21
BỜ DÂU
Từ lúc chiếm được Huế, dân miền Bắc bắt đầu xôn xao. Sau Huế, tiến xuống Đà Nẵng, một căn cứ vững chăi của miền Nam, tất cả có trên dưới trăm ngàn lính, chủ lực là binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tinh nhuệ. Nơi Dân ở nội trú của trường Tổng Hợp, không khí trở nên khẩn trương. Sinh viên áp tai vào nghe đài, kháo nhau mũi này tấn công, mũi kia yểm trợ, anh nào cũng thành tướng cầm quân chỉ trỏ chỗ lùi chỗ đánh một cách nghiêm trọng. Thường trẻ tuổi hơn Dân và chưa hề biết chiến trận, họ bàn tán rồi quay sang hỏi ‘’...anh Dân, chiến thuật bọn em vừa bàn, có đúng không? ’’. Dân lắc đầu, lẻn ra khuôn viên vắng vẻ. Ngồi dựa người vào một gốc bàng, Dân cố không để tâm trí ḿnh quay trở lại thời bom trên trời, đạn dưới đất.
Vào xuân, cây cỏ hừng hực sức sống. Trên những băi cỏ xanh mướt, những bông hoa dại màu vàng lơ thơ điểm nét chấm phá của một bàn tay nghệ sĩ. Châu chấu ma màu nâu mun lách tách nhảy cẫng lên khi đàn sẻ t́m mồi sà xuống. Dân nhón một ḥn sỏi, giơ tay ném. Đàn sẻ túa lên, chiếm chiếp kêu, lượn một ṿng, rồi lại chúc đầu đâm vào bờ cỏ. H́nh ảnh này gợi Dân nhớ đến đám lính ‘’tơ’’ vào chiến trường lần đầu khi đơn vị ḿnh rút về cố thủ Cổ Thành Quảng Trị. Chúng nó có khác ǵ những con châu chấu ma này ? Dân vốc một vốc sỏi quăng ra. Đàn sẻ nhốn nháo. Chúng cất cánh bay cao, nhưng chỉ một lát sau, chúng lại t́m ăn nhào xuống mổ lia lịa.
Đêm hôm đó, những cơn ác mộng quay về. Dân báo cáo, đơn vị tổn thất lớn, xin Chính Ủy bổ xung thêm lính. Tiếng đầu dây bên kia ‘’ Được! Sẽ gọi ngay bọn trừ bị...’’. Lát sau, một đoàn châu chấu ma ḅ vào. Dân quát ‘‘ Địt mẹ, thế này th́ đánh đấm thế đéo nào ?’’. Tạ, Trung đội phó, cười hềnh hệch ‘’...giơ càng ra búng lại, Thủ trưởng yên tâm’’. Chưa dứt lời, pháo 155 ly ‘’ngụy’’ trùm xuống trận địa. Ngay đó tiếng xích xe thiết giáp kèn kẹt phụ họa vào tiếng đại liên M-60. Dân thét lên ‘’... Đợi đấy! Vào tầm th́ chơi B-40, đừng phí đạn...’’. Ầm. Trúng rồi, Tạ reo. Th́nh ĺnh tiếng rít xé lụa trên không. Lại F-4 rồi. Làm sao không nghe tiếng súng pḥng không! ‘’... địt mẹ chúng nó, toi hết rồi à ? Tạ, gọi bọn lính tơ xuống ngay công sự’’. Ầm, ầm. Châu chấu ma lách tách nhảy vào những vũng máu có chỗ ngập đến đầu gối...Dân thét lên khi có kẻ đập vào vai, gọi ‘‘...tỉnh lại’’. Mở mắt, người bạn cùng pḥng ngủ giường bên cạnh lay vai Dân, nói ‘’ Mê ǵ mà anh cứ kêu ừng ực trong cổ, ghê quá! ’’. Cố ngồi lên, Dân giụi mắt. Người bạn tiếp ‘’ Ta vừa giải phóng Đà Nẵng!’’. Dân hỏi ‘’...chắc đánh lớn lắm’’. ‘’ Không, Ngụy đầu hàng, không chống cự’’. Dân thở ra khoan khoái. Như vậy, tất không cần bọn châu chấu ma vào trận!
*
Chủ nhật, Dân lên nhà Cự. Cưới Xuân vào dịp Tết, Cự về ‘’ở rể’’ Phúc Xá, hiện đang xin vào biên chế bộ Thương Binh-Xă Hội. Đám cưới hai người làm ở Nghi Dương, quê Cự, nên Dân không đi dự được. Khi họ về, Dân mới tới Phúc Xá liên hoan. Cự tươi cười ‘’ Thời chiến ...hôn nhân cũng kiểu đánh nhanh rút nhanh’’. Chỉ có hai bao thuốc Thăng Long, mươi cái kẹo lạc, hai chai rượu Lúa Mới và một mâm xôi. Xuân ‘’phục vụ’’ bạn bè, véo von ‘’ không có hôm nào đẹp như hôm nay...’’ như thuở hát cho bộ đội trên chiến trường.
Dân gọi cửa. Cự vừa ra vừa reo ‘’Quân ta từ Đà Nẵng vào nay phối hợp với cánh quân từ Pleiku-Komtum xuống. Chỉ huy ‘’ngụy’’ chạy, lực lượng như rắn không đầu! Hiện, ta đang làm áp lực trên An Lộc-Xuân Lộc. Chiến dịch này chắc ăn to đấy! ’’. Cười lớn, Cự nói :
- Ḿnh phải đưa xe đạp xuống ‘’thồ’’ lá dâu về, cậu xuống băi được không?
Dân gật đầu. Chống nạng, Dân nh́n ra sông Hồng. Xa xa, cầu Long Biên cong ḿnh trườn qua như một con rắn màu sắt rỉ. Ven bờ, dâu xanh ngắt mọc chặn đất bồi, vẽ thành một ṿng đai như ngọc đeo trên yếm cổ thiếu nữ. Xuân quay lại nghề trồng dâu nuôi tằm từ ngày rời nông trường Ḥa B́nh về Phúc Xá. Mẻ này là mẻ đầu, và Cự lăng xăng giúp vợ trong lúc c̣n rỗi rảnh. Chầm chậm đẩy xe cạnh Dân, Cự bị kích động ra mặt, hồ hởi :
- Ḿnh nghe ‘‘ngụy’’ định lập một pḥng tuyến án ngữ Sài G̣n, rồi củng cố bảo vệ vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Chỉ chưa đầy một tháng, ta đă giải phóng được cả miền Trung lẫn Tây Nguyên. Nay chắc địch hoàn hồn, chẳng phải dễ nữa...
- Lực lượng địch c̣n bao nhiêu!
- Độ hai phần ba hay một nửa. Phần lớn lính ‘‘ngụy’’ bỏ chạy hay đầu hàng, con số đâu lên đến trên dưới hai trăm ngàn.
Đột nhiên, Dân nhớ đến mẹ và Nhân. Nếu trận chiến trở nên ác liệt, chắc số thương phế cả lính lẫn dân sẽ rất lớn, nhất là trong những thành phố. Dân rùng ḿnh nhớ lại Đại Lộ Kinh Hoàng với Ngă Ba Long Hưng, nơi cứ mỗi một hai bước là một xác chết trương ph́nh dưới ánh mặt trời. Nhất là chiến công thành, với bao nhiêu nấm mồ, bao nhiêu què cụt đây?
Cuối dốc, Xuân cất tiếng gọi. Thấy Dân, Xuân tươi cười :
- A, anh Dân. Anh mới đến?
Dân cười, khẽ gật. Cự vào sâu trong băi xách những bó lá mơ ra bỏ lên cái thồ buộc sau xe đạp. Ven sông, nước sắc đỏ sóng sánh đập nhẹ vào bờ, hiền ḥa như vỗ về. Trên đường về, Xuân khập khiễng bước, hỏi chồng tin chiến sự. Cự được dịp lại kể, và chép miệng :
- Tiếc thật, ḿnh lại không có ở đó!
Xuân cười, giọng nửa đùa nửa thật :
- Thôi đi ông tướng, bom đạn th́ tiếc làm ǵ? Lại định bỏ vợ góa hả! Lấy nhau mới có dăm tuần trăng mà đă nổi máu giang hồ rồi ?
Nh́n xuống cái chân cụt, Dân buột miệng :
- Đổi mạng lấy huân chương à...
Chạnh nghĩ đến tật nguyền của Xuân, Dân nói lảng :
- Chị Xuân lần này kể cho tôi nghe về cái nghề nuôi tằm nhé. Tôi chưa h́nh dung làm thế nào mà kéo ra tơ rồi dệt thành lụa được?
Xuân nh́n Dân giọng bỡn cợt :
- Anh đừng kén th́ em giới thiệu cho một cô bạn thôn em. Cô ấy mà kể th́ rồi anh cũng lại đến xin ‘’ở rể’’ Phúc Xá như anh Cự nhà em thôi!
*
Như một trái ung ruột đă nẫu ra, Sài G̣n rụng xuống khi mỏ con chim bay đến rỉa nhẹ lớp vỏ ngoài thâm tím. H́nh ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập, cờ Giải Phóng miền Nam cắm lên đỉnh dinh, và giọng rè rè của Dương Văn Minh qua radio bàn giao chính quyền cho Cách Mạng báo cả thế giới một đất nước sau ba mươi năm kiên tŕ đấu tranh nay đă toàn vẹn lănh thổ. Mọi người Việt Nam đều thắng, chỉ có Đế Quốc Mỹ thua! Lời tuyên bố của những người lănh đạo cuộc chiến mở ra một trang sử mới. Ḥa hợp ḥa giải dân tộc là cơ sở của sự thống nhất Bắc-Nam người người mơ ước. Ở miền Bắc, người có thân nhân trong Nam tấp tểnh một chuyến đi. Nhưng không dễ. Phải có tiền, và phải có ly do chính đáng khai báo với các cấp chính quyền để xin phép. Dân nóng ruột, chẳng biết mẹ và Nhân sống chết thế nào. Nhưng ngay cả địa chỉ, Dân chỉ biết qua bức bưu thiếp hai mươi năm về trước, vỏn vẹn có hai chữ Hố Nai, nơi cách đâu Sài G̣n chừng hai mươi cây số. Hỏi bè bạn đồng học có gia đ́nh đi Nam, Dân nhờ t́m giúp. Cho đến cuối năm 75, Dân vẫn bặt tin. Người trong Nam ra Bắc có, nhưng rất ít. Cái hy vọng mẹ ra t́m được ḿnh đối với Dân dần dà là chuyện ṃ kim đáy bể. Năm 76, chuyển biến chính trị dồn dập, quan trọng nhất là thống nhất hai miền Nam - Bắc dưới chế độ xă hội chủ nghĩa với những thay đổi cơ bản trong Hiến Pháp. Ở đại học, gần như tối nào cũng học tập chính sách quá độ tiến lên xă hội chủ nghĩa không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Là lớp trưởng, Dân hết việc này qua việc nọ. Khẩu hiệu « Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa » bên cạnh ảnh Bác Hồ dưới có hàng chữ đỏ « Bác sống măi trong sự nhiệp quang vinh của chúng ta » đâu đâu cũng chăng. Chỉ qua một tối, hôm sau không người nào ở miền Nam c̣n nh́n thấy cờ Mặt Trận. Tất cả đều « thu về một mối ». Nhưng xá ǵ, hạnh phúc là không c̣n chiến tranh.
Sáng sớm một ngày chủ nhật, sinh viên đang ngủ bù th́ một cậu ở pḥng trực réo ‘’ Anh Dân có khách’’. Lồm cồm ḅ dậy, Dân đáp ‘’ đợi tí’’ rồi mặc quần áo. Chống nạng đi ra, Dân chưa thấy người nhưng nghe tiếng ồm ồm ‘‘Thủ trưởng! Thủ trưởng...’’. Thôi, đúng là Tạ. Dân vừa sấn tới vừa hỏi:
- Tạ phải không?
Người đàn ông kềnh càng quá khổ xô đến, tay giang rộng :
- Tạ chứ c̣n thằng nào nữa! Ối giời ơi, thủ trưởng mất bố nó một cái «càng » hả ?
Dân ôm lấy Tạ, đầu gật, miệng nói :
- May quá, an lành thế này là may quá!
Vừa kéo nhau ngồi xuống, Tạ nh́n quanh :
- Thủ trưởng! Ở đây có cái điếu cày nào không để làm một phát thuốc lào? Thèm quá...
- Ra ngoài đầu ngơ, có cái quán... Nào, ta đi!
Tiếng lộc cộc đều đặn gơ trên lối đi lát xi-măng. Đến cổng, thường trực đeo băng đỏ chào hai người, vui vẻ ‘’...hai anh bộ đội «du xuân » nhé’’. Tạ giở nón cối, hềnh hệch :
- Tớ từ âm phủ về, lên xem mặt thế gian đây!
Chuyện tṛ, Tạ kể, sau khi bỏ Cổ Thành Quảng Trị th́ tiểu đoàn rút chạy sang Lào. Nằm ẹp gần ba tháng để bổ xung quân số, tiểu đoàn vào sâu vùng Cao Nguyên, nhiệm vụ là khi thời cơ đến sẽ cắt đôi tách miền Trung ra khỏi miền Nam. Chính đơn vị Tạ thuộc một trong ba
sư đoàn tấn công Ban Mê Thuộc tháng ba năm 75, thắng chớp nhoáng và hầu như không có tổn thất ǵ đáng kể.
- Nhưng đến khi vào Xuân Lộc th́ khác. Sư đoàn ḿnh mặt Tây bị pháo đến không ngóc cổ lên ba ngày liền, chỉ sư đoàn phía Đông Nam là xáp gần pḥng tuyến địch. Ngày thứ tư, địch thả bom hút dưỡng khí. Thủ trưởng không biết chứ ghê lắm...
Mặt Tạ căng ra, gân thái dương gồ lên giật như sắp động kinh. Nuốt nước bọt, Tạ tiếp :
- Thế là sư đoàn ḿnh được lệnh rút về phía sau. Chiến trường bỗng nhiên im tiếng bom tiếng súng. Chẳng hiểu thế nào mà địch rút. Đến ngày thứ tám, đơn vị ḿnh tiến vào nhặt xác...Hai trung đoàn, thằng chết đứng, thằng chết ngồi. Có thằng cười, răng nhe ra trắng nhởn. Cứ ở chỗ nào chết chỗ đó, thằng nào máu cũng từ mắt, từ miệng, từ mũi ứa ra, đông lại, kiến rừng bu quanh. Có thằng bị kiến ăn hết cả hai tṛng mắt, có thằng kiến chui vào hai lỗ tai đục lên óc...
Nh́n nét mặt kinh hoàng của Tạ, Dân nhăn mặt. Tạ xin bà bán hàng thêm một cốc nước chè. Rít thuốc lào ṣng sọc, Tạ lim dim ngả người ra sau. Nhấp một ngụm nước, Tạ im lặng.
- Này, trung đội ḿnh ở Quảng Trị c̣n thằng nào? Dân hỏi.
- Ngoài hai đứa chúng ḿnh, c̣n thằng Hạ bị thương ở ngực và thằng Kinh sau chết ở Pleiku. Tạ chép miệng - chính tớ đưa cả thủ trưởng lẫn thằng Hạ đến bờ sông Thạch Hăn giao cho đội tải thương. Thủ trưởng bị mảnh bom, mất máu nhiều nên hôn mê. Khi đó, lính ḿnh cố thủ Cổ Thành, bị pháo, bị bom đến độ thành cổ không c̣n lấy một viên đá lành lặn. Chỉ tối mới cựa quậy được, việc chính là đưa thương binh đến nơi an toàn. Khi bác sĩ bảo không có máu truyền th́ thủ trưởng sẽ theo ông bà ông vải, lúc đó tớ mới xếp được thủ trưởng vào loại phải cấp cứu. Gớm, thủ trưởng mê, cứ gào...À, Thủ Trưởng biết ḿnh gào thế nào không ? Cứ ‘’Thắm, Thắm ơi!’’. Cái cô Thắm trong đội bồi dưỡng ở Vĩnh Mốc chứ ǵ. Gớm, ai mà biết Thủ Trưởng đa t́nh đến thế. Nay, Thủ Truởng có tin ǵ của cô ấy không?
