4PhatCo-amvc

4

Phất cờ

Trưa ngày thứ ba kể từ khi Chính đến Vinh, thành phố bỗng nhốn nháo người.  Dân chúng từ Hưng Nguyên, Nghi Xuân, Nam Đàn... rùng rùng kéo về từ khắp nẻo.  Họ tuần hành dọc phố Trường Thi, đến vây nhà Thị Chính, chăng biểu ngữ đ̣i quyền sống, hô những khẩu  hiệu buộc chính quyền tiếp tế lương thực cứu đói.  Lính Nhật án binh bất động, xua Bảo An binh ra canh giữ đường phố.  Qua sự điều động của một loạt những Ủy ban Cứu Quốc, từ phụ lăo, phụ nữ... đến cả nhi đồng cứu quốc, Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng khu IV lên kế hoạch tụ tập dân chúng chốt tại những nút chặn làm tê liệt sự di động của quân Nhật.  Đàn bà, trẻ con, các ông các cụ râu tóc bạc phơ ra đường, ngồi trước trại lính, mặc cho gió lạnh xé da phần phật thốc vào.  Ở trại gia binh của Bảo An, nội tuyến khéo léo đưa dân vào trà trộn, rồi đóng cổng đánh tiếng bảo vệ, nhưng thực ra là giữ con tin.  Hai đại đội Bảo An hoàn toàn bị vô hiệu hóa v́ an ninh gia đ́nh ḿnh.  Vả lại, dân đi mít-tinh chứ không hề bạo động khiến chẳng ai nghĩ đến chuyện vơ lực.  Nhất là cái đói đập vào mắt mọi người.  Ở Vinh, người ta xúc đi chôn mỗi ngày cả trăm cái xác.

 

Khu có kho gạo là nơi ít động tịnh nhất. Đơn vị dân quân có nhiệm vụ chiếm kho gạo là đơn vị độc nhất có trang bị vũ khí, vẻn vẹn gồm đúng bảy khẩu Mút-cơ-tông, dăm khẩu súng ngắn, chục trái lựu đạn.  Ngoài ra chỉ có dao, mă tấu.  Theo lệnh, vũ khí không được phô trương.  Giai đoạn đầu là thuyết phục, và cực chẳng đă mới đến giai đoạn làm loạn xông vào cướp toàn bộ gạo, lúa trữ trong kho.  Khi mọi trục giao thông từ các trại binh đến kho gạo bị kiềm tỏa, dân chúng bất ngờ tụ về.  Nội tuyến đă cắt dây điện thoại và đánh hỏng nhà máy phát điện.  Ba người tự xưng là đại diện xin nói chuyện với những quân nhân người Nhật làm nhiệm vụ bảo vệ kho. Một người, dáng nho nhă, giọng ôn ḥa nói :

-  Dân chúng đói.  Nay đến ‘’xin’’ gạo, nếu không - anh ta chỉ về phía cả ngàn người đứng phía sau - họ sẽ chết cả!

 

Thiếu úy chỉ huy đội quân Nhật đâu chừng hai chục người quát :

-  Không được!  Chúng tôi không có lệnh!

 

Người đó điềm tĩnh nói :

-  Xin ngài liên lạc để hỏi lệnh...

 

Dân la ó xông vào nhưng đội trật tự trong đám biểu t́nh cản lại.  Thiếu úy Nhật đi vào, nhưng điện thoại không được.  Anh ta đi ra, lại quát, không được!

 

Một số người trong đám biểu t́nh vung dao, hoa mă tấu lên trời, ḥ hét thị oai.  Quân Nhật dàn thành hai hàng ngang chắn cổng, tiếng xoành xoạch lên đạn doạ nạt.  Người điều đ́nh nh́n viên Thiếu úy: 

- Ngài cứ tính toán đi, ngài có tất cả hai mươi tay súng, bắn được khoảng trăm viên đạn trong năm phút đầu. Dân ngoài kia vài ngàn người, họ chết một trăm hay thậm chí hai ba lần hơn thế, họ cũng sẽ tràn vào. V́ nếu họ không chết v́ súng đạn th́ họ cũng chết v́ đói...  Vậy xin ngài nghĩ lại, cho dân đói chút gạo, cứu họ!

 

Tiếng la ó gào thét ngày một cấp bách.  Một thanh niên đạp cổng xông vào, theo sau là mấy chục người đàn bà, trẻ có, già có.  Viên Thiếu úy lùi lại, rút súng lục ra.  Người thanh niên nọ vẫn xông tới, xé toang áo, ưỡn ngực thét :

-  Mày bắn đi, quân phát-xít!

 

Dân ùn ùn tiếp tục ập vào, giật đổ hai cánh cổng, thuổng cuốc quơ lên.  Không c̣n cách chi ngăn cản, viên Thiếu úy ra lệnh cho lính lùi vào một góc, giữ thế tự vệ, mặc cho ai muốn làm ǵ th́ làm. Tức khắc, hàng chục cái xe ḅ ở đâu chui ra. Một số thanh niên khuân những bao gạo, bao lúa bỏ lên.  Cho đến khi không c̣n ǵ để lấy, người điều đ́nh ban năy đến chắp tay vái cám ơn viên Thiếu úy.  Ngay nửa giờ sau, lúa gạo cướp được theo đường sông, đường núi chuyển đến những địa điểm phát chẩn.  Và lúc đó, cờ đỏ sao vàng được chăng lên. Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng khu IV của Mặt Trận Việt Minh ra mắt quần chúng trong tiếng ḥ reo của những người thiếu đói hàng tháng qua.

 

Kư giả Đông Đô, tức Phan Thượng Chính, đă tường thuật trên báo Ngày Nay với những h́nh ảnh đầy đủ về biến cố Nghệ An khi về đến Hà Nội.  Nhưng không phải chỉ có báo Ngày Nay, những tờ báo dưới sự chỉ đạo ngầm của Việt Minh như Tin Tức, Ngày Mới, Đời Nay cũng đồng thời tung ra những phóng sự tương tự, với những t́nh tiết không khác mấy và h́nh ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Tuy thế, có một bài cũng kư Đông Đô nhưng không một tờ báo nào dám đăng.  Nó có tên là ‘’Bát cháo thịt người’’ :

« ...dân báo cho Uỷ ban Thanh Niên Cứu Quốc là quán X ở phố ... sát chợ thị xă bán cháo với giá rẻ, nhưng có người ăn nhằn phải một khúc xương, nhè ra là một đốt xương ngón tay người.  Ủy Ban phái người đến điều tra tại ngay chỗ nấu cháo, nơi trú ngụ của ông Y, ba mươi bảy tuổi, không có nghề nghiệp nhất định.  Chúng tôi xin đi theo ban điều tra, gặp một người mặt mũi trắng trẻo, đeo kính cận, dáng thanh nhă.

-  Có người mách hàng cháo của nhà bác, bán cháo trong bát có xương người...

Y thản nhiên:

-  Xương th́ có xương gà, xương trâu...

-  Nhưng có xương người không ?

 

Y im lặng. Hai người trong Ủy Ban điều tra lùng xục trong nhà, rồi ngoài vườn sau.  Y thản nhiên hút thuốc lào.  Họ báo, có một đống xương người giống như xương đùi.

Y hỏi :

-  Sao các bác biết là xương người?

- Biết.  Xương trâu dài, to và chắc hơn.  Xương lợn th́ ngắn, khớp xương lồi ra tṛn hơn...

Y cười nhạt :

-  Thế xương đùi trẻ con, ngắn hay dài...Cứ cho là xương người đi!  Nấu cháo có xương người chết th́ mới có chất mà cứu những người sống ngắc ngoải chứ!

-  Thế là nhà bác nhận có nấu cháo với xương người.  C̣n thịt, là thịt ǵ?  Chắc thịt người chứ c̣n ǵ nữa...

 

Y quay lưng không đáp, phà khói thuốc lào, để mặc cho hai người trong ban điều tra trói gô lại dẫn đi.  Đến trụ sở Ủy Ban Thanh Niên, Y vẫn thản nhiên.  Người chỉ đạo Ủy Ban hỏi :

-  Anh có nhận tội hay không?

- Tội ǵ?  Cứ cho là tôi nấu cháo có xương có thịt người đi, nhưng các anh bảo là tội th́ tôi không chịu.  V́ xương thịt ấy đều là của người chết, xác lại vô thừa nhận, để th́ cũng thối rữa ra.  Đằng này, dùng th́ chí ít cũng mang lại cho người sống chút dinh dưỡng!

-  Cháo nấu thế, anh có ăn không?

- Các anh muốn làm ǵ th́ làm, Y cao giọng -  nhưng bảo tôi nhận tội th́ tôi không!  Người chết đói đầy phố, ai gây ra cái nạn này mới là kẻ có tội.  Tôi đi cứu sống người với một đống xương vô tri, thế gọi là tội à?

- Hừ!  Ai biết anh lấy thịt người sống anh giết đi, hay anh lấy thịt người chết đói để nấu cháo bán?  Bằng chứng đâu?

 

Y không đáp, hỏi ngược :

- Các anh đă điều tra, cháo tôi gọi là bán nhưng là cháo thí, tí tiền thu vào chỉ đủ tiền than củi.  Vậy xin hỏi, tôi làm thế có giàu lên được không?  Giọng châm biếm, Y tiếp -  Thế th́ có phải người bóc lột người không?

 

Người chỉ đạo Ủy Ban xầm mặt đe dọa :

-  A, đấu lư... hử?  Anh bán, là làm tiền.  Giàu có lên bao nhiêu, chỉ anh mới biết...

 

Y cắt ngang, xuống giọng khi bắt gặp luồng mắt tóe lửa của kẻ đối thoại :

- Thôi, tôi chẳng dám.  T́nh thật, các anh đọc báo các anh cũng nắm t́nh h́nh, ở Thái B́nh hàng xóm đè nhau ra, mạnh hiếp yếu, làm thịt rồi ăn.  Trẻ con bị người lớn bắt, thọc tre vào mạch máu yết hầu mà hút...  Bên bờ vực cái chết, sự sống c̣n khiến con người thành thú vật ...

