là ân oán truyền đời, nỗi đau và đồng thời là hạnh phúc của tôi. Không c̣n thời gian. Không có trận chiến nào nữa. Chỉ c̣n một sợi dây định mệnh khiến chúng tôi lẫn vào nhau tựa những hạt cát sinh thành từ sự độ lượng giao ḥa của đất với trời. Của âm với dương.
Vâng, tôi cần một trái tim. Để sống…’’.
Nhét cuốn nhật kư của Sơn vào ba-lô, Dân bần thần tự hỏi, ḿnh có là tên lính xâm lược ngày nay đang theo một chúa Săi hiện đại nào đó không ? Không. V́ bom thả từ B-52 là bom Mỹ. Lính truy kích có Đại Hàn. Nhưng c̣n đám Biệt Động Quân, cũng ḍng giống người Việt, có phải họ thật là tay sai ngoại bang, là ‘’ngụy’’ ? Nếu thế thật, th́ tại sao họ nhắm mắt cho dân chạy về An Tráng ? Những ḍng chữ trong cuốn nhật kư chập chờn vây bủa Dân, với những câu hỏi không giải đáp. Và nhất là một nỗi xao xuyến đang thành h́nh. Nh́n xuống vết thương ở chân nay đă lên da non, Dân nhớ chính Sơn đă rắc thuốc súng rồi đốt tẩy trùng. Chàng bỗng ngậm ngùi. Sau khi chứng kiến tận mắt cái chết của Giang và Sơn, Dân tự hỏi, liệu cái ư đồ đầu hàng của chàng mới cách đây chưa đầy một tháng có hay không có nghĩa? Đúng là làm hàng binh th́ sống, có cơ gặp mẹ, nhưng sống như thế có đáng để sống hay không trước những cái chết của đồng đội như Sơn ? Dân ôm đầu, chợt thấy ḿnh hóa ra một con kiến nhỏ nhoi quờ quạng trong một cơn hồng thủy không cưu mang cả thể xác lẫn linh hồn.
*
Về đơn vị một thời gian, Dân và một số lớn đồng đội được lệnh ṿng sang Lào rồi ngược về Vĩnh Mốc, căn cứ địa làm chỗ dưỡng quân gần cửa Việt. Lính đùa bảo đấy là chỗ vỗ cho béo trước khi bị làm thịt. Ban chỉ huy tiểu đoàn hiện có Cự, phó bí thư chi bộ, xưa là bạn học với Dân. T́nh h́nh chiến sự sắp đến thời cơ quyết định, nên có nhu cầu bổ xung chẳng những lính mà c̣n cả những cán bộ chỉ huy cũng bị tổn thất rất nặng trong mùa mưa vừa qua. Cự xem hồ sơ của Dân, gặp và đề nghị giới thiệu Dân vào Đảng. Ban đầu, Dân nghi ngờ, chỉ ậm ừ. Cho đến khi chính Chính Ủy đại đội tận tay trao cho Dân một bản Điều Lệ Đảng, Dân mới thật sự tin và chờ ngày làm lễ kết nạp.
Đại đội trưởng kêu tên :
- Phan Thượng Dân !
Dân bước lên ba bước, nhập bọn với đám lố nhố năm sáu người, đứng như phỗng. Máu dồn lên mặt, Dân đứng nghiêm, mắt nh́n thẳng vào cờ đỏ sao vàng, đọc đơn xin kết nạp Đảng, câu cú đă chuẩn hóa, nghe máy móc vô hồn. Đến lượt bí thư chi bộ đại đội. Giọng đều đặn, anh ta đọc bản lư lịch, nhận xét, rồi quay sang hỏi ư kiến ‘’quần chúng’’. Dĩ nhiên, quần chúng có ba anh lính tiểu đội của Dân. Một người kể, đồng chí Dân không ngại hy sinh, tự ḿnh cản hậu, một ḿnh chiến đấu chặn địch để bảo đảm an toàn cho đồng đội. Một người khác tiếp, bị thương, đồng chí Dân tiếp tục nhả đạn vào bọn lính Ngụy, hạ được sáu thằng. Người cuối cùng thuật lại cuộc tản dân từ Bàu Bính lên An Tráng, và dẫu vết thương chưa hẳn lành, đồng chí Dân vẫn góp sức bảo vệ an ninh, phá rẫy giúp đồng bào trồng trọt canh tác lập ra xă B́nh Tân. Dân nghe câu được câu không, nghĩ đến những giấc mơ ḿnh nói với bà khi t́nh nguyện xin nhập ngũ. Bà ơi, chỉ năm mười phút nữa cháu bà sẽ là đảng viên. Từ nay con đường tiến thân đă mở, cháu sẽ không măi c̣n là cái thằng Dân vật vờ như xưa để cho người ta khinh rẻ trong làng. Ứa nước mắt, Dân cố ḱm tiếng nấc trong họng, bụng căm căm một nỗi ai oán xưa nay chôn chặt trong ḷng.