Dân lặng người, lắc đầu. Tạ tiếp :
- Giải phóng xong, ai về nhà nấy. Sống chết thế nào nay biết cả! Thủ Trưởng có biết làng quán cô Thắm không?
Không đáp, Dân nh́n về cuối con đường dẫn ra Ngă Tư Sở. Bấy giờ, đất trời mới vào thu. Lác đác, dăm chiếc lá trở vàng trên tàn cây bàng che quán nước đung đưa trong gió sớm. Ḷng quặn đau, Dân nh́n lên trời. Một đàn nhạn bay ngang, cánh chao óng ánh màu nắng nhạt. Như chợt nhớ ra, Tạ vỗ vai Dân, bảo :
- Anh Cự chính ủy cho tớ mượn cái xe đạp, dặn hôm nay ngày nghỉ đến t́m Thủ Trưởng rồi đèo về nhà anh ấy cơm nước trưa nay!
*
Để mặc Tạ hỏi Cự về chuyện công ăn việc làm ở Hà Nội, mong kiếm cách xoay sở v́ dưới quê Tạ chẳng t́m được ǵ làm để sinh sống từ ngày giải ngũ, Dân ra sau bếp. Xuân ngửng lên :
- Sao anh không ở trên nhà với nhà em?
Dân kể Tạ đang xoay quanh chuyện làm ǵ để sinh nhai và mỉm cười :
- Chuyện ấy th́ tôi mù tịt. Đi học, được mười tám đồng là tôi đủ sống, có biết xoay sở là thế nào đâu!
- Nhà em chắc cũng thế! Cứ loay hoay đợi chỗ Bộ Thương binh-Xă hội gọi, hết đứng lại ngồi. May có mấy mẻ kén, cũng c̣n cái ăn!
Nh́n Xuân gạt kén vào những cái mẹt, Dân hỏi làm thế để làm ǵ. Xuân tủm tỉm :
- À... Đấy là em chọn nhộng làm giống. Nhộng lớn lên sẽ cắn kén nở thành ngài. Ngài đẻ trứng thành tằm, nuôi bằng lá dâu thái nhỏ. Đây này, anh xem... Tay chỉ vào cái mẹt ở bên, Xuân tiếp - đám này là tằm đă lớn, màu trắng, hoặc vàng. Tằm nhỏ như lăng quăng, sậm màu hơn.
- Thế rồi làm sao mà thành tơ thành lụa được?
- Tằm hóa nhộng, nhả tơ trong bọc kén. Kén phải luộc lên, lấy tơ mang quay thành sợi để dệt lụa. C̣n bọc kén, có thể dùng để làm đoạn, thô hơn lụa... Chỉ vào mẹt, Xuân tiếp - giống em giữ để nó thành ngài, ngài lại đẻ ra tằm, cứ thế cho những lứa sau.
Ngồi xuống nhặt rổ rau muống cho Xuân, Dân bâng khuâng, mặt thẫn thờ. Kín đáo nh́n, Xuân hỏi :
- Dạo này anh Dân thế nào?
- Th́ cũng như thường, chẳng có ǵ đáng nói...
Xuân ngần ngừ :
- Anh Cự nhà em có nói về chuyện chị Thắm. Anh cho phép em hỏi một câu nhé!
Dân buồn buồn nh́n lên. Xuân nhỏ nhẻ :
- ...anh c̣n gắn bó với chuyện ấy không?
Dân đáp, ḷng bỗng tan nát như bong bóng nổi đầy sân trong một trận mưa rào. Giọng tâm t́nh, Xuân th́ thào :
- Những ngày anh Cự chưa đến t́m em, hôm nào em cũng đợi, mặc dầu em chẳng thực sự hy vọng được ǵ. Chờ đợi như thế, c̣n khổ hơn là chết đi. Biết đâu nếu chị Thắm trở về, chị lại chẳng cũng như em? Anh có tin chị yêu anh không?
Dân cúi đầu. Lúc sau, chàng chặc lưỡi :
- Có. Nhưng là khi tôi ở Quảng Trị, chân tay lành lặn. Vù một cái, thế mà đă gần bốn năm rồi. Bốn năm dằng dặc, biết đổi thay thế nào mà chắc được! Thôi, ta nói chuyện khác nhé...
Xuân cười, đổi giọng vui vẻ :
- Vâng. Anh lên nhà, em dọn cơm bây giờ!
Cơm dọn ra, Tạ reo :
- Ối giời ơi, lâu lắm mới lại thấy món nhộng rang này. Bà Chính Ủy muôn năm!
Xuân cười :
- Nhà nuôi tằm mà anh. Anh thích tằm nhả tơ dệt lụa, tằm hóa bướm hay tằm thành nhộng rang lên?
Tạ đáp ‘’ rang lên, bà chị ạ!’’ rồi cười hềnh hệch. Cự hỏi :
- Cậu vào Sài G̣n thấy thế nào?
- Ờ... Để kể nhé. Sau khi chiếm An Lộc, đại đội tớ trực chỉ Sài G̣n. Lệnh là đi thật nhanh, chỉ đem theo súng đạn để tác chiến. Thế là đói. Gặp lính ‘’ ngụy’’, lính ta hô bỏ ba-lô xuống, kiếm cái ăn, rồi để cho họ chạy. Định kiếm ăn nhưng mở ba-lô cướp được th́ toàn dây chuyền, đồng hồ... mấy anh ‘’ ngụy’’ hôi được của dân. Tớ dại ơi là dại, bắt Đại Đội thu lại để nộp...Tiền ‘’ ngụy’’ cũng vậy, đem bó lại. Vào đến Sài G̣n, hai ngày không ăn, nhưng Chính Ủy gom tiền chẳng cho mua bán ǵ, lính đói lả ra.
Quay nh́n Cự, Tạ trầm giọng, tiếp :
- Rồi sau là hoa mắt lên thấy dân Sài G̣n chẳng đói khổ như bộ đội nghe các vị Chính Ủy ‘’giảng’’ chuyện phồn vinh giả tạo! Không, dân Sài G̣n giàu hơn Hà Nội ta nhiều, phồn vinh thật đấy! Lập tức, lính bị cấm trại và không được ‘’đến’’ với quần chúng...
- Có lẽ là ở Sài G̣n th́ thế, c̣n nông dân vùng quê chắc khổ...
Tạ chém tay vào khoảng không, giọng cao lên :
- Ấy khổ th́ thưa với Chính Ủy, em chẳng thấy ai khổ hơn nông dân làng em! Tạ chép miệng - Khi về, nghe ḿ chính có giá, bao nhiêu tiền dành dụm em bỏ ra mua được hai cân. Và một cân đường để mẹ đĩ làm bánh trôi bánh chay, với lại hai thước vải may áo cho con. Ở làng ở xă, dân nghèo không ai mua ḿ chính. Mẹ đĩ nó hớt hai lạng lên chợ Huyện bán th́ công an tóm được, tịch thu mất. Vụ Đông Xuân, người thay trâu kéo cày, đến lúc tính công th́ thóc lúa chia ít đến ăn không dính răng...
Thở ra, Tạ kết luận :
- Tóm lại, những điều Chính Ủy giảng cho lính, em xin nói thật, đều láo toét hết!
Cự bần thần một lúc rồi nhẹ giọng :
- Đám người quen ḿnh vào Nam cũng nói thế! Nh́n Tạ, Cự tiếp - nhưng cậu có nói th́ chỉ nói với người thân thích thôi, đừng có dại phát biểu linh tinh mà vạ miệng. Ḿnh biết cậu có cái tật ấy từ ngày cùng đơn vị, nhắc cho cậu giữ ǵn!
Tạ khà một tiếng, rồi ngửng lên :
- Nghe nói vùng Tây Nam Sài G̣n, quân Campuchia nó đánh ḿnh. Định hỏi Chính Ủy, công việc không đào đâu ra nên bây giờ xin nhập ngũ trở lại có được không? Lính như em chín năm chiến trận nên thằng nào sống được cũng là hiếm, có kinh nghiệm, chắc là cần !
Cự nh́n Tạ, ḷng bâng khuâng. Sau hơn một năm ăn không ngồi rồi, Cự cũng đă nghĩ đến điều này nhưng không dám nói cho Xuân nghe. Lảng cho xong chuyện, Cự nh́n Dân, gượng gạo :
- Chỉ cậu là sướng. Con đường trước mặt c̣n thấy sẽ đi về đâu. Hết năm nay, cậu c̣n hai năm là xong đại học nhỉ?
Câu Cự nói tuột đi như gió bay. Xuân dè dặt :
- Mới có chút yên ổn, không lẽ nay lại chiến tranh nữa ư ? Em chắc các anh phải kiên tŕ sửa soạn sống trong ḥa b́nh. Em hiểu là khó, nhưng chắc chỉ ban đầu, rồi ra th́ cũng sẽ xếp đặt đâu vào đấy...
Tạ ngắt :
- Vợ tôi nó cũng nó thế chị ạ! Nhưng với tám đồng phát cho phục viên, lấy ǵ mà sống? Cứ bảo giời sinh voi giời sinh cỏ nhưng ḿnh có cạp cỏ mà ăn được đâu!
Cự nh́n Tạ, giọng trầm ngâm :
- Tôi có hỏi chuyện nhập ngũ...
Vừa nghe đến đấy, Xuân vùng đứng dậy, nước mắt ứa ra :
- Các anh lại tính chuyện bán máu lấy ăn à!
Nh́n theo bước chân Xuân khập khễnh đi vội xuống bếp, Cự nghĩ đến bóng dáng ḥa b́nh, buột miệng thở dài thườn thượt.
*
Cắp chiếc nạng vào nách, Dân nhảy ḷ c̣ lên những bực thang lát xi-măng. Vừa đẩy cửa ngoài, một bà già đứng đằng sau khung cửa sắt nh́n rồi the thé ‘’T́m ai?’’.
- Dạ, cháu t́m nhà cụ Nguyễn Tuân ạ!
- Gác hai, trên kia ḱa!
Dân gật đầu, lại nhảy ḷ c̣. Gơ cửa, tiếng khàn khàn vọng ra, hỏi ai đấy.
- Dạ, cụ Nguyễn Tuân có cho tôi cái hẹn. Dân đáp, ḷng hồi hộp.
Cửa mở hé. Đôi mắt sau cặp kính lăo nheo nheo nh́n Dân tra xét. Rồi cửa mở rộng ra. Ông cụ tóc búi tó quay lưng, vừa nói ‘’ Ông vào!’’ vừa chỉ tay xuống chiếc ghế mây để trước một cái bàn mặt kính trên có khay trà. Dân khép nép để cái nạng xuống đất. Ông cụ lẳng lặng rót nước chè vào một cái tách, chậm răi :
- Ông Ngọc có nói là ông đến tôi v́ cái luận văn ở khoa Văn. Trước nay tôi ngại nói về văn lắm, nhưng ông Ngọc bảo tôi làm một cái ngoại lệ với ông. Tay đưa lên xoa râu, ông cụ hóm hỉnh - ngoại lệ chắc là v́ ông, chứ tôi th́ tôi không thể là ngoại lệ được! Thế ông có uống rượu không?
- Dạ thưa không, hoặc ...thỉnh thoảng...
- Ơ hay nhỉ, thế là ‘’ngoại lệ’’ không uống rượu! Bật cười, ông cụ hỏi - thế tứ khoái, khoái cái nào nhất!
- Tứ khoái nào ạ!
- Thật lạ, ‘’ngoại lệ’’ không biết thế nào là tứ khoái! Ăn, ngủ, đ... và ỉa ấy mà!
Dân đỏ mặt, không biết trả lời thế nào. Ông cụ nh́n chằm chằm :
- Nói đi chứ!
- Dạ... Nói thật, chỉ có cái thứ tư. Nghĩ lại, ăn ít th́ cái... đó... cũng giới hạn thôi.
Ông cụ gật gù :
- Thế cái món thứ ba?
- Món thứ ba, cháu chưa có đối tượng, có muốn cũng chẳng ‘’hủ hóa’’ được ai. C̣n ngủ, thưa cụ, cháu sợ ngủ lắm. Chợp mắt là ác mộng, lắm lúc cố mà thức...
- Được! ‘’ngoại lệ’’ khá đấy. Ông Ngọc có lư. Sinh viên Văn đến đây, ông là người thứ ba từ hai mươi năm nay. Thường th́ tôi cáo... Nhưng trước khi nói chuyện, tôi không thích ông gọi tôi bằng cụ. Chúng ta b́nh đẳng, ông và tôi, thế có được không?
- Dạ... Dân lí nhí, không biết nói thế nào, miệng cứng lại.
- Ông kể cho tôi nghe một cái ác mộng trong giấc ngủ của ông xem?
- Mới đâu hôm qua ...tôi nằm mơ thấy mẹ. Mẹ, tôi thực sự chỉ biết mặt qua một tấm ảnh vàng ố. Tôi gọi, người quay lại không có mặt. Vâng, từ cổ trở lên, tất cả là một h́nh tượng nḥe nhoẹt. Người đó th́nh ĺnh bỏ chạy. Tôi đuổi theo, nhưng không đuổi kịp. Cho đến lúc không chạy được nữa, tôi nằm vật xuống. Người đó quay lại, với gương mặt của Thắm. Tôi mừng quá, chạy được là hai chân tôi lành, và cuối cùng, Thắm trở lại...
- Nhưng Thắm là ai?
Dân kể mối t́nh với Thắm ở Vĩnh Mốc. Ông cụ trầm ngâm :
- Mơ thế th́ sao gọi là ác mộng?
- Dạ... Ác mộng khi mắt mở, tay sờ xuống th́ chân đă cụt! Và làm ǵ có Thắm...
Ông cụ gật gù, thái độ th́nh ĺnh thay đổi. Giọng đột nhiên trầm xuống, ông cụ lẩm bẩm một ḿnh như Dân không c̣n đó. Sực tỉnh lại, ông cụ thân mật :
- Ông Ngọc có nói ông muốn viết về văn tôi? Ông định viết ǵ? Cả nước đang ồn ào chuyện chính quyền thu về một mối để thống nhất đất nước, mà ông - Nguyễn Tuân cười khà khà - ông đi lo cái vặt là văn tôi à?
Dân rụt rè :
- Thầy Ngọc có đề xuất, thưa ông, là so sánh văn Nguyễn Tuân và một tác giả Pháp. Thầy Ngọc bảo, điều phải hỏi là Nguyễn Tuân đọc và thích tác giả Pháp nào?
Ông cụ ngao ngán :
- Thế th́ chẳng đi đến đâu cả! Về phương pháp, là hỏng. Thứ nhất, tôi đọc và thích những tác giả khác tôi. Càng khác càng thích bởi tôi ‘’nhắm’’ tôi măi, đâm phát chán. Thứ nh́, mỗi ngôn ngữ tạo ra văn chương của cái ngôn ngữ đó. Gần nhau như tiếng Việt và tiếng Hán, th́ anh gà chị vịt, c̣n so được bộ lông, cái mỏ. Chứ Ta với Tây, kiểu một loài trên cạn, một loài dưới nước, cứ như con ngựa vằn với con cá chép, làm th1ê nào mà so ? Ngước lên nh́n Dân, ông cụ trầm giọng - nhất là kiểu chữ nghĩa của tôi, ông định so với ǵ ?