 

Lần này, người chỉ đạo Ủy Ban cũng dịu giọng, nhưng vẫn giữ thế của kẻ có quyền :

-  Cách Mạng từ nhân dân mà ra, không thể không tiếp cận quần chúng và thông cảm với những khúc mắc, khó khăn trong t́nh thế hiện nay.  Tôi hỏi thật, anh nấu cháo nhưng anh có ăn không?

 

Lần này, Y gật đầu.  Nét mặt bỗng thê thảm, Y  thở dài :

- Tôi không ăn th́ làm sao c̣n sống được để  đứng đây trước mặt anh! »

 

Bài tường thuật kết thúc với dăm lời kêu gọi kiểu lá lành đùm lá rách để câu chuyện bát cháo thịt đừng xảy ra thêm một lần nữa. Báo chí sợ đăng lên, bài báo có tác động ngược, không ngăn ngừa mà lại tạo ra nguy cơ khích động hàng triệu nạn nhân trận đói ăn bất kỳ thịt ǵ, cả người  lẫn thú.

 

Thực ra câu chuyện c̣n có một đoạn Chính dấu không tường thuật hết. Người chỉ huy Ủy Ban Thanh Niên chẳng ai khác mà là Phương, thuở nhỏ bị bạn bè chế là gái giả trai, sau thành chủng sinh đă từng đ̣i theo Chính thoát ly đi làm Cách Mạng cách đây mười lăm năm khi Chính trốn trong nhà Chung xă Đoài.  Nhận ra Chính, nhưng Phương làm ngơ như không biết.  Tra vấn Y thêm một lát, Phương vào pḥng bên cạnh bàn bạc với một số người.  Khi đi ra, Phương phất tay ra hiệu mang Y đi.  Chính hỏi, Phương lạnh lùng đáp :

-  Cho đi ‘’ṃ tôm’’!

 

Lạnh người, Chính gặng :

-   Ủy ban có cái quyền ấy không?

-  Sao lại không!  Đă đến lúc phải tỏ ra là ḿnh có khả năng quản lư của một chính quyền.  Và đây là dịp nêu cao uy vũ của Đảng.  Về mặt chính trị, rất là có lợi!

 

Phương lạnh lùng tiếp, tay Y này lừng khừng, đang học Luật ở Hà Nội bỗng dưng bỏ.  Chi bộ của ta đến tranh thủ, nhưng hắn dửng dưng kêu là trong người có bệnh nên không tham gia.  Sau, ḍ ra th́ hắn có ông anh theo Đệ Tứ, chống phá Cách Mạng.  Hắn nay mắc tiếng là nấu cháo thịt người đem bán, ai cũng kinh tởm, có giết cũng chẳng sao.

 

Nh́n Phương, Chính không thể nào tưởng tượng ra anh chủng sinh năm nào bưng cơm cho ḿnh dưới hầm nhà Chung.  Một Phương xưa đă định hiến cả đời ḿnh phục vụ Chúa, rồi nghe tiếng gọi non sông thoát ly đi làm Cách Mạng, nay quyết định giết một người chẳng chút ngại ngần!  Chỉ v́ người này đă dùng xương thịt những xác chết nấu cháo cứu đói cho những kẻ ngắc ngoải ? Hay chỉ v́ anh của anh ta theo Đệ Tứ ? Và cũng có thể đơn giản là thủ tiêu một kẻ mang tiếng ác tất rất có lợi về mặt chính trị?  Quay mặt đi, Chính giấu những xúc động, chợt hiểu rằng xung quanh mọi đỉnh cao tất phài là vực thẳm.  Chỉ một cái xảy chân, từ chỗ yêu con người đến có thể hy sinh chính thân ḿnh ai cũng có khả năng oái oăm trở thành kẻ nhân danh cái t́nh yêu đó đi giết cũng những con người. Và giết như không thể có một chọn lựa nào khác được.

 

*

 

Hideo Mishima cầm bức thư từ tay viên hạ sĩ cần vụ, khẽ cám ơn, liếc nh́n tên người gửi rồi b́nh thản nhét vào túi áo. Chuyện riêng tư, không bao giờ Hideo để mắt khi đang thi hành công vụ. Viên thiếu tá nổi tiếng là một người rất nguyên tắc, đầu tiên là với chính ḿnh.  Tuy cứng rắn, nhưng chưa ai thấy Hideo to tiếng.  Khi cần lấy một quyết định khó khăn, người ta chỉ thấy Hideo nheo mắt, tay vân vê râu mép, đầu nghếch lên nh́n trời.

 

Sau cơm chiều với đám sĩ quan dưới quyền, Hideo trở về pḥng, đặt bức thư lên chiếc thư án đóng bằng gỗ mộc.  Chàng tắm gội, khoác lên ḿnh chiếc Kimono, đốt trầm và hâm sakê.  Thời gian choăi ra từ đầu hiện tại, chùng xuống phía tít tắp tương lai, cong theo đường cánh cung của trí nhớ.  Hirofu, em chàng, viết bức thư này có lẽ cách đây mươi ngày.  Dấu bưu điện đóng không ghi địa danh, nhưng chàng biết bức thư bay tới từ một quần đảo nào đó ở Phi Luật Tân, nơi quân đội Thiên Hoàng đang vật vă giành lại từng vùng đất bị lực lượng Mỹ chiếm đóng.  Hideo lấy dao rạch phong b́ . Những hàng chữ tuyệt mệnh của một phi công trong đội Thần Phong chập chờn nhẩy múa theo một vũ điệu bi tráng đến độ phi lư. Hideo nâng chén lên ngang chân mày. H́nh ảnh Hirofu trong buồng lái chiếc máy bay thân có vẽ lá cờ Mặt Trời bay lên rồi chúi xuống bốc lửa giữa tiếng cười ha hả của những phi công cảm tử.

 

Với cây đàn Koto treo trên vách, Hideo nghiêm trang so dây. Chàng nắn phím, búng ngón tay, lặng ḿnh ch́m trong một chuỗi thanh âm cộc lốc cô quạnh. Thời gian ngân nga theo chu kỳ tiếng đàn, lặng vào cơi một phiêu bồng không nơi đến, không nơi đi. Hideo thả lỏng mọi giác năng cho đến khi chàng chợt thoáng nghe một tiếng thở dài  nhè nhẹ mơ hồ như có ai đó đang ở cạnh ḿnh.  Định thần, Hideo hít thật sâu điều khiển hơi thở và nhắm mắt lại. Từ ṿm sáng trắng đục, màu sắc chập chờn, rồi những khuôn mặt méo mó hiện ra. Có Hirofu nghiến răng khi bốn bề bốc lửa. Có một vị trung niên, râu quai nón, tay quấn những ṿng vải trắng quanh bụng theo nghi lễ Seppuku, rút con dao thủy thủ đặt trên một vuông lụa. Từ đâu đó, một tiếng đàn Nguyệt văng vẳng theo gió bay về. Th́nh ĺnh, không gian trong tâm thức Hideo chuyển sang màu xanh của đại dương. Nước biển tràn ngập nhận ch́m mọi ưu tư khiến chết chóc đâm ra nhẹ nhàng.  Thậm chí, việc Nhật Bản linh thiêng đang bại trận trên chiến trường Đông Á cũng không c̣n là điều làm cho chàng quằn quại đau đớn. Tiếng đàn Nguyệt dạo lên khúc Lưu Thủy.  Hideo chỉ biết đó là tiếng đàn một phụ nữ bản xứ được nhận vào làm bếp cho trại lính.  Lần này, dẫu cung bậc nghe đă quen, nhưng không hiểu sao ḷng Hideo bỗng bâng khuâng lạ thường.  Một thoáng ngậm ngùi không duyên cớ khiến mắt chàng rưng rưng lệ.  Khoác áo dạ lên vai, Hideo lẳng lặng bước khỏi căn nhà dành cho bộ chỉ huy trại.  Chàng men hàng hiên, đi về phía tiếng đàn.  Nh́n qua khung cửa sổ gian buồng dành cho đám hậu cần phục vụ trại, một người con gái tóc dài bỏ xơa ngang lưng đang đưa tay gẩy đàn.  Chàng dựa người vào vách, để mặc tâm thức lửng lơ theo âm điệu càng nghe càng mê hoặc. Bất chợt, tiếng kim bật, chát chúa.  Đàn bị đứt dây, nghẹn tiếng.  Người con gái bỏ đàn xuống, đứng lên rồi quay mặt lại. Dưới ánh đèn dầu chập chờn, Hideo thấy Miri, người t́nh đầu đời của ḿnh.  Ḱm được tiếng gọi người yêu, Hideo nuốt ừng ực, bụng đau thắt như có kẻ vừa xiết vào ruột một ṿng thép gai lạnh sắc.

 

*

 

Nội các Trần Trọng Kim hoàn toàn bất lực trước nạn đói.  Số chết lên gần hai triệu người ở miền Bắc, trong khi thóc gạo miền Nam ê hề nhưng không có phương tiện chuyển ra.  Hai đường thủy bộ bị nghẽn, lư do đưa ra là v́ máy bay Đồng Minh oanh tạc.  Thóc miền Nam thừa đến độ có lúc người ta lấy thóc thay than đốt để chạy những đầu máy xe lửa.  Tội gây lên nạn đói chủ yếu qui kết vào Phát-xít Nhật, nhưng chính phủ Trần Trọng Kim mất hết hậu thuẫn, dân coi như bù nh́n ngơ ngáo trước một cuộc đổi thay ai cũng dự trù.  Khâm sai Phan Kế Toại, kẻ trách nhiệm nền hành chính miền Bắc, triệu tập một hội đồng cố vấn gồm ba người, gồm Đặng Thái Mai, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Xuân Chữ.  Mai không tham dự.  Long cáo ốm.  Lư do, có ai leo lên một con thuyền tam bản ván mục đang ngả nghiêng trong cơn nước xoáy.