Bí thư chi bộ ê a đọc, măn hạn ba năm nghĩa vụ, đồng chí Phan Thượng Dân đề đạt ư nguyện được tiếp tục phục vụ cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta anh hùng. Đồng chí thông suốt đường lối của Đảng, học tập xuất sắc, nêu gương đạo đức và phẩm chất người lính của quân đội nhân dân, xứng đáng trở thành…Và Dân thề :…thề bảo vệ danh dự uy tín của Đảng như bảo vệ con ngươi mắt ḿnh…
Thế là Phan Thượng Dân được kết nạp, trở thành Đảng viên Cộng Sản ngày 19 thánh 8 năm 1971.
Sau lễ kết nạp ít lâu, Dân được phong làm Trung đội trưởng, qua mặt Trung đội phó Tạ, lính lâu năm hơn nhưng kém văn hóa, ăn nói lung tung, phát biểu khá tùy tiện. Bàn giao Trung đội cho Dân, có Tạ và Cự. Cự thuộc thành phần cơ bản, học lớp tám đă là đoàn viên. Sau lớp mười, Cự lên Hà Nội học tổng hợp Văn được ít lâu th́ t́nh nguyện nhập ngũ, năm sau được kết nạp vào Đảng. Là người làng bên, Cự và Dân học chung trường cấp 3 ở Tiên Lăng, có quen nhưng không thân. Để chiêu đăi Dân, Cự mở một gói thuốc Tam Đảo và pha trà Thái Nguyên :
- Trung đội này chiến lắm, đánh đấm ở Khe Sanh được biểu dương thành tích nhé! Tiểu đoàn chúng ḿnh đúng là ‘’đèo cao th́ mặc đèo cao, tinh thần đánh Mỹ c̣n cao hơn đèo!’’.
Tạ xen vào, cười hềnh hệch :
- Đúng thế thật, nhưng ở Khe Sanh phăng teo cha nó một nửa !
Cự ngắt, giọng không bằng ḷng :
- Đánh nhau th́ tránh thế nào được ? Ḿnh chết, nó cũng chết chứ !
Tạ lại hồn nhiên :
- Ờ, thủ trưởng đúng. Thằng nào chết nhiều, thằng ấy thắng! Mở tay áo, Tạ khoe một vết sẹo chạy từ bả vai xuống khuỷu tay, tiếp -Đồng chí Dân xem, tí nữa th́ mất mẹ nó cái tay, may mà mảnh đạn nó chệch đi… Thế cũng ba tháng nằm viện bên Hạ Lào, nhưng được địa phương thưởng một kư đường. Bu nó đến trụ sở xă lĩnh, hân hoan viết thư, nhà nó ơi, tết năm nay làm bánh trôi bánh chay, cả nhà mừng lắm…A, cái con chết tiệt - Tạ lại cười - nó có biết đâu thằng này suưt cống hiến cái tay cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đổi lại là một kư đường ! Hà, hà…
Thấy Cự nhăn mặt, Dân phà khói thuốc, cố nín cười, nghiêm giọng :
- Đồng chí Tạ, bao giờ đồng chí cho tôi biết chi tiết về từng đội viên? Thành phần, tŕnh độ và phẩm chất và tinh thần tác chiến…
Tạ vẫn hềnh hệch :
- Đồng chí Trung đội trưởng này có vẻ c̣n nghiêm túc hơn đồng chí Trung đội trưởng trước đấy! Các đồng chí ơi, ngày rộng tháng dài, chưa cấy mà gặt ngay thế nào được, cứ từ từ rồi sẽ có bá cáo ngay ấy mà!