- Thưa... Chùa Đàn!
- À! Chùa Đàn th́ tôi không biết so với ǵ. Tại sao ông không viết, kiểu Ngữ pháp Tây trong thơ Xuân Diệu chẳng hạn, vừa dễ, lại vừa làm ông ấy vui? Nhưng cớ ǵ ông lại chọn Chùa Đàn?
- Dạ... v́ thích, thưa ông!
Ông cụ chép miệng, lẩm bẩm Mê Thảo, cái vùng Mê Thảo xa xưa... Mủm mỉm cười, ông cụ lại hỏi :
- Thế ông thích ǵ?
- Đoạn giữa. Bỏ đi đoạn đầu và đoạn cuối, Chùa Đàn là một tác phẩm tuyệt vời. Và tiếng đàn oan nghiệt, thưa ông!
Ông cụ nheo nheo mắt :
- Thế tức ông chê cái đầu với cái đuôi. Ông chỉ ăn khúc giữa, kể ra thế là biết ăn đấy! Văn chương, không có kiểu nhất thủ nh́ vĩ như thịt gà. Nhưng ông chắc chưa biết rằng ở ta, đầu phải cải tạo, đuôi làm Cách Mạng, th́ giữa mới ‘’chui’’ được ra thành sách. Cái đầu cái đuôi tôi thêm vào sau này, chứ bản chính chỉ có khúc giữa bị chụp cái mũ tư sản, lại sặc mùi phong kiến... Tất cả v́ chẳng ai hiểu được tiếng đàn!
Th́nh ĺnh, ông cụ hỏi :
- Hết chiến tranh, ông có tin cô Thắm chưa?
Dân lắc. Ông cụ bảo, giọng thân t́nh :
- Đi Ư Yên đi. Chính nỗi sợ đă đẻ ra ác mộng đấy! Đi đi! T́m được Thắm, ông trở lại đây ta sẽ nói tiếp chuyện văn chương. Có thế, ông mới hiểu ra tiếng ngân của đàn ngay cả khi dây đă đứt.
*
Co ro trong chiếc áo dạ giữ được từ thời đi lính, Dân vừa bước qua pḥng trực th́ có người gọi. Anh sinh viên tay ch́a một tờ giấy học tṛ gấp tư, nhanh nhẩu ‘’ Có người đến t́m anh, viết nhắn lại đây!’’. Không đọc ngay, Dân cám ơn rồi đút túi áo, khập khiễng chống nạng về pḥng. Đến chiếc giường ngủ, Dân ngồi xuống. Dân chậm răi mở tờ giấy gấp tư. Thế là nước mắt, nước mũi tràn ra. Cổ họng như có ai chặn ngang, Dân nuối nước bọt ừng ực. Chàng đọc lại, vỏn vẹn có bốn chữ « Thắm đă về. Cự ».
Dân báo với pḥng trực chàng có việc gấp và xin nghỉ một ngày. Ra khỏi cổng trường, Dân trực chỉ Ngă Tư Sở. Ở đó, chàng t́m một người đèo xe đạp, đi thẳng về Phúc Xá. Vừa đến cửa, Dân gọi tên Cự toáng lên. Thấy Cự, Dân hổn hển ‘’ Làm sao anh biết được!’’. Khoác tay Dân, Cự vừa đi vừa nói ‘’ Ḿnh nhờ một anh bạn quê cũng Ư Yên. Chị Thắm về làng từ hơn năm nay! ’’. Dân vội vă ‘’ Thế nào? Có thương tích ǵ không?’’. Cự lắc đầu. Dân ngồi thụp xuống, thầm nghĩ ‘’ Giá mà Thắm cũng mất một cánh tay, hay một cái chân nhỉ’’. Đây là lần thứ hai Dân nghĩ như vậy. Đỏ mặt, Dân không dám nói cho Cự nghe, chỉ thốt ‘’ May quá, may quá...’’. Cự ch́a cho Dân một phong thư. Thắm viết : « Biết tin anh đă về, em mừng lắm. Nếu anh đă quên con bé dại dột ở Vĩnh Mốc th́ thôi. Giả như anh c̣n nhớ, th́ em vẫn đợi ».
Tay vỗ vào chiếc nạng, Dân cố cười. Đúng lúc đó, Xuân từ băi dâu về nhà. Xuân hồn nhiên :
- Thế hôm nào ḿnh đi Ư Yên đây?
Dân không biết trả lời thế nào, nh́n xuống chân, lắc đầu. Xuân hướng về phía Cự :
- Chuyện anh mượn cái xe thế nào?
Lúc ấy, Cự quay nh́n Dân:
- Mượn th́ không, nhưng thuê th́ có thuê rồi. Mai, chúng ta đi. Dân mà không chịu th́ tôi mất toi một tháng lương phục viên đấy!
Buổi chiều hôm ấy, Dân ở lại nhà Cự. Từ trái bếp nh́n ra, sông Hồng nâu lợ uốn quanh những bờ dâu ṿng vèo băi sông đất bồi từ không biết bao nhiêu đời. Trời rỉ rả mưa phùn. Dân cời lửa bếp đuổi cái lạnh thấm vào từng lỗ chân lông, buột miệng kêu‘‘Tang điền thương hải!’’
Xuân bỡ ngỡ hỏi :
- Anh nói ǵ vậy ? .
- À, đó là cái tích ruộng dâu thành bể cả trong văn học cổ Trung Quốc, ư nói về những thay đổi. Ta th́ nói gọn lại là chuyện bể dâu...
Cự góp chuyện :
- ‘’ Trải qua một cuộc bể dâu’’ trong Kiều đấy!
Trầm ngâm một lát, Dân thổ lộ :
- Tuổi thanh xuân chúng ta là phải sống một thời dâu bể. Cái tụ lại được, là tấm ḷng với nhau. Chính v́ thế mà vài chữ Thắm gửi đă cho tôi chút can đảm. Nhưng nỗi sợ vẫn sờ sờ ra đây. Vỗ vào cái chân cưa quá gối, Dân buồn bă - giá mà Thắm thương tật như tôi th́ tôi không sợ, nhưng...
Xuân vội ngắt lời :
- Anh dở hơi! Thiếu ǵ người lấy thương binh. Em bảo thật, hoàn cảnh chị Thắm lấy chồng ở quê cũng khó. Tiếng là thanh niên xung phong, có ai biết đă hy sinh thế nào đâu. Người ở hậu phương th́ cho là đồ lang chạ. C̣n bộ đội tiền tuyến, về mà lành lặn th́ tha hồ chọn các cô c̣n tân, trẻ trung, lại có học có hành!
Nh́n Cự, Xuân nói nhỏ đi, giọng th́ thào :
- ...em đây là may mắn đấy. Rồi anh xem, như em nghĩ th́ chị Thắm cũng sẽ là một người may mắn như em...
Cự xen vào, đùa cợt :
- Mai ta đi! Nh́n Dân, Cự cười - xưa trên bom dưới đạn th́ không sợ. Rồi chạy đón đường người yêu, bất chấp kỷ luật sắt, cũng không sợ. Nay thời b́nh, Cự vỗ ngực - có Chính Ủy đây ‘’ tổ chức’’ cho hàn huyên, mà rúm người lại là làm sao, hả Dân?
Dân gượng cười, thầm nhủ, thời b́nh có những vấn đề của thời b́nh. Thật ra, thời chiến là thời của nhiều hy sinh, nhưng lại đơn giản. Trong suốt cuộc chiến, Dân chỉ trăn trở đúng một lần, khi Dân đă định đầu hàng, với hy vọng rằng như tù binh, Dân sẽ sống và t́m được mẹ. Nhưng sau đó, mọi chuyện chỉ rút lại một điều: làm sao thoát cái chết. Sự sống trở thành bản năng, chẳng phải chỉ là bản năng một cá nhân, mà là bản năng bầy đàn. Bầy đàn đẩy cá nhân đi, lúc này thành anh hùng, lúc sau lùi lại nép bóng đồng đội mong tránh cái chết, dẫu rằng sống-chết vượt khỏi mọi tính toán lẻ loi. Đối mặt mỗi ngày với cái chết trong thời chiến, con người bộc trực với nhau, v́ chỉ dăm ba phút sau, một phát đạn, một mảnh bom có thể kết thúc tất cả. Trong thời b́nh, đối mặt không phải một ngày mà hàng tháng hàng năm với cái sống. Sống trong thiếu thốn, con người co lại, tính toán thủ đắc, so đo lợi hại cho chẳng chỉ riêng ḿnh, mà cho cả vợ con ḿnh. Thế người anh hùng xưa vượt chiến hào lên cứu đồng đội nay trở thành kẻ ngậm miệng ăn tiền mặc mọi người xung quanh.
Ôi chao, ḷng dạ đổi thay, cũng bể dâu như con nước bạc cuốn băi xanh nhận cho ch́m để chẳng thể nào hy vọng vào một mùa xuân? Dân bần thần ngước lên nh́n Cự và Xuân. Dân đỏ mặt xấu hổ, miệng thầm th́, ơ hay, có phải mọi người trong thời b́nh đều như thế cả đâu. Hai người xa lạ này cớ ǵ lại đùm bọc ḿnh như vậy ? Ḷng tràn trề biết ơn, Dân mỉm cười, vùng ngồi lên. Nh́n Cự, Dân hỏi, giọng xúc động :
- Mai ta đi sớm lắm, phải không anh?
*
Xe rời Hà Nội khi gà gáy sáng. Dọc Quốc lộ 1, độ tám giờ hơn th́ xe vào địa hạt Hoa Lư. Anh tài xế, vốn trước lái xe tiếp vận Trường Sơn, lè nhè :
- Cái đoạn này xưa Mỹ nó bom, đường bị cầy lên toàn hố là hố. Lắm khi, chỉ mười cây số đi mất cả tiếng đồng hồ...
Cự quay sang anh ta :
- Từ đây, phải ghé vào Ninh B́nh rồi mới sang Ư Yên hả ?
- Không! Chỗ ḿnh đi là xă Yên Phong, bên kia sông Đáy. Ta rẽ trái, bắt tỉnh lộ 480, ṿng vèo rồi qua cầu. Bên kia thêm độ bốn năm cây số là đến nơi...
Dân im lặng giả như không nghe nhưng mỗi lúc một nóng ruột, ḷng lửa đốt, mắt dán vào những cánh đồng sau mùa gặt. Xuân ngồi cạnh phá cái không khí ngột ngạt bằng cách hát nho nhỏ ‘’ Anh cứ bảo rằng em không thương, em đo lường th́ rất cặn kẽ. Bởi thương anh nên em bàn với mẹ...’’. Anh tài kêu :
- Chị ơi! Xe không đài, chị hát to to lên cho đỡ buồn ngủ đi...
Xuân cười khúc khích, đùa :
- ... tôi chỉ nhớ một bài ru em, nghe th́ ngủ thật đấy!
Tiếng Xuân hát văng vẳng trong đầu, Dân nhớ lại tối đầu gặp Thắm trong địa đạo. Thắm cũng hát bài Xuân vừa hát, và giữa những tiếng cười nói, Tạ đă bắt Dân ‘’chiêu đăi’’ Thắm, ngâm thơ để thù đáp toán thanh niên xung phong có nhiệm vụ cấp dưỡng cho đơn vị.
Sông Đáy xa xa chảy dọc đường xe chạy. Gió hắt vào mặt, lạnh cóng. Một chút nắng le lói trong đám mây đục trên cao hứa hẹn một ngày quang tạnh, nhưng trời c̣n âm u, mưa có thể bất chợt là khách không mời nhưng vẫn đến. Xe ṿng vèo đi ngược về phía bắc. Cây cầu bắt qua sông hiện ra, đ́u hiu, xa vắng. Xuân reo :
- Thế là sắp đến rồi! Như để trấn an Dân, Xuân vui vẻ - Sáng nay ra ngơ không gặp gái nên xe đi thông suốt, chẳng trục trặc ǵ...
Xe lăn qua cầu, lồng lộn trên một đoạn chắp vá bằng những thân cây xếp ngang. Anh tài xế cất tiếng :
- Chắc đoạn này bị đánh thời Mỹ oanh tạc. Gớm, cái thời đó xe bọn chúng tôi đều ngụy trang, nghe tiếng máy bay là bom đă nổ, cứ thấy bờ thấy bụi là rúc luôn vào.
Cự đưa mắt nh́n Dân như những lần khi xưa đơn vị sắp sửa lao vào chiến trận. Môi mím lại, nhưng nay Dân không giữ vẻ mặt bất cần của lính đă nguyền sinh Bắc tử Nam. Không! Người sĩ quan ngang ngạch ngày nào đâm ra e dè, tay xoa vào nhau, vai co lại, đầu quay đi không nh́n một ai
Xe vào lối ṃn mỗi lúc một nhỏ dần. Anh tài đạp thắng, nói :
- Yên Phong ở dưới kia, các bác phải lội bộ thôi!.
Lục đục xuống xe, Cự đi trước. Theo sau, Xuân tươi cười :
- Giao anh Cự nhiệm vụ trinh sát, vào trước căn cứ chị Thắm, báo tin cho chị ấy biết ta trên đường ‘’giải phóng’’ nhé!
Dân khẽ nói, giọng tần ngần :
- Thôi, vào cả một lúc hay hơn...
Xuân khập khễnh, cắt ngang:
- Cái anh này! Chẳng biết tâm lư phụ nữ chúng em. Báo trước là để chị Thắm ‘’ bơ công trang điểm má hồng răng đen’’ chứ ai lại cứ xộc xà xộc xệch đón anh!
Cự quay bảo, ‘‘thế Xuân với Dân cứ thong thả nhé!’’. Nói xong, Cự cắm cúi dấn bước.
Dân chống nạng đi cạnh Xuân, buột miệng ‘‘Cái ngày xưa sao nó mịt mùng đến vậy! ‘’. Liếc nh́n, Xuân đoán chừng nỗi ḷng Dân, nói lấp :
- Ấy xa mà gần lắm đấy. Em gặp lại anh Cự nhà em, cái ngày xưa biến mất lập tức, anh Dân ạ! À mà này anh có biết câu đầu anh Cự nói với em thế nào không? Không đợi Dân đáp, Xuân tiếp - Anh ấy bảo, không t́m được em th́ anh chết không nhắm mắt.
Xuân khúc khích :
- ...Anh xem, nói thế th́ chết người ta mất!
Hiểu là Xuân đang nhắc ḿnh chuẩn bị, Dân tự hỏi, nói ǵ với Thắm đây. Nhớ đến cánh bướm đen trên có nửa vết tim đỏ như máu, Dân thầm nhủ, có lẽ ḿnh bảo đi đâu cũng t́m, nhưng lần thấy nó là khi Dân đang ngồi viết kiểm thảo về cái tội không thể hiện chính sách « chưa yêu th́ khoan yêu » của Đảng, nên vẫn chưa bắt được để ép tặng Thắm. Chiếc nạng trượt trên đất nhăo, khiến Dân đi chậm lại. Nhưng không hiểu thế nào trong đầu chàng vẫn nghe thấy lộc cộc, lộc cộc. Lạ thật. Tiếng lộc cộc lớn dần. Rồi nó chói tai như vỡ toang ra.
Lộc cộc, lộc cộc...