 

Những phe nhóm, đảng phái rục rịch.  Nhóm Nguyễn Tường Long, trước là Đại Việt Dân Chính, đă hợp vào Việt Nam Quốc Dân đảng của Vũ Hồng Khanh ở Vân Nam,  thành lập Mặt Trận Quốc Dân đảng.  Họ có một chút thực lực ở Vĩnh Yên với Đỗ Đ́nh Đạo, nhưng ảnh hưởng chính trị nói chung không nhiều, chủ yếu chỉ qua tờ báo Ngày Nay.  Về mặt đường lối chủ trương, họ chưa có đề cương ǵ, chỉ nhắc lại chủ nghĩa Tam Dân và hoàn toàn thiếu kế hoạch cụ thể để đối phó với vận hội mới.  Đảng Đại Việt Quốc Dân dưới sự lănh đạo của Trương Tử Anh không khác mấy.  Thay v́ Tam Dân, họ theo chủ nghĩa dân tộc sinh tồn, thực chất chỉ là một tập hợp lờ mờ giữa thuyết Duy Dân của Phan Sào Nam và một huyền thoại quốc gia dưới dạng cách tân nên lôi kéo được ít nhiều trí thức. Cả hai đảng này không có chân rết trong những tầng lớp nông dân và công nhân, yếu về mặt huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ, và chỉ có một tổ chức lực lượng vũ trang sơ khai. Ngây thơ, ban đầu một số người tin vào chính sách Đại Đông Á của Nhật, tập trung mũi dùi vào việc đuổi thực dân Pháp. Nhưng Pháp và Nhật đàm phán, và ngay sau đó,  Nhật dùng bộ máy thống trị của Pháp đàn áp những đảng phái quốc gia, bắt Nguyễn Tuờng Long, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí trong nhóm Đại Việt Dân Chính đầy lên Hoà B́nh.  Miếng không có, nhưng tiếng thân Nhật lại mang, khiến những chính đảng này lúng túng trước viễn tượng Nhật sẽ bại trận. Cuối năm 44, một Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất được thành lập ở Vân Nam với những Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Lư Đông A...hầu tạo thế cân bằng với Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, tức Việt Minh, trên chính trường.  Ngoài họ, phải kể thêm Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ở Quảng Châu của Nguyễn Hải Thần, một tập hợp ban đầu có sự tham gia của Việt Minh, nhưng nay hoàn toàn dựa vào đệ tứ quân đoàn của viên tướng Tầu Trương Phát Khê. Họ không có một chủ trương nào, hoàn toàn phụ thuộc Tiêu Văn, ủy viên chính trị dưới quyền Trương Phát Khê.

 

Tổ chức Trí vận nội thành Hà Nội của Uỷ Ban Giải Phóng được triệu tập khẩn cấp hai ngày sau khi Nhật mất bán đảo Okinawa và bắt đầu triệt thoái khỏi Phi Luật Tân.  Nguyễn Hữu Đang, trước phụ trách Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, chủ tŕ buổi họp.  Tổng bộ Việt Minh chủ trương vận động tầng lớp công chức sẵn sàng đ́nh công, phối hợp với Thanh Niên Cứu Quốc tổ chức băi khóa trước kỳ nghỉ hè sắp tới.  Nêu lên tính khẩn trương của t́nh h́nh mới, tổ chức vạch ra nhiệm vụ cho từng cơ sở, giao hẳn cho Phan Thượng Chính chỉ đạo công tác thông tin - tuyên truyền, t́m phương tiện thiếp lập một đài truyền thanh phát sóng ngắn.  Nguyễn hữu Đang giơ nắm đấm, gằn giọng :

-  ...Thời cơ tới rồi, phải sửa soạn cướp chính quyền! 

 

Cướp chính quyền.  Chỉ ba chữ, sau khi nói lên, mọi người đứng dậy.  Không ai bảo ai, tất cả đồng thanh hô « Việt Nam độc lập muôn năm! ».  Từ những cặp mắt bừng bừng bốc lửa, tương lai sáng lên rừng rực. Đang mím miệng, nhắn nhủ ‘’... Kết thúc giai đoạn bị thực dân thống trị và giành độc lập là tất yếu.  Mong các đồng chí bắt tay ngay vào công việc! ‘’

 

Sau khi giải tán, Đang giữ Chính lại.  Đợi đến lúc mọi người đă về hết, Đang hỏi nhỏ:

-  Ở báo Ngày Nay, anh thấy có động tịnh ǵ không?

-  Không!  Anh em ở đó có vẻ tin là chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi quân Đồng Minh vào giải giới quân Nhật.  Khi đó, thể chế cho một nước Việt Nam mới sẽ là vấn đề điều đ́nh với Đồng Minh...

 

Đang chống cằm, vết nhăn hằn xuống trên khuôn mặt xương xẩu cứng cỏi.  Suy nghĩ một lát, Đang nói tiếp :

-  Đồng Minh nhưng là đồng minh nào?  Mỹ hay Tầu?  Anh hay Pháp?  Hay tất cả!  Lập trường của Mỹ về vấn đề thuộc địa với Roosevelt rơ nét, nhưng từ khi Truman lên cầm quyền, h́nh như Mỹ e dè, chính sách nay mù mờ hơn trước nhiều.  Vả lại, Đang lên giọng - độc lập không phải là cái mang ra điều đ́nh được!  Nô lệ đă tám mươi năm, nay là lúc phá xiềng...

 

Đứng dậy, Đang đi đi lại lại, vẻ bứt rứt lộ ra mặt.  Rót nước, Đang chiêu một ngụm, ḱm xúc động rồi hỏi :

-  Anh thấy đám làm báo Ngày Nay thế nào?

 

Chính đắn đo :

-  Họ thiếu tổ chức, không có quần chúng, và họ hoang mang không biết t́nh thế sẽ ra sao.  Họ lại phải chờ những quyết định đến từ Tổng Bộ Quốc Dân đảng ở Côn Minh bên Vân Nam, bị bó tay, thụ động...

-  Ừ...  nhưng tôi muốn hỏi anh về những con người cơ!

 

Chính mỉm cười :

-  Họ đều là những người yêu nước chân t́nh.  Nguyễn Tường Long có lư tưởng xă hội.  Khái Hưng rất tốt, nhiệt thành và cởi mở.  Nguyễn Tường Bách trẻ, xông xáo và đầy năng lực...

 

Đang ngắt :

-  Đấy là mặt tích cực.  C̣n mặt tiêu cực nữa, biện chứng mà...

-  Tiêu cực... ờ, họ thực ra không phải là những người làm chính trị, nhưng có nhiều thành kiến với ḿnh.  Anh biết chuyện Dương Đức Hiền xưa là đồng chí của họ chứ.  Anh Hiền đến tranh thủ họ, nhưng lại lỡ lời, dọa các anh cứ lừng khừng th́ nếu Nhật nó không làm thịt ngay, có ngày Cách Mạng cũng phải beng đầu các anh!  Anh bảo, dọa thế có hay ho ǵ...

-  Ờ... Thôi, tránh để Hiền tiếp xúc lại với họ.  Nhưng họ muốn ǵ?  Quyền?  Chức? Hay tiền?

 

Chính bậm môi, từ tốn :

-  Anh xem, Khái Hưng đỗ Tú Tài mười mấy năm nay mà không đi làm cho Tây, cặm cụi viết văn viết báo.  Nguỳễn Tường Long, đỗ Cử Nhân luật, cũng vậy, lấy tiền dạy học về nuôi anh em. Họ bần hàn, không theo đuổi thứ công danh phù thế, sống v́ lư tưởng của họ.  Tôi cho rằng điều họ mơ ước, cũng là những điều anh, và tôi, chúng ta đều muốn thế cả...

 

Biết ḿnh hớ, Đang đỏ mặt, xởi lởi :

-  Đùa thế thôi chứ ḿnh biết.  Cả Nguyễn Tường Long lẫn Khái Hưng khi dạy học ở trường Thăng Long đều là chỗ quen biết của anh Giáp, bác Mai...

 

Ghé vào tai Chính, Đang choàng vai, th́ thầm rồi hỏi, anh thấy thế nào? Chính ngồi xuống ghế, mắt đăm đăm, nhăn mặt. Vuốt tóc, Chính đáp :

-  Thôi được, tôi sẽ làm.  Nhưng kể từ lúc đó, tôi sẽ thôi không cộng tác với báo Ngày Nay. Vả lại, mang cái trách nhiệm chỉ đạo thông tin - tuyên truyền mà cứ tiếp tục làm với Ngày Nay th́ đâm ra là lợi dụng họ.  Tôi không muốn vậy...

 

Đang gật đầu, giọng vui vẻ :

-  Đồng ư!  Có lẽ đă đến lúc Mặt Trận phải chính thức có một tờ báo.  C̣n cái việc kia, nói thật với anh, chính là một đề xuất của Tổng bộ, nhưng anh giữ bí mật cho.  Tuyệt đối nhé!  Phải thu về một mối, để sẵn sàng khi lâm sự!

 

Bắt tay Đang, Chính lên đến đê Yên Phụ khi trời chập choạng tối.  Gió từ hồ Tây hây hây thổi như quạt đầu hè.  Có ai biết cái nóng đó sắp bốc thành một cơn gió lửa nay mai?

 

*

 

Long đắn đo, nhăn mặt lại khiến vầng trán cày lên những nếp hằn sâu, quay lại hỏi Khái Hưng :

-  Anh nghĩ thế nào?  Nên hay không?

 

Bức thư của Khâm Sai Phan Kế Toại mời Long đến Bắc Bộ phủ hội kiến với thủ tướng Trần Trọng Kim mới từ Huế ra Hà Nội để giải quyết việc người Nhật bắt giam năm, sáu trăm thanh niên bị gán là Việt Minh đang sửa soạn bạo động. Chép miệng như mỗi quyết định đều là đặng chẳng đừng, Khái Hưng nói :

-  Gặp th́ gặp, nhưng gặp để đẩy những việc của ḿnh thôi.  Nếu là chuyện o ép anh vào ban cố vấn th́ chẳng đáng, lại mang tiếng...

 

Đứng dậy, Long quay điện thoại liên lạc với ṭa Khâm.  Câu chuyện khá ngắn.  Long tiếp tục cáo ốm, quầy quả trở về nhà, dặn Khái Hưng :

-  Nếu chỗ ông Toại hay ông Chữ hỏi, anh nói giúp tôi nằm bệnh ở nhà.  Khi thực sự họ cần tới ḿnh th́ họ sẽ t́m ḿnh, anh ạ!