Cự đứng dậy. Vừa bước vừa ôm vai Dân, Cự nói nhỏ :
- Mỗi lần họp đại đội, cậu để tay này làm nhiệm vụ khác, không th́ cứ phát biểu lăng nhăng, rách việc!
*
Thắm là đội viên cấp dưỡng trong ban tiếp vận cho Tiểu đoàn của Dân đóng ở Vĩnh Mốc. Nàng đến với Dân như một cơn cuồng phong. Ngay từ phút ban đầu, ḷng Dân nổi giông băo. Gió lên, có lẽ là bởi khi nàng đến th́ cơn băo cuối mùa cũng áp tới. Dân ra đón ở lối vào địa đạo. Biển cuối tầm mắt kéo từng đợt sóng trắng xóa giăng ngang chân trời đục xám sương mưa. ‘’ Chào đồng chí, chúng em muộn, đường vào đây cây cối đổ ngả đổ nghiêng. Băo năm nay to thật!‘’. Thắm tươi cười, tay đưa vạt áo lên mặt chùi nước mưa. Dân sững sờ khi nàng bỏ tay xuống, miệng thốt ‘’…Ơ ḱa, chị Nết đâu ? Tôi cứ tưởng…‘’. Thắm vui vẻ ‘’Chị ấy bệnh, sốt rét cấp tính. Em là Thắm, em tạm thay chị Nết‘’. Thắm tinh quái tiếp ‘’…chị Nết của anh kỳ tiếp lương sau sẽ lên!‘’ rồi khúc khích cười. ‘’Không không ! Chị Nết nào phải của tôi đâu…‘’, Dân vội vă thanh minh. Thắm nguưt dài, vẫy tay gọi đoàn thồ lương vào, miệng trề ra nghịch ngợm ‘’…th́ của tất cả các anh vậy‘’.
Băo mỗi lúc một lớn. Tối hôm đó, toán cấp dưỡng trú lại địa đạo. Anh nuôi trung đội chiêu đăi khách phương xa một nồi cháo măng nấu với tắc kè, chiến lợi phẩm thu từ những lần tuần canh cánh rừng phía nam. Khách làm văn nghệ đột xuất phục vụ bộ đội. Dưới ánh lửa chập chờn của hai ngọn đèn dầu soi căn hầm chỉ mươi thước vuông, lính chen vai thích cánh. Đến lượt Thắm, cả toán cấp dưỡng nhao nhao, chị Thắm ơi, cho nghe quan họ đi nào. Người ơi người ở đừng về nhé. Không, cấm. Chiến sĩ nghe nhụt ḷng. Chị Thắm chọn đi! Nàng chớp mắt, hắng giọng, em hát phục vụ các anh bộ đội nhé. Nàng nhịp khẽ tay vào nhau, cất tiếng :
Anh cứ bảo, rằng em không thương
Em đo lường th́ rất cặn kẽ
Bởi thương anh nên em bàn với mẹ
Lo cho anh, không để lạc đường …
Giận th́ giận...Thương th́ thương…
Giận th́ giận...Thương càng thương…
Điệp khúc thấm vào trong Dân, lắng xuống, đọng lại những hạt sương mong manh trên đầu cánh lá chớm lạnh lúc đêm về. Tạ đứng lên, ồm ồm hoan hô, vỗ tay bôm bốp. Nó kéo Thắm, ẩy về phía chỗ Dân ngồi, kêu ‘’Cô Thắm. Đến lượt cô mời thủ trưởng bọn tôi!‘’. Nàng nh́n vào mắt Dân, nhỏ nhẻ ‘’Mời thủ trưởng. Chiều em nào‘’. Dân lúng túng lắc đầu. Ôi, chiều em nào, nghe ngọt ngào như cục đường phèn tan dần trong miệng. Cả Trung đội ồn lên, Thủ Trưởng ngâm lại cái bài Quê Hương đi. Dân bảo, quên sạch rồi. Thắm bảo, em nhắc. Và khi Dân ngâm đến câu ‘’ Nay yêu quê hương v́ trong từng nấm đất, có một phần xương thịt của em tôi ‘’, mắt Thắm long lanh ngấn nước.