Dân dừng bước, tay đưa lên ôm thái dương, mắt nhắm, nhưng thấy trước mặt tóe lửa. Và nóng. Bom Napalm à ? Không. Hết chiến tranh rồi cơ mà. Ḿn gài chưa gỡ, nổ. Chắc vậy. Người Dân đột nhiên như bị tung vào hư vô. Và từ hư vô, sức hút trái đất khiến gió lồng lộng thổi ngược. Dân ngă, mặt đập xuống đất. Cây nạng văng xa, tai Dân văng vẳng tiếng Xuân thét lên gọi Cự.
Khi Dân mở được mắt ra, thế giới hư ảo hồi sinh, đất cục cựa cưu mang sức nặng của một kiếp người. Dân lờ mờ cảm nhận mô đất dưới đầu ḿnh, bờ cỏ ngang tay ḿnh và khuôn mặt lấm lem một người đang cúi xuống, nức nở :
- Anh Dân ơi! Về đến đây chẳng nhẽ anh lại bỏ em mà đi sao? Anh đi đâu, hở anh? Thắm đây, anh có nhận ra em không? Em đây này, anh ơi...
Thắm à. Có thật không ? Dân mở căng mắt. Khuôn mặt lấm lem chan ḥa nước mắt lúc một gần. Dân th́ thào :
- Thật hay mơ ? Ai đấy? Sao... mặt đầy bùn... thế này...
- Em đây! Thôi chết, em đang bừa đất nghe anh Cự là em chạy ra đây... Thắm đây. Em rửa mặt, anh sẽ thấy em vẫn là Thắm ngày nào ở Vĩnh Mốc. Tỉnh lại, anh ơi! Đừng bỏ em...
Cố gắng, Dân chỉ vào cái chân cụt, thều thào :
- ... chẳng được như xưa đâu...
- Nếu anh không phải là ma hiện thành người th́ thế là đủ với em rồi ! Để em đi rửa mặt cho anh nhận ra em nhé.
Tay nắm vạt áo Thắm, Dân nói, giọng chắc lại :
- Không cần. Anh đă nhận ra em từ mùi của đất... Như mùi đất cái buổi trưa dưới cơn mưa ở Vĩnh Mốc. Đừng đi đâu cả... Ở lại đây, Thắm nhé!
*
Mở phong b́ bức thư gửi từ Hưng Nguyên, vỏn vẹn chỉ một câu ‘‘ Mừng hai cháu, người không đi được, nhưng ḷng th́ sẽ ở cạnh’’. Bức thư không kư tên. Ở làng, bà Nhiều đă nhờ Thành báo bà yếu lắm, khó mà đi đâu được. Vậy th́ cưới hỏi thế nào đây ? Dân vẩn vơ, thầm nghĩ. Có lẽ phải nhờ vợ chồng Cự. Nghe Dân hỏi, Cự reo :
- Th́ vợ chồng ḿnh đại diện nhà trai! Được quá đi chứ lại!
Xuân vun vào, rồi hỏi, giọng phấn khích :
- Làm đám hỏi, rồi đám cưới. Nhưng rước dâu về đâu?
- Thắm với tôi bàn nhau, v́ c̣n đi học, tôi cứ ở Hà Nội. Lấy nhau xong, Thắm vẫn ở dưới quê lo lắng cho bà Thắm tuổi đă cao, lại yếu đuối, bệnh hoạn. Đám hỏi và đám cưới là một. Cưới xong th́ tôi ở ‘’rể’’ ngay, chẳng rước dâu về đâu cả.
- Ờ... Thế th́ cũng gần như anh Cự với em. Bây giờ cứ làm thế nào nhanh gọn là tốt, Xuân phẩm b́nh với giọng hồn nhiên.
- Nhưng ǵ th́ ǵ, cũng phải ra cưới ra hỏi đàng hoàng. Chuyện trăm năm mà! Cự cười vui vẻ, tiếp - thế nhà trai mời những ai?
Không nhắc đến ông chú ở Hưng Nguyên, Dân kể chỉ có Thành ở Kiến Thụy và vợ chồng Cự. Nhớ đến nhà văn Nguyễn Tuân và thày Ngọc, Dân định nhắc nhưng lại thôi. Bụng ngẫm nghĩ, Dân tự nhủ mời như thế có thể làm phiền, chỉ báo hỉ cũng đủ lễ nghĩa. Cự như chợt nhớ ra, hỏi :
- Cậu nay sinh hoạt Đảng ở đâu? Phải báo và xin phép Chi bộ.
Dân kể đă báo cho Chi bộ Đảng ở Đại Học. Bí thư Chi bộ hỏi và khi biết Thắm thuộc thành phần ‘’cơ bản’’, lại từng là thanh niên xung phong, nên không ‘’thắc mắc’’ ǵ! Bọn sinh viên cùng khóa vui vẻ vun vào, đùa dặn ‘’ vui duyên mới chớ quên nhiệm vụ’’, khẩu hiệu thời chiến trong những đám cưới.
Xếp đặt tạm ổn phần ḿnh, Dân về Yên Phong. Trước đây, cứ được nghỉ liền hai ba hôm không phải học là Dân đi thăm Thắm. Ở với bà ngoại, Thắm lo đủ bề, từ ăn uống đến tắm giặt. Bà bị hen, trời ẩm ướt là khó thở, lắm hôm chỉ ngồi rên kḥ khè, không làm được ǵ ngoài chuyện thỉnh thoảng vá víu dăm đụp quần, đụp áo. Trong Hợp tác xă, Thắm ở đội sản xuất, khi bừa khi cấy, khá vất vả. Bản tính yêu đời, nàng không hề than văn, lúc nào cũng phấn đấu, cũng tích cực. Có một đứa em trai, Thắm ít nhắc tới, và cứ lờ đi ngay cả khi bà ngoại hỏi đến. Dân ngạc nhiên. Căn vặn măi Thắm mới nói, ‘’ Nó đi buôn, nay đang bị cải tạo ở Hà Tây!’’
Dân lên kế hoạch, nhất định sau Tết là cưới. Thắm tính toán rồi bảo :
- Thế nào th́ cũng phải có cái ǵ khao làng khao xă. Từ nay đến Tết chỉ một tháng nữa mà chúng ḿnh th́ xác xơ thế này, làm sao cho kịp được!
- Em xem, hai ba hay năm bảy tháng nữa th́ cũng vẫn xác xơ. Nước ta c̣n nghèo...
- Ờ... Thắm ngặt nghẽo cười - ...Biết rồi, cán bộ! C̣n nghèo mà lại sau chiến tranh nên cứ ‘’vô tư’’, cái quần cái áo không có th́ cứ tồng ngồng làm lễ tơ hồng nhé!
Dân bật lên cười. Bà ngoại nghe, ḷ ḍ từ bếp lên. Thắm giục Dân ‘’...anh nói đi ! ’’. Dân lí nhí ‘’ Th́ em nói cũng được ! ’’. Thắm đay, giọng trêu chọc, ‘’ Anh đi hỏi vợ hay em đi hỏi chồng ? ’’. Bà ngoại ho rũ người ra, tay ôm lấy ngực :
- Có ǵ mà chúng bay cứ rúc ra rúc rích thế?
Dân nuốt nước bọt, tay mân mê cán chiếc nạng, chậm răi xin bà cho Thắm làm vợ. Bà nghe xong, lại ho. Hết cơn, bà đáp :
- Lấy nhau th́ lấy, nhưng con phải để vợ ở nhà quê với bà, cho đến ngày bà nhắm mắt nhá!
Gật đầu, Dân khẩn khoản :
- Cháu gia đ́nh chẳng có ai. Bà cho cháu ở rể, cháu đội ơn bà!
- Ối dào... quí báu ǵ! Bà đây cũng là dân ngụ cư thôi. Khi nào bà về với các cụ, chúng mày lên Hà Nội mà sống!
Bà gốc Bắc Ninh, xưa nổi tiếng hát quan họ một thời. Ông vốn mê hát, bạn bè rủ nhau đến Đ́nh Bảng. Ông gặp bà, hai năm đi lại bà mới nhận về làm dâu đất Yên Phong. Đến khi giành chính quyền, ông được bầu làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xă nhưng người làng quen cách thời xưa, gọi là ông Lư trưởng. Cái tên Lư Văn bắt nguồn từ việc ông theo Cách Mạng. Nhưng oái oăm, bọn trẻ sau này không biết cứ tưởng ông bà thuộc thành phần phong kiến. Thời Cải Cách Ruộng Đất, ông đă mất sau khi để cho bà một mụn con. Bà suưt bị đấu v́ chính sách phản phong, may nhờ một người bạn ông từ chiến khu Việt Bắc về đứng ra xác minh và phân giải.
Bà lại lên cơn ho. Kéo chiếc áo bông vào người, bà th́ thào :
- Con Thắm lấy chồng, bà cũng yên tâm. Nhưng con ạ, gọi mẹ mày về dịp này, dù sao...
Mẹ Thắm bỏ đi lấy chồng khi Thắm c̣n bé. Ít khi nhắc, nhưng lần này Thắm chắc không thể lơ đi được. Thắm ngắt lời bà, miệng bắt sang chuyện khác :
- Bà tính xem ḿnh phải mời những ai trong số các bà các cụ...
Bà lẩm nhẩm không đáp. Đi vào buồng trong, lát sau bà ra, tay đưa cho Thắm một cái nhẫn vàng :
- Cháu cầm cái này để mà chi phí. Nh́n Dân, bà cười, giọng đùa bỡn - lấy chồng anh hùng chỉ mất chớ không được, anh nào cũng trên răng dưới giái cả! Thôi bà đi ngủ trước đây! Nhớ đậy cái bếp trước khi vào nằm với bà, Thắm nhá.
Thắm rũ ra cười. Đợi bà đi khuất, Thắm béo má Dân, nũng nịu :
- Đấy! bà vẫn không quên dặn vào nằm với bà. Lần trước anh ngủ qua đêm ở đây, em nằm cạnh cứ cục cựa là bà lại ho, có muốn cũng lại phải giả ngáy cho bà yên ḷng.
Dân tinh quái :
- Nhưng muốn ǵ?
- Muốn ǵ, tí khắc biết! Thắm khúc khích cười.
Đêm dịu dàng đắp lên mặt thế gian một lớp nhung huyền. Lửa bếp bập bùng, siêu nước sôi ấp úng cất lời. Gió thốc vào khiến Thắm ngả người để Dân ôm lấy, thỉnh thoảng ngước nh́n, tay xiết lấy tay Dân:
- Anh c̣n nhớ chứ, cái thời ở địa đạo, cũng lạnh thế này. Hôm em ra, anh đang gác, trời mưa gió anh nhỉ?
Dân lẳng lặng gật đầu. Bà lại hục hặc ho. Thắm buông tay Dân, miệng bảo em đi ngủ đây. Dân nh́n theo, ḷng bỗng hững hụt như vừa đánh rơi một cái ǵ thiêng liêng. Gió, bên ngoài gió lên. Và lạnh, khiến ai cũng thèm chút hơi ấm. Không biết là mấy giờ, nhưng chừng đă quá canh hai. Tiếng côn trùng và tiếng gió lùa qua mái rạ. Thỉnh thoảng, chó sủa. Dân đang lơ mơ, tỉnh dậy khi Thắm rón rén rúc vào trong chiếc chăn bông, đầu giúi vào vai người yêu, miệng th́ thầm :
- Hôm nay bà ngủ say đến độ bà ngáy chứ không phải em? Anh có ngửi thấy ǵ không? Em gội đầu rồi tắm bằng nước bồ kết đấy.
Dân ṿng tay ôm Thắm. Da thịt nàng bốc thành lửa sau bao nhiêu tháng ngày nung nấu. Dân áp mặt vào ngực Thắm, hít thật sâu :
- Không, anh chỉ thấy mùi đất trong cái ngày mưa gió ở Vĩnh Mốc, Thắm ơi... Thắm!
*
Khi đám sinh viên cùng khoa biết tin Dân sắp lấy vợ, họ xúm nhau bàn tán làm một món quà ‘’tập thể’’ nhân dịp đám cưới. Trước Tết hai tuần, món quà vuông vắn, gói ghém bằng giấy kính đỏ, buộc nơ được đưa đến tận pḥng Dân. Ngạc nhiên, Dân cảm động cám ơn. Đám sinh viên nhao nhao bắt Dân mở ra. Đó là thiệp báo hỉ làm bằng b́a phiếu lấy từ thư viện đại học, chữ in đỏ chóe, trên thông báo lễ thành hôn của Dân và Thắm. Dân hoảng, hỏi :
- Các cậu lấy của thư viện, nh́n ai cũng biết! Thế này, ai dám gửi đến các thày và ban giám hiệu ?
Đám sinh viên rú lên cười. Họ đáp :
- ... đất nước chúng ta c̣n nghèo, nên cứ phải ‘’ nháy nháy’’ phấn đấu. Anh đừng lo, tội chúng em chịu!
Gặp Dân trong hành lang, thày Ngọc chặn lại chúc mừng rồi hỏi :
- Thế ra giêng th́ sống thế nào?
Dân nói qua về sự sắp đặt của ḿnh và Thắm, rồi vui vẻ :
- Em vẫn ở trường và sinh hoạt như thường thôi. C̣n hơn một năm, em sẽ phải làm luận văn tốt nghiệp. Nếu thày bằng ḷng, em xin thày hướng dẫn cho em.
- Được thôi! Nhưng cậu vẫn nhất định chọn đề tài về Nguyễn Tuân?
- Như em đă thưa với thày, ông Nguyễn Tuân không mặn mà ǵ lắm với đề tài so sánh văn học như em đề cập lần gặp trước...
- Th́ thôi! Hay là ta cứ chung chung kiểu ‘’ tinh thần yêu nước trong văn Nguyễn Tuân’’, vừa dễ làm, vừa dễ lọt.
- Vâng, nhưng thưa thày, kiểu thế th́ khá nhàm... Dân dè dặt.
Thày Ngọc bật lên cười :
- Cái nhàm là cái chung, kiểu xấu đều hơn tốt lỏi ấy mà... Nhưng cứ từ từ, ‘’ vui duyên mới’’ đi đă, thế nhé!
Vài ngày sau, Dân đến nhà Nguyễn Tuân vào lúc sáng sớm. Cửa mở ra, Dân chưa kịp chào th́ nghe tiếng kêu :
- A! ‘’ ngoại lệ’’...
Dân mỉm cười, tay đưa thiệp báo hỉ ra. Nguyễn Tuân đọc, rồi hỏi :
- Thế là ‘’ ngoại lệ’’ t́m ra cô Thắm rồi nhỉ. Cười hà hà, ông ta tiếp - Phải thế chứ! Ta đi ăn khao, tôi mời! Đợi tí nhé...
Hai người đi dọc cái ngơ sâu ra đến phố Trần Hưng Đạo. Hấp háy nh́n nắng mới trên những tàn cây rợp lá, Nguyễn Tuân chậm răi :
- Thế là mùa Xuân đến đấy! Tay chỉ, ông tiếp – Ta đi về phía phố Yết Kiêu, rẽ đây!
Một già chống gậy, một trẻ chống nạng cứ thế bước, thật chậm. Vừa đi, Nguyễn Tuân vừa hỏi chuyện Dân đi t́m Thắm. Nghe Dân kể, ông gật gù :
- Chuyện ‘’ ngoại lệ’’ cứ như ci-nê-ma. Thứ nhất là tiếng lộc cộc, biến thành tiếng bom, ảo với người đời nhưng thế mới là thực với văn chương. Cái hiện thực của chữ nghĩa, hiểu cho đúng, là ảo thành thực...
Dân thích thú, hỏi :
- Thế văn chương hiện thực xă hội chủ nghĩa th́ sao ạ?
Nguyễn Tuân hóm hỉnh :
- ... ờ, nó có cái đuôi chồn. Nó ảo, ở chỗ nó phục vụ cho những thằng người có đuôi!