 

Ra  khỏi ṭa báo, Long ṿng lên Hàng Đậu thả bộ đi về hướng phố Đỗ Hữu Vị.  Vẻ thản nhiên bề ngoài thật ra không che đậy nỗi những hoang mang của người Hà Nội tháng trước c̣n chứng kiến những chiếc xe xác đổ người chết đói vào những chiếc hố chôn tập thể ở ven đô. Một mặt, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim ra thông cáo giải thích v́ đường biển bị băo và bị hạm đội đồng minh khống chế, c̣n đường xe lửa th́ bị ném bom cho nên không cứu đói được. Mặt khác, truyền đơn Việt Minh khăng khăng buộc tội phát-xít Nhật cản trở sự vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc, và là thủ phạm chính gây ra cái chết của hàng triệu người.  Viễn tượng bại trận của Nhật đă rơ.  Guồng máy cai trị nới lỏng dần dần, dân thủ đô đỡ ngột ngạt sợ hăi.  Quanh bờ hồ, thanh niên tuổi đôi mươi thuộc tầng lớp trung lưu chơi tṛ giả dạng nhân vật Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh.  Trời vào hè, họ vẫn đội mũ phớt kéo xuống che nửa mặt, mắt đeo kính đen, ḿnh choàng áo mưa, tay kè kè bỏ vào trong quần như nắm báng súng lục.  Hút thuốc lá thơm, họ vừa phà khói để mọi người mơ hồ thấy có cái ǵ rất bí mật đang chùm xuống thủ đô, vừa công khai dùng những từ ngữ lạ như quần chúng, cách mạng, tổ chức, đoàn thể, tổng bộ....  Hai chữ thoát ly đầu cửa miệng, họ rủ nhau đi, nhưng đi đâu th́ chưa ai thật t́nh biết.

 

Về đến nhà, Long lên gác làm việc.  Sau cơm tối, hai chiếc xe Traction màu đen xịch đến đỗ trước cửa.  Một người nhảy xuống.  Vợ Long lên báo, Long vội vàng thay quần áo.  Khi Long xuống thang, một ông cụ tóc bạc, đeo kính trắng gọng đồi mồi đang ngồi trên ghế trường kỷ, cạnh là Phan Kế Toại.  Long đoán biết, chào :

-  Xin kính chào cụ Thủ Tướng.

 

Ông cụ nghiêng ḿnh, đứng lên đáp lễ.  Đưa tay mời ngồi, Long dặn người nhà pha trà, rồi trịnh trọng :

-  Cụ đến thăm trong lúc tôi đau ốm, thật là quí hóa.

 

Trần Trọng Kim nhếch miệng cười, tay nắm lấy tay Long, nheo mắt nghe ngóng :

-  Mạch Nhâm cũng tốt, mạch Đốc th́ yếu hơn một tí, thế này mà ông cứ bảo ông ốm th́ tôi không tin đâu!

 

Bật cười, Long vui miệng :

-  A, th́ ra cụ Thủ Tướng bắt mạch.  Tôi th́ thế, nhưng mạch của cả đất nước này thế nào?

-  Hà, hà...  Nhâm yếu, và Đốc sẽ thay thế, ông ạ!  Tôi đến thăm ông cũng v́ lẽ đó!  Ông viết văn, lấy bút hiệu Hoàng Đạo, tức là cái đạo của vua.  Ông thừa biết, đạo ấy Trung Dung, hoàn hảo nhất là Nhâm bằng Đốc, không yếu hơn, không mạnh hơn...

 

Long ngắt lời Kim :

- Thưa cụ, cụ nh́n kỹ hiểu sâu, tất thấy rơ thuốc để bổ mạch Nhâm, hăm mạch Đốc.

- Thấy rơ th́ chưa, v́ thế tôi đến trao đổi với ông.  Tôi nghe, ông Tam liên kết với ông giáo Giản, tức Vũ Hồng Khanh, ở bên Vân Nam.  Các ông ấy hoạch định bao giờ về nước?

-  Thưa cụ, tôi không rơ.  Lắc đầu Long tiếp – Anh Tam tôi t́m cách thống nhất những lực lượng chính trị cả trong lẫn ngoài, nhưng mới là bước đầu, đi đến đâu hay không th́ chưa biết...

-  Theo ông, cái khó ở đâu?

-  Thưa cụ, ở chỗ không có sự đồng thuận với nhau.  Mục đích th́ chỉ có một, là nhân thời cơ Nhật bại trận, cướp lấy chính quyền và giành độc lập.  Nhưng phương thức làm, mỗi người một phách.  Nguy cơ là cỗ chưa dọn, họ đă dành chỗ ngồi, kẻ chiếu trên, người chiếu dưới. Họ giằng co trong một bữa tiệc hăo, khi thức ăn mới chỉ là thực đơn kê khai. Thế mà có kẻ đă hầm hè ...

-  A, xin hỏi ông, Hồ Chí Minh có chắc là Nguyễn Ái Quốc không?

-  Chắc.  Anh Tam tôi bị giam cùng chỗ với ông ta ở Liễu Châu cách đây hơn hai năm!

-  Như thế, Mặt Trận Độc Lập Đồng Minh ắt là Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi...

-  Vâng, thưa cụ!

 

Kim khà lên một tiếng, lo lắng :

- Họ mạnh về ǵ?  Quân sự?

- Không!  Về quân sự th́ không!  Sau khi tan ră ở chiến khu Vũ Nhai - Bắc Sơn, họ không có chủ lực nào đáng kể. Nhưng họ mạnh v́ tuyên truyền và chính trị. Mới giữa năm ngoái, họ thành lập đội Tuyên Truyền giải phóng quân, ở cấp Trung đội, khí giới th́ không có.  Vũ khí của họ là vận động và tổ chức quần chúng.

-  C̣n những đảng phái khác?

- Việt Nam Quốc Dân đảng có dăm ba đơn vị cấp đại đội, khí giới cũng không nhiều, huấn luyện  thật th́ vẫn rất sơ sài, chủ yếu là rập theo trường quân sự Hoàng Phố của Trung Hoa Quốc Dân đảng...

 

Nghiêng đầu, Long ngẫm nghĩ rồi trịnh trọng:

-  Thưa cụ Thủ Tướng, tôi biết ǵ đă thành thật nói hết, bây giờ xin phép cụ cho tôi được đặt dăm câu hỏi...

 

Kim bóp trán, gật gù :

-  Xin ông cứ hỏi!  Tôi cũng sẽ nói hết ḷng, để đáp đền tri ngộ!

-  V́ sao cụ nhận ra chấp chính?

-  Thật mà nói, tôi không thuộc đảng phái nào và cũng không có tâm làm chính trị.  Nhà vua mong là Ngô Đ́nh Diệm đứng ra lập chính phủ, nhưng tôi có cảm tưởng là Nhật không muốn, có lẽ v́ ông Diệm theo ư hướng cụ Cường Để...  Cực chẳng đặng, tôi phải nhận lời.

-  Lúc cụ nhận, cụ có rơ rằng chính phủ chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp không?

-  Biết chứ, nhưng tôi cũng muốn nhân thời cơ, gây dựng được bước đầu của một nước An Nam độc lập.  Cái bản Tuyên Ngôn Độc Lập, xóa bỏ hiệp ước 1884 với Pháp, là cái bước ấy...

-  Người Nhật, thưa cụ, cũng biết vậy?

- Họ biết, và biết rơ hơn chúng ta.  Họ muốn tạo ra những chướng ngại vật để sau này lực lượng đồng minh gặp khó khăn về chính trị...

-  Nhưng tại sao, chính phủ của một quốc gia độc lập dưới sự lănh đạo của cụ lại không có bộ quốc pḥng?

Vỗ đùi, Kim thốt :

- Bộ quốc pḥng, hừ...  Lính th́ là lính Bảo An, cai Tây đội Pháp.  Ông có biết không, lần đầu tôi đi thăm một đại đội, họ bồng súng, và viên Trung úy người Việt hô to với tôi bằng tiếng Pháp : « À votre ordre, mon commandant![1] ». Tôi nhẹ nhàng, « ...nước ta độc lập rồi, tôi đâu phải là mon commandant » th́ anh ta ấp úng « Xin theo lệnh... cụ quan lại! » . Bật cười, Kim cố giấu giọng mỉa mai - Thế th́ ông bảo quốc pḥng cái ǵ cho được...

 

Long biết đă xáp đến gần cái đích của ḿnh, giọng từ tốn :

- Thưa cụ, nếu cụ cho phép, tôi xin có chút ư.  Sớm hay muộn, nước ta cũng phải có quân đội.  Nay, người Nhật đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng, viễn tượng bại trận không biết là trong thời gian bao lâu nữa!  Tương kế tựu kế, ta có thể điều đ́nh với họ hai điều, một là chu cấp cho ta vũ khí quân trang và hai, để họ huấn luyện quân sự cho sĩ quan của ta.  Đáp lại, khi có lực lượng, ta trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh trong nước, sẽ bảo vệ và ḥa hoăn đối với họ...  Đồng thời, thưa cụ, ta lập ra Bộ Thanh Niên với mục đích đào tạo chính trị và quân sự cho một lớp ưu tú kế thừa, một đoàn Thanh niên Tiền Tuyến!

 

Kim lại bóp trán, lát sau ngửng lên nói : 

-  Không biết họ có tin ta hay không?  Kỳ này, Tổng tư lệnh Yuitsu có vẻ cởi mở.  Nói riêng để ông rơ, người Nhật đă đồng ư trả Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng. Họ cũng chấp nhận Nam Bộ là thuộc về nước An Nam ta, và tôi sẽ đích thân đi Sài G̣n để tiếp thu Nam Bộ.  Tôi sẽ thúc đẩy việc xin vũ khí, tạm thời đề nghị họ chuyển cho ta hai ngh́n khẩu súng và đạn dược.  C̣n việc huấn luyện, tôi sẽ đề nghị sau.  Nhưng việc Thanh niên Tiền Tuyến, ông nói tôi chưa tường...