Trời trở cơn. Mưa sa gió táp liền ba ngày ba đêm. Đồng đội than nhưng Dân hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc ngấm ngầm âm ỉ. Dân lân la hỏi, biết Thắm quê ở Ư Yên, gia nhập thanh niên xung phong cùng thời Dân xin vào bộ đội. Mẹ nàng góa bụa, nay sống với gia đ́nh người cô. Thắm ngậm ngùi, hết hạn, em xin về lo cho mẹ. C̣n anh ? Dân đáp, tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ c̣n bà ngoại. Bà một ḿnh, nhưng có mấy người họ hàng ở gần, lúc hoạn nạn cũng không đến nỗi tứ cố vô thân. Thắm xoay chuyện, giọng nghịch ngợm, hỏi anh mơ ước ǵ sau này ? Dân lắc đầu. Trả lời làm sao đây ? Quả thật Dân chưa biết mơ ước. Có ǵ đáng để ước mơ bây giờ ? Dân nói với nàng, cho Dân khất, để c̣n nghĩ đă. Không hiểu sao Dân mím môi quả quyết với nàng rằng ḿnh vẫn c̣n khả năng mơ ước.
Mưa ngớt dần. Trận băo c̣n để rớt lại dăm ba cơn giông. Trận băo cho Dân ba ngày gần Thắm, ba ngày đoán bước Thắm đi, nghe tiếng Thắm th́ thào, có dịp ngồi bên Thắm để kín đáo hít hương da thịt nồng nàn bốc lên trong những căn hầm ẩm thấp. Ba ngày ngắn ngủi. Thắm chưa đi, sao Dân đă nhớ. Đến phiên gác, Dân dật dờ ôm súng. Ngồi dưới lều ngụy trang cạnh nóc hầm, Dân thẫn thờ nh́n về cuối chân trời, nơi loáng thoáng dăm cánh buồm nâu căng trên những chiếc thuyền chài ra biển. Dân vẫn nợ Thắm câu trả lời đă khất. Mơ ước? Mơ ước ǵ? C̣n Thắm, về phụng dưỡng mẹ liệu có phải là một mơ ước cho Thắm?
Tiếng chân đâu đây như tiếng chân nai. Rồi tiếng áo mưa làm bằng nhựa thô loạt xoạt. Thắm hiện ra. Đến chỗ Dân đang bó gối, Thắm ch́a cho Dân một củ khoai nướng. Ngồi xuống cạnh Dân, Thắm mỉm cười, nh́n bâng quơ ra biển. Dân lặng im, giữ cho thật thanh tịnh phút giây thần tiên một buổi sáng trinh nguyên vắng lặng. Tiếng sóng dập dềnh xa vắng lẫn vào tiếng chim ban mai. Thế gian lắng vào một cơi thực hư lẫn lộn. Th́nh ĺnh Dân hỏi, Thắm mơ ước ǵ ? Thắm cười, nói khẽ, em mơ thành bướm. Anh đă thấy những cánh bướm trên Trường Sơn chưa. Có con cánh to bằng bàn tay, đủ màu đủ sắc. Những cánh bướm trong bóng đêm sáng lên sắc lân tinh, xanh có, đỏ có, cam có. Đẹp, kỳ diệu. Thời gian trên rừng, em không bắt bướm. Em t́m những xác bướm chết, mang ép. Bộ sưu tập em thu nhặt được đến trên hai mươi loại. Người ta bảo có loại bướm trên mỗi cánh nhung tuyền là một nửa trái tim đỏ tựa màu đỏ hoa gạo. Em t́m, nhưng vẫn chưa thấy. Khi thấy, em chắc sẽ có được một trái tim nguyên vẹn. Và biết đâu đó lại chẳng phải là t́nh yêu tṛn đầy. Dân buột mồm, tôi sẽ t́m cho em! Thắm cười. Bất chợt, nàng hỏi ‘’C̣n anh ? ‘’. Dân vội vă, lời bật ra như tên bay, ‘’…mơ ước của anh là ...sau này gặp lại em ‘’. H́nh như Dân chỉ ư thức được một phần ư nghĩa câu nói. Dân không đủ thời gian. V́ Thắm nức lên. Thắm ơi, đừng khóc. Dân ngần ngại đặt tay trên vai Thắm. Nàng ngật người ngả xuống ḷng Dân như cánh bướm chao nghiêng. Dân ôm Thắm xiết lấy, sợ nàng biến đi v́ cái phất tay ác độc của mụ phù thủy trong chuyện cổ tích. Thắm gh́ lấy Dân. Rúc đầu vào mái tóc nàng nay xổ tung ra thành suối mát đầu nguồn, Dân thả cho bản năng giống đực dẫn dắt. Dân vục đầu vào ngực Thắm, hệt một đứa trẻ t́m căn nguyên sinh thành ra ḿnh … Quăng khẩu súng vào bụi, hai tay Dân khoanh tṛn quanh Thắm, vồ vào, vuốt ve. Đến cái lúc ấy, Thắm nắm hông Dân, đẩy ngược lại, miệng run rẩy, ‘’Không …không được!