Đến trước một hàng bánh cuốn lẹp xẹp, ông cụ ghé đầu vào, giọng khề khà :
- Chào bà bánh cuốn...
Có tiếng reo :
- A, chào ông nhà văn! Lâu rồi ông không đến...
Nguyễn Tuân chỉ cái ghế đẩu, quay hỏi Dân:
- Ngồi đây được không?
Dân bỏ nạng, nhảy ḷ c̣ rồi chống tay xuống đất lấy sức đặt người lên cái ghế đẩu làm bằng ba mảnh gỗ. Chân ghế lẹt quẹt sát đất khiến Dân co chân, mặt hơi nhăn lại. Ông cụ chăm chú nh́n :
- Ngồi được chứ! Nh́n Dân gật đầu, ông tiếp - Tôi mời ông đến đây, là có lư do... Nào, bà hàng. Bà cho hai đĩa Thanh Tŕ, hai phần chả quế... Hôm nay tôi khao anh ‘’ dũng sĩ diệt Mỹ’’ này, nước chấm bà cho hai giọt cà cuống. Cà cuống thật chứ không kiểu hóa học Thái Lan nhé... Hà hà. Ờ, cũng xin một cút rượu làng Vân, chúng tôi uống rượu mừng mà!
- Giời ơi, sáng bảnh mắt ra mà ông nhà văn đă khề khà, say chết!
Bà bánh cuốn miệng thốt, đầu lắc, nhưng vẫn cúi xuống ṃ cút rượu đặt lên bàn với hai cái chén hạt mít. Nguyễn Tuân rót, mắt đăm đăm nh́n, nói một ḿnh, xem rượu có sủi tăm không. Hớp một ngụm rượu, ông khoan khoái :
- Bánh cuốn ở đây ngon nhất nước, ‘‘sống sót’’ chứ không như phở trong bài Phở của tôi ấy! May mà người viết về phở cũng sống sót, ông ạ! Thời này, phải viết ‘’ Vang bóng một thời Mỹ’’, và nhất định là có bánh cuốn Yết Kiêu. Tay chỉ lên trên, ông tiếp – Nhà Văn Cao ở đó, sáng sáng có tiếng piano của con bé Hương nên tôi định viết ‘’ Hương bánh cuốn dưới phím đàn dương cầm’’...Chuyện viết lách th́ cứ định, định rồi lại định. Bao nhiêu năm nay chỉ lách, chứ có chữ nào viết ra được đâu!
Thế rồi Nguyễn Tuân miên man nói về đổ bột bánh cuốn ra sao, tráng bánh cuốn với cái đũa cả động tác thế nào là chuẩn để độ mỏng của bánh chính xác. Hành chưng lửa phải nhỏ, thời gian đo bắng màu mỡ chứ không phải bằng đồng hồ...Bà bánh cuốn nghe, phá lên cười :
- Ông nhà văn nói th́ giỏi lắm. Nào, mời ông vào chỗ tôi, cho tôi xem ông tráng bánh cuốn ra sao nhé!
Nguyễn Tuân cười khà khà, lại nhấp nháp chén rượu, lại nhẩn nha :
- Thế này nhé, tôi tráng bánh cuốn nhưng thế th́ bà phải viết văn. Đổi chỗ là như thế mới công bằng chứ!
- Thôi, có mà rỗi hơi. Tôi lạy ông, ông nhà văn ạ! Bánh nóng đây, mời ông xơi...
- Người tốt, việc tốt – ông nheo nheo mắt, tiếp – Cái ǵ th́ cũng ‘‘tốt thôi’’!
Dân xin phép nói về chuyện luận văn tốt nghiệp. Nguyễn Tuân hỏi :
- Ông vẫn thích viết về Chùa Đàn?
Nh́n Dân gật đầu, ông cụ ngẫm nghĩ :
- Ông có biết Beaudelaire, người viết Les fleurs du Mal không? Tôi dịch tạm là Hoa Đơm Độc. Ông ấy học tiếng Anh với đám thủy thủ ghé cảng bên Pháp, và dịch truyện của Edgar Poe, thuộc loại truyện kỳ lạ, conte fantastique. Đấy, nếu có chút liên hệ ǵ giữa Chùa Đàn và văn chương Tây phương, th́ ông lục Poe ra mà t́m... Quà cưới của tôi gửi ông là cái gợi ư này!
Dân không biết cả Beaudelaire lẫn Poe, định bụng sẽ hỏi thày Ngọc. Nguyễn Tuân đang đứng dậy, miệng giục ‘’ ta về’’. Quay sang bà hàng, ông vừa cười vừa nói :
- Bà ghi sổ chịu cho nhé! Giả một lần cho nó tiện mà!
- Dạ - bà bánh cuốn tươi tỉnh - Bạn hàng chúng tôi quen rồi, ông nhà văn nào mà chẳng ăn chịu!
Nguyễn Tuân đưa tay lên miệng suỵt suỵt, mắt lại hấp háy nh́n lên nắng cao. Bây giờ, có tiếng dương cầm dạo lên. Ông vỗ vai Dân, nói một ḿnh ‘’ ...con bé Hương dạo này đánh hay hẳn lên. Chắc nó có cái máu của bố nó !’’.
*
Xế trưa, khách bắt đầu lục tục về. Làm đại diện nhà trai, vợ chồng Cự phải lo liệu mọi bề, khuya nên phải ở lại Yên Phong qua đêm. Đồng chí Bí thư xă vui vẻ xếp đặt cho họ ở ‘’ Nhà khách’’ của ‘’ xă chúng tôi’’. Thật ra, Nhà khách là pḥng họp của Uỷ Ban kê tạm một chiếc giường. Mấy khi đón một đảng viên cấp tá, lại là Chính Ủy và đă lặn lội ở B nên đồng chí Bí thư cứ nhắc đi nhắc lại ‘’...xă không chu đáo th́ đồng chí bỏ qua cho, đất nước chúng ta c̣n nghèo!’’.
Khách phía nhà trai có Tạ, Thành và một sinh viên thay mặt lớp đi dự đám cưới. Hỏi nay làm ǵ, Tạ đáp ‘’ Ba lô lộn ngược xuôi đường Bắc – Nam’’ chứ sao nữa. Lao động trong Hợp Tác xă không nuôi nổi hai đứa con, Tạ theo một đám phục viên đi buôn chè. Tạ kể, giọng phẫn nộ ‘’...ḿnh đói, năng xuất xuống, nhưng không cần. C̣n hai đứa con, đi học sáng chẳng có đến củ sắn lót dạ, nh́n mà đứt ruột’’. Nh́n Cự, Tạ tiếp ‘’ Tôi đă làm đơn xin nhập ngũ, lần này đánh Campuchia là thế nào cũng cố kiếm chác cái ǵ làm vốn chứ mà về tay trắng th́ chỉ có chết!’’. Cự đưa ngón tay lên miệng, ra hiệu cho Tạ im. Nói nhỏ vào tai Tạ, Cự dặn: ‘’ ...lại sắp vạ miệng! Nhớ đừng gây vạ lây cho Dân. Nó ở đây, phải giữ cho nó!’’. Tạ đỏ mặt, gầm gừ, ‘‘ ... đánh đấm suưt chết mấy lần cho đất nước, bây giờ mang sắn khô đổi lấy chè mà cứ phải lén lút như đi ăn trộm ăn cắp, anh bảo, thế là nghĩa lư ǵ? Nhục lắm! Thà là thành thằng ăn cướp, có chết cũng danh giá, lắm khi lại được truy điệu anh hùng nữa chứ chẳng chơi ! ’’. Nói xong, Tạ hậm hực bỏ đi, lưng quay lại cái nh́n ái ngại của Cự.
Đằng nhà gái, khách khứa đông hơn. Bà Lư Văn tiếp các ông chú bà bác, miệng bỏm bẻm nhai trầu, cứ suỵt soạt ‘’...phúc nhà tôi, con Thắm nên đôi nên lứa nên tôi có nhắm mắt cũng yên tâm!’’. Cậu em Thắm vắng mặt, nhưng không ai hỏi han ǵ. Đám bạn cùng lứa Thắm, bây giờ c̣n ba, chỉ có một đă lấy chồng. Vào chiến trường, thanh niên xung phong mười phần chết ba, bốn. C̣n lại th́ thương tật một nửa. Cô gái bị cụt cánh tay trái, nh́n Thắm, giọng thoáng nước mắt: ‘’ Chị may thật, lại may đủ đường. Em mừng chị!’’. Phải, may ở xứ xở này hơn khôn. Ai cũng biết Dân là đảng viên, lại đang đi học đại học. Sau này chắc Thắm thoát ly được nông thôn, bỏ cái đời sống chân lấm tay bùn, hô « lao động là vinh quang », ứa nước mắt ăn độn. ‘’Chị Thắm ơi, kiếp trước chị khéo tu thế ’’, người con gái cụt tay th́ thào. Đưa tay lên chấm mắt, chị ngậm ngùi ‘’ người em yêu ngày xưa lấy vợ mất rồi ! ’’ rồi quay người đi vội ra đằng sau bếp.
Sẩm tối, bà Lư sang nhà người quen, nói ‘’để cho các cháu « tân hôn » với nhau’’. Trước khi đi, bà đă nhờ một người chị họ mắn đẻ có đến bốn đứa con đến giải chiếu, bảo Thắm ‘’mày đẻ cho bà đứa chắt, bà bế rồi bà mới về với các cụ’’. Cười nghịch ngợm, Thắm nh́n bà chị ‘’Em mà đẻ bốn đứa th́ nhà nước phạt em, em sẽ phạt lại chị’’.
Khi gà lên chuồng, chỉ c̣n cặp vợ chồng mới cưới. Nh́n vợ, Dân dịu dàng hỏi:
- Em có mệt không ?
Thắm lắc đầu. Nàng bỗng e thẹn, không biết nói ǵ. Đứng lên, Thắm luống cuống thu dọn. Xong nàng ra thắp chiếc đèn dầu, vặn bấc cho cao, mặt cứ cúi gầm xuống.
- Lại đây! Em giận anh à?
Thắm lắc, ngượng ngùng ngồi xuống cạnh Dân. Choàng tay ôm vợ, Dân ngập ngừng :
- Em biết không! Anh đi B t́m đường tiến thân để làm sao đi học cho bằng được. Anh đă thành công, nhưng vẫn không cảm thấy ḿnh hạnh phúc v́ lúc nào cũng hoang mang nghĩ đến ngày mai. Nhưng hôm nay có em , anh đă mường tượng được tương lai...
Thắm nắm lấy tay chồng, nh́n lên, tṛng mắt ướt át. Dân tiếp tục :
- Nhưng anh c̣n sợ một điều...
- Thôi anh, đừng nói ǵ nữa. Nhất là nói gở, Thắm ngắt.
Dân im lặng, tay vuốt ve mái tóc Thắm. Bất chợt Dân hỏi :
- Có cái mùi ǵ mà thơm thế...
- Em xin được tí nước hoa ấy mà. Ngày vui, phải bôi chứ.
Dân úp mặt vào cổ Thắm, hít hà, rồi th́ thào :
- Thơm th́ có thơm! Nhưng anh vẫn thích mùi đất Vĩnh Mốc...
- Anh đừng lo, sau chả có nước hoa nữa đâu. C̣n mùi đất, đất của Yên Phong cũng có mùi, cớ ǵ cứ Vĩnh Mốc.
Áp tay Dân vào ngực ḿnh, Thắm gh́ lấy chồng. Dân cởi nút áo, tay luồn vào mân mê. Loáng thoáng nghe một tiếng rên như van vỉ, Dân sợ Thắm đau, rút tay ra. Thắm giằng lại, ấp úng, ‘’ Không, không... Cứ thế anh’’. Đẩy cho Thắm nằm ngửa ra, Dân vục mặt vào ngực, vào bụng. Thắm tḥ tay cởi áo Dân. Rồi dây lưng quần. Dân bỗng kinh hoảng. Cái chân cụt. Không, không được. Dân th́nh ĺnh đẩy Thắm ra. Ngạc nhiên, Thắm nh́n, ánh mắt ḍ hỏi. Dân giật giọng, hốt hoảng :
- Em tắt cho anh cái đèn!
Trong bóng tối, Thắm nhẹ nhàng đặt ḿnh xuống cạnh Dân. Quàng tay ôm, nàng dịu dàng vuốt ve chồng. Nàng vuốt ve ngực, bụng, và cả chỗ chân cụt. Ban đầu, Dân nằm im, ḷng tê điếng. Nhưng lát sau, chàng quên dần, nhắm tưởng như ḿnh bay trong không trung, hai chân đạp cho gió đằng sau lùi lại. Bên ngoài, tiếng ếch kêu trên bờ ao nghe như thúc giục bên tai. Bản năng dẫn dắt, Dân chống tay úp ḿnh lên Thắm. Giữa hai đùi nàng, cơ thể ướt nhễ nhại như mời gọi bộ phận mang sinh lực đàn ông của chồng.Nàng khẽ kêu, nhưng hai tay bíu chặt vào mông Dân, chân dạng ra, người cong lên. Dân cảm thấy chàng lún sâu vào Thắm như sắt gặp nam châm hút, hút măi vào đến không cưỡng lại được.Tất cả chuyển động như sóng nước bập bềnh đẩy hai người vào một cơi chỉ có những hân hoan.
Dân nằm vật ra sau lần ái ân đầu. Thắm chống tay nh́n chồng, lát sau áp mặt vào ngực Dân. Nàng dịu dàng vuốt ve mặt Dân, đặt môi hôn khắp người, hôn cả thương phế trên cơ thể Dân, vừa hôn vừa th́ thào ‘’ anh của em, anh của em’’. Một lúc sau, nàng nằm xuống, vật Dân nằm đè lên người ḿnh. Bây giờ, bộ phận sinh dục của Dân sau bài học đầu đă biết lối đi nẻo về. Ôi! Tuyệt vời tạo hóa, có âm có dương. Khi thành một. Lúc tách hai. Và cái chuyển động tiếp tục dập dềnh theo một chu kỳ tuần hoàn. Cho đến khi Thắm rú lên nho nhỏ ‘’...Nữa đi anh, ối làng nước ơi, em chết mất!’’.
Thắm thiếp ngủ, mái tóc đen huyền xổ bung ra như một cơn lũ trôi xuôi. Nàng nằm nghiêng, đùi khẽ co lên, nét mặt thư giăn, miệng hé như cười. Dân co người rón rén ngồi lên. Chàng nh́n Thắm, tay sờ vào vết cưa chân đă đóng sẹo, nơi Thắm đặt môi lên hôn. Nhắm mắt, Dân ôn lại những phút ân ái vừa qua. Cái nỗi sợ mảnh bom có thể lấy đi chức năng đàn ông của ḿnh đă hoàn toàn tan biến. Sự ám ảnh đó dằn vặt hàng năm nay đột nhiên như những cơn ác mộng, mất tăm khi chàng có Thắm ở bên. Ḷng tràn trề biết ơn, Dân lại mở mắt nh́n vợ trong giấc ngủ an b́nh. Chàng khẽ vén những sợi tóc phủ trên má vợ, nói thầm, em ơi, em đă cứu anh thoát khỏi quá khứ để cùng nhau ta thênh thang bước vào tương lai. Cựa ḿnh, Thắm thức giấc. Giọng tŕu mến, Thắm hỏi :
- Anh không ngủ được à?
Dân không đáp, ṿng tay ôm Thắm vào ḷng. Nàng th́ thầm :
- Cho em đứa con anh nhá!
Dân gật đầu, nước mắt ứa ra. Lát sau, Dân nói :
- Bây giờ, anh không c̣n sợ nữa!
- Sợ ǵ hở anh?
- Không! Không sợ ǵ hết, kể cả tương lai! Em ạ !