 

Long nghiêm trang :

-  Thưa cụ, huấn luyện quân sự và t́m những thanh niên ưu tú tuy hai nhưng chính là một việc. Những thanh niên đó đến từ mọi đảng phái, thành phần và như thế ta có cơ hội tạo đoàn kết những đảng phái lại để đạt mục đích tổ chức đất nước thành một quốc gia độc lập.  Tạm thời, cụ kêu gọi một nhóm thanh niên thuộc mọi đảng phái trước, dưới h́nh thức một Ủy ban trù bị...

 

Kim ngắt :

-  Tôi sẽ giao việc này cho ông Phan Anh. Các ông định giới thiệu ai?

-  Nguyễn Tường Bách, hiện đang chủ tŕ tờ báo Ngày Nay.  C̣n lại, xin cụ liên lạc với nhóm ông Trương Tử Anh, Lư Đông A... Và ngay cả với Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp...

 

Kim xoa tay, thở dài :

-  Phương án này hay, nhưng chẳng hiểu thời gian có kịp không?  Thôi, việc làm th́ cứ phải làm.  Ông nói phải, tôi đă xin người Nhật trả tự do cho đám Việt Minh bị bắt.  Nay, họ chỉ c̣n giữ vài chục người mà thôi!  Xin tự do, dễ... chứ xin họ súng, chắc khó, khó hơn nhiều.  C̣n nước, c̣n tát... nhưng tôi chẳng dám hứa ǵ với ông cả!

 

*

 

Ghé qua chợ Đồng Xuân, Chính mua một tá bánh gị và một chai rượu trước khi đạp xe lên toà soạn báo Ngày Nay. T́nh h́nh có những đột biến quan trọng. Mới đây, Trần Huy Liệu thảo Quân lệnh số 1 của Tổng Bộ Việt Minh chuyển đến mọi địa phương từ Bắc chí Nam.  Người của đoàn thể bây giờ được lệnh ra công khai và phải tức tốc nắm lấy quần chúng, tuyên bố Việt Minh đă được Đồng Minh ủng hộ, sẽ giành độc lập và lập chính phủ lâm thời.  Tin Giải Phóng quân của Việt Minh chiếm Cao Bằng, vây Thái Nguyên và đang trên đường xuôi về Hà Nội được tung ra khắp nơi.  Trong những thành phố lớn, cán bộ dân vận bắt đầu thành lập những đoàn Tự Vệ, lôi kéo được một số đông đảo sinh viên, học sinh, thợ thuyền.

 

 Xế chiều, giờ đi làm về, ai ai cũng có vẻ vội vă.  Chính cảm thấy se ḷng, nghĩ chỉ nay mai, mọi sự sẽ thay đổi kể cả những quan hệ bạn bè, đồng sự.  Sau khi nhận lệnh của Tổng Bộ qua Nguyễn Hữu Đang, Chính t́m gặp một ḿnh Long, thuyết phục Long lên Bắc Giang liên hệ với Văn, bí danh của Vơ Nguyên Giáp, lúc đó là Tổng tư lệnh quân Giải Phóng. Nghe Chính nói xong, Long thở dài rồi mỉa mai :

-  Hoá ra anh là người của họ. Các anh bí mật thật, cứ như ma chứ chẳng phải là người!

 

Chính hiểu, b́nh tĩnh nói :

-  Tôi ăn lương báo tùy theo bài vở tôi viết, và luôn luôn để ṭa soạn có toàn quyền biên tập.  Ngoài công việc đó, tôi giữ với các anh một mối giao t́nh và một sự tương kính chắc hẳn các anh biết.  Nhiệm vụ của tôi không phải là đi do thám các anh.  Hôm nay, khi đề nghị anh gặp anh Văn, tôi chỉ hy vọng là chúng ta, dù ở đảng phái nào, cũng chung một mục đích là giành lấy độc lập.  V́ cùng mục đích, chúng ta có thể đoàn kết với nhau.  Và có đoàn kết, chúng ta mới không rơi vào những cạm bẫy của thực dân!

 

Câu chuyện giữa Long và Chính về sau chỉ xoay quanh móc nối và tổ chức để gặp Giáp sau khi Long đă nhận lời.  Từ đó, Chính ngưng cộng tác với báo Ngày Nay, hơn tháng nay không lên Toà soạn.  Chính dựng xe đạp, cười với đám nhân viên nhà in, xách cái giỏ đựng bánh và rượu đi lên gác.  Ở góc pḥng chỉ có một ḿnh Khái Hưng đang ngồi cặm cụi viết lách.  Thấy Chính, Khái Hưng nhướng mắt, cười :

-  A, anh Chính!  Đợi ḿnh một tí, chí c̣n vài chữ nữa là xong...

 

Chính gật, xếp bánh lên bàn và mở chai rượu cẩm có tiếng là rượu ngon ở miệt Đ́nh Bảng.  Vài phút sau, Khái Hưng đến cạnh, vui vẻ :

-  Gớm!  Dịp ǵ mà được anh chiêu đăi thế này...

-  Tí có đông đủ anh em, tôi sẽ nói!  Nhưng anh Long, anh Bách, anh Trí đâu cả rồi?

-  À, anh Long lại ốm, lần này ốm thật.  C̣n Bách vừa về nhà trên  Đỗ Hữu Vị.  Ông Trí th́ chịu, xong việc là ông ấy đi chơi.

 

Bóc một chiếc bánh gị, Khái Hưng ăn ngon lành, vừa ăn vừa mời:

-  Anh ăn một cái đi cho vui...

 

Chính rót rượu, ḷng bỗng thoáng chút ngậm ngùi, nói nhỏ :

-  Tổng bộ Việt Minh đă ra quân lệnh Tổng Khởi nghĩa hôm qua...

 

Khái Hưng chép miệng :

-  Ờ...  trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima sẽ sớm muộn làm nên một cơn địa chấn ở Hà Nội.  Lạ thật, dân thủ đô lại cứ tưng bừng đợi cái ngày đất bằng sóng dậy, anh ạ!

 

Th́nh ĺnh, Khái Hưng nghiêm mặt :

-  Việt Minh nay chiếm thế thượng phong, thế nào cũng cướp được chính quyền.  Nhưng cũng v́ thế mà tôi rất sợ.  Anh có biết v́ sao không?

 

Chính lắc đầu.  Khái Hưng vạch áo, ch́a cho Chính xem.  Một vết sẹo góc trái bụng ngay dưới lồng ngực, dài độ ba phân nổi sần sùi ghê rợn.  Khái Hưng cười nhạt :

-  Đấy, kỷ niệm tù!  Chẳng phải phát-xít Nhật hay thực dân Pháp nó đâm.  Trong nhà lao, tôi dại dột căi cọ với một anh đảng viên Cộng Sản về bốn chữ ‘’bạo lực Cách Mạng’’.  Anh ấy bảo, đứa nào không nghe, cứ việc « beng » nó v́ đại nghĩa.  Thế là bạo lực cách mạng.  Tôi hỏi, người không nghe th́ ḿnh thuyết phục, chứ cứ v́ đại nghĩa mà « beng » những kẻ chưa hiểu hay không chia xẻ cách ḿnh nh́n đại nghĩa, th́ có « beng » mấy cũng chẳng đến đâu.  Anh ta hầm hầm bỏ đi.  Sáng sớm hôm sau, tôi đi làm vệ sinh th́ thấy anh ta đứng đợi.  Tôi mỉm cười, nhưng th́nh ĺnh anh ấy rút dao ra, thẳng tay đâm tôi, miệng kêu ‘’...cho thằng phản động biết thế nào là bạo lực Cách Mạng! ’’. Tôi chạy vào cầu tiêu, miệng kêu cứu.  Anh ta đuổi, hai tay với đầu tôi ấn xuống, gầm ‘’...thằng phản động ăn cứt...’’

 

Giọng Khái Hưng đứt quăng, mặt như bị kéo căng ra, hai tay xoắn lấy nhau như dằn cơn kinh hoảng.  Lát sau, trấn tĩnh lại, Khái Hưng cầm chén rượu lên uống một hơi, rồi tự tay rót chén khác đưa lên mồm.  Chính không biết nói ǵ, im lặng nh́n ra ngoài cửa sổ. Khái Hưng lại nói, giọng buồn bă :

- Cứ bạo lực cách mạng kiểu vừa nói, Cách Mạng thành công nhưng chẳng ai dám nh́n ai nữa, anh ạ!  Anh có ḷng tốt, anh nhắc các anh ấy hộ cho...

 

Không hiểu một động lực nào khiến Chính ôm lấy Khái Hưng.  Cái con người nhỏ bé khẳng khiu trong ṿng tay Chính là một bảo vật, trăm năm đất nước này mới sinh ra được một lần, nhưng số phận sẽ ra sao trong cơn lốc bất trắc mai kia ụp xuống.  Bắt tay Khái Hưng, Chính th́ thào :

-  Tôi rất quí anh, tất nhiên tôi không dám rủ anh đi với tôi, nhưng tôi mong anh nghĩ đến chuyện về quê, bỏ lại tất cả đằng sau, dốc tâm lực về phía văn chương, nó hợp với anh hơn!

-  Cám ơn anh, Khái Hưng khẽ nói.  Nhưng anh ạ, văn chương là cái việc không nhà văn nào bỏ tất cả lại đằng sau cả.  Ngược lại, đó là việc để mở ra phía trước!  Vả lại, tôi sống nhờ t́nh bạn.  Tôi c̣n anh Tam, nay mai sẽ về.  Ở đây, có Hoàng Đạo, có Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Bách.  Bỏ họ, tôi đi đâu hở anh?

 

Buông tay Khái Hưng, Chính xuống thang. Khái Hưng đứng nh́n theo nhưng Chính không dám ngoái lại, bước vội ra đường vừa lúc phố lên đèn.

*

 

Tiếng khóc rống lên khi mặt trời vừa ló ra.  Góc đông trại lính Cầu Giấy, thêm một tiếng khóc.  Rồi cứ thế, hai, ba tiếng... cất lên phụ họa.  Có tiếng tức tưởi, tiếng ừng ực, tiếng rin rít, tiếng cắt ngang yết hầu, khằng khặc rồi vỡ ra như tắc hơi. Trái bom nguyên tử thứ nh́ đă biến Nagasaki thành một b́nh địa lỗ chỗ những vết nứt gợi thuở hồng hoang. 