‘’. Thắm dằn ngửa Dân xuống đất, cúi đầu, mặt áp xuống. Dân thấy giải tóc Thắm chập chờn, lên xuống, dập dềnh, chao lượn. Cứ thế, Dân tuột vào một niềm hoan lạc như chưa từng. Dân mặc cho ḿnh hững hụt, không trọng lượng, rơi vào một nơi vô thủy vô chung. Chao ơi, Dân hực lên, tai văng vẳng âm điệu những bài thánh ca âm vọng ngàn trùng.
Khi Dân mở mắt, Thắm ngồi nh́n Dân, ánh mắt hiền dịu. Nàng bậm môi, nói một mạch ‘’…em chẳng tiếc ǵ anh. Em nói thật, em đă… một lần, và người đó chỉ mấy ngày sau là chết trận. C̣n anh, em không muốn mất anh…‘’. Nói đến đấy, nàng bật khóc ấm ức, rồi th́nh ĺnh vỡ oà bật thành tiếng nửa như đau thương, nửa hạnh phúc.
*
Cô đội viên cấp dưỡng cùng đi với Thắm hớt hải nói rất nhanh, chị Thắm bị kiểm điểm, lệnh bắt trưa nay chúng em phải đi ngay. Dân điếng người, định hỏi nhưng cô ta làm ngơ, giúi vào tay Dân một chiếc khăn tay rồi thoắt biến sau lùm cây, gọi không quay lại. Dân cầm chiếc khăn màu trắng góc có thêu hai chữ D&T xoắn vào nhau, ḷng bồi hồi. Kiểm điểm ? Dân tự nhủ, rồi sẽ đến phiên ḿnh. Thôi mặc, đến nước này th́ kệ. Con đường độc đạo vào Vĩnh Mốc qua Xóm Rộc. Không nghĩ ngợi thêm, Dân lẩn vào những tàn lá c̣n ướt sau trận băo, nhắm hướng rồi đi xuyên rừng đón đầu. Xuống cuối dốc, Dân thu ḿnh ẩn vào một lùm cây, mắt chăm chăm nh́n về phía con đường ṃn chỉ một người đi lọt. Trên cành, hai con vượn chí choé chạy khi thấy bóng người, con chạy trước ôm theo một con vượn con bé chỉ bằng hai bàn tay. Dân thầm than, vượn có đôi có lứa, có con nối gịng. C̣n con người? Dân nhớ chuyện một anh bộ đội con một trong làng ḿnh, lấy vợ được hai tháng rồi đi B, đi nhưng vợ chưa thụ thai. Năm sau, anh «tút», lén lút về làng gặp vợ nhưng không dám để ai biết kể cả bà mẹ anh nay đă già yếu. Anh trốn trong nghĩa địa đồng không mông quạnh, đào hầm ở chui, trên vách dán một tấm ảnh một đứa con trai cắt từ báo Nhân Dân. Đêm đêm, vợ anh đến tiếp tế, ăn nằm với nhau, nhất quyết phải có kẻ nối giơi tông đường rồi đi đâu mới đi. Bốn tháng sau, vợ tắt kinh, anh lên đường t́m đơn vị, khai là ḿnh lạc trong rừng. Nhưng chị vợ chửa bụng vượt mặt không biết ăn nói thế nào với làng xă. Chồng đi chống Mỹ cứu nước, chửa th́ chửa với ai? Mẹ chồng ăn vạ, từ con dâu. Xă đội bắt chị giong lên Ủy ban, trên đường người làng nhiếc móc, có kẻ xông vào đánh đá. Bị bức bách đến độ cuối cùng chị khai thật, xă cứ thế báo lên đơn vị, và đến lượt anh chồng bị kỷ luật. Ba tháng sau, ông Bí thư xă đến báo mẹ anh bộ đội rằng anh bị tử h́nh. Chị vợ bụng chửa tám tháng treo cổ trên cành đa cạnh miếu Thành Hoàng đầu làng, đem chôn nhưng mắt vẫn trừng trừng, không một ai khép cho nhắm được. Cả năm sau, người làng cứ đi ngang miếu là nghe thấy tiếng trẻ khóc oe oe, ngày cũng như đêm, cho đến khi làng bị bom B-52 phá trụi.