*
Ở Yên Phong hai ngày, Dân và Thắm về Kiến Thụy. Về để vái người chết. Và cả người sống, ân lẫn oán, vái tất cả. Dân đưa vợ đến chào bà Nhiều, ông bố Thành, và các ‘’quan viên’’ trong xă. Bà Quyên, vợ ông chủ tịch xă là người độc nhất không giấu được vẻ lạnh nhạt. Sau khó khăn trong việc tính công điểm vụ mùa năm kia, cán bộ Huyện đề nghị bà thôi Chủ Nhiệm Hợp tác xă, chuyển bà sang phụ trách Ủy Ban Phụ Nữ. Cay cú, bà thầm chửi Dân, chửi Sự và cả gia đ́nh nhà Thành. Bề mặt, bà tươi cười bảo ‘’ Ơ, Đảng đặt đâu tôi ngồi đấy, như dâu con ấy mà! Miễn là cứ được phục vụ nhân dân...’’. Làng xă vẫn gọi bà là bà Chủ tịch. Bà hăng hái kêu gọi mọi người ‘‘phấn đấu tốt’’, đẻ ra các thứ quỹ, nào là cho trường học, cho phụ lăo, cho y tế... và ngày ngày đi vận động quần chúng tự nguyện đóng góp. Trẻ con thấy cứ có bóng dáng bà là cha mẹ chúng trốn, đặt tên bà là bà ngáo ộp.
Đến chiều, Dân và Thắm ra viếng mộ.
- Đây là mộ bà... Dân vừa nói vừa lúi húi nhổ cỏ.
Thắm thắp nhang, vái bà, lẩm nhẩm xin phù hộ. Ngậm ngùi, Dân kể chuyện bà đưa cái nhẫn cưới, kỷ vật duy nhất của mẹ chàng, để quà cáp cho bà Bí Thư xă ngày trước nhờ lờ đi cái gốc công giáo hầu Dân được đi nghĩa vụ cho Thắm nghe. Nàng nghẹn ngào, lại khấn ‘’ Bà ơi, bà linh thiêng xin về chứng giám cho Thắm này từ đây là cháu bà...’’.
Chống nạng đứng lên, Dân đi về ŕa nghĩa địa giáp ranh với làng bên. Thắm theo sau. Dân chỉ tay, th́ thào :
- Đây là mộ ông bác!
Nghe ḿnh nói, Dân giật ḿnh. Mộ cha, nhưng nói dối thành phản xạ, với Thắm chàng cũng lập lại như một cái máy. Nỗi xấu hổ khiến Dân cứng miệng lại. Ngồi xụp xuống, niềm tủi thân mỗi lúc một mênh mang. Chàng khóc. Thắm ngạc nhiên hỏi. Dân ngậm ngùi :
- Không, Thắm ơi, mộ này là mộ cha đẻ anh đấy!
Chậm răi, Dân kể lại chuyến đi Hưng Nguyên gặp lại chú ruột là linh mục Nguyễn Trường Tín. Chú đă nói hết chuyện cha, một tội phạm, và trao lại một bức thư cha viết như một bức thư tuyệt mệnh.
Thắm im lặng. Nh́n sang cánh đồng bên cạnh, bóng nón thấp thoáng lên xuống như múa. Mùa cấy cho vụ Đông Xuân bắt đầu. Cúi xuống hai bàn tay chai sạn, Thắm bâng khuâng, ḷng thương xót một điều chi cứ lững lờ như nước sông Đáy. Lẳng lặng thắp nhang, Thắm lại vái, th́ thầm :
- Cha linh thiêng, cha phù hộ cho chúng con an lành sống với nhau đến chết!
Đến lúc bóng nắng ngả hẳn xuống, hai vợ chống lững thững trở lại làng. Mở cửa nhà, Dân bảo :
- Anh sống cả tuổi thơ ở đây. Đằng sau, có cái ao. Ngày xưa anh thả cái tàu bằng nhôm cha mua cho vào dịp Tết, cứ chạy quanh, ḥ ‘’ Ra khơi! Ra khơi nào!’’. Em xem, Dân cười - trẻ thơ nghĩ có thể vượt trùng khơi trong một cái khoảnh ao tù. C̣n người lớn...
Dân đột nhiên ngừng nói, rồi chép miệng :
- ...th́ biết chỉ vượt được một khoảnh ao giữa cái mênh mang của trùng khơi!
Thắm biết Dân không vui, cố đùa :
- Em th́ em không vượt đâu cả, gặp biển là em tát nước.
- ???
- Thuận vợ thuận chồng, không phải tát biển đông cũng cạn à?
Bỗng có tiếng chân ngoài hiên. Thành tḥ đầu vào gọi. Thắm nhanh nhẩu ra mở cửa. Vào đun siêu nước để pha trà, Thắm nghe Dân hỏi :
- Có tin ǵ của Duyên không?
- Rồi. Nó hiện ở Nam Định, xin được chỗ làm trong nhà máy dệt. Nó xin phép đi lấy chồng.Tháng sau, nhà trai đến chạm ngơ...
Dân thở phào, khoan khoái. Thắm dưới bếp bước lên, hỏi ‘‘Duyên nào thế?’’. Dân bảo là em Thành nhưng không kể thêm ǵ. Chuyện tṛ một lát, Thành về để Dân và Thắm đi nghỉ, sớm mai phải lên Hà Nội.
Hai vợ chồng Dân định đến cám ơn Cự và Xuân. Tuần sau, Cự sẽ bắt đầu công tác ở Bộ Thương Binh-Xă Hội. Nay, có một cô em họ đến giúp Xuân một tay trong chuyện trồng dâu nuôi tằm. Dân nh́n Thắm, giọng chân thành:
- May mà anh c̣n vợ chồng anh Cự trên đời.
- Không, anh c̣n mẹ và Nhân nữa chứ! Bây giờ thống nhất rồi, nay mai sẽ có tin thôi, em chắc thế!
Dân nh́n vợ, ánh mắt biết ơn. Thắm vui giọng :
- Mai anh phải đưa em đi xem Thủ Đô nhé. Từ bé, em chỉ ao ước lên Hà Nội, bây giờ mới có dịp ...
- Em muốn đi đâu? Xem ǵ?
- Em muốn đi tàu điện. Nghe nói tàu điện mà em chẳng tưởng tượng nó ra làm sao cả! C̣n xem, em muốn vào xem lăng Bác!
Từ ga Hàng Cỏ, Dân thuê xích lô đi về Phúc Xá. Lần đầu ngồi xe, Thắm ngượng nghịu, dấu mặt sau lưng chồng. Nghe tiếng gọi cửa, Xuân sau bếp reo lên :
- À, cô dâu chú rể! Vào đây, vào... Anh Cự ở dưới băi cũng sắp về tới nơi rồi!
Thắm nh́n về phía sông Hồng. Cầu Long Biên thấp thoáng nắng, lừng lững như một con trăn già vắt ḿnh giữa hai triền bờ đất bồi đỏ sạm. Xuân cười, tay chỉ :
- Dưới kia là băi dâu nhà ḿnh. Tối nay, ḿnh đăi các cậu một bữa trứng lá dâu nhé. Mới ăn, vị hơi đăng đắng nhưng chỉ lát sau là mồm ngọt lịm như ăn chè...
*
Cơn băo ụp xuống miền Bắc. Trời hành, trút nước xuống, nổi gió lên, cả một vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nh́n như biển cả nổi cơn thịnh nộ. Bà Lư co ro :
- Thắm này! Cứ gió thế này, nhà ḿnh chắc bay lên giời mất. Con ra xem cái chuồng gà có sao không?
Ngửng nh́n kèo nhà rít lên răng rắc, Thắm quàng chiếc áo tơi, xuống bếp rồi men vách nhà ra vườn. Mưa như quất roi vào mặt. Cây sung cạnh bờ ao nghiêng ngả, dăm ba cành bị chẻ ra khỏi thân, gục xuống như những kẻ tử tội đợi chém đầu. Chuồng gà bung ra, gà mẹ nằm chúi xuống nhưng đám gà con chẳng biết đi đâu trừ một con xù lông run rẩy. Thắm cúi xuống. Nàng nhăn mặt, bụng lại nhói lên. Ôm hai con gà, Thắm lần vách đi ngược lại. Bỏ gà vào một góc nhà, Thắm nói :
- Chuồng sập rồi bà!
- Cứ mưa băo thế này, mới thấy nhà có bàn tay đàn ông chống chọi là cần. Bà Lư ngước lên - lạy giời cho cái mái đừng tốc lên!
Cầm cái nồi đất vẫn dùng để nấu cám, bà Lư đem hứng chỗ mưa dột, nước nhỏ tí ta tí tách. Thắm ngồi xuống, tḥ tay xoa nhè nhẹ vào bụng. Nàng có mang thế là được ba hay bốn tháng rồi. Hôm Dân về, nàng nắm tay Dân lí nhí báo tin. Dân ứa nước mắt, tay đưa lên quạt lấy quạt để cho nàng, miệng không thốt được nên lời.
Mưa, cứ thế, mưa trắng cả nhân gian. Mây ẩm đục lâu lâu bị những tia chớp xé rách toạc. Sét nổ chói tai đánh xẹt xuống trong tiếng sấm đùng đùng vang vọng từ một chân trời dọa nạt. Th́nh ĺnh con gà con kêu chiêm chiếp như cầu cứu. Rồi tiếng cục cục của gà mẹ. Thắm nghe tiếng cánh đập, ngước lên nh́n. Không hiểu từ lúc nào ba con quạ vào đậu trên kèo ngang nhà. Chúng đen trùi trũi, con nào con nấy to bằng con gà nhỡ, mỏ nhọn hoắt, mắt lấp loáng ánh kim khí. Thắm cúi nhặt vài ḥn đất, vung tay ném. Quạ nhảy lên, nhưng lại đậu xuống. Dăm ba lần, Thắm vừa ném vừa xua, nhưng quạ nhất định không bay. Bà Lư bảo mưa băo thế này, chúng chẳng thể đi đâu. Tiếng gà vẫn chíp chíp thảng thốt. Thắm t́m một chiếc nơm đậy cả gà mẹ gà con rồi đẩy vào gầm trơng.
Đêm hôm đó, Thắm sợ quạ tha, nằm canh hai con gà không dám ngủ. Gà mẹ thỉnh thoảng lại kêu cục cục trấn an gà con. Tay để lên bụng, nàng vuốt ve tŕu mến, tưởng tượng con ḿnh đang cục cựa. Không biết là trai hay gái ? Nàng tự hỏi. C̣n Dân, có lẽ Dân thích con trai, nhưng miệng bảo, con là con, gái hay trai cũng vậy. Phần Thắm, nàng cũng thích con trai. Nay ḥa b́nh, hết sợ bom đạn phanh thây, con trai th́ mới đỡ đần được bố mẹ. Con gái, lấy chồng là con người ta. Vả lại, Thắm biết, làm con gái ở xứ sở này quả là gánh cái kiếp nhọc nhằn khốn nạn.
Ba ngày sau cơn băo, Dân khập khiễng về Yên Phong. Nh́n cây cối đổ ngổn ngang trên đường phố Hà Nội, Dân lo, không hiểu băo lớn thế này Thắm và bà Lư dưới quê thế nào. Cất tiếng gọi, Thắm dưới bếp vội vă đi lên, tươi cười :
- Băo thế cũng về được, hả anh?
Hai anh thanh niên đang giúp cột lại mái bếp xiêu vẹo cũng vừa ngơi tay, ra chào Dân rồi đi. Trên chiếc trơng, bà Lư đắp chăn, mắt nhắm nghiền, chỉ khe khẽ động đậy.
- Bà làm sao vậy? Dân hỏi.
- Bà mệt, hai ba ngày không ăn uống được ǵ...
Thật ra, Dân biết, có ǵ mà ăn. Nay gạo th́ hẩm, lại phải độn ḿ hột và bo bo, người già cố cũng nuốt không trôi. Dân mở ba lô, đưa cho Thắm túi gạo. Chàng mang về được sáu kư lô và hai trăm gam đường, mua bằng tiền dành dụm được mấy tháng qua. Thắm cảm động :
- Đă bảo dưới quê đủ ăn, anh c̣n cứ thế... Ăn uống không đủ th́ học hành thế nào được!
Dân cười, nói lảng :
- Học chứ có phải vác nặng đâu mà lo! Bụng lưng lưng, đầu mới tỉnh táo chứ ăn đẫy là buồn ngủ. Tối, em nấu tí cháo cho bà.
Gật đầu, Thắm hỏi chuyện đường xá. Dân kể, Quốc lộ 1 ở địa phận Ninh B́nh bị lở, phải vào tỉnh lỵ Nam Định, đi ṿng mới về được Ư Yên. Vỗ chiếc nạng, Dân dí dỏm :
- V́ em th́ ...mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua!
Rơm rớm nước mắt, Thắm cầm tay chồng đặt lên bụng, nói khẽ :
- C̣n em bé nữa chứ, đâu chỉ v́ một ḿnh em!
Dân áp tai lên bụng Thắm nghe ngóng rồi th́ thào :
- H́nh như nó đạp...
- Khéo mà tưởng tượng, nó c̣n bé quá! Chắc phải một hai tháng nữa th́ mới có chuyện đạp, anh ạ!
Nghĩ đến những cơn đau nhói, Thắm định kể cho Dân, nhưng lại thôi. Thầm nhủ nói chỉ để cho chồng thêm lo, nàng hồi tưởng lần đi khám thai trên nhà Hộ Sinh thuộc trạm y tế xă, tính nhẩm trong đầu rồi bảo :
- Em đồ chừng cuối tháng mười th́ đẻ!
- Tức là hai, ba tháng nữa? Dân ngạc nhiên.
Phá lên cười ngặt nghẽo, Thắm bảo :
- Tháng mười âm lịch, ông ạ! Em có phải là gà đâu! Tức là bốn hoặc năm tháng nữa...
- Ừ... Dân lẩm bẩm, không chừng... anh xin nghỉ một quí học, về với em khi đó!
- Gượm xem đă. Trước mắt là bụng mang dạ chửa, em không thể lao động trong vụ mùa tới. Hợp tác xă cũng biết vậy... Để có cái ăn, em đă đề nghị vay Hợp tác xă một ít công tính ra thóc, nhưng chưa biết họ có cho không...
Dân gh́m một tiếng thở dài, chậm răi :
- Về chuyến này, anh dự định cứ có dịp nghỉ là anh sẽ... đi buôn với anh Tạ. Hôm trước, anh Tạ có ghé Hà Nội. Anh hỏi rồi, anh ấy nhận lời. Đi một chuyến, kiếm được dăm chục, cứ đổi sắn lấy chè, mua rẻ bán đắt. Một tháng, có thể làm ba chuyến...
Thắm im lặng không nói ǵ. Nếu có ít tiền, chắc nàng đỡ lo, nhất là gần đây bà Lư cứ đau ốm luôn. Nhưng đi buôn chuyến như Tạ là vi phạm pháp luật trong thời ngăn sông cấm chợ. Bị bắt, thường phải đi cải tạo. Thắm nhớ đến thằng em ḿnh, mím môi nói :
- Em th́ em không đồng ư! Anh sang năm học xong, rồi sẽ có công ăn việc làm đàng hoàng. Nay đi buôn, thử hỏi anh bị công an bắt th́ hậu quả sẽ ra làm sao? Thà là anh cho em đi vay mượn ít nhiều, dẫu thiếu thốn nhưng không phiêu lưu như đi buôn...Khi anh đi làm, ḿnh trả, trên Hợp tác xă cũng biết vậy...