 

Vẫn cứ tiếng khóc, tiếng trước tiếng sau, giai điệu vỡ vụn, đổ nát.  Th́nh ĺnh, kẻng tập hợp đánh lên chát chúa.  Lính vác súng chạy, chỉ lát sau, hàng ngũ đă nghiêm chỉnh.  Hideo bước ra, hai bên là hai đại úy chỉ huy, đằng sau đám sĩ quan đứng, mặt cúi gầm.  Hideo nói như quát :

-  Lính của Thiên Hoàng, trước mọi t́nh huống phải giữ danh dự của người lính mang truyền thống vơ sĩ.

 

Một sĩ quan mang những giải khăn trắng ra.  Lính cuốn giải khăn quanh trán, thắt nút, nén tiếng khóc, cổ họng nấc ậm ực.  Hideo đọc một bản quân lệnh, nét mặt tạc đá, hàm râu quai nón bạc hẳn đi trong cái đêm  lịch sử gióng chuông đánh tiếng cuối sau khi Hiroshima và Nagasaki đă  hoàn toàn im lặng.

 

Những ngày sau đó, Hideo vẫn làm công việc như thường lệ.  Tổng Tư lệnh Yuitsui triệu tập các sĩ quan cao cấp, ra lệnh tiếp tục điều hành nhưng sĩ quan phải sửa soạn tinh thần cho lính trong đơn vị ḿnh.  Việc ǵ phải tới, sẽ tới.  Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thiên Hoàng hạ lệnh cho quân đội Nhật ở mọi nơi hạ khí giới vô điều kiện.  Hôm đó, giàn đại ḥa tấu chỉ những tiếng khóc lại cất lên.  Rồi tiếng kẻng tập họp.  Hideo lại nói, nhưng lần này, nước mắt ứa ra chảy dài trên má:

-  Lính của Thiên Hoàng nhất quyết tuân lệnh.  Chúng ta sẽ hạ khí giới, để quân đội Đồng Minh giải giáp, trong kỷ luật và trong danh dự...

 

Chỉ nói có thế, Hideo cố t́nh quên điều lệnh cấm tự tử, cấm trao khí giới cho bất cứ ai, và nhất là cấm bỏ hàng ngũ ra đi v́ không chịu đầu hàng.  Khăn tang đă buộc sẵn, mấy trăm nhân mạng nước mắt ṛng ṛng cất tiếng hát quốc ca.  Mặt trời rơi xuống theo sức kéo của định mệnh, như một quả cam ném vào khoảng trống không hụt hẫng.

 

Chớm đêm, trăng lưỡi liềm loang loáng ánh kim khí trong bầu trời dát bạc.  Hideo ngước mắt nh́n, thầm nhủ, đêm nay là đêm của riêng ḿnh.  Chàng cho gọi Diệp.  Đây không phải là lần đầu.  Từ hơn tháng nay, cứ năm bảy ngày là chàng nhớ tiếng đàn của Diệp, nghe và uống rượu một ḿnh, thỉnh thoảng nổi hứng chêm vào một hay hai âm Koto chàng gảy như để phụ họa.  Đêm nay, Hideo tắm gội.  Lần đầu, chàng choàng chiếc Kimono mẹ chàng may cho từ ngày c̣n là sinh viên khoa Điện trường đại học Kyoto.  Bày ra trước mặt một b́nh rượu men trắng và một bộ Kimono màu vàng nhạt, chàng nhắm mắt định thần, nhớ mẹ, nhớ đứa em trai đă hiến thân ḿnh cho nước Nhật. Và nhớ nhất là nhớ Miri, người con gái hàng xóm thuở bé gần gũi như một đứa em, lớn lên gắn bó như một người vợ chưa cưới, đă thay chàng và em trai chăm sóc mẹ tuổi đă vào buổi tà dương.

 

Tiếng gơ cửa khiến Hideo mở mắt, cất tiếng mời vào.  Diệp xách cây đàn Nguyệt, khép nép cúi đầu đúng cung cách gái đất Phù Tang.  Hideo gọi nhiều lần, nhưng Diệp biết đêm nay khác hẳn những đêm trước, vẻ mặt nhuốm nỗi ngậm ngùi không giấu được ai.  Giọng b́nh tĩnh, Hideo trịnh trọng :

-  Cô bé, đêm nay tôi sẽ xin cô một ân sủng.

 

Diệp thắt bụng.  Ân sủng?  Hay là, hay là...  Khi con người tuyệt vọng, nó bám lấy chính nó qua cái xác thịt con người chăng?  Diệp cắn môi.  Hồi tưởng câu ḿnh trả lời Chính, rằng ‘’...mạng em, em nguyện hiến cho Cách Mạng th́ tiết trinh em giữ làm ǵ...’’, Diệp ngửng lên mỉm cười :

-  Thưa ngài, và đổi lại, tôi cũng xin ngài một ân sủng!

 

Nheo mắt, Hideo gật. Diệp lạnh cứng người, cúi gầm mặt, tưởng Hideo sẽ trườn đến cạnh, hàm râu quai nón gai góc cọ vào má, rồi hai bàn tay nóng như lửa lách qua chiếc yếm mỏng mảnh che ngực, luồn xuống bụng, kéo cho dạng hai chân ra.  Nàng chờ, nhưng Hideo bất động.  Một lát sau, Hideo đẩy đến trước mặt Diệp bộ Kimono màu vàng nhạt, có đủ dây đai cuốn  bụng và một bộ trâm kẹp tóc.  Trầm trầm, Hideo nói :

- Tôi tặng cô bé bộ đồ này, với điều kiện cô mặc nó vào ngay :  đó là cái ân sủng tôi khẩn cầu cô.

 

Diệp ấp úng :

-  Chỉ thế thôi?

-  Vâng, sau th́ cô bé chơi đàn nguyệt, như mọi khi...

 

Trong khi Diệp qua pḥng bên cạnh thay sống áo, Hideo hâm b́nh rượu vào nước nóng.  Cẩn thận rót vào hai cái chén hạt mít, chàng so dây Koto, bật lên rồi cất tiếng hát một đo ản Haiku, giọng ồ ồ :

Đêm vô tận lạnh ngắt

Ṇng súng lặng câm

Lũ kiến lạc ḅ trên đường âm thầm

 

Diệp bước ra, khom ḿnh chào.  Hideo thốt lên nho nhỏ :

-  Miri, Miri!

 

Ngạc nhiên, Diệp định hỏi nhưng Hideo giơ tay chặn, đầu lắc nhẹ. Nâng chén rượu lên ngang mặt, hướng về phía Diệp, Hideo th́ thào :

-  Mời em, Miri!

-  Miri?

- Vâng, Hideo th́nh ĺnh nghiêm trang - cô đang mặc bộ Kimono của Miri, người đính hôn với tôi. Từ nay, nó sẽ là của cô. Cái ân sủng cho tôi ảo tưởng có được Miri trong một giây thôi, cô đă ban phát...

 

Đẩy về phía Diệp một chiếc mâm trên có đồng hồ, nhẫn vàng và một cuộn tiền, Hideo bảo :

- Tài sản của tôi chỉ có thế, tôi xin đền đáp cô.

 

Diệp bỗng thấy bị xúc phạm.  Người đàn ông trước mặt nàng đang dùng nàng để tưởng nhớ một người đàn bà khác tên Miri, ở đâu đó xa xôi cách căn pḥng này hàng vạn dặm.  Uất ức, Diệp định thốt lên ‘’ tôi không là Miri’’  nhưng ḱm lại. Nàng tự nhủ, thoát ly đi Cách Mạng để làm nhiệm vụ Cách Mạng là trên hết.  Đẩy trả chiếc mâm, Diệp khẽ đáp :

-  Xin cám ơn ngài, tôi không thể nhận.  Điều tôi xin ngài không phải là vàng, là tiền...

 

Đến lượt Hideo trợn tṛn mắt :

-  Thế là ǵ?

 

Diệp đáp :

-  Xin ngài đợi cho một hai hôm nếu đó không là điều đ̣i hỏi quá đáng.

 

Nàng so dây, và bắt đầu gẩy đàn. Sau một khổ dạo, tâm hồn Diệp như gợn nước lan ra, từ từ lắng xuống, trở nên êm ả.  Tự nhiên, nàng muốn hát. Và hát một bài hát cho trẻ thơ.  V́ kẻ trước mặt nàng, một sĩ quan nổi tiếng chiến trận, đang quay lại với con người ḿnh, một con người bỗng cần bao bọc, chẳng  khác ǵ một đứa trẻ.

 

*

 

Lần lượt, những người lănh đạo trong Thường Vụ đă về đến ven đô sau Hội nghị Toàn quốc của Đảng họp ngày 14 tháng 8 ở Tân Trào.  Hội nghị thành lập Ủy ban Khởi Nghĩa toàn quốc và Bộ Tự lệnh Giải Phóng quân, gấp rút sửa soạn cướp chính quyền ở các địa phương và những thành phố lớn, tiến đến thành lập chính quyền nhân dân.  Thành phố Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng, Sài G̣n và kinh đô Huế là những địa điểm trọng yếu trong cuộc Tổng Khởi Nghĩa.  Then chốt là Hà Nội, nơi đầu năo của chế độ thực dân, rồi của guồng máy phát-xít về mặt quân sự lẫn hành chính.

 

Ngày 17 tháng 8, Toà Khâm ở Bắc bộ phủ vận động công chức đi biểu t́nh, trấn an dân thủ đô bằng những khẩu hiệu tin tưởng vào chính phủ Trần Trọng Kim.  Được báo trước, Nguyễn Hữu Đang theo chỉ thị của Thành Ủy tổ chức cho người len lỏi vào cuộc diễu hành, bất ngờ chăng cờ đỏ sao vàng và hàng trăm biểu ngữ, cái th́ « Đả đảo Bù Nh́n », cái viết « Việt Nam độc lập muôn năm ».  Thanh niên và Học sinh Cứu Quốc sục vào từng nhà thúc giục đồng bào xuống đường biểu dương tinh thần tự do và độc lập.  Người người lớp lớp xông ra trong tiếng trống ếch của đám Nhi đồng, vừa dậm chân nhịp bước vừa hát ‘’ Tiến quân ca ‘’.