Dân đợi độ khoảng xế trưa th́ đoàn cấp dưỡng thấp thoáng đi đến. Nhẩy bổ khỏi lùm cây, Dân chồm lên chạy ra chặn. Được ba bốn bước, Dân chúi người ngă xuống đất. Một mũi súng lạnh buốt dí vào thái dương, rồi một tiếng cười gằn cất lên :
- Đồng chí đi đâu mà vội mà vàng thế?
Dân ngước nh́n chiếc băng đỏ cuốn quanh ṿng tay áo xanh rêu của kẻ vừa tḥ chân ra ngáng, biết là đám quân báo ŕnh bắt ḿnh. Đằng xa, Thắm trong đoàn người nhưng Dân nào đă thấy bóng dáng. Dân gào, Thắm ơi, tiếng gào vang vang chuyền trong vách núi. Một bàn tay tóm lấy gáy Dân xiết lại. Vùng ḿnh, Dân cố thoát ra, miệng tiếp tục gào, Thắm ơi, anh đây…Dân nghe văng vẳng tiếng Thắm:
- Cố sống về t́m em ở Ư Yên…
Nàng cũng gào lên, không phải một mà là nhiều lần, âm thanh mơ hồ đến từ nơi nằm ngoài cái cơi đời khốn nạn thời chinh chiến.
*
Cầm bút lên, tờ giấy trắng trên bàn bỗng thành mặt biển kề thôn Bàu Bính, nơi Giang và Sơn cùng chết. Giọng Chính Ủy đại đội gằn, đồng chí là đảng viên, lại là cấp chỉ huy mà đi hủ hóa, không biết tam khoan là ǵ à? Chưa yêu th́ khoan yêu. Yêu rồi th́ khoan lấy. Lấy rồi th́ khoan có con…Dân ngao ngán tự hỏi, chưa chết nhưng phải khoan sống à? Một cánh bướm chao nghiêng cửa hầm, chập chờn đong đưa h́nh ảnh Thắm. Cuối tầm mắt, những đợt sóng xô nhau chạy vào bờ trong khoang trời âm u thu gọn biển vào một góc ṿng cung lổn nhổn những gềnh đá nhô lên nhọn hoắt. Thắm phụng phịu nói dỗi:
- Em kể cho anh nghe hết về gia cảnh em, c̣n anh, anh bảo mật ghê quá! Không tin em ư ? Hay là em chỉ là người dưng nước lă…
Dân kể mẹ Dân chết khi Dân lên bảy tuổi. C̣n cha ? Cha Dân ư, cha bận công tác, từ lâu lắm rồi Dân không gặp. Cha anh bận công tác ǵ ? Bà anh bảo cha đi Liên Xô ! Thắm bĩu môi, bận đến độ không gặp con ? Dân chẳng biết đáp thế nào, im lặng một lát, rồi kể. Anh ở với bà ngoại. Bà kể mẹ anh lên Hải Pḥng rồi mất biệt. Mẹ bế theo Nhân, đứa anh em song sinh của anh. Bà bảo, hai anh em, đứa một khoáy, đứa hai khoáy. Nhân có mẹ, may hơn anh, có lẽ nó một khoáy. Đứa nào hai khoáy là đứa vất vả. Nhưng cả hai đều không có cha. Và con không cha, bà ngoại thở dài, như nhà không nóc…Năm anh lên bẩy, một người dong dỏng cao về làng, ôm lấy anh, gọi anh bằng con. Bà bảo đây là ông bác, anh của cha. Xẩy cha th́ có bác, cũng như