Biết Thắm và bà Lư đói, Dân dành dụm được chút ǵ là đem về. Nhưng thế có được bao nhiêu! Lúc mang thai, lại là lúc Thắm cần bồi dưỡng, lấy đâu ra tiền mua sữa mua đường ? Cự nay đă có công việc, lương cán bộ chẳng bao nhiêu, vay mượn cũng ngại. Nhưng ngoài Cự, Dân nào biết trông cậy vào ai ? Không muốn Thắm lo, Dân lảng :
- Ừ! Em nói phải đấy. Với lại - đổi giọng làm vui - chân anh thế này th́ nhảy tàu nhảy xe thế nào được mà đ̣i đi buôn. Chắc ta vay anh Cự chị Xuân ít tiền, vay rồi trả, chứ có mất đi đâu! Một miếng khi đói bằng một gói khi no mà...
Thắm lại thấy nhói trong bụng. Nàng ngả người dựa vào ḷng chồng, nhắm mắt chịu đựng cơn đau, miệng cố mỉm cười. Có tiếng chíp chíp của chú gà con dưới chiếc trơng tre. Thắm chưa thả gà ra v́ ba con quạ đen vẫn c̣n lởn vởn đâu đây, dẫu trận băo đă dứt.
*
Dân học được thế nào là xấu hổ và thế nào là sợ. Xấu hổ, khi Dân hỏi vay tiền Cự, nói bà Lư ốm nặng chứ không phải là cần vốn đi buôn. Và sợ. Thật lạ, thời chiến phải đối mặt với cái chết, cũng sợ nhưng nó khác với cái thời b́nh. Sợ thời b́nh, là sợ khi đối mặt với cái sống. Nếu bị công an vồ, chắc chắn sẽ phải kiểm điểm với Chi bộ Đảng ở khoa Văn trường đại học. Có thể bị đuổi. Có thể bị khai trừ Đảng. Và thế là ‘’tuyệt đường phấn đấu’’. Cái gốc công giáo chắc ḷi ra. Thậm chí chuyện cha ḿnh là thành phần xét lại chống Đảng cũng sẽ không c̣n là một điều bí mật. Hậu quả, sống là sống bên lề, với một cái chân cụt, kéo thêm vợ và con vào một tương lai đen như đêm dằng dặc. Sống như thế là sống ṃn. Sống trong cái chết nhấm nháp hàng ngày, hàng giờ, ăn dè thời gian để kéo dài oan khổ. Nhưng làm sao được ? Bụng mang dạ chửa, Thắm không thể quần quật làm như trước. Bà Lư có một lần bảo Dân, vợ con mà cứ tiếp tục ‘’lao động’’ là không biết chừng ‘’sẩy’’ mất. Dân nghe bà nói, xấu hổ cúi mặt xuống. Lần này, xấu hổ v́ bất lực. V́ vô dụng. Gặp Tạ, Dân bảo ‘’Anh giúp cho!’’.
Khi đó, Tạ đă vào một đường dây. Từ Hà Nội và Hải Pḥng, đường dây chuyển muối, đường, bột ngọt, sắn khô... lên vùng Cao - Bắc - Lạng. Rồi mang hồi, quế, mộc nhĩ, nấm, chè... về bán ở các đô thị. Tạ hề hề ‘’...tớ thuộc công đoạn bốc ở Thái Nguyên, đổ ở Hà Nội’’. Từ Thái Nguyên, hàng đến Gia Lâm bằng đường xe lửa. Đoạn này tương đối an toàn v́ ‘’mua’’ được bọn công nhân viên kiểm vé, kiểm hàng. Cái rủi ro c̣n lại, là đôi khi có những đội công an đột xuất ‘’du kích’’ khách buôn. Khó nhất, là chuyển hàng từ Gia Lâm vào Hà Nội. Công an chằng chéo từ phường đến quận, khó ‘’mua’’, và nếu ‘’mua’’ nhiều th́ mất toi món lời kiếm được. Tạ bảo ‘’...thủ trưởng phải biến yếu thành mạnh, biến hại thành lợi, biến hư thành thực...’’. Dân đang ngạc nhiên, Tạ đ̣i Dân vén quần cho xem chỗ chân bị cụt. Ngẫm nghĩ, Tạ nói ‘’...chỗ này, có thể bó «hàng » vào. Độ dăm ba kư th́ chống nạng đi đứng vẫn b́nh thường, mặc quần ống rộng che đi. Là thương binh, chắc chẳng đứa nào chặn để khám xét đâu! Vả lại, đội h́nh đi buôn luôn luôn hai thằng. Có trắc trở, thằng làm đầu gấu cần th́ kiếm chuyện ra tay!’’.
Chuyến đầu, Tạ đi cùng với Dân, mua vé xe khách từ Gia Lâm về Hà Nội. Dân găm được năm kư chè Thái Nguyên, ‘’hạ cánh’’ an toàn. Tạ đưa Dân đến mối sỉ, giao hàng và giới thiệu ‘’ Lần sau th́ anh đây sẽ là «giao liên »’’. Ra khỏi nơi giao hàng gần chợ hàng Da, Tạ cười, ‘’« Phi vụ » đầu vậy là chót lọt. Ḿnh « đánh » thế này, sáng tạo lắm. Công an chặn, nhưng cứ gặp áo bộ đội, lại què cụt là thôi, không phiền hà nữa!’’. Tháng đó, Dân đánh liền năm « phi vụ » tháng đó, khi đi xe lửa, lúc đổi xe hàng. Vấn đề chính là đừng để cho người ta chú ư, khai báo lôi thôi. Dân định bụng tiếp tục buôn đến hết hè, lúc đi học lại th́ «về hưu », v́ khó có thể vắng mặt mà không gây thắc mắc. Đêm về, Dân mở bọc ra đếm tiền. Số nợ Cự, trả xong thừa ra gần hai trăm bạc. Khó là nói thế nào cho Thắm hiểu. Chép miệng, Dân định bụng đi chuyến chót, đem tiền về và nói thật. Khi đó, chuyện là sự đă rồi, và nhất định không bao giờ đi buôn nữa cho Thắm yên tâm là xong. Chuyến buôn cuối, Dân muốn đánh một vốn bốn lời, đổ quá nửa số tiền dành dụm vào mua trầm và mật gấu miền thượng du. Mối hàng ở Hà Nội đă sẵn và đều là chỗ tin cậy. Tạ phụ trách thu mua, đă dày dạn kinh nghiệm nên không sợ bị lừa. Phần đổ hàng, Dân lo. Trầm và mật gấu vừa nhẹ vừa gọn, rất tiện. Tạ giúi vào tay Dân một khẩu súng ngắn K-54 giấu được, dặn gặp cướp cạn th́ cứ việc « đoàng » rồi tẩu tán hàng, về sau cần th́ bịa chuyện tự vệ. Dân toát mồ hôi, trả súng, nghĩ bụng không cần. Tạ chỉ cười nhạt.
Đợi xe lửa ở Gia Lâm, Dân đưa mắt nh́n quanh. Để chiếc nạng dựa trên chiếc chân cụt, Dân ngồi, tay mở túi zết t́m tờ báo Nhân Dân. Giả như đọc, thật ra Dân kín đáo quan sát. Tất cả b́nh thường. Một thiếu phụ tay dẫn đứa gái nhỏ, tay cầm giỏ mây, mắt nh́n đường rày, không giấu được vẻ sốt ruột. Bên cạnh, một ông trung niên, quần áo bộ đội, miệng ph́ phèo thuốc lá, chắc cũng là phục viên. Xa xa, người nườm nượp, tay xách nách mang, kẻ đứng người ngồi. Xe chạy, đến ga Hàng Cỏ quăng giữa trưa. Dân xuống, chống nạng ra cửa. Công an kiểm tra chặn hỏi, Dân đưa giấy chứng minh nhân dân ra. Họ đ̣i Dân mở túi zết. ‘’Không có ǵ à ? ’’. Dân lắc, thản nhiên nh́n người vừa hỏi. ‘’ Thôi, mời anh đi...’’, người công an đứng bên cạnh nói. Dân khập khiễng chống nạng, đi không ngoái lại. Ra đến ngoài, Dân nh́n quanh rồi vẫy xích lô. Bất chợt, hai người mặc thường phục xồ ra. Một người giằng nạng, người kia nắm cứng tay Dân bẻ ṿng ra sau. Dân thầm nhủ, thôi « bị » rồi! Có tiếng quát th́nh ĺnh cất lên :
- Chúng mày hà hiếp thương binh hả!
Rồi một tiếng súng ngắn. Điếu thuốc lá rơi xuống mặt đường. Tiếng chân đuổi. Người chạy là người áo quần bộ đội, hiện ra và biến đi như một bóng ma.
*
Cơn đau ngâm ngẩm từ trưa bỗng vỡ ra, thốn vào, cào cấu, cưa nghiến như hàng vạn lưỡi dao cạo xoay ṿng ṿng bụng dưới. Thắm không nhịn được, bật lên tiếng gọi trời nghe như tiếng rú một con vật bị đánh bẫy. Bà Lư đang thiu thiu ngủ giật ḿnh nhỏm dậy.
Máu từ tử cung Thắm ứa ra trộn với nước ối, nhỏ ḍng ḍng. Thắm nói qua hai hàm răng cắn chặt : ‘’ Bà cho đi gọi... chắc sắp đẻ rồi... nhanh...’’. Bà Lư lập cập đứng lên, đáp : ‘’ Được, được!’’, ṃ mẫm ra cửa sang bên hàng xóm trong buổi chiều chập choạng. Hai tay ôm lấy bụng, Thắm há hốc miệng hớp không khí, thở hổn hển, cố đặt ḿnh nằm xuống. Cơn đau bỗng khi co khi thắt như giây sắt nghiến vào dạ con, vật Thắm ngă xuống. Mặt đập vào nền đất, Thắm gọi tên Dân, trong đầu chập chờn ba con quạ mỏ vàng nhọn hoắt giơ cánh vỗ xoành xoạch. Dưới chiếc trơng tre kê sát vách, tiếng gà con kêu chíp chíp, cứ như hôm cơn băo sập về đánh nát đồng nát ruộng. Cố mở mắt, Thắm thấy ba con quạ bay đi. Rồi tiếng chân người chạy th́nh thịch. Thắm cố gượng chống nhưng đầu lịm dần, tai loáng thoáng tiếng bà Lư, tiếng chị hàng xóm.
Không biết bao lâu sau, Thắm lại mở được mắt. Xung quanh Thắm nhận ra hai ba người đàn bà. Họ đă khiêng Thắm đặt lên trơng, kê lưng cho nằm thoai thoải, và đă nấu nước nóng, lau chùi phần hạ thể của Thắm. Chị hàng xóm dấp chiếc khăn vào nước, nhẹ nhàng đặt lên trán Thắm, miệng cười: ‘’ ...con so mà. Tí nữa nó ra là hết đau, em ạ! Chị đẻ ba lần rồi, chị biết. Cứ đến lần thứ hai là đẻ như gà, dặn dăm cái là ra!’’. Chị hàng xóm ân cần dặn Thắm : ‘’ Thở quan trọng, hít từng hơi để thư giăn giữa những chập dạ con co thắt. Mỗi lần dặn, dặn cho đến không dặn được nữa mới thôi’’.
Bất chợt, bụng Thắm lại quặn lại. Thắm thầm kêu, anh Dân ơi, đúng là mang nặng đẻ đau. Thắm thở ra. Chị hàng xóm đẩy cho hai chân Thắm co lên. Chị bảo : ‘’... đếm nhé! Đếm đến ba th́ dặn, nghe không’’. Chao ôi, bụng Thắm thốn lại, quặn thắt. ‘’ Thở đi, thở ra. Nào, một, hai...’’. Người Thắm nhũn ra. Nàng hít không khí cho đầy phổi. ‘’ Rồi, một... hai... ba..., dặn này, dặn...’’, chị hàng xóm ra lệnh. Thắm lại rú lên, miệng lảm nhảm gọi ‘’ Anh Dân ơi! Sao lại làm t́nh làm tội thế này ?’’. Chị hàng xóm hóm hỉnh ‘’...th́ làm t́nh mới nên tội, chứ ǵ nữa! C̣n phải hỏi’’.
Từ lúc tối trời, Thắm vật vă đến nửa đêm, thét lên và cảm thấy người như nhẹ đi. Chị hàng xóm kêu ‘’ Sắp xong rồi. Cố dặn thêm một tí nữa’’. Thắm nghiến răng, lấy sức. Rồi Thắm có cảm giác giải thoát được một thứ cực h́nh. Kiệt lực đến độ đầu óc mơ màng, nàng bỗng thấy h́nh Chúa hài đồng một lần Dân đưa cho nàng xem. Ôi đẹp làm sao! Trong sáng làm sao! Nàng thầm kêu, con của mẹ, thế là con đă vào cuộc thế. Hăy khóc lên một tiếng. Và sau đó, con thương yêu, sau lần khóc đầu đời, mẹ và cha con sẽ bao bọc để con sống một cuộc sống không bao giờ bắt con phải khóc nữa.
Thắm đợi. Nhưng không có tiếng khóc sơ sinh nào. Sự im lặng mỗi lúc một ghê rợn. Lạ một điều, chẳng ai đến nói ǵ với Thắm. Họ x́ xào nho nhỏ với nhau. Thế là thế nào? Thắm cố cất tiếng hỏi : ‘’...Con tôi đâu? Trai hay là gái ? ’’. Vẫn không ai đáp. Chợt Thắm nghe tiếng bà Lư thút thít. ‘’ Ơ hay, bà ơi! Sao bà lại khóc? Cháu bà đâu?’’. Thắm gượng ngồi lên. Tử cung nàng đau như có kẻ lấy dao đâm vào. Thắm hổn hển : ‘’...Cho tôi xem mặt con tôi!’’.
Chị hàng xóm đă lau chùi thai nhi, bọc nó vào một mảnh vải trắng. Chị ôm lên, rồi ngần ngại. Mắt chị trắng dă, mặt thất thần. Chị đem cái bọc đến đưa vào tay bà Lư. Hai tay run rẩy, bà đỡ lấy, miệng vẫn thút thít. Từ trên giường, Thắm lao người xuống, ḅ về phía bà. Nàng không cảm thấy đau đớn ǵ. Sự kinh hoảng th́nh ĺnh bồi cho một thứ sức mạnh lạ lùng, nàng lết đến cạnh bà Lư, tay mở lớp vải trắng ra, mắt tṛng trọc nh́n cái thai nhi đỏ hon hỏn.
Thắm thét lên, bọt mép sùi ra, chân tay co giật. Cứ thế, nàng thét, thét... cho đến khi không c̣n biết ǵ nữa. Tiếng thét giữa đêm đen đánh động đàn quạ sau vườn. Trước khi đập cánh bay lên, chúng phụ họa kêu quang quác khiến mấy con gà trong chuồng run rẩy đứng co lại với nhau trong một góc.
*
Dân ôm sấp vải vào ḷng, tay vuốt ve, ḷng tràn đầy một niềm vui khôn tả. Đây, món quà đầu chàng mua cho Thắm. Vải để may áo cánh là loại hàng nylon, màu xanh da trời trên có những chấm vàng nhạt, nghe đâu là loại hàng c̣n lại thời Mỹ đem từ thành phố Hồ Chí Minh ra. Sau Giải phóng miền Nam, nhằm chặn « văn hóa đồi trụy » Mỹ-ngụy, một phong trào xây dựng ‘’ nếp sống văn minh’’ được tung ra trên những ngă tư Hà Nội. Thanh niên tay quàng băng đỏ hầm hầm nh́n tứ phía t́m kẻ nào quần loe tóc dài là tóm lại. Quần loe, ta rạch quần. Tóc dài, ta cắt tóc. Dân ngần ngừ trước cửa hàng bán vải, ấp úng hỏi, ‘’ Vải màu thế này có đúng nếp sống văn minh không ? ’’. Bà bán vải ở chợ cười, ‘’ Chẳng nhẽ văn minh là chỉ có màu đen với máu trắng à? Đảng chưa ra nghị quyết cấm màu xanh da trời. Vả lại, có cấm th́ cấm dưới đất này chứ da trời, đố ai đổi màu cho được!’’.