 

Họp với Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, Thường Vụ Đảng rà lại kế hoạch cướp chính quyền, đi vào chi tiết cụ thể từng việc, trong đó việc vận động Bảo An binh và tổ chức Tự Vệ Thành được coi là bức thiết.  Dịp đó, Chính lại gặp Trần Huy Liệu. Liệu trên đường ra Huế, đại diện Thường Vụ chỉ đạo cuộc khởi nghĩa tại kinh thành, có nhiệm vụ tiếp xúc với chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim để giải quyết những vấn đề chính trị.  Trong cuộc trao đổi cùng Tiểu ban trù bị Khởi nghĩa với Nguyễn Hữu Đang, Vũ Đ́nh Huỳnh và Chính, Liệu nói :

- Mai tôi đi ngay.  Kế hoạch là các anh vận động những nhân sĩ, trí thức có tiếng tăm cùng nhau thỉnh nghị yêu cầu Bảo Đại thoái vị, giải tán nội các.  Có vậy, chúng ta mới lập ra chính phủ lâm thời.

 

Chính hỏi :

-   Chính phủ lâm thời thành phần thế nào?

-  Nguyên tắc là tập hợp được các thành phần và đảng phái, bề mặt là tinh thần Mặt Trận liên hiệp.  Nhưng Ông Cụ sẽ ra công khai làm chủ tịch, tuyên bố  thi hành chính sách mười điều của Việt Minh.  Quay sang Đang và Huỳnh, Liệu đắn đo - hai anh công tác khâu trí vận, các anh thấy thế nào?  Sẽ có ai, và bao nhiêu người, đồng ư kư vào bức thỉnh nghị?

 

Trầm ngâm một lúc, Đang đáp :

-  Sẽ có nhiều người, nhất là những người không đảng phái.  Đám Quốc Dân đảng chắc là không?  Nguyễn Tường Long có lên gặp anh Giáp tháng trước, sau khi ghé Quân khu 3 của Quốc Dân đảng ở Vĩnh Yên dưới quyền chỉ huy của Đỗ Đ́nh Đạo.  Long và Đạo bảo không thể quyết định chấp nhận thống nhất lực lượng quân sự với ta, hẹn sẽ phối hợp với Đảng bộ hải ngoại của họ ở Côn Minh và sẽ cho biết sau.  Nhưng đến nay, chưa thấy ngă ngũ thế nào...

 

Huỳnh thận trọng :

-  Đám Quốc Dân đảng và đám Đại Việt có vẻ tin rằng Tưởng Giới Thạch sẽ thi hành kế hoạch « Hoa quân nhập Việt » để giải giới quân Nhật, và sau th́ cùng với Mỹ hất cẳng Pháp.  Lúc đó, chính quyền sẽ do dân bầu, tất nhiên là không đi ngược được với Mỹ và với Trung Hoa...

 

Nghe Huỳnh nói, Chính liên tưởng đến Phương, nay thành một ủy viên trong Thành ủy Vinh.  Cái quyết định lạnh lùng của Phương cho anh bán cháo thịt người đi ‘’ṃ tôm’’ đến giờ vẫn làm cho Chính ngẩn ngơ.  Rồi thêm vào đó là vết sẹo trên bụng Khái Hưng, khiến Chính có cảm tưởng rằng sự bất hợp tác giữa các đảng phái với Mặt Trận Việt Minh có thể c̣n lư do sâu xa hơn là những phán đoán về t́nh thế và khả năng chính trị.  Lư do đó có phải chăng là thuộc về phạm trù bản chất? Không, những đồng chí của Chính đều là những người xả thân cho những cứu cách cao đẹp. Thế th́, chắc là những phương tiện dùng để đạt cứu cánh? Chính lắc đầu, tự hỏi trường hợp nào th́ cứu cánh không thể biện minh cho mọi phương tiện, và linh cảm thấy khó có thể tách bạch cái này khỏi cái kia. Thấy thái độ của Chính, Huỳnh hỏi, giọng nhẹ nhàng :

-  Anh không đồng ư với phát biểu của tôi?

- Không, không phải vậy! Tôi đang nghĩ đến một vấn đề khác!

 

Nh́n những cặp mắt đổ dồn vào ḍ hỏi, Chính nói lảng :

-  Về tinh thần Mặt Trận để liên hiệp đoàn kết với mọi tầng lớp, thành phần và đảng phái, tôi nghĩ chắc là việc lâu dài và cứ từng bước mà làm.  Trước mắt, việc cụ thể là kế hoạch bố trí một cuộc biểu t́nh ở Bắc bộ phủ. Chúng ta nên tập trung vào nhiệm vụ này đă!

 

Bàn công việc một lát, Liệu kiếu từ.  Sau khi thông báo cho đội bảo vệ, Chính đưa Liệu một quăng đường.  Khi chỉ c̣n hai người sóng vai trên bờ một thửa ruộng ngập nước, Liệu vui miệng nhắc lại kỷ niệm ngày Chính đi t́m ḿnh sau khi Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và mười một đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng bị chém ở Yên Bái.  Liệu cười nhẹ, trầm ngâm :

- Cướp chính quyền, rồi tuyên bố độc lập chắc dễ. Nhưng sau, có giữ được chính quyền và độc lập hay không mới khó. Lúc năy, anh nói có một điểm cần bàn lại. Tinh thần Mặt Trận để đoàn kết với những đảng phái chính trị không phải là lâu dài mà chỉ có tính giai đoạn. Nhưng tinh thần Mặt Trận để tập hợp mọi tầng lớp quần chúng về với ta th́ lâu dài.Trước hết là thu chính danh. Đi theo ta, là yêu nước, là cứu quốc. Ngược với ta, là Việt gian, bán nước!  Đơn giản là thế!

-  Đơn giản là thế?

-  Phải, đơn giản v́ quần chúng đơn giản.  Càng phức tạp, khó hiểu, càng chẳng đi đến đâu...

 

Chính quay mặt không để Liệu nh́n thấy ḿnh bối rối. Trăng lưỡi liềm đổ bóng hai người xuống bờ ruộng lấp loáng ánh sắc những lưỡi gươm tuốt vỏ.  Tiếng ếch vẳng từ xa như tiếng người vỡ giọng gọi nhau.  Khi thấy anh em bảo vệ vẫy tay ra hiệu cho đi, Chính ngừng bước. Nh́n bóng Liệu xa dần, Chính hỏi ḿnh, ở mức độ nào th́ phương tiện triệt tiêu đến mức không c̣n cứu cánh ?

*

Diệp đến quán nước  nhưng không thấy Hoàng.  Đảo mắt nh́n quanh, Diệp kéo chiếc ghế đẩu, miệng xin một cốc nước vối.  Bà lăo bán hàng nhanh nhẩu vừa rót vừa nói, có hai người « của ta » nhắn là sẽ quay trở lại ngay.  Tranh tối tranh sáng, kẻ qua người lại thưa dần, đâu đó dăm ánh đèn bếp ló qua những khung cửa nửa khép nửa mở.

 

Chưa uống xong cốc nước, Diệp nghe tiếng xe ḅ lộc cộc.  Lát sau, Hoàng đi đầu, sau là Chính.  Tuy Nhật đă đầu hàng, lính Pháp vẫn bị Nhật giam, Hà Nội không c̣n cái không khí ngột ngạt tù hăm như xưa. Nhiều người hoạt động ra công khai, thậm chí có những kẻ xưa nay không làm ǵ cũng vỗ ngực xưng ḿnh là Việt Minh.  Hoàng nhường cho Chính nói.  Cười bằng mắt, Chính hỏi :

-   Thế nào?  Xuôi chứ Diệp?

-   Dạ thưa vâng.  Em hẹn tám giờ tối...

-   Tốt quá!  Sẽ y hẹn!  Có ai trong số họ sẽ thoát ly đi với ḿnh không?

-   Được năm người.  Ba hạ sĩ và hai sĩ quan.

-   C̣n ông ta?

-   Ông ấy đáp, có thể thôi, không chắc!

 

Hoàng nh́n đồng hồ, giục :

-  Đi từ đây đến đó, mất nửa giờ đấy!

 

Nh́n Diệp với đôi mắt biết ơn, Chính đăm chiêu :

-  Dẫu bây giờ có khác, nhưng vẫn phải bố trí an toàn nhé. Quay sang Hoàng, Chính  thắc mắc, cậu đă lo khâu này rồi chứ? Tự vệ ḿnh chỉ giáo với mác, thêm khẩu Colt tôi mang và hai quả lựu đạn, chẳng biết nó có nổ cho không? Và nếu t́nh huống bất ngờ ngoài dự tính, chúng ta rút thế nào, chạy đi đâu?

 

Tỉnh bơ, Hoàng đáp :

-  Chạy th́ cứ tứ tán là hơn cả!  Ai công đâu đuổi ḿnh lúc này...

 

Quay về phía Diệp, Hoàng hỏi :

-   Lính Nhật thế nào, em ?

-  Dạ!  Họ chít khăn tang, có người bỏ ăn... và họ ngồi khóc với nhau cả ngày hôm qua, trừ ông Thiếu tá.  Ông ấy ít nói hơn, nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm khắc...

 

Lát sau, chào bà lăo bán nước, cả bọn lên đường.  Tiếng xe ḅ lại lộc cộc đi đến điểm hẹn.  Bước cạnh Diệp, Chính nhẹ nhàng :

- Công đầu là công của em!  Tin em đưa về lính Nhật trại Cầu Giấy được phối kiểm, trên cơ quan t́nh báo của Thành Ủy đánh giá là rất chính xác.  Lần này, em lại có sáng kiến hoàn toàn phù hợp với chủ trương trong t́nh h́nh này.  Sau đây, ‘’trên’’ đề nghị em theo một lớp quân báo, em nghĩ thế nào?

 

Diệp ngước lên nh́n e thẹn nhưng gật đầu. Họ đến điểm hẹn, đợi đâu dăm phút th́ một chiếc cam-nhông trờn tới.  Hideo mở cửa xe, nhảy xuống.  Diệp đứng dậy.  Hideo bước tới, hỏi :

-  Ai là người chỉ huy ở đây?