cha. Hôm ấy, nắng gắt đến độ ḍng sông Văn Úc cuối tầm mắt bốc hơi giăng ngang lưng núi Voi ngày ngày ưỡn cái mông đá xám lên nền trời xanh ngắt. Cây sấu cúi xuống mặt ao lặng lờ, mặc những con bọ ngựa mầu ngọc non ve vẩy bám vào thân cây sần sùi đang tứa mồ hôi. Chỉ bọn châu chấu ma là bất chấp, vẫn lẫn vào đám cỏ cháy, búng chân nhảy nhót lách tách, mắt nhỏng lên nh́n như thể đất trời là của riêng chúng. Đến đêm, trời mát dần. Bác anh nằm cạnh, cựa nhẹ trên chiếc trơng tre cót két, thở dài thườn thượt. Bác quạt cho anh, thỉnh thoảng nhỏm dậy nh́n ra ngoài. Tờ mờ sáng, bác dậy, th́ thào với bà, rồi bác vào ôm anh, hôn lên má, lên trán. Tiếng cửa khép lại, anh biết bác lại vừa đi. Sáng ra, bà bảo, bác con lên Hải Pḥng. Anh hỏi để làm ǵ? Bà quệt nước mắt : đi t́m mẹ mày với thằng Nhân. Hai mẹ con đi đă bốn tháng nay rồi, chẳng tin tức ǵ ! Anh ấm ức, nhưng hy vọng bác đi t́m, ắt phải t́m ra chứ. Vài ngày sau, bác anh về. Bác về mà mẹ đâu ? Thằng Nhân đâu ? Không, không thể thế được. Bác ứa nước mắt, vẫy anh lại. Anh vùng chạy ra ngoài. Anh cắm cổ chạy, chạy cho đến lúc anh kiệt sức, lao ḿnh vào đống rơm, đầu chúi xuống, mắt nhắm lại. Và anh cầu, như bà ngoại vẫn lẩm nhẩm, lạy Chúa ḷng lành, hăy cho con về nước Chúa, đừng bắt con nhớ mẹ, nhớ Nhân. Hăy cho con quên cha, cái con người xa lạ kia đă không trở về, và đó là một sự bội phản.
Anh lớn lên với cây sấu, những con châu chấu ma, ḍng sông Văn Úc chảy ra biển và núi Voi bằng đá sừng sững chắn ngang tầm mắt. Một năm sau ngày bác đến nhà, bà nhận được tấm bưu thiếp của mẹ anh gửi từ Sài G̣n. Bà bảo, chỉ ít lâu nữa là Tổng Tuyển Cử, mẹ và Nhân lại về. C̣n bác, hàng năm bác đạp xe đạp về, đến rồi thoáng một cái, bác lại biến đi như tṛ ảo thuật. Đến cuối năm anh học lớp bốn, bác không về nữa. Bà bảo, bác đi công tác tận Liên Xô t́m cha con, xa lắm. Thế c̣n mẹ và Nhân? Làm dấu thánh, bà quay mặt làm như không nghe câu anh hỏi. Phần anh, anh nghe câu trả lời đến từ bọn trẻ cùng trường cùng lớp. Mẹ mày đi Nam, con nhà phản động ăn bơ thừa sữa cặn! Anh ấm ức khóc, thét, nhưng tao có cha. Cha mày đâu ? Cha tao đi công tác ở tận Liên Xô. Cha tao về th́ chúng mày đi tù mọt gông. Ha ha, chúng tao không tin, cha mày công tác bên Liên Xô vĩ đại mà mẹ mày lại đi Nam theo Mỹ-Ngụy à ?