Ngồi trên xe đi Nam Định, Dân vẩn vơ nhớ những ngày qua. Quả là hú hồn hôm xuống ga Hàng Cỏ bữa nọ. Sau tiếng súng nổ, ai nấy nhốn nháo lên. Chợt một chiếc xe jeep quân đội chồm tới. Người trên xe nhảy xuống là Tạ. Kéo Dân đẩy lên ngồi băng sau, Tạ giục xe chạy. Một lúc sau, xe đi dọc phố Đội Cấn, ṿng vèo rồi đổ hai người xuống. Khi ấy, Tạ mới nói. Dân hiểu anh phục viên trung niên miệng ph́ phèo thuốc lá được phái đi bảo vệ chuyến hàng. Và hai kẻ sáp lại Dân khi chàng ra cổng ga chỉ là hai gă đầu gấu một băng đảng đang cạnh tranh t́m cách phá chuyện làm ăn của Tạ. Chúng đă theo dơi Dân từ lâu, cố t́nh gây đẩu đả để công an khu Khâm Thiên chặn bắt, và tất nhiên sẽ khám phá ra đường dây buôn hàng.
Về đến thị xă Ư Yên, Dân vào chợ mua trầu cau cho bà Lư. Nghĩ đi nghĩ lại, Dân t́m ít ḷng lợn và hai lạng thịt. Nắm bó tiền giắt bụng, Dân tự nhủ, thế này th́ hai bà cháu Thắm sẽ thừa sức sống từ đây đến sau Tết, không c̣n ǵ phải lo lắng. Phần ḿnh, chàng tiếp tục đi học, và nhất là phải viết cho xong cái luận văn tốt nghiệp. Khi xong xuôi, tất nhiên sẽ được phân công tác. Những kẻ không thần thế, chắc chắn là đi miền núi. Nhưng chẳng sao. Đồng lương giáo viên cấp hai không nhiều, gia đ́nh chàng cũng chắc chẳng đến nỗi đói. Vẫy xe đạp « ôm », Dân không mặc cả giá đèo về Yên Phong. Khi xe qua những chặng đường lồi lơm, anh xe dặn, nắm cho chặt. Dân vui vẻ đùa, ‘’ ... đă vượt đường Trường Sơn đầy hố bom th́ sợ ǵ mấy cái lơm Ư Yên’’.
Dân gọi cửa. Bà Lư ra mở. Trời ơi, sao nay bà gầy rạc đi, mắt sưng hum húp, không nh́n ra Dân. ‘’ Giời đất ơi!’’, bà rú lên, tay nắm chặt lấy cánh tay Dân. Linh cảm thấy một tai họa nào đó, Dân vội hỏi :
- Bà ơi! Nhà cháu đâu?
Bà Lư lắc đầu, nói không nên lời. Bà tḥ tay vào túi, móc ra một mảnh giấy gấp tư, ch́a cho Dân. Đọc vội, mặt Dân tái đi.
- Sao lại thế? Dân nắm vai bà, hỏi đi hỏi lại.
Bà Lư vẫn lắc đầu. Dân vứt chiếc nạng, rơi người xuống chiếc trơng tre như một cục đá tảng. Tay ôm mặt, Dân gầm gừ, ‘‘Tiền để sống đây này!’’. Móc bó tiền giắt bụng, Dân đưa bà Lư, miệng lẩm bẩm :
- Sao lại thế? Ai lỗi lầm ǵ hả Thắm?
Chị hàng xóm chạy qua. Nh́n Dân, chị im lặng, ánh mắt xót thương. Dân ngước lên, mắt đỏ lừ như chó lên cơn dại, mặt nhăn nhó :
- Sao lại thế hả?
Chị hàng xóm quay mặt đi, nói nhanh :
- Thắm nó đẻ rồi...
- A, a... Thế con tôi đâu? Giời ơi, con tôi...
- Thắm bế đi. Nửa đêm, Thắm đi chẳng ai hay biết...
Dân gào lên :
- Mà đi đâu cơ chứ! Thắm ơi, bế con đi đâu hở em?
Th́nh ĺnh, Dân chồm dậy. Không có nạng, Dân nhảy ḷ c̣, rồi ngă. Lết như loài ḅ sát, Dân gào : ‘’ Thắm, Thắm ơi!’’. Chị hàng xóm đuổi theo, hốt hoảng kêu. Hai ba thanh niên chạy ra. Họ ôm Dân, vực lên, lẳng lặng mang vào nhà. Ái ngại nh́n, họ lẩm bẩm ‘’ Anh b́nh tĩnh lại!’’. Mệt lả, Dân ngật ra nằm, thoi thóp.
Giữa trưa, Yên Phong êm ả trong cơn ngái ngủ. Cuối tầm mắt, con sông Đáy vẫn lững lờ vô tư. Trời đầu thu, nắng không gắt, ánh vàng tươi trải lên những cánh đồng mới gặt. Thỉnh thoảng, tiếng trẻ gọi nhau ơi ới ở ven bờ ruông, nơi dăm ba con trâu đủng đỉnh lúc lắc đuổi muỗi. Bọn trẻ ngơ ngác. Lộc cộc. Lộc cộc. Có đứa th́ thầm ‘’ Chắc bác Dân nhà cô Thắm’’.
Lộc cộc. Lộc cộc.
Dân chống nạng đi từ đầu làng đến cuối làng, lâu lâu lại kêu lên ‘’ Thắm ơi, Thắm!’’. Lời đáp lại là tiếng gió ŕ rào giữa những tàn cây lá đổ vàng. ‘’Cha tiên nhân chúng mày!’’, Dân chửi, chẳng biết chúng mày là những ai. Lá bay tốc lên rồi lẻ tẻ rơi như bướm lượn.
Lộc cộc. Lộc cộc.
- Thắm đâu rồi, Thắm ơi!
Dân cứ thế gào cho đến khi khản cổ, nghe chỉ c̣n tiếng gầm gừ rên rỉ. Trong làng, người này nh́n người kia. Chẳng ai biết phải làm ǵ, im lặng như những kẻ phạm tội. Đến tối th́ Dân đến ngồi bờ ao, tay ôm cứng lấy cây sung, nức nở gọi ‘’Thắm ơi! Anh đây. Có tiền rồi mà! Chính anh mới là người có lỗi’’. Con gà con đi ngang kêu chíp chíp. Dân nhanh tay vồ lấy, ôm lên ngang tầm mắt, mỉm cười gọi: ‘’ Con của cha đấy à?’’. Con gà giăy giụa. Dân vừa nựng vừa ru :
‘’ Cái ngủ mày ngủ cho lâu. Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về’’.
Con gà xổng khỏi hai bàn tay Dân, lủi vào bụi cây. Dân rú lên ‘’Con đi đâu? Bỏ cha một ḿnh à?’’, tay quờ quạng t́m con gà con không biết biến đâu mất. Dân đập đầu vào thân cây sung sần ś, miệng thét ‘’ Thắm ơi! Em ơi! Con nó đi lạc mất rồi’’. Trán Dân vỡ toác, máu ṛng ṛng nhỏ xuống má, xuống mũi. Bà Lư chạy ra vườn, lại ré lên gọi. Dân gục đầu xuống bờ nước, ngất đi.
Bí Thư xă bảo ‘’Phải canh chừng cho đồng chí Dân chắc phẫn quá hóa dại’’. Hai dân quân buộc chân buộc tay Dân vào chiếc trơng tre kê sát vách. Một anh công an đi gấp lên Phúc Xá t́m Cự. Bà Lư tấm tức, miệng niệm Phật, đôi mắt đă ḷa sũng nước như ruộng mùa mưa dầm. Dân tỉnh, lại gào. Rồi lại ngất đi. Những cơn ác mộng thời chiến ập về đánh úp một vùng năo bộ nhăo ra v́ đau đớn. Dân thét, chữ c̣n chữ mất : ‘’ Xuống công sự, con ma sắp dội bom lửa, ... Địt mẹ chúng nó ! Phải bổ sung quân thôi. Lính tơ chết gần hết rồi. Tạ ơi, chạy... Lệnh cho lùi về, tiến là chết ! ’’.
*
Cự ngạc nhiên thấy Dân quay lại hỏi ‘‘Dân nào? Ai là Dân ? ’’.
Thót bụng, Cự nh́n Xuân. Chẳng nhẽ Dân không c̣n biết ḿnh là ai nữa sao. Sau khi đưa Dân về Phúc Xá, Cự đă dẫn Dân vào Quân Y viện ở Hà Đông khám bệnh. Ông bác sĩ già vạch mắt Dân chiếu đèn pin vào, lắc đầu :
- Không phải chấn thương sọ năo! Bệnh anh này thuộc diện tâm thần, không có thuốc chữa. Cứ để yên ít lâu, tự nhiên sẽ khỏi.
Đến lượt Cự lắc đầu. Hỏi Xuân, Xuân kể lắm lúc Dân đột nhiên như trẻ thơ, suốt ngày tha thẩn đi bắt châu chấu ma. Trí nhớ thu hẹp đến độ Xuân đánh bạo hỏi Thắm là ai, Dân cũng không c̣n biết. Thở dài, Xuân bảo ‘’Thế có khi lại tốt!’’. Cự nhắc lời ông bác sĩ già, buột miệng :
- Ít lâu là bao giờ? Cứ vậy, Dân sau này sẽ sống ra sao?
Xuân trấn an Cự, nhưng chính ḿnh chẳng an tâm chút nào. Nỗi lo, chẳng phải Xuân chỉ lo cho Dân. Một tối, Xuân thủ thỉ với Cự :
- Em hăi lắm... Em xin với anh thế này...
Cự chợt hiểu không thể để vợ ḿnh sống cạnh một kẻ tâm trí cứ như trôi tuột khỏi vùng ư thức. Để tay lên vai Xuân, Cự dịu dàng :
- Chắc em sợ Dân không b́nh thường, ban ngày em một ḿnh, lỡ mà Dân lên cơn...
Ngước lên, Xuân ngần ngại :
- Chẳng phải chuyện ấy.Cúi đầu, Xuân nghẹn ngào - Anh thương em th́ ta sống với nhau nhưng không nghĩ đến chuyện con cái nữa...
Cự nh́n vào mắt Xuân. Từ ngày đưa Dân về nhà, Cự băn khoăn nhưng không thổ lộ ǵ với vợ. Dọc Trường Sơn, chàng đă đi qua những cánh rừng thuốc khai quang đánh trọc lá, thân cây trắng như xương người khẳng kheo c̣m cơi chĩa vào trời xanh. Chàng đă từng vượt những ngọn đèo xơ xác không có đến một sinh vật, đất trắng như rắc muối cạnh những con suối nước độc đến độ chỉ đặt chân vào là da tróc lên, thịt lột ra như bị tùng xẻo. Ḷng thắt lại, Cự ôm Xuân vào ḷng, hiểu điều Xuân vừa nói rất hệ trọng, nhất là với một người đàn bà vốn được thiên nhiên giành cho bản năng làm mẹ. Xiết lấy Xuân, Cự th́ thào, nghẹn giọng :
- Anh cần em. Có em là chính... thế thôi, được nhé!
Cự bỏ Xuân ra khi Dân hốt hoảng chống nạng chạy vội vào nhà, miệng lắp bắp, tay chỉ ra ngoài. Đứng lên, Cự nh́n Xuân ḍ hỏi. ‘‘Mấy hôm vừa rồi, cứ lúc nước lên là anh Dân anh ấy có vẻ sợ. Chẳng biết sợ ǵ...’’, Xuân th́ thào. Cự lẳng lặng bước ra đưa mắt nh́n. Dưới băi dâu, thủy triều dâng lên, mặt sông Hồng lấp loáng ánh sắc một lưỡi dao dài ngoằng chao qua đảo lại. C̣n lại, tất cả, là tịch lặng. Và trơ trọi. Không có đến một cánh buồm nâu của nhà chài quay về bến. Không có đến cánh một con vạc bay ngang. Từ trong, Dân đến đứng cạnh Cự, miệng hốt hoảng :
- Nó lại ùa vào, kia ḱa...
- Cái ǵ ùa vào? Cự hỏi.
Ch́a cho Xuân một hộp giấy đựng vài con châu chấu ma, Dân vội vă:
- Tôi xuống trước nhé! Giữ bọn lính ‘’tơ’’ trừ bị này hộ. Tôi phải xuống ngay thôi...
Nói xong, Dân khập khiễng chống nạng xuống dốc. Cự gọi, nhưng Dân không nghe thấy ǵ, cứ cắm đầu bước. Lát sau, Dân băng qua băi dâu, đi thẳng đến bờ nước sông Hồng sóng sánh đỏ dưới ánh hoàng hôn. Mặt trời ngả dần xuống đầu những lớp sóng nhấp nhô, tiếng vỗ bờ dặt d́u ru ngủ. Cự đến bên cạnh, nghe Dân th́ thào :
- Nó sắp ập đến... Nh́n này, nó dâng lên... Khéo nó tràn vào!
Chưa dứt lời, Dân bỏ nạng lao ra bờ. Tay níu vào thân một cây dâu to bằng hai bắp tay, Dân co chiếc chân lành đạp ngược vào những con sóng vỗ, miệng rít lên :
- Ta đạp mày, ta xô mày. Đất là của ta, mày tràn vào để băi dâu thành biển à! Ta đạp mi, ta xô mi ... Đi đi, đi cho xa, đi đâu th́ đi!
Người Dân xoài ra, mặt cắm vào bờ dâu, mắt đỏ rừng rực, miệng vẫn cứ ‘’ta đạp, ta xô...’’ lập đi lập lại nhịp sóng con nước dâng lên, cứ dâng lên như chẳng có ǵ cản lại được. Cự nhảy vội xuống nước. Giữ cho đầu Dân khỏi ch́m vào ḍng sông thản nhiên trước kẻ xô sóng để ruộng dâu đừng hóa biển, Cự thấy đầu môi mặn chát vị nước mắt. Xuân khập khiễng men đến ven bờ, gọi :
- Lên đi, lên đi, anh Cự!
Tay vẫn víu lấy thân cây dâu, Dân tiếp tục :
- Ta xô biển lại... Sóng có đến thế nào, ta cũng xô mi lại !
Cự nói, giọng đau đớn :
- Sóng nó ngă xuống rồi, Dân ơi ! Bờ dâu vẫn đấy, đừng lo!
Đỡ Dân lên, Cự d́u vào bờ. Thở hổn hển, Dân nằm vật xuống. Mặt trời chỉ c̣n là một vệt lửa lọ lem quét trên những mái nhà lợp tranh trong chiều tà. Cự vỗ vỗ vào tay Dân trong khi Xuân đến cạnh, bật khóc, giọng van vỉ ‘’Anh Cự, về thôi !’’. Nh́n vợ, Cự trạnh ḷng, nghẹn ngào :
- Mai anh đi hỏi, chắc rồi phải đưa Dân vào nhà thương Sài Đồng bên Gia Lâm thôi. Ḿnh khó làm ǵ khác được.
Vẫn mê sảng, Dân lập đi lập lại ‘‘Sóng... Sóng có đến thế nào ta cũng xô mi lại! ’’.
Một con tu hú ở đâu cất tiếng báo hoàng hôn trên con sông Hồng chỉ chực hóa thành biển cả.