 

Chính ra dấu.  Hoàng bước lên một bước, nghiêm trang đáp :

- Tôi!

Hai người nói với nhau vài câu, rồi Hoàng khom người vái Hideo.  Bước ra sau, Hoàng th́ thầm vào tai Chính, giọng hứng khởi ‘’...tám mươi súng trường, hai tiểu liên, một ba-giô-ca, hai thùng lựu đạn và đạn dược đầy đủ!’’

 

Hideo vẫy tay.  Năm người mặc quân phục lính Nhật nhảy xuống cam-nhông.  Cùng với đám thanh niên đẩy xe ḅ, họ khuân súng đạn đặt lên, mặt mũi ai nấy buồn so, nhưng cương quyết. Chính nh́n, thầm nghĩ, phải t́m y phục thường dân cho họ.  Chàng bước đến cạnh một viên Thiếu úy c̣n trẻ măng, nghiêng ḿnh nói :

-  Chúng tôi cảm tạ quí vị. Việt Minh có chính sách rơ ràng, là trân trọng quí vị như thượng khách, hàm ơn quí vị giúp chúng tôi giành độc lập cho đất nước chúng tôi!

 

Sau khi đă rỡ hết khí giới trên chiếc cam-nhông, Hideo vẫy Diệp:

-  Cái ân sủng cô, tôi đă đền đáp rồi, cô bé nhé!

 

Hideo cười, mất hết cái nét nghiêm khắc thường hữu.  Diệp nh́n, lần này nàng nh́n thẳng, và bỗng nhiên nàng thấy lại một Hideo trẻ thơ như tối hai hôm trước.  Diệp run giọng :

-  Ngài đi với tôi đi!

 

Câu nói như một lời ước hẹn, khiến Hideo linh cảm rằng nó không đơn giản, mà là tiếng gọi của một điều ǵ thăm thẳm giấu tận đáy ḷng.  Bỗng nhiên, mắt Hideo rưng rưng, và chàng hít thật sâu để ḱm giữ ḷng ḿnh.  Trăng đă ló ra, vẫn một lưỡi liềm, sáng quắc màu kim khí.  Từ tốn, Hideo rút từ trong bụng một cái gói, đưa vào tay Diệp:

-  Cô bé, tôi vẫn cứ mong cô giữ lấy... như một món quà.  Và đừng quên, tiếng đàn Nguyệt sẽ cứu rỗi mọi điều, kể cả sự chết!

 

Nói xong, Hideo quay bước đi vội về phía chiếc cam-nhông đă rồ máy.  Diệp nh́n theo cho đến khi tiếng đóng cửa xe đập vào tai như một lời từ biệt.  Chiếc xe lầm lũi lên dốc trong khi Diệp thẫn thờ mở cái gói.  Đó là chiếc Kimono màu vàng.  Chiếc Kimono xưa thuộc Miri.  Và Diệp hiểu ngay, bật miệng kêu trời thảng thốt.

 

*

Trăng chênh chếch hắt ánh vàng nhợt nhạt vào căn pḥng chỉ có độc một vuông chiếu chính giữa.  Hideo t́m lại được một sự b́nh thản tuyệt vời, như khi chàng tập Kendo. Kiếm rút ra, là hết ham muốn, hết tính toán. Như mặt ao lặng lờ phản chiếu h́nh ảnh của kẻ cầm kiếm trước mặt chợt không c̣n là đối thủ, mà thành chính ḿnh, hợp làm một chứ chẳng c̣n là người và ta, sống và chết.  Lẳng lặng cuộn quanh bụng từng lớp vải trắng rồi bó cho chặt, chàng lúc đó mới mở b́nh rượu Miri đă tặng khi chàng lên đường chinh chiến.  B́nh rượu nay chỉ c̣n một nửa, nửa kia chàng đă uống ngày Nhật Hoàng hạ lệnh đầu hàng quân Đồng Minh. Lúc này, Miri cũng xa vời, như mẹ, như đứa em trai đă bốc cháy trên chiếc chiến hạm Hoa Kỳ giữa đại dương. Trước mắt chàng, là hư không.  Ôi, hư không tuyệt vời, hư không bất diệt, điểm đầu và cũng là điểm cuối, phi thời gian nên chẳng c̣n sinh tử.  Với cây đàn Koto, Hideo bật dây, tiếng đàn khàn đặc, khô khốc đệm vào tiếng hát :

Đêm vô tận

Ṇng súng lạnh ngắt lặng câm

Lũ kiến lạc ḅ trên đường âm thầm.

 

Chưa dứt lời, Hideo nghe tiếng kiến ḅ.  Rồi tiếng vo ve, lẫn tiếng người, âm thanh như tơ giăng mỏng mảnh. ‘’Koji tổ phụ ngươi đây!  Mi không được lạc lơng v́ mi là hậu duệ gịng Mishima.  Ta cũng từng mổ bụng ở xứ này, theo phép Seppuku, giữ tṛn danh dự vơ sĩ!’’.  Hideo buột miệng ‘’Nhưng lấy ai ban nhát gươm ân sủng?’’.  Tiếng nói lại vẳng lại ‘’ Đừng lo, ta sẽ nhờ người bạn xưa!  Mi phải rơ, sống và chết là một nên làm ǵ có thời gian, phi thời gian nên chẳng có cái ǵ trước hay sau, chẳng có nhân nên cũng không có quả...’’.

 

Giờ đă điểm, Hideo tự nhủ và cất tiếng cười. Chàng rút đoản kiếm ra khỏi bao, chăm chăm nh́n vào, đối mặt với quyết định tự do cuối cùng và cũng là tự do độc nhất của một con người.  Bây giờ, chỉ c̣n chàng và cái sinh mệnh của chính chàng, một vơ sĩ.  Mỉm cười ngạo mạn, Hideo nâng cây kiếm lên quá vai, đâm chéo xuống bụng trái qua lớp vải bó, cảm thấy người nhói lên như có hàng trăm con kiến ḅ vào. Nh́n xuống, máu đă loang đỏ thấm qua lớp vải, rỉ rả nhiễu xuống chiếu. Hideo nắm cán kiếm bằng cả hai tay, đưa về phía bên phải, quay lưỡi lên trên rồi kéo. Bây giờ, chàng cảm thấy ruột gan ḿnh bị cắt đứt. Đầu óc ngây ngất choáng váng, chàng vẫn nghe thấy tiếng kẹt cửa.  Hideo nhướng mắt lên, thốt ‘’Miri, Miri!’’. 

 

Trước mắt chàng, lờ mờ bóng áo Kimono màu vàng lay động.  Miri!  Nàng đấy ư?  Ta có gọi nàng đâu?  Hay là nàng cũng đă chết dưới quả bom cuối nổ trên đảo Nagasaki quê hương chúng ta?  Nàng chết v́ sức ép, chết ngay, bên trong thân thể nát nhừ nhưng bên ngoài nguyên vẹn. Giả như nàng không chết ngay,  th́ sớm muộn nàng cũng sẽ chết v́ nhiễm phóng xạ nguyên tử ?  Chết như thế, Miri ơi, nàng sẽ không thể vẹn toàn như những ngày ta yêu nhau.  Và như vậy, làm sao ta t́m được nàng, hỡi Miri yêu dấu?

 

Bóng áo vàng rơ dần. Không phải Miri, mà một nhà sư, râu quai nón, choàng cà sa.  Ông ta há miệng nói, nhưng giọng lại nhẹ như tiếng đàn bà, như tiếng chim, như tiếng những con dế nỉ non ở thửa ruộng cạnh trại lính.  Hideo nghe mơ màng ‘’...Nam mô a di đà Phật, cứu khổ cứu nạn...’’. Chàng hự lên, không ḱm được cái đau thể xác, cái đau đang nghiến ngấu ngũ quan, nuốt sự sống bằng cách nhấm nháp từng miếng một.  Ân sủng?  Cố tổ Koji, cái ân sủng cuối cùng đâu?  Hideo nghe tiếng lên đạn. Ba phát súng lục nổ lên.

 

Diệp đút súng vào bụng, rồi lẻn nhanh về phía nhà bếp.  Nàng vốc nước rửa mặt Cố gh́m tiếng khóc, nàng thay quần áo, ôm bộ Kimono vất vào bếp ḷ vẫn c̣n đỏ lửa. Lát sau, nàng nghe tiếng rống lên. Diệp mở cửa lầu lên pḥng Thiếu tá Hideo Mishima, nh́n thấy lính tráng xếp hàng qú trong pḥng, đầu cúi xuống đất.  Bước khỏi trại, Diệp tự nhủ, hết rồi.  Phải sống cho ngày mai.

 

Hôm ấy là ngày 19 tháng 8 năm 1945.  Mọi người kéo nhau tuần hành về phía Bắc Bộ Phủ.  Bảo An binh bồng súng, nhưng cười thân thiện.  Việt Minh đă vận động họ đứng về phe Cách Mạng từ lâu rồi.  Khâm Sai Phan Kế Toại và Thị Trưởng Trần Văn Lai sai mở cổng và mời những người thuộc Mặt Trận Việt Minh vào phủ. Cờ quẻ Ly màu vàng được kéo xuống!  Lát sau, trong bầu trời Hà Nội xanh ngăn ngắt và cao lồng lộng,  lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên đỉnh chiếc cột cao vút.  Thiếu nhi đi đứng đầy đường, vừa đánh trống ếch, vừa hát. Chúng đồng thanh cao giọng ‘’...cờ in máu chiến thắng say hồn nước’’, tiếng vang vang khắp phố phường.  Một người sính chữ nghĩa buột miệng

‘’ Hà Nội ơi !

Cờ bay đỏ phố đỏ nhà,

đỏ cả chân trời, đỏ cả ḷng ta’’.

 

Sau ngày 19 tháng 8, tức là ngày Cách Mạng tháng tám, anh ta trở thành nhà thơ nổi tiếng, một phần v́ thơ hay, nhưng phần lớn v́ bất hạnh.

 



[1] Xin theo lệnh, thưa Chỉ huy!