Năm mười tám tuổi, học xong lớp mười, anh t́nh nguyện đi nghĩa vụ quân sự. Không được, phải là thành phần cốt cán, lư lịch trong sạch. Anh là con cháu địa chủ. Bà ngoại xưa có đến bảy mẫu ruộng, cống hiến hết cho xă, được chia lại hai sào, nhưng một ở đầu thôn là sỏi đá, một ở cuối thôn th́ nước phèn ngấm đất. Ruộng như thế, bà bảo, thôi th́ cho người ta canh tác. C̣n cháu, cháu xin vào hợp tác xă mà làm. Cậy cục măi, anh được nhận vào đội thủy lợi. Năm mười chín tuổi, anh lại xin đi nghĩa vụ. Vẫn không được! Năm ấy, bọn trai làng đi khá nhiều. Chúng nó lên Thái Nguyên học quân sự đâu sáu tháng, rồi đi B. Anh lên hỏi xă đội. Ông ta nh́n anh, chửi nhỏ tiên sư khỉ, rồi xách mé, ngay vào đội tự vệ xă cũng chả được! A, tại sao? Ông xă đội, giọng bí mật, chẳng tại sao cả! Anh về nhà, lén lút như một thằng ăn cắp vặt, nằm vật xuống chơng tre, mặt quay vào tường khóc thút thít. Năm ngoái, một thằng ở thôn giữa đi B về, nó mất cánh tay trái nhưng bù lại, nó xin được đi học đại học, nghe đâu về ngành điện lực th́ phải. C̣n anh, nếu đi B về, dẫu có mất một cánh tay hay một cái chân cũng chẳng sao. Anh không cứ c̣n măi phải đi vét bùn, tát nước, đắp đê. Năm hai mươi tuổi, anh lại viết đơn thỉnh nguyện cho anh được ṭng quân giải phóng miền Nam. Sau đợt Tổng công kích Tết Mậu Thân, kỳ này t́nh thế đă có vẻ khác. Tuyển quân dễ hơn trước, nhưng không hiểu làm sao mà anh vẫn không được chấp thuận. Bà anh bảo, cháu đi th́ mười phần chết bảy. Thôi cứ ở đây với bà, bà già rồi. Anh nói, cháu đang chết lần chết ṃn bà ơi. Sống thế này, như cùi hủi, làm sao sau này ngước mặt lên được, hở bà! Bà anh khóc thút thít, hôm sau quày quả lên nhà Bí thư xă. Chiều bà về, bảo anh, lư lịch cháu không chỉ có thành phần địa chủ mà c̣n là Công giáo. Nhưng thế nào là Công giáo? Anh mượn bà anh cuốn Kinh Thánh b́a rách to bằng hai bàn tay, bà anh không cho. Bà đốt Kinh, nước mắt ṛng ṛng, làm dấu Thánh rồi đưa cho anh một cái nhẫn. Bà bảo, cái nhẫn này là nhẫn đính hôn của mẹ anh, mẹ để bà giữ hộ. Bà ngậm ngùi, con giữ hay con đưa bà Bí Thư xă là tuỳ con. Sang năm, con lại t́nh nguyện đi B, có bà ấy giúp may ra được…
Tiếng chân nện th́nh thịch ngoài cửa hầm kéo Dân về hiện thực. Chính Ủy bước vào, giọng ôn ḥa :
- Đồng chí đă viết xong bản kiểm điểm chưa?
Dân đứng lên, tay ch́a tập giấy, ngao ngán :
- Dăm bữa nửa tháng nữa là đánh một trận quyết tử … Kiểm điểm làm ǵ hở đồng chí?
Chính Ủy lướt mắt trên tập giấy không có đến một chữ, mặt xạm lại, tay đấm xuống bàn quát, tại sao ? Giọng buồn rầu nhưng rành mạch, Dân nói như nói cho ḿnh nghe :
- Đảng bảo chưa yêu th́ khoan yêu, nhưng không dậy chúng tôi làm thế nào để khoan yêu cho được!
Mặc cho đồng chí Chính Ủy nói ǵ th́ nói, Dân nh́n ra cửa hầm t́m cánh bướm. Mảnh trời xanh bên ngoài lơ thơ điểm chút mây. Cánh bướm nhung tuyền trên có một nửa trái tim đỏ mầu hoa gạo chập chờn lượn là bay lên đậu vào một cụm mây trắng đến lóa